I. Mục tiêu :
- Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, yêu cầu : đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài).
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
- Giáo dục HS chăm học.
II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong 9 tuần đểứH bốc thăm.
- Bút dạ và giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở BT1.
TUẦN 10 Ngày soạn: 30 – 10 - 2009 Ngày dạy:Thứ hai / 2 - 11 -2009 Tập đọc : ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T1) I. Mục tiêu : - Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, yêu cầu : đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài). - Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK. - Giáo dục HS chăm học. II. Chuẩn bị: Phiếu ghi tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng đã học trong 9 tuần đểứH bốc thăm. - Bút dạ và giấy khổ to kẻ sẵn bảng nội dung ở BT1. III. Lên lớp: 1. Bài cũ : - GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài - ghi đề. b. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng số HS trong lớp) - Từng HS lên bảng bốc thăm chọn bài. - HS đọc bài theo yêu cầu của phiếu - GV đặt câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc để HS trả lời. - GV ghi điểm. Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1đến tuần 9. ? Em đã được học những chủ điểm nào ? (... VN - Tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên). - HS làm việc nhóm 4 : Lập bảng thống kê. - GV phát giấy cho các nhóm làm việc. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung. - GV mời 2 HS đọc lại kết quả ở phiếu làm đúng. 3. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - Về nhà tiếp tục tập đọc và học thuộc lòng các bài đã học. - Chuẩn bị tiết sau kiểm tra tiếp và kiểm tra lại các em chưa đạt yêu cầu. * * * * * * * * * * * * Chính tả : ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T2) I. Mục tiêu : - Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài). - Nghe - viết đúng bài chính tả Nỗi niềm giữ nước giữ rừng, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi. - Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. II. Chuẩn bị: - Chuẩn bị phiếu bốc thăm như tiết 1. III. Lên lớp: 1. Giới thiệu bài Ôn tập - ghi đề. 2. Kiểm tra đọc và học thuộc lòng. - GV kiểm tra tập đọc và HTL (1/4 số HS trong lớp) bằng cách bốc thăm và trả lời câu hỏi của bài đọc như tiết 1. 3. Nghe - viết chính tả - GV cho HS viết bài : Nỗi niềm giữ nước giữ rừng. + GV đọc bài, giải nghĩa từ cầm trịch, canh cánh, cưu mang. ? Tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách ? (Vì sách làm bằng bột nứa, bột của gỗ rừng). ? Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng (Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà). ? Bài văn nói lên điều gì ? (Thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước). Giáo dục HS có ý thức BVMT thông qua việc lên án những người phá hoại môi trường thiên nhiên và tài nguyên đất nước. ? Trong bài có những chữ nào phải viết hoa ? (... những chữ đầu câu và tên riêng Đà, Hồng phải viết hoa). + HS tập viết các tên riêng, các từ ngữ dễ viết sai: nỗi niềm, ngược, cầm trịch, giận, giữ, - GV đọc cho HS viết bài. - GV đọc lại - HS dò bài. - GV chấm một số bài. Trong lúc đó HS từng cặp đổi vở dò lỗi cho nhau. 4. Củng cố, dặn dò : - Nhận xét giờ học. - HS chưa kiểm tra hoặc kiểm tra chưa đạt về nhà tiếp tục luyện tập. - Về nhà làm bài tập ở VBT. * * * * * * * * * * * * LUYỆN TẬP CHUNG I. Mục tiêu : Giúp HS biết : - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân. - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng số khác nhau. - Giải bài toán liên quan đến «Rút về đơn vị» hoặc «Tìm tỉ số». - Giáo dục HS tích cực học toán. II. Lên lớp: 1. Bài cũ : - GV gọi 2em em lên bảng làm, cả lớp làm nháp, nhận xét : Viết số thích hợp vào chỗ chấm a. 3km 5m = km b. 7km 6m = km 6m 7dm =. m 8tấn 5 tạ = .tấn - GV chấm vở bài tập một số em, nhận xét. 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập chung – ghi đề. - HS làm bài tập, GV kết hợp chấm, chữa bài. Bài 1: GV cho HS tự làm, khi HS viết đúng số thập phân. - GV gọi HS đọc số thập phân vừa viết được đó. Kết quả : a. 12,7 ; b. 0,65 ; c. 2,005 ; d. 0,008. Bài 2: HS đọc đề bài rồi tự làm bài. ? Trong các số đo độ dài dưới đây, những số nào bằng 11,02km ? - GV hướng dẫn HS chuyển về dạng số thập phân có đơn vị là km và rút ra kết luận : Các số đo độ dài ở b, c, d đều bằng 11,02km. - HS tự rồi chữa bài. - GV lưu ý HS nhóm C. Bài 3 : HS đọc yêu cầu đề bài. - Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : - Học sinh tự làm và chữa bài. a. 4m 85cm = 4,85m b. 72ha = 0,72km2 Bài 4 : HS đọc đề toán. ? Bài toán cho biết gì ? (Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng). ? Bài toán cho biết gì ? (Mua 36 hộp đoò dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?) ? Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền cần phải trả sẽ thay đổi như thế nào ? ( ... số tiền phải trả gấp lên bấy nhiêu lần) - HS thảo luận cách làm, HS có thể làm 2 cách khác nhau : GV chữa bài theo các bước : + Cách 1 : « Rút về đơn vị » Tính giá tiền mỗi hộp đồ dùng học toán Tính số tiền mua 36 hộp + Cách 2 : « Tìm tỉ số » 36 hộp gấp 12 hộp số lần Tính số tiền mua 36 hộp - Học sinh khá giỏi có thể làm cả 2 cách. Đáp số : 540000 đồng. 3. Củng cố, dặn dò : ? Bài học hôm nay chúng ta luyện tập nội dung gì ? - Nhận xét giờ học. - Về nhà làm BT ở VBT. Chuẩn bị bài sau: Kiểm tra giữa HKI. * * * * * * * * * * * * Đạo đức : TÌNH BẠN (TIẾT 2) I. Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết được: - Bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn. - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày. HS khá, giỏi biết được ý nghĩa của tình bạn. - Giáo dục HS biết tôn trọng, đoàn kết, giúp đỡ đến những người bạn của mình. Biết đồng tình, noi gương những bạn có hành vi tốt và phê phán những hành vi, cách đối xử không tốt trong tình bạn. II. Chuẩn bị: - Đồ dùng hoá trang để đóng vai theo truyện Đôi bạn. III. Lên lớp: 1. Bài cũ : ? Chúng ta cần đối xử như thế nào với bạn bè ? - Xử lí tình huống sau: Bạn em có chuyện buồn, em sẽ làm gì ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Tình bạn - Ghi đề. + Hoạt động 1: Đóng vai (BT1, SGK) - GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập. - Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai. - Các nhóm lên đóng vai. - Thảo luận cả lớp : ? Vì sao em lại ứng xử như vậy khi thấy bạn làm điều sai ? Em có sợ bạn giận em khi em khuyên ngăn bạn không ? (.. làm như vậy để giúp bạn tiến bộ, nhận ra được việc làm của mình là chưa đúng, ...) ? Em nghĩ gì khi bạn khuyên ngăn không cho em làm điều sai trái ? Em có giận, có trách bạn không ? (... bạn là người bạn tốt ..., em không giận, không trách bạn mà lại phải cảm ơn bạn) ? Em có nhận xét gì về cách ứng xử trong khi đóng vai của các nhóm ? Cách ứng xử nào là phù hợp (hoặc chưa phù hợp) ? Vì sao ? (HS phát biểu ...) *GV kết luận: Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều gì sai trái để giúp bạn tiến bộ. Như thế mới là người bạn tốt. + Hoạt động 2: Tự liên hệ - HS tự liên hệ bản thân. - HS làm việc cá nhân. - HS trao đổi với bạn trong bàn. - Một số HS trình bày trước lớp. *GV kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên mà đã có mà mỗi người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp, giữ gìn. 3. Củng cố, dặn dò: - HS hát, kể chuyện, đọc thơ, ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn. - HS xung phong trình bày. - Cả lớp và GV nhận xét khen một số HS chuẩn bị tốt. - Đọc lại ghi nhớ bài (2em). - Nhận xét giờ học. - Dặn HS nhớ thực hiện như bài học vào cuộc sống. - Chuẩn bị bài sau: Kính già, yêu trẻ. Ngày soạn: 30 – 10 - 2009 Ngày dạy:Thứ ba / 03 - 11 -2009 Toán : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I (Đề do chuyên môn ra) I. Mục tiêu : Kiểm tra về : - Viết số thập phân, giá trị theo vị trí của chữ số trong số thập phân. - So sánh số thập phân. Đổi đơn vị đo diện tích. - Giải bài toán bằng cách « Tìm tỉ số » hoặc « Rút về đơn vị » II. Chuẩn bị: Giấy, bút. III. Lên lớp: 1. Giới thiệu bài Kiểm tra - Ghi đề. Phần 1 : Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : 1. Số « Mười bảy phẩy bốn mươi hai » viết như sau : A. 107,402 B. 17,402 C. 17,42 D. 107,42. 2. Viết dưới dạng số thập phân được : A. 1,0 B. 10,0 C. 0,01 D. 0,1 3. Số lớn nhất trong các số 8,06 ; 7,99 ; 8,89 ; 8,9 là : A. 8,09 B. 7,99 C. 8,89 D . 8,9 4. 6 cm2 8mm2 = mm2 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là : A. 68 B. 608 C. 8,89 D. 6800 5. Một khu đát hình chữ nhật có chiều dài 400m, chiều rộng 250m. Diện tích khu đất đó là : A. 1 ha B. 1km2 C. 10 ha D. 0,01km2 Phần 2: 1. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm : a) 6m 25 cm = .. m ; b) 25 ha = .. km2 2. Mua 12 quyển vở hết 18 000 đồng . Hỏi mua 60 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ? - Học sinh làm bài. GV theo dõi chung. - HS làm xong GV thu bài. IV. Biểu điểm Phần 1 : (5 điểm) Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng được 1 điểm. 1. Khoanh vào C ; 2. Khoanh vào D ; 3. Khoanh vào D 4. Khoanh vào B ; 5. Khoang vào C. Phần 2 : (5 điểm) Bài 1: (2 điểm)Viết đúng mỗi số vào cĨô chấm được 1 điểm. Bài 2 : (3 điểm) 2. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ kiểm tra. - Chuẩn bị bài sau : Cộng 2 số thập phân. * * * * * * * * * * * * Luyện từ và câu : ÔN TẬP GIỮA KÌ I (T3) I. Mục tiêu : - Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, yêu cầu đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học ; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút ; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn ; thuộc 2-3 bài thơ, đoạn văn dễ nhớ ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn. (HS khá, giỏi đọc diễn cảm bài thơ, bài văn ; nhận biết được một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài). - Tìm và ghi lại được các chi tiết mà học sinh thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2). HS khá, giỏi nêu được cảm nhận về chi tiết thích thú nhất trong bài văn (BT2). II. Chuẩn bị: - Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng (như tiết 1) - Tranh ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã ... ề. a. Ngành trồng trọt : + Hoạt động 1 (làm việc cả lớp) - GV yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK : ? Hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta ? (Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp). - HS nêu - Cả lớp và GV nhận xét bổ sung. - GV tóm tắt ý chính : + Trồng trọt là ngành sản xuất chính trong nông nghiệp. + Ở nước ta, trồng trọt phát triển mạnh hơn chăn nuôi. + Hoạt động 2: (Làm việc theo cặp ) - HS quan sát hình 1 SGK và chuẩn bị trả lời cho câu hỏi của mục 1 SGK. - Đại diên nhóm đôi trình bày kết quả. *GV kết luận : Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều. ? Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng ? (vì nước ta có khí hậu nhiệt đới). ? Nước ta đã đạt những th/tựu gì trong việc trồng lúa gạo ? (đủ ăn, dư gạo XK). + Hoạt động 3 : ( Làm việc cá nhân) - HS quan sát lược đồ nông nghiệp VN và trả lời câu hỏi cuối mục 1 SGK . - HS trình bày kết quả trước lớp. HS lên chỉ trên lược đồ vùng phân bố của một số cây trồng chủ yếu ở nước ta. - GV tổng hợp và kết luận : Cây lúa gạo được trồng nhiều ở các đồng bằng,... b. Ngành chăn nuôi : + Hoạt động 4 : (Làm việc cả lớp) ? Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng ? (do nguốn thức ăn ngày càng đảm bảo, nhu cầu thịt trứng, sữa của nhân dân ngày càng nhiều) - HS trả lời câu hỏi của mục 2 trong SGK *GV chốt lại: + Trâu, bò được nuôi nhiều ở vùng rừng núi. + Lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở vùng đồng bằng. Từ đó giáo dục HS ý thức bảo vệ cây trồng, vật nuôi. 3. Củng cố, dặn dò : - GV tổ cho HS chơi trò chơi ghép ký hiệu của cây trồng, vật nuôi vào lược đồ. - Cả lớp đọc thầm bài học, 2 HS đọc to. - Bài sau : Lâm nghiệp và thuỷ sản. * * * * * * * * * * * * Khoa học : ÔN TẬP : CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE (TIẾT 1) I. Mục tiêu : Ôn tập kiến thức về : - Đặc điểm sinh học và mối quan hệ xã hội ở tuổi dậy thì. - Cách phòng tránh bênh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A ; Nhiễm HIV/AIDS. - Giáo dục HS vận dụng tốt các điều đã học vào cuộc sống hằng ngày. II. Chuẩn bị: Các sơ đồ trang 42, 43 SGK. - Giấy khổ to, bút dạ cho các nhóm. II. Lên lớp : 1.Bài cũ : ? Nêu những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông ? ? Em đã làm gì để thực hiện việc an toàn giao thông ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Ôn tập - Ghi đề. + Hoạt động 1: Làm việc với SGK. - Làm việc cá nhân : GV yêu cầu HS làm việc theo bài tập 1,2,3 tr .42 SGK. - Làm việc cả lớp : GV gọi một số HS lên bảng chữa bài. - Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng. *GV kết luận : Câu 1 : Tuổi vị thành niên : 10 - 19 ; Tuổi dậy thì ở nữ : 10 - 15 ; Tuổi dậy thì ở nam :13 - 17 Câu 2 : d) Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tìnhẩcm và mối quan hệ xã hội. Câu 3 : Mang thai và cho con bú. + Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng ”. - Tổ chức và hướng dẫn. - GV hướng dẫn HS tham khảo cách phòng tránh bệnh viêm gan A tr. 43, SGK. - GV phân công các nhóm : Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt rét. Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ ) sơ đồ cách phòng bệnh sốt xuất huyết. Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ ) sơ đồ cách phòng bệnh viêm não. Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV/AIDS - Làm việc theo nhóm 4. - Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng. - GV giúp đỡ thêm cho các nhóm. - Làm việc cả lớp. - Các nhóm trình bày sản phẩm vào phiếu và cử người trình bày. - Các nhóm khác và GV nhận xét, góp ý, bình chọn nhóm làm tốt. 3. Củng cố, dặn dò : - GV nhắc nhở HS thực hiện tốt điều được học vào cuộc sống. - Nhận xét giờ học. Ngày soạn: 30 – 10 - 2009 Ngày dạy:Thứ sáu / 06 - 11 -2009 Tập làm văn : KIỂM TRA : TẬP LÀM VĂN (T8) (Đề do chuyên môn ra) * * * * * * * * * * * * Toán : TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN I. Mục tiêu : Giúp HS, biết : - Biết tính tổng nhiều số thập phân. HS làm được bài 1(a,b), bài 2; bài - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân. 3(a,c) - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất. - Giáo dục HS tích cực học toán . II. Lên lớp: 1. Bài cũ: Cả lớp đặt tính và tính vào vở nháp, 2 em lên bảng : 26,189 + 8, 07 ? Nêu cách cộng hai số thập phân ? 2. Bài mới: Giới thiệu bài Tổng nhiều số thập phân - Ghi đề. - Hướng dẫn HS tính tổng nhiều số thập phân. a. Ví dụ : GV nêu ví dụ như SGK rồi tóm tắt lên bảng. - GV gọi 1,2 HS đọc lại đề. ? Muốn biết cả 3 thùng có bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ? ( tính tổng 27,5 + 36,75 + 14,5) - HS nêu GV ghi bảng : 27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (l) - GV yêu cầu HS dựa vào cách tính tổng 2 số thập phân suy nghĩ và tính vào vở nháp. - HS nêu GV ghi bảng. Cả lớp và GV nhận xét cách tính. - HS rút ra cách tính tổng nhiều số thập phân. Vài HS nêu, GV chốt lại. b. Bài toán : GV đọc đề tóm tắt lên bảng : Người ta uốn một sợi dây thép thành hình tam giác có độ dài các cạnh lần lượt là 8,7 dm ; 6,25 dm ; 10 dm. Tính chu vi của hình tam giác đó. ? Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác ? (... ta tính tổng độ dài các cạnh). - GV gọi 1,2 HS đọc đề toán, HS làm vào vở nháp, GV gọi 1 HS lên bảng giải. - Cả lớp và GV nhận xét. ? Em hãy nêu cách tính tổng : 8,2 + 6,25 + 10 ? ? Muốn tính tổng nhiều số thập phân ta làm như thế nào ? (Đặt tính sao cho các dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau). 2em nhắc lại. c. Thực hành - GV ra bài tập 1,2,3 tr 51,52 SGK. Bài 1 : 1em nêu yêu cầu. - 3em lên bảng, lớp làm vào vở nháp. GV và lớp nhận xét, sửa chữa. ? Khi viết dấu phẩy ở kết quả chúng ta phải chú ý điều gì ? (Dấu phẩy ở kết quả thẳng hàng với các dấu phẩy ở các số hạng). Bài 2 : 1em nêu yêu cầu của bài tập. - HS làm bài theo nhóm đôi, GV theo dõi hướng dẫn thêm cho HS nhóm C. - GV chấm bài một số em. - GV gọi HS nêu kết quả bài 2. ? So sánh giá trị của biểu thức (a + b) + c với giá trị của biểu thức a + (c + b ) khi a = 2,5; b = 6,8 ; c = 1,2 ? (Giá trị của 2 biểu thức bằng nhau). - GV ghi bảng: (a + b) + c = a + (b + c). ? Em đã gặp biểu thức trên khi học tính chất nào của phép cộng các số tự nhiên? (...kết hợp của phép cộng các số tự nhiên ...). ? Theo em, phép cộng các số thập phân có tính chất kết hợp không, vì sao? (...có tính chất kết hợp ...) ? Hãy nêu tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân ? (Khi cộng một tổng hai số với số thứ ba ta có thể cộng số thứ nhất với tổng của hai số còn lại). - 1,2 HS nhắc lại tính chất kết hợp. Bài 3 : HS làm vào vở, sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để làm. 2em lên bảng. - GV và lớp nhận xét sửa chữa, chốt kết quả đúng. a. 18,7 + 5,89 + 1,3 b, 6,9 + 8,4 + 3,1 + 0,2 = ( 12,7 + 1,3 ) = (6,9 +3,1) + ( 8,4 + 0,2 ) = 14 + 5,89 = 10 + 8,6 = 19 ,89 = 18,6 3. Củng cố, dặn dò : - HS nhắc lại cách tính tổng nhiều số thập phân. ? Nêu tính chất kết hợp của số thập phân ? - Về nhà làm bài tập ở vở BT. Chuẩn bị bài sau : Trừ hai số thập phân. - Nhận xét giờ học. * * * * * * * * * * * * Kĩ thuật : BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH I. Mục tiêu : HS cần phải : - Biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình. - Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn ở gia đình. - Có ý thức giúp gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn. II. Chuẩn bị : - Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình thành phố và nông thôn. - Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS. III. Lên lớp 1. Giới thiệu bài – ghi đề. 2. Tìm hiểu bài. + Hoạt động 1 : Tìm hiểu cách bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. - Yêu cầu HS q/sát H1, đọc nội dung mục 1a (SGK) ? Nêu mục đích của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ? (Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện và vệ sinh). - GV tóm tắt các ý trả lời của HS và giải thích, minh hoạ mục đích, tác dụng của việc bày món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. ? Nêu cách sắp xếp các món ăn, dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ở gia đình em ? (Sắp xếp đủ dụng cụ ăn như bát cơm, đũa, thìa, ... ; dùng khăn sạch lau khô các dụng cụ, sắp xếp các món ăn trên mâm hoặc bàn sao cho đẹp mắt và thuận tiện cho mọi người khi ăn uống) GV nhận xét và tóm tắt một số cách bày bàn ăn phổ biến ở nông thôn, thành phố. - GV giới thiệu tranh, ảnh một số cách bày món ăn, dụng cụ ăn uống để minh hoạ. ? Nêu yêu cầu của việc bày dọn trước bữa ăn ? (...phải khô ráo, vệ sinh. Các món ăn được sắp xếp hợp lí, thuận tiện cho mọi người ăn uống) ? Nêu các công việc cần thực hiện khi bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn ? *GV tóm tắt nội dung chính của HĐ1 : Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn một cách hợp lí giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh... + Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn. ? Em hãy trình bày cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em ? (HS nêu ...) ? Nêu mục đích, cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình ? (Làm cho nơi ăn uống của gia đình sạch sẽ, gọn gàng sau bữa ăn). ? Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu trong bài học ? (HS nêu ...) - GV nhận xét và hướng dẫn HS cách thu dọn sau bữa ăn theo nội dung SGK. - Hướng dẫn HS về nhà giúp dỡ gia đình bày, dọn bữa ăn. + Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập. - Yêu cầu HS làm vào giấy các câu hỏi sau để đánh giá kết quả học tập. Câu 1 : Em hãy nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn. Câu 2 : Em hãy kể tên những công việc em có thể g/đỡ g/đình trước và sau bữa ăn ? 3. Nhận xét, dặn dò : - GV nhận xét ý thức và kết quả học tập của HS. - Động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình trong công việc nội trợ. - VN đọc trước bài : Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống, tìm hiểu cách rửa dụng cụ nấu ăn ở gia đình. * * * * * * * * * * * * SINH HOẠT ĐỘI I. Yêu cầu : Thông qua giờ sinh hoạt : - HS thấy được những ưu và tồn tại của bản thân trong tuần qua về học tập và rèn luyện. Từ đó các em biết phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại để vươn lên trong học tập và rèn luyện. - Đánh giá hoạt động tuần 10. - Đề ra phương hướng tuần 11. - Giáo dục HS có ý thức xây dựng lớp, có ý thức rèn luyện mình trong mọi hoạt động. II. Nội dung sinh hoạt: 1. Ổn định tổ chức: Hát 2. Đọc lời hứa của Đội. 3. Đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua. - Chi đội trưởng lên tổng hợp, nhận xét theo dõi của các phân đội trưởng. - Ý kiến tham gia của các thành viên. 4. Phương hướng tuần tới: Sổ công tác Đội. 5 Bình bầu đội viên ưu tú. 6. Tổng kết: Tuyên dương những em ưu tú, nhắc những em chưa thực hiện tốt. ¯
Tài liệu đính kèm: