Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 11 (chuẩn)

Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 11 (chuẩn)

Tập đọc : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ

 (Vân Long)

I. Mục tiêu :

- Đọc : + Đọc đúng : rủ rỉ, sà xuống, ngọ nguậy, săm soi, rỉa cánh.

 + Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu) ; giọng hiền từ (người ông).

- Hiểu : + Từ ngữ : săm soi, cầu viện.

 + Nội dung : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình xung quanh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).

- Giáo dục HS yêu thiên nhiên và có ý thức BVMT, biết làm đẹp môi trường sống trong gia đình, xung quanh mình.

II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.

 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 342Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 4 - Tuần học số 11 (chuẩn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11
 Ngày soạn: 7 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: hai /9 - 11 -2009
Tập đọc : CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
 (Vân Long)
I. Mục tiêu :
- Đọc : + Đọc đúng : rủ rỉ, sà xuống, ngọ nguậy, săm soi, rỉa cánh. 
 + Đọc diễn cảm được bài văn với giọng hồn nhiên (bé Thu) ; giọng hiền từ (người ông).
- Hiểu : + Từ ngữ : săm soi, cầu viện. 
 + Nội dung : Tình cảm yêu quý thiên nhiên của 2 ông cháu. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình xung quanh. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên và có ý thức BVMT, biết làm đẹp môi trường sống trong gia đình, xung quanh mình. 
II. Chuẩn bị: - Tranh minh hoạ bài tập đọc SGK.
	 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc.
III. Lên lớp:
 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.
 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.	
+ Luyện đọc: - Một HS khá, giỏi đọc toàn bài. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. Chia làm 3 đoạn như sau:
Đoạn 1: Câu đầu.
Đoạn 2: Tiếp đến không phải là vườn.
Đoạn 3: Phần còn lại. 
- HS đọc GV khen những em đọc đúng, kết hợp sữa lỗi cho HS (nếu có).
- Đến lượt đọc lần 2, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó : HS đọc thầm chú giải và các từ mới ở cuối bài đọc (săm soi, cầu viện.) 
- Giải nghĩa các từ ngữ đó - Đặt câu với từ săm soi, tìm từ gần nghĩa với từ cầu viện 
- HS luyện đọc theo cặp. Một HS đọc lại bài.
- GV đọc mẫu - giọng nhẹ nhàng, ngắt hơi đúng chỗ.
+ Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi:
? Bé Thu thích ngồi ở đâu, để làm gì ? (Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối ; nghe ông kể chuyện về từng loài cây trồng ở ban công) 
? Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có đặc điểm gì nổi bật ?
 (...đặc điểm của từng loài cây : cây quỳnh - lá dày, giữ được nước; cây hoa tigôn )
? Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
 (Thu muốn Hằng công nhận ban công mình cũng là vườn).
? Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ? (Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người đến để làm ăn, ). GV giảng thêm.
? Em có nhận xét gì về hai ông cháu bé Thu? (Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, cây cối, chim chóc. Hai ông cháu chăm sóc cho từng loài hoa rất tỉ mỉ).
? Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? (Mỗi người hãy yêu quý thiên nhiên, làm đẹp môi 
trường sống trong gia đình và xung quanh mình).
- Đọc lại bài. Nêu nội dung. - GV chốt phần tìm hiểu bài.
 Liên hệ : Qua đây các em phải biết yêu thiên nhiên và có ý thức BVMT, biết làm đẹp môi trường sống trong gia đình, xung quanh mình ... 
+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm (theo quy trình); chú ý đọc theo cách phân vai.
 3. Củng cố dặn dò :
? Qua bài đọc, em có cảm xúc gì ?
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm theo vai. Đọc trước bài Tiếng vọng.
* * * * * * * * * * * *
Chính tả (nghe - viết) : LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I. Mục tiêu : 
- Nghe, viết đúng bài chính tả Luật bảo vệ môi trường ; trình bày đúng hình thức văn bản luật.
- Làm được bài tập (2) b và bài 3b.
- HS viết đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của HS về BVMT.
II. Chuẩn bị: 
- Thẻ ghi các tiếng : trăn / trăng ; dân / dâng ; răn / răng ; 
 lượn / lượng để HS bốc thăm.
- Bút dạ, giấy khổ to để các nhóm thi tìm từ nhanh theo yêu cầu ở BT3 (b) 
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Chính tả - ghi đề. 
+ Hướng dẫn học sinh nghe viết. 
- GV đọc điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường. 
- Một HS đọc lại Điều 3, khoản 3.
? Nội dung Điều 3, khoản 3, Luật bảo vệ môi trường nói gì ? (Điều 3, khoản 3 trong Luật bảo vệ môi trường nói về hoạt động bảo vệ môi trường, giải thích thế nào là hoạt động bảo vệ môi trường).
Từ đó giúp HS Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mình về BVMT.
- HS đọc thầm lại bài chính tả.
? Tìm các tiếng khó viết dễ lẫn khi viết bày này ? (phòng ngừa, ứng phó, suy thoái, tiết kiệm, ....)
- GV đọc, lớp viết vở nháp, 1em viết trên bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- Viết chính tả : GV đọc cho HS viết bài chính tả.
- GV chấm 7-10 em. HS còn lại từng cặp đổi vở soát lỗi cho nhau.
- GV nhận xét chung.
+ Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài tập 2: Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- GV cho HS làm BT 2b.
- GV tổ chức cho HS chơi: GV viết 4 phiếu ghi : trăn – trăng ; dân – dâng ; răn – răng ;
 lượn – lượng. Sau đó gọi HS lên bảng bốc thăm, nếu trúng phiếu nào thì thì viết nhanh lên bảng 2 từ ngữ có chứa 2 tiếng đó, rồi đọc lên.
- Cả lớp và GV nhận xét kết quả. VD:
	trăng - trăn: con trăn - vầng trăng; trăn trở - trăng mật; trăn trối - trăng non.
	dân - dâng: người dân - dâng lên; dân chủ - dâng hiến; dân cư - hiến dâng; nhân dân - kính dâng.
	răn - răng: răn đe - răng miệng; răn rình - răng cưa; răn ngừa - răng nanh.
	lượn - lượng: sóng lượn - lượng vàng; lượn lờ - rộng lượng; hát lượn - lượng thứ
Bài tập 3: - HS tìm từ láy vần có âm cuối là ng.
- HS làm việc theo nhóm đôi ghi ra giấy nháp. Một nhóm làm ở giấy khổ to, sau đó GV gọi từng nhóm nêu. Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp và GV nhận xét, sửa chữa.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét giờ học.
- Dặn HS nhớ lại những từ ngữ đã luyện tập để không viết sai chính tả.
* * * * * * * * * * * *
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu : HS biết :	
- Tính tổng của nhiều số thập phân, tính bằng cách thuận tiện nhất. HS làm bài 1, 2(a,b), 
- So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. bài 3 (cột 1), bài 4.
- Giáo dục HS tích cực học toán.
II. Lên lớp : 
 1. Bài cũ : 
Lớp làm vở nháp, 2em lên bảng. Tính bằng cách thuận tiện nhất :
a. 2,8 + 4,7 + 5,3 	b. 27,03 + 4,38 + 5,97
- GV chấm vở bài tập một số em, nhận xét. 
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Luyện tập – ghi đề.
- HS làm bài. GV theo dõi, chấm, chữa bài.
Bài 1 : GV cho HS tự làm vở nháp, 2em lên bảng.
a. 15,32 + 41,69 + 8,44	b. 27,05 + 9,38 +11, 23
- GV chấm vở bài tập một số em. 
 * Lưu ý HS đặt tính và tính đúng.
Bài 2 : 1em nêu yêu cầu.
? Bài toán yêu cầu chúng ta làm gì? (... yêu cầu chúng ta tính bằng cách thuận tiện nhất)
* GV lưu ý cách làm:
- Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Cả lớp làm câu a,b, em nào xong làm tiếp câu (c,d)
- HS tự làm bài, khi chữa bài, GV nên yêu cầu HS giải thích cách làm.
	Đáp số: a. 14,68	b. 18,6	c. 10,7	d. 19
Bài 3 : GV nêu yêu cầu bài toán.
 Điền dấu  ; = vào chỗ chấm. HS làm vào vở cột 1, em nào làm xong làm tiếp cột 2, 2em lên bảng.
3,6 + 5,8 8,9	5,7 + 8,9 14,5
7,56 4,2 + 3,4	0,50,08 + 0,4
- HS tự làm sau đó đổi vở cho nhau để tự chấm theo hướng dẫn của GV.
Bài 4 : HS đọc đề bài toán, 1em lên bảng vẽ tóm tắt sơ đồ bài toán rồi làm bài. Lớp làm vào vở. GV chữa bài theo các bước :
+ Tính số mét vải người đó dệt trong ngày thứ 2.
+ Tính số mét vải người đó dệt trong ngày thứ 3.
+ Tính số mét vải người đó dệt trong cả 3 ngày.
*Tính nhanh : 13,45 + 7,98 + 8,55
- HS nêu miệng kết quả, GV nhận xét, sửa chữa.
 3. Củng cố, dặn dò :
HS nhắc lại cách cộng các số thập phân.
Nhận xét giờ học.
Về nhà làm BT ở VBT. 
Bài sau : Trừ hai số thập phân.
* * * * * * * * * * * *
Đạo đức : THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ I
I. Mục tiêu : 
- Ôn 5 bài đã học : Em là HS lớp 5, có trách nhiệm về việc làm của mình, có chí thì nên, nhớ ơn tổ tiên, tình bạn. 
- HS nắm chắc kiến thức các bài đã học. 
- HS vận dụng vào cuộc sống hằng ngày 
II. Chuẩn bị: 
- Vở nháp, dụng cụ cho việc sắm vai. 
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ : 
? Chúng ta cần đối xử như thế nào với bạn bè ?
- HS đọc thuộc bài : Nhớ ơn tổ tiên.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Thực hành- Ghi đề.
 + Hoạt động 1: Ôn lại phần ghi nhớ
- GV nêu câu hỏi HS thảo luận theo nhóm, trả lời :
? Là HS lớp 5, em cần có những hành động và việc làm như thế nào ?
? Em cần có trách nhiệm như thế nào về việc làm của mình ?
? Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, chúng ta có thái độ như thế nào ?
? Để thể hiện nhớ ơn tổ tiên, em cần có thái độ như thế nào ? 
? Bạn bè với nhau cần đối xử như thế nào ?
- Đại diện nhóm HS trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
+ Hoạt động 2: Xử lí tình huống.
1. HS thảo luận sắm vai theo nhóm từng tình huống theo phiếu bài tập.
2. HS trao đổi theo nhóm.
3. Các nhóm lên trình diễn.
4. Cả lớp và GV nhận xét.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Thực hiện các điều đã học hàng ngày.
- Chuẩn bị bài sau : Kính già, yêu trẻ.
Ngày soạn: 7 – 11 - 2009 
 Ngày dạy: ba /10 - 11 -2009
Toán: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu : 
 - HS biết trừ hai số thập phân. HS làm được bài 1(a,b), bài 2 (a,b),
- Vận dụng giải bài toán có nội dung thực tế. bài 3.
- Giáo dục HS hứng thú trong học toán.
II. Lên lớp:
 1. Bài cũ: 	
? Nêu tính chất giao hoán và tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân ?
- Tính bằng cách thuận tiện nhất (câu a,b):
	a. 3,49 + 5,7 +1,51	b.4,2 + 3,5 + 4,5 +5,8 	c. 2,45 + 1,84
- 3 em lên bảng, lớp làm vở nháp.
- GV chấm vở BT ở nhà một số em - nhận xét.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài Trừ hai số thập phân - Ghi đề.
 Hướng dẫn HS tự tìm cách thực hiện trừ hai số thập phân. 
a. GV lấy ví dụ từ phép cộng hai số thập phân ở bài cũ để HS xây dựng phép trừ hai số thập phân.
	+) 2,45 + 1,84 = 4,29 -> 4,29 – 1,84 = 2,45
	+ Vận dụng cách đặt tính , cách tính phép cộng hai số thập phân để đặt tính trừ hai số thập phân.
	+ HS thực hiện vào vở nháp, gọi 1 em lên bảng thực hiện.	4,29
	+ Lớp nhận xét, GV kết luận.	1,84
? Nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân?	2,45
b. Ví dụ 2: 45,8 - 19,16 = ?
? Nhận xét phần thập phân của hai số?
- Lưu ý cho HS có thể điền thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân của số bị trừ.
- HS thực hiện phép trừ, sau đó gọi 1 em lên bảng trình bày.
c. Ghi nhớ:
? Qua 2 VD bạn nào có thể nêu cách thực hiện phép trừ hai số thập phân?
GV gắn nội dung quy tắc lên bảng.
HS nối tiếp đọc quy tắc nhiều em.
+ Đặt tính sao cho hai dấu phẩy thẳng cột, các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.
+ Trừ như trừ các số tự nhiên.
+ Viết dấu phẩy ở hiệu thẳng cột với các dấu phẩy của số bị trừ và số trừ.
d. Thực hành:
Bài 1: HS làm bài vào vở nháp câu a,b; em nào làm xong làm tiếp câu c, gọi 2HS làm trên bảng lớp, GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép trừ.
	Kết quả: a. 42,7	b. 37,46	c. 31,554.
Bài 2: HS tự đặt tính rồi tính vào vở câu a,b; em nào làm xong làm tiếp câu c, 1số em nối tiếp nêu kết quả. a. 41,7 	b. 4,44	c. 61,15.
Bài 3: HS đọc thầm, nêu tóm tắt đề toán rồi giải bài toán vào vở, 1em nhóm lên bảng chữa bài, lớp và GV chốt kết quả đúng.
- GV chấm vở một số em, nhận xét. 
*GV khuyến khích HS giải 2 cách khác nhau.
Cách 1:	 Bài giải
 ...  bài Tre, mây, song - Ghi đề.
+ Hoạt động 1: Lập bảng so sánh đặc điểm và công dụng của tre, mây, song.
- Làm việc theo nhóm. 
+Yeâu caàu quan saùt SGK vaø caùc thoâng tin ñeå thaûo luaän vaø ghi vaøo phieáu hoïc taäp
 Tre 
 Maây, song
Ñaëc ñieåm
- Caây moïc ñöùng cao khoaûng
10 -15m, thaân roãng ôû beân trong, goàm nhieàu ñoát thaúng
-Cöùng coù tính ñaøn hoài
Caây leo, thaân goã, khoâng phaân nhaùnh, hình truï
- Coù loaøi thaân daøi ñeán haøng traêm meùt
Coâng duïng
- Laøm nhaø, ñoà duøng trong gia ñình
- Ñan, laøm ñoà mó ngheä
- Laøm daây buoäc, baøn ghế
- Các nhóm làm việc, GV hướng dẫn thêm các nhóm còn lúng túng. 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác và GV bổ sung. 
+ Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận.
GV yêu cầu HS quan sát hình 4,5,6,7, tr.47 SGK và nói tên đồ dùng đó trong mỗi hình, đồng thời xác định xem đồ dùng đó được làm từ vật liệu tre, mây, hay song và ghi kết quả vào phiếu. GV keát luaän:
 Hình 
 Teân saûn phaåm
 Teân vaät lieäu
Hình 4
- Ñoøn gaùnh, oáng ñöïng nöôùc
- Tre, oáng tre
Hình 5
- Boä baøn gheá tieáp khaùch
- Maây, song
Hình 6
- Caùc loaïi roå,raù,...
- Tre, maây
Hình7
-Tuû, giaù ñeå ñoà; gheá
Maây, song
- Làm việc theo nhóm cặp.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Cả lớp và GV nhận xét đưa ra đáp án đúng. 
? Kể một số đồ dùng được làm bằng tre, mây, song mà em biết ?
? Nêu cách bảo quản các đồ dùng bằng tre, mây, song có trong nhà bạn ?
HS trả lời, cả lớp và GV nhận xét. 
 *GV kết luận: Tre, maây, song laø nhöõng laø nhöõng vaät lieäu phoå bieán, thoâng duïng ôû nöôùc ta. Saûn phaåm cuûa nhöõng vaät lieäu naøy raát ña daïng vaø phong phuù. Nhöõng ñoà duøng gia ñình ñöôïc laøm töø tre hoaëc maây, song thöôøng ñöôïc sôn daàu ñeå baûo quaûn, choáng aåm moác
 3. Củng cố, dặn dò :
- Liên hệ việc dùng tre để đan lát ở địa phương các em (thôn Lan Đình).
- GV hệ thống lại bài học. 
- Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS VN thực hiện tốt điều được học.
- Hoàn thành ở VBT. Bài sau : Sắt, gang , thép. 
Ngày soạn: 7 – 11 - 2009 
 	Ngày dạy: sáu /13 - 11 -2009
Tập làm văn : LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
I. Mục tiêu :
- Viết được lá đơn (kiến nghị) đúng thể thức, ngắn gọn, rõ ràng, nêu được lí do kiến nghị, thể hiện được đầy đủ nội dung cần thiết.
- Thông qua nội dung đơn giáo dục HS ý thức BVMT.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết mẫu đơn :
 + Quốc hiệu, tiêu ngữ.
 + Nơi và ngày viết đơn.
 + Tên của đơn.
 + Nơi nhận đơn.
 + Nội dung đơn :
 - Giới thiệu bản thân ; Trình bày tình hình thực tế.
 - Nêu những tác động xấu đã xảy ra hoặc có thể xảy ra ;
 - Kiến nghị cách giải quyết ;
 - Lời cảm ơn.
 + Chữ kí của người viết đơn.
III. Lên lớp:
 1. Bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn, bài văn về nhà các em đã viết lại (tiết trả bài).
- GV nhận xét, ghi điểm. 
 2. Bài mới : a. Giới thiệu bài Luyện tập làm đơn - ghi đề
b. Hướng dẫn HS viết đơn
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
- GV mở bảng phụ đã trình bày mẫu đơn ; cả lớp đọc thầm, 2 HS đọc to.
- Lớp trao đổi về một số nội dung cần lưu ý trong đơn :
 Tên của đơn Đơn kiến nghị
 Nơi nhận đơn Đơn viết theo đề 1: ủy ban nhân dân hoặc công ty 
 Cây xanh ở địa phương (quận, huyện, thị xã, ...) 
 Đơn viết theo đề 2: ủy ban nhân hoặc công an ở 
 địa phương (xã, phường, thị trấn,...) 
 Giới thiệu bản thân Người đứng tên là bác tổ trưởng dân phố (đề 1)
 Bác tổ trưởng tổ tự quản hoặc trưởng thôn (đề 2)
- GV nhắc HS trình bày lí do viết đơn (tình hình thực tế, những tác động xấu đã xảy ra và có thể xảy ra) sao cho gọn, rõ, có sức thuyết phục để các cấp thấy rõ tác động nguy hiểm của tình hình đã nêu, tìm hay biện pháp khắc phục hoặc ngăn chặn.
- HS nói đề bài các em chọn.
- HS viết đơn vào vở bài tập.
- HS nối tiếp nhau đọc lá đơn. Cả lớp và GV n/xét về ndung và cách trình bày lá đơn.
 Từ đó giáo dục ý thức BVMT cho HS.
 3. Củng cố, dặn dò :
- Nhận xét gìơ học.
- Dặn một số HS viết đơn chưa đạt yêu cầu về nhà sửa chữa.
- HS về quan sát một người trong gia đình chuẩn bị cho tiết tới.
* * * * * * * * * * * * 
Toán: NHÂN MỘT SỐ THẬP PHÂN VỚI MỘT SỐ TỰ NHIÊN 
I. Mục tiêu: 
- HS biết nhân một số thập phân với một số tự nhiên. HS làm được 
- Biết giải bài toán có phép nhân một số thập phân với một số tự nhiên. Bài 1, 3.
- Giáo dục HS lòng yêu thích môn học. 
	II. Lên lớp:
 1. Baøi cuõ: 
- 2 em leân baûng laøm baøi 3 ôû vôû baøi taäp.
- GV kieåm tra baøi laøm ôû nhaø cuûa moät soá HS, nhận xét.
 2. Baøi môùi: Giới thiệu bài Nhân 1 STP với 1 STN - Ghi đề.
+ Hình thaønh qui taéc nhaân moät soá thaäp phaân vôùi moät soá töï nhieân.
 a. Ví dụ 1 : GV nêu đề bài toán : Hình tam giác ABC có ba cạnh dài bằng nhau, mỗi cạnh dài 1,2 m. Hỏi chu vi của tam giác đó dài bao nhiêu mét ? 
? Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào ? (1,2 3 )
GV hướng dẫn HS đổi đơn vị đo : 1,2 m = 12 dm rồi nhân hai số tự nhiên 12 3 = 36 (dm )
Đổi 36 dm = 3,6 m
HS tìm kết quả phép nhân : 1,2 3 = 3,6 (m)
HS đặt tính rồi tính. HS lên bảng tính.
-HS töï ñoái chieáu keát quaû cuûa pheùp nhaân:
 12 x 3 = 36(dm) vaø 1,2 x 3 = 3,6 (m) 
-Töø ñoù yeâu caàu HS töï ruùt ra nhaän xeùt caùch nhaân moät soá thaäp phaân vôùi moät soá töï nhieân.
b. Ví du ï2: GV neâu ví duï : 0,57 12 
- HS vaän duïng nhaän xeùt treân ñeåû thöïc hieän.
c. Rút quy tắc : ? Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào ? 
- Höôùng daãn HS neâu caùc böôùc nhaân moät soá thaäp phaân vôùi moät soá töï nhieân.
- GV heä thoâng qui taéc theo SGK, gaén noäi dung qui taéc leân baûng.
- Goïi nhieàu HS nhaéc laïi noäi dung qui taéc.
d.Thöïc haønh: HS làm bài 1,3 vào vở, em nào làm xong làm tiếp bài 2.
Baøi1: HS laàn löôït thöïc hieän caùc pheùp nhaân vaøo nhaùp, sau ñoù goïi moät soá HS leân baûng thöïc hieän, HS khaùc nhaän xeùt.
- GV keát luaän. 
Baøi 3: HS ñoïc ñeà toaùn, giaûi baøi vaøo vôû, GV veà lôùp giuùp ñôõ HS còn lúng túng. 
 Baøi giaûi:
 Trong 4 giôø oâ toâ ñi ñöôïc quaõng ñöôøng laø:
 42,6 x 4 = 170,4 (km)
 Ñaùp soá : 170,4 km
Baøi 2 : HS neâu yeâu caàu baøi taäp.
- HS töï thöïc hieän pheùp tính, goïi moät soá HS ñöùng taïi choã neâu keát quả, GV ghi baûng.
-HS khaùc nhaän xeùt, boå sung.
Thừa số
3,18
8,07
2,389
Thừa số
3
5
10
Tích
9,54
40,35
23,890
 3.Cuûng coá, daën doø: 
- Goïi HS nhaéc laïi qui taéc nhaân moät soá thaäp phaân vôùi moät soá töï nhieân.
- GV nhận xét giờ học.
- GV nhaän xeùt giôø hoïc, veà nhaø laøm baøi taäp ở VBT, Chuaån bò : Nhaân moät soá thaäp phaân vôùi 10,100, 1000.
* * * * * * * * * * * *
Kỹ thuật : RỬA DỤNG CỤ NẤU ĂN VÀ ĂN UỐNG 
I. Mục tiêu : HS cần phải :
- Nêu được tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Biết liên hệ với việc rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống ở gia đình. Từ đó có ý thức giúp gia đình rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
II. Chuẩn bị :
- Bát đũa và dụng cụ, nước rửa bát.
- Tranh ảnh minh hoạ theo nội dung SGK.
- Phiếu đánh giá kết quả học tập của HS.
III. Lên lớp :
 1. Bài cũ :
? Nêu tác dụng của việc bày món ăn và dụng cụ ăn uống trong gia đình ?
? Kể những công việc em có thể giúp đỡ gia đình trước và sau bữa ăn ?
 2. Bài mới : Giới thiệu bài – ghi đề.
+ Hoạt động 1 : Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
? Kể tên các dụng cụ nấu ăn và ăn uống thường dùng ? (soong, nồi, chảo, bát, đũa, ...)
- Yêu cầu HS đọc nội dung mục 1(SGK).
? Nêu tác dụng của của việc rửa dụng cụ nấu, bát, đũa sau bữa ăn ? (... không những làm cho dụng cụ đó sạch sẽ, khô ráo, ngăn chặn được vi trùng gây bệnh mà còn có tác dụng bảo quản, giữ cho các dụng cụ không bị hoen rỉ)
? Nếu như dụng cụ nấu, bát, đũa không được rửa sạch sau bữa ăn thì sẽ như thế nào ? (... mất vệ sinh, bị hoen rỉ, ...)
 *GV nhận xét và tóm tắt : Bát đũa, thìa, đĩa sau khi được sử dụng để ăn uống nhất thiết phải được cọ rửa sạch sẽ, không được lưu cữu qua bữa sau hoặc qua đêm. ...
+ Hoạt động 2 : Tìm hiểu cách rửa sạch dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
? Em hãy mô tả cách rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống sau bữa ăn ở gia đình em ? (HS tự nêu)
- Yêu cầu HS Q/sát hình, đọc nội dung mục 2 (SGK).
? So sánh cách rửa bát ở gia đình với cách rửa bát được trình bày trong SGK ?
 * GV lưu ý HS : + Trước khi rửa bát càn dồn hết thức ăn, cơm còn lại trên bát, đĩa vào một chỗ. Sau đó tráng qua một lượt bằng nước sạch tất cả dụng cụ nấu ăn và ăn uống.
 + Không rửa cốc (li) uống nước cùng với bát, đũa, thìa, dĩa,...
- GV thực hiện một vài thao tác minh hoạ cho HS hiểu rõ hơn cách thực hiện.
+ Hoạt động 3 : Đánh giá kết quả học tập.
? Em hãy cho biết vì sao phải rửa bát ngay sau khi ăn xong ?
? Ở gia đình em thường rửa bát sau bữa ăn như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài 1,2 VBT.
- GV nêu đáp án bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS tự báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
 3. Nhận xét, dặn dò :
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- GV động viên HS tham gia giúp đỡ gia đình rửa bát sau bữa ăn.
- VN học bài, xem lại các bài đã học trong chương. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu để giờ sau học bài « Cắt, khâu, thêu hoặc nấu ăn tự chọn ».
* * * * * * * * * * * *
SINH HOẠT LỚP
	I. Mục tiêu :
- Thông qua giờ sinh hoạt HS thấy được : Một số ưu và tồn tại của bản thân trong tuần qua về học tập và rèn luyện. Từ đó biết vươn lên trong học tập và rèn luyện.
- Đánh giá hoạt động tuần 11.
- Đề ra phương hướng tuần 12.
- Giáo dục HS có ý thức xây dựng lớp.
 II. Tiến hành sinh hoạt : 
 1. Đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua
- Lớp trưởng lên đánh giá hoạt động của lớp trong tuần qua.
- Ý kiến của của các tổ trưởng.
- HS phê và tự phê
- GV chốt về các mặt: 
+ Học tập: Có ý thức học, lập đôi bạn học tốt: Huyền- Cảm; Kiên – Thảo ; Hiếu – Tiến, ...
- Một số em có dấu hiệu tiến bộ về đọc : Hùng, Thành Vân,... ; song về chữ viếtcòn sai lỗi chính tả nhiều như: Phương Thảo, Dư Luyến, Lý ...
+ Nề nếp: Thực hiện tốt các nề nếp của lớp, trường.
+ Hoạt động khác: Trang trí không gian lớp học tương đối tốt, vẫn đang tập trung ở một số em, triển khai lao động chăm sóc cây cảnh.
+ Các khoản thu nộp: Còn chậm
 2. Phương hướng : 
- HS thi đua học tốt giành nhiều điểm cao chào mừng ngày Nhà giáo VN 20/11. 
- Thành lập đôi bạn học tốt.
- Duy trì nề nếp của lớp.
- Lao động vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
- Động viên HS vấn đề thu nộp.
- Học sinh hứa quyết tâm.
šššššš¯››››››

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 5 tuan 11 CKTKN.doc