Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 16

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 16

I. Mục đích, yêu cầu:

Đọc trôi chảy diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi

Hiểu được:

Ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông.

II. Các hoạt động dạy và học:

1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài Về ngôi nhà đang xây

 Nêu đại ý của bài?

2. Dạy – học bài mới:

GV giới thiệu bài: Lãn Ông đó là tê hiệu một danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài học hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thượng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy.

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 678Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Đinh Ngọc Tú - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16
Thứ hai, ngày 12 tháng 12 năm 2011
Tập đọc – tiết 31 
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
I. Mục đích, yêu cầu: 
Đọc trôi chảy diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi
Hiểu được:
Ý nghĩa bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ôâng.
II. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài Về ngôi nhà đang xây 
 Nêu đại ý của bài? 
2. Dạy – học bài mới:
GV giới thiệu bài: Lãn Ông đó là tê hiệu một danh y Lê Hữu Trác, một vị thầy thuốc nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Bài học hôm nay giới thiệu với các em tài năng, nhân cách cao thượng và tấm lòng nhân từ như mẹ hiền của vị danh y ấy.
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ 1: Luyện đọc:	
- Gọi 1 HS đọc khá đọc toàn bài.
-Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng phần trước lớp:
Phần 1: Từ đầu đến cho thêm gạo, củi.
Phần 2: Tiếp đến  càng nghĩ càng hối hận.
Phần 3: Còn lại.
- GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài: 
-Yêu cầu HS đọc thầm phần 1, kết hợp trả lời câu hỏi:
H: Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chaiø?
( Hải Thượng Lãn Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự ông tìm đến thăm. Ông tận tay chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời, không ngại khổ, ngại bẩn. Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo, củi.)
-Yêu cầu HS đọc thầm phần 2, kết hợp trả lời câu hỏi:
H: Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ?
( Ông tự buộc tội mình về cái chết của một người bệnh không phải do ông gây ra. Điều đó chứng tỏ ông là một người thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm.)
-Yêu cầu HS đọc thầm phần 3, kết hợp trả lời câu hỏi:
H: Vì sao có thể nói Hải Thượng Lãn Ông là người không màng danh lợi?
( ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo chối từ.)
 -Yêu cầu học sinh rút ra đại ý của bài thơ sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt :
Ý nghĩa: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ôâng.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm:.
-Gọi một số HS từng phần, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn.
-GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em .
-Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 2: nhấn mạnh các từ nhà nghèo, đầy mụn mủ, nồng nặc, không ngại khổ, ân cần, suốt một tháng trời, cho thêm; ngắt câu: Lãn Ông biết tin / bèn đến thăm.
-Tổ chức HS đọc diễn cảm . 
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn.
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc đại ý.
-GV nhận xét tiết học.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau trước lớp.
-HS đọc thầm phần 1. 
-HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS đọc thầm phần 2. 
-HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS đọc thầm phần 3. 
-HS trả lời câu hỏi, HS khác bổ sung.
-HS nêu ý nghĩa của bài, HS khác bổ sung.
-HS đọc ý nghĩa.
-HS mỗi em đọc mỗi phần, HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS đọc diễn cảm trước lớp..
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS nêu đại ý bài thơ.
Toán – tiết 76
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết tính tỷ số phần trăm của hai số và ứng dụng trong giải tốn
II. Hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài, lớp làm vào nháp.
Bài toán: Một bao gao có 30kg, đã lấy ra 12 kg. Tính tỉ số phần gạo đã lấy ra và tỷ số phần trăm gao còn lại? 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Làm bài tập 1.
-Gọi HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài tập.
-Yêu cầu hai em ngồi cạnh nhau trao đổi cách làm và làm bài.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả và cách làm bài.
-GV nhận xét và chốt cách hiểu mẫu: 
Ví dụ: 6% + 15% = 21% ta lấy 6 + 15 = 21 rồi viết thêm kí hiệu % sau số 21. Đây phải là tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng).
 a) 27,5% + 38% = 65,5% b) 30% - 16% = 14%
HĐ2: Làm bài tập 2. 
-Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài.(HS khá giỏi xong trước tiến hành làm bài 3).
-GV theo dõi giúp đỡ nếu HS còn lúng túng GV giúp HS hiểu kế hoạch đề ra ứng với 100%.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chốt lai . 
Đáp số: a) Đạt 90%; b) Thực hiện 117,5% và vượt 17,5%
HĐ3: Làm bài tập 3.
-Yêu cầu HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-Tổ chức cho HS làm bài.(HS khá giỏi xong trước giúp cho HS trung bình)
-GV theo dõi giúp đỡ nếu HS còn lúng túng GV giúp HS hiểu tiền bán chính là tiền vốn và tiền lãi.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn, GV chấm điểm và chốt lại
 Đáp số: a) 125% ; b) 25%
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu HS nhắc lại các bước tìm tỉ số phần trăm.
-Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
-HS đọc đề bài và xác định yêu cầu bài tập.
-HS trao đổi và làm bài vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn.
-HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai (nếu có).
-HS đọc đề bài, xác định cái đã cho, cái phải tìm.
-HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai (nếu có).
-2 em nhắc lại.
Chính tả - tiết 16
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
(nghe – viết)
I. Mục đích, yêu cầu:
- HS nghe – viết và trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu bài:Về ngôi nhà đang xây. 
- Làm được bài tập 2 (a, b) ; Tìm được tiếng thích hợp để hoàn thiện mẩu chuyện BT 3
II. Chuẩn bị: HS: Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra HS làm 2 bài tập 2a, 3a trong tiết chính tả tuần trước.
2. Dạy - học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài – ghi đề lên bảng.
HĐ1: Hướng dẫn nghe - viết chính tả.
-Gọi 1 HS đọc bài chính tả: Về ngôi nhà đang xây (ở SGK/148, hai khổ thơ đầu bài.)
-Yêu cầu 1 HS lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp các từ: giàn giáo, sẫm biếc, huơ huơ.
- GV nhận xét HS viết.
-Yêu cầu HS đọc thầm bài chính tả, quan sát hình thức trình bày hai khổ thơ và chú ý các chữ, dấu câu mà mình dễ viết sai.
HĐ2:Viết chính tả – chấm, chữa bài chính tả. 
-GV hướng dẫn tư thế ngồi viết, cách trình bày bài.
-GV đọc từng dòng thơ cho HS viết, mỗi dòng GV chỉ đọc 2 lượt.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả 1 lượt để HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-GV đọc lại toàn bộ bài chính tả, yêu cầu HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
- GV chấm bài của tổ 3, nhận xét cách trình bày và sửa sai.
HĐ3: Làm bài tập chính tả. 
Bài 2 (a, b)
-Gọi HS đọc bài, nêu yêu cầu đề bài.
-GV tổ chức cho HS làm bài rồi trình bày kết quả bài làm .
-GV nhận xét 
Bài 3
-GV treo bảng phụ có ghi bài 3, yêu cầu HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ.
-GV nhận xét bài HS và chốt lại thứ tự các từ cần điền là: rồi, vẽ, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị.
-Yêu cầu HS đọc lại bài vừa điền hoàn chỉnh và cho biết câu chuyện buồn cười ở chổ nào.
4. Củng cố – Dặn dò: 
-Nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt.
1 HS đọc bài ở SGK, lớp đọc thầm.
-1 em lên bảng viết, lớp viết vào giấy nháp.
- HS đọc thầm bài chính tả.
-HS viết bài vào vở.
-HS soát lại bài tự phát hiện lỗi sai và sửa.
-HS đổi vở theo từng cặp để sửa lỗi sai bằng bút chì.
-HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của bài tập.
- Làm rồi nêu miệng kết quả .
- HS đọc và làm vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm vào bảng phụ, sau đó đối chiếu bài của mình để nhận xét bài bạn.
-HS đọc lại bài vừa điền hoàn chỉnh và nêu ý kiến của mình.
Đạo đức - tiết 16
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH 
 (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
Học xong bài này HS biết:
-Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh 
-Nêu được được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập và làm việc và vui chơi.
-Biết được hợp tác với mọi người trong công việc sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của trường, của lớp. 
- Có thái độ mong muốn sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc của lớp, của trường, gia đình và cộng đồng.
* KNS: Hình thành các kĩ năng: Hợp tác với mọi người
Đảm nhận trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ được giao
Kĩ năng tư duy phê phán
 Kĩ năng ra quyết định
II. Chuẩn bị: Tranh ở SGK trang 25 phóng to.
	 HS có thẻ màu.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi 2 HS trả lời câu hỏi.
HS1: Tại sao phụ nữ là những người đáng kính trọng? 
HS2: Kể tên một số phụ nữ thành đạt mà em biết? 
2. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài. 
HĐ 1:Tìm hiểu nội dung từng tranh ở SGK / 25.
 -GV yêu cầu các nhóm HS quan sát 2 tranh ở trang 25 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi được nêu dưới tranh.
H: Em có nhận xét gì về cách tổ chức trồng cây của mỗi tổ trong tranh?
H: Với cách làm như vậy, kết quả trồng cây của mỗi lớp sẽ như thế nào?
-GV kết luận: Các bạn tổ 1 mỗi bạn mỗi cây việc ai nấy làm cây trồng không thẳng hàng xiêu vẹo. Còn các bạn ở tổ 2 đã biết cù ... -HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-Thực hiện làm rồi nêu kết quả , 1em lên bảng làm
Khoa học – tiết 32
TƠ SỢI
I. Mục tiêu: 
- Nhận biết được một số tính chất của tơ sợi
- Nêu được công dụng cách bảo quản đồ dùng bằng tơ sợi
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II. Chuẩn bị:
+Hình và thông tin trang 66 SGK, một số sản phẩm làm bằng loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo, bật lửa.
+Phiếu học tập
III . Các hoạt động dạy và học:
1.Kiểm tra bài cũ : KT nội dung tiết 31 
2 .Dạy – học bài mới:
-Gọi một vài học sinh kể tên một số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo
-Tiếp theo, GV giới thiệu bài: Các loại vải khác nhau được dệt từ các loại tơ sợi khác nhau. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có những hiểu biết về nguồn gốc, tính chất và công dụng của một số loại tơ sợi. – GV ghi đề bài lên bảng.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
HĐ1: Tìm hiểu về tên một số tơ sợi. 
-Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK trang 66 trả lời câu hỏi:
H: Hình nào liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
-GV nhận xét và chốt lại:
+Hình 1: Liên quan đến việc làm ra sợi đay.
+Hình 2: Liên quan đến việc làm ra sợi bông.
+Hình 3: Liên quan đến việc làm ra tơ tằm.
-Yêu cầu HS liên hệ thực tế trả lời:
H: Loại sợi nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật?
-GV chốt lại:
* Các sợi có nguồn gốc từ thực vật: sợi bông, sợi đay, sợi lanh, sợi gai; Các sợi có nguồn gốc từ động vật: tơ tằm. Các loại sợi này gọi là tơ sợi tự nhiên.
*Tơ sợi được làm ra từ chất dẻo như các sợi ni lông được gọi là tơ sợi nhân tạo.
HĐ2: Tìm hiểu tính chất của tơ sợi .
-Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm bàn đôi với nội dung sau:
- Lần lượt đốt mẫu tơ sợi tự nhiên và tơ sợi hân tạo. Quan sát thí nghiện xảy ra và ghi kết quả kết quả thí nghiệm.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm làm thí nghiệm và thư kí nghi kết quả khi thực hành.
-Tổ chức đại diện nhóm trình bày kết quả thực hành của nhóm mình.
-GV nhận xét và chốt lại:
*Tơ sợi tự nhiên: Khi cháy tạo thành tàn tro.
*Tơ sợi nhân tạo: Khi cháy thì vón cục lại.
-Yêu cầu HS nêu cách để phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
HĐ3: Tìm hiểu về đặc điểm nổi bật của sản phẩm làm ra từ một số loại tơ sợi.
-GV phát cho mỗi HS một phiếu học tập, yêu cầu học sinh đọc kĩ các thông tin trang 67 SGK và hoàn thành yêu cầu ở phiếu bài tập (Phiếu bài tập như SgK / 67).
-Gọi một số HS nội dung đã hoàn thành ở phiếu bài tập, giáo viên nhận xét. Kết luận:
-HS quan sát hình 1, 2, 3 SGK trang 66 tìm câu trả lời.
-Trình bày .em khác bổ sung .
-HS trả lời cá nhân, HS khác bổ sung.
-HS theo nhóm bàn thực hành làm thí nghiệm và thư kí nghi kết quả.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả quan sát thí nghiệm nhóm khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS nhận phiếu bài tập và làm bài cá nhân.
-HS trình bày kết quả.
Phiếu bài tập
Học và tên học sinh:.
Loại tơ sợi
Đặc điểm chính
1.Tơ sợi tự nhiên:
-Sợi bông:
-Tơ tằm:
-Vải sợi bông có thể mỏng, nhẹ hoặc cũng có thể dày. Quần áo may bằng vải sợi bông thoáng mát về mùa hè và ấm về mùa đông.
-Vải lụa tơ tằm thuộc hàng cao cấp, óng ả, nhẹ, giữ ấm khi trời lạnh và mát khi trời nóng.
2.Tơ sợi nhân tạo:
Sợi ni lông
Vải ni lông khô nhanh, không thấm nước, dai, bền và không nhàu.
4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS đọc lại thông tin ở Sgk trang 67.
- Gv nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị bài tiếp theo 
__________________________________
Âm nhạc – tiết 16
HỌC HÁT TỰ CHỌN
I. Mơc tiªu : 
- Học sinh học hát bài Đất nuớc tươi đẹp sao (Bài hát trong phần phụ lục SGK)
- Học sinh hát đúng lời, đúng giai điệu lời ca, thuộc lời.
II. §å dïng : 
Thanh gõ 
III. Lªn líp : 
1. PHẦN MỞ ĐẦU :
- Giáo viên giới thiệu bài hát, xuất xứ :
Bài hát Đất nuớc tươi đẹp sao nhạc Ma-lai-xi-a, lời Việt của Vũ Trọng Tường.
2. PHẦN HOẠT ĐỘNG :
- Học sinh đọc lời ca
- Hát mẫu.
- Học sinh nghe hát mÉu 
- Qua nghe bài hát em có cảm nhận gì về đất nước ta ?
- Học sinh nêu.
- Khởi động giọng.
- Tập hát từng câu.
- Học sinh tập hát nối tiếp từng câu hết bài
-Tập hát cả bài.
- Hát cả bài 
- Học sinh trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- Học sinh hát và gõ đệm
* Bài hát này em thấy có hình ảnh nào đẹp nhất?
3 PHẦN KẾT THÚC :
- Học thuộc bài hát.
________________________________
Sinh hoạt
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ CUỐI TUẦN 16	
I. Mục tiêu:
-Đánh giá các hoạt động trong tuần 16, đề ra kế hoạch tuần 17, sinh hoạt tập thể.
-HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
-Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1.Nhận xét tình hình lớp tuần 16:
+ Lớp trưởng điều khiển sinh hoạt.
-Các tổ trưởng báo cáo tổng kết tổ 
-Ý kiến phát biểu của các thành viên.
-Lớp trưởng nhận xét 
- GV nhận xét chung:
2. Phương hướng tuần 17: 
+ Ổn định, duy trì tốt mọi nề nếp.
+ Duy trì phong trào rèn chữ giữ vở.
+ Xây dựng đôi bạn giúp nhau trong học tập.
+Ôn tập tốt để chuẩn bị thi HKI.
___________________________________________
Kĩ thuật – tiết 16
MỘT SỐ GIỐNG GÀ ĐƯỢC NUÔI NHIỀU Ở NƯỚC TA
 I. Mục tiêu:
- Kể tên được một số giống gà và nêu được đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuơi nhiều ở nước ta.
- Biết liên hệ thực tế để kể tên đặc điểm chủ yếu của một số giống gà được nuơi ở gia đình hoặc địa phương
 II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ đặc điểm hình dạng một số giống gà tốt.
- Phiếu học tập
- phiếu đánh giá kết quả học tập 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. kiểm tra bài cũ: 
? Nêu tác dụng của các dụng cụ nuơi gà?
- GV nhận xét
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Nêu mục đích bài học
 2. Nội dung bài
* Hoạt động 1: Kể tên một số giống gà được nuơi nhiều ở nước ta và địa phương.
- ? Kể tên một số giống gà mà em biết?
KL: cĩ nhiều giồng gà được nuơi ở nước ta như: gà ri, gà đơng cảo, gà ác, tam hồng, gà lơ....
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của một số giống gà được nuơi nhiều ở nước ta.
- Yêu cầu thảo luận nhĩm về đặc điểm một số giống gà được nuơi nhiều ở nước ta ?
1 HS trả lời
- HS lần lượt thi kể
- HS thảo luận nhĩm và ghi kết quả vào phiếu học tập 
Phiếu học tập
1 Hãy đọc nội dung bài học và tìm hiểu các thơng tin cần thiết để hồn thành vào bảng sau: 
Tên giống gà
Đặc điểm hình dạng
Ưu điểm chủ yếu
Nhược điểm chủ yếu
Gà ri
Gà ác
Gà lơ go
Gà tam hồng
2. Nêu đặc điểm của một số giống gà được nuơi nhiều ở địa phương em ?
- Yêu cầu HS đọc thơng tin, quan sát các hình trong SGK..
- Đại diện nhĩm trình bày 
- GV cùng HS nhận xét.
KL: ở nước ta hiện nay đang nuơi nhiều giống gà . Mỗi giồng gà cĩ đặc điểm hình dạng , hình dạng và ưu nhược điểm riêng.
Khi nuơi gà , cần căn cứ vào mục đích nuơi và điều kiện chăn nuơi của gia đình để lựa chọn giống gà nuơi cho phù hợp
* Hoạt động 3. Đánh giá kết quả học tập
- GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS
- HS làm bài tập
- GV nêu đáp án để HS đối chiếu và tự đánh giá kết quả 
- GV nhận xét , đánh giá kết quả của HS
 3. Củng cố dặn dị: 
- GV nhận xét tinh thàn học tập của HS
- Dặn HS đọc bài sau
- HS đọc và quan sát hình 
- Đại diện nhĩm trả lời
- HS làm bài tập vào phiếu bài tập 
- HS đối chiếu và báo cáo kết quả học tập của mình
Luyện Toán 
 LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu:
- Ôn lại các bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm: Tính tỉ số phần trăm của hai số; tính một số phần trăm của một số; tính một số khi biết một số phần trăm của số đó.
-HS giải được các dạng toán đã học về tỉ số phần trăm.
II. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
HĐ1: Làm việc cá nhân :
- Cho HS làm các BT 1,2,3 ở VBT trang 96 , 97 
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu ( Đối với HS yếu chỉ yêu cầu các em giải được Bt 1,2 )
HĐ2 : Làm việc cả lớp :
- Gọi HS trình bày kết quả bài làm GV nhận xét và chốt lại
HĐ3 : Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học	
- Tựø làm bài tập vào VBT 
Bài 1 : Giải 
Số học sinh trường đó là : 
64 : 12,8 x 100 = 500 ( HS )
 Đáp số : 500 HS 
Bài 2:
Tổng sản phẩm là : 
44 : 5,5 x 100 = 800 (Sản phảm)
Đáp số : 800 sản phẩm
Bài 3 :
10 % - 90 ha
20 % - 18 ha
50 % - 45 ha
- nêu kết quả , lớp nhận xét.
PĐ Tiếng việt
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích, yêu cầu:
-Củng cố lại một số từ ngữ nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
- Sử dụng các từ ngữ tìm đựoc viết một đoạn văn tả tính cách của con người .
-Giáo dục HS ý thức sống thật thà, trung thực.
II. Chuẩn bị: vở bt .
III.Các hoạt động dạy học:
1 . Dạy – học :
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
HĐ1: Làm việc cá nhân .
Cho HS tự tìm các từ ngữ nói về tính cách nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù.
Theo dõi , giúp đỡ HS yếu .
HĐ2: Làm việc cả lớp :.
-Tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
-Yêu cầu lớp nhận xét bài bạn. GV chốt lại kết quả đúng.
HĐ3: Làm việc cá nhân.
- Cho HS viết đoạn văn tả tính cách của con người .
- Theo dõi giúp đỡ HS yếu kém .
- Gọi HS trình bày 
HĐ4 : Củng cố , dặn dò .
-HS làm bài vào vở bài tập.
Ví vụ: - Nhân ái, nhân từ, nhân đức, phúc hậu.
Thành thực, thành thật, thật thà, chân thực,;Anh dũng, bạo dạn, gan dạ,  chuyên cần, chịu khó, siêng năng,
-HS báo cáo kết quả.
- Làm bài rồi trình bày trình .
CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16 tu.doc