Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2

Tập đọc

 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

( STK – 5 ; SGK – T4)

I/ Mục tiêu:

- Đọc trôi chảy, lưu loát, biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.

- Hiểu từ : bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết,

- Hiểu nội dung bức thư :Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn : “Sau 80 năm công học tập của các em.”. (Trả lời được các CH 1,2,3).

HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.

- GD HS yêu quý BH.

II/ Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

-Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc long: Ngày nay/ chúng ta cần phải ; nước nhà trông mong,/ chờ đợi ở các em rất nhiều.

 

doc 28 trang Người đăng hang30 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Đồng Nguyên 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 23 tháng 8 năm 2010
Tập đọc
 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
( STK – 5 ; SGK – T4)
I/ Mục tiêu:
- Đọc trôi chảy, lưu loát, biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu từ : bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, 
- Hiểu nội dung bức thư :Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy, yêu bạn. Học thuộc đoạn : “Sau 80 năm  công học tập của các em.”. (Trả lời được các CH 1,2,3).
HS khá, giỏi đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng.
- GD HS yêu quý BH.
II/ Chuẩn bị: GV: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Bảng phụ viết đoạn thư học sinh cần thuộc long: Ngày nay/ chúng ta cần phải  ; nước nhà trông mong,/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Kiểm tra bài cũ .
Kiểm tra sách vở ,đồ dùng học tập của học sinh , nêu một số yêu cầu của môn tập đọc .
2/ Bài mới .
a)Giới thiệu: 
- Giới thiệu chủ điểm: Việt Nam –Tổ quốc em . Yêu cầu học sinh xem và nói những điều em thấy trong bức tranh .
- Giới thiệu bài: Bác Hồ rất quan tâm đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước VNDCCH, Bác đã viết thư cho tất cả các cháu. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì và có ý nghĩa như thế nào => Bài: Thư gửi các học sinh.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài .
 b 1) Luyện đọc .
GV chia bài thành hai đoạn :
Đoạn 1 : từ đầu đến “vậy các em nghĩ sao ?” 
Đoạn 2 : phần còn lại .
- Gọi 2 HS đọc nối tiếp 2 lần, sửa lỗi cho những em đọc sai từ ,ngắt nghỉ hơi chưa đúng , chưa diễn cảm .
- Hỏi “những cuộc chuyển biến khác thường ” mà Bác nói đến trong bức thư là những chuyển biến gì ?
- GV đọc diễn cảm toàn bài .
b.2) Tìm hiểu bài .
-Học sinh đọc thầm đoạn 1 và cho biết ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với ngày khai trường khác. 
- HS K-G: Em hãy giải thích rõ hơn về câu nói của Bác Hồ : “ Các em được hưởng . . . . . . đồng bào các em.”
- Bác Hồ muốn nhắc nhở HS điều gì khi đặt câu hỏi: “Vậy các em nghĩ sao?”
- Ý đoạn 1: Ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập . Học sinh bắt đầu hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .
* Chuyển ý : Bác Hồ khuyên các em và tin tưởng  ntn ..?
- Sau cách mạng tháng Tám nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm ntn trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* Ýù đoạn 2 :“Trách nhiệm của học sinh.”
- Rút ý nghĩa của bài : Đọc thầm lại toàn bài và cho biết trong bức thư Bác Hồ khuyên và mong đợi ở HS điều gì? (Phần nội dung.)
* Liên hệ:
+ Ngày khai giảng hàng năm bây giờ là ngày nào? 
+ Vào ngày khai giảng em thấy như thế nào?
+ Để xứng đáng với sự mong mỏi của Bác em sẽ làm gì?
b.3 )Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
 - Nêu cách đọc :
- Gọi 2 HS đọc mỗi em đọc 1 đoạn của bài.
- GV mẫu đoạn 2 HS nghe và tìm các từ cần nhấn giọng, ngắt hơi.
Học sinh đọc diễn cảm theo cặp sau đó thi đọc diễn cảm trước lớp GV theo dõi uốn nắn 
b.4)Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng 
 GV tuyên dương ghi điểm học sinh đọc tốt 
3) Củng cố 
Liên hệ ,giáo dục tư tưởng .
Nhận xét giờ học .
4.Dặn dò: Về nhà đọc bài và học thuộc long đoạn đã định. Xem trước bài: Quang cảnh ngày mùa.
Học sinh nghe phổ biến yêu cầu .
- LĐ : tựu trường, nô lệ, 80 năm giời.
- HS đọc thầm chú giải và giải nghĩa các từ đó .
Là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãûnh đạo của Bác và Đảng đã giành lại độc lập tự do cho Đất nước . 
Học sinh đọc bài theo cặp
- Một học sinh đọc cả bài
- Học sinh nghe .
-Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà .
-Từ ngày khai trường này các em học sinh bắt đầu hưởng nmột nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam .
- Để có được một nền GD hoàn toàn VN thì DT ta phsir đấu tranh kiên cường, hi sinh mất mát trong 80 năm trời.
- HS can nhớ tới sự hi sinh xương máu của đồng bào => xác định nhiệm vụ học tập của mình.
Học sinh nhắc lại ý 1 .
Học sinh đọc thầm đoạn 2 trả lời câu 2 ,3 
-Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại,làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu .
 - Học sinh phải cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn ,nghe thầy ,yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước ,làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
- Học sinh nhắc lại ý 2 .
- Học sinh nêu đại ý
- 5/9
- Vui, phấn khởi,
- Học tập tốt,.
- Đoạn 1 : giọng nhẹ nhàng , thân ái.
- Đoạn 2 : giọng xúc động, thểû hiện niềm vui
- Nhấn giọng: xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai. 
- Học sinh đọc diễn cảm .
Nhẩm đoạn “sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”
Nêu nhiệm vụ của học sinh 
Toán
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
( STK – 5 ; SGK – 3,4 )
I .MỤC TIÊU: - HS biếtđọc, viết phân số ; biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
- Làm được các BT 1,2,3,4 trong SGK.
- HS ham thích học toán.
II.CHUẨN BỊ: - Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình trong sgk.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1.Ổn định
2.Bài cũ :
- Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập.
3.Bài mới :
a. Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số
-Gắn bảng tấm bìa như hình dưới đây:
- Băng giấy được chia làm mấy phần bằng nhau? Tô màu mấy phần?Hãy viết phân số chỉ phần tô màu. 
Làm tương tự với các tấm bìa còn lại biểu diễn phân số ; ; .
-Yêu cầu HS nêu tử số và mẫu số của phân số.
b. Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số 
- GV viết phép chia lên bảng, HS viết phép chia dưới dạng phân số.
-Giới thiệu 1:3 =; (1:3 có thương là 1 phần 3)
- Khi viết thương của phép chia 2 số tự nhiên khác 0 dưới dạng phân số ta viết như thế nào?
c. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số:
- GV đưa ra các STN : 5 ; 12 ; 2010 yêu cầu HS viết dưới dạng phân số - Nêu cách làm
- Viết STN 1 dưới dạng phân số?
- Viết STN 0 dưới dạng phân số?
d.Luyện tập:
 Bài 1: HS làm miệng.
- Củng cố cách đọc P/S và cấu tạo của P/S.
Bài 2 : 1HS lên bảng, cả lớp làm vở.
- CC cách viết thương phép chia STN dưới dạng P/S.
Bài 3 : 1 HS lên bảng
- CC cách viết 1 STN dưới dạng P/S.
Bài 4 : Nếu HS lúng túng giáo viên yêu cầu xem lại chú ý 3;4
4. Củng cố:
5.Nhận xét- Dặn dò
-Dặn ghi nhớ các kiến thức trong phần chú ý.
-Quan sát và nêu:
Băng giấy được chia làm 3 phàân bằng nhau,tô màu 2 phần tức là tô màu băng giấy. Ta có phân số. Vài hs nhắc lại.
-Hs chỉ vào các phân số và lần lượt đọc từng phân số.
- Nêu là các phân số.
- 1 : 3 = ; 9 : 2 = ; 4 : 10 = 
-HS nhận xét nêu như chú ý sgk.
SBC là tử số
SC là mẫu số
- 5 = ; 12 = ; 2010 = 
- Tử số là STN, mẫu số là 1.
- 1 = ; 1 = ;  ( tử số bằng mẫu số)
- 0 = ; 0 = ;  ( tử số bằng 0, mẫu số khác 0)
- HS xung phong đọc phân số 
-3 : 5 =  ; 75 : 100 =  ; 9 : 17 = 
- 32 = . ; 105 = .. ; 1000 = 
- Nhắc lại các chú ý trong sgk.
Đạo đức
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 1)
I/ MỤC TIÊU : Sau khi học bài này HS :
- Biết : HS lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gơng mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập,rèn luyện.
-Vui và tự hào là HS lớp 5. 
- HS KG : Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
II/ CHUẨN BỊ: -Các bài hát về chủ đề trường em .
-Các chuyện nói về tấm gương hs lớp 5 gương mẫu .
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU .
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1/ Ôån định .
2/ Kiểm tra bài cũ .
KT sự chuẩn bị và đồ dùng học tập của hs .
3/ Bài mới .
Khởi động : 
a)Hoạt động 1:Vị thế của HS lớp 5 .
-Gv yêu cầu hs quan sát tranh và thảo luận cặp đôi.
Câu hỏi :-Tranh vẽ gì ?
-Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
-HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác ?
-Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5 ?
-GV kết luận :Là HS lớp 5 em phải gương mẫu.
b)Hoạt động 2:Làm bt 1 SGK.
- GV nêu BT
- GV kết luận .
c)Hoạt động 3 :Tự liên hệ 
-GV yêu cầu hs tự liên hệ .
-GV mời hs tự liên hệ trước lớp .
-GV : Em cần phát huy những mặt đã làm được và khắc øphục những mặt còn thiếu sót.
4. Củng cố:Chơi trò phóng viên 
-GV hướng dẫn hs chơi.
+ Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5
-GV nhận xét và kết luận .
5. Dặn dò:
*Lập kế hoạch phấn đấu của bản thân trong năm học này .
*Sưu tầm các bài thơ, bài hát , bài báo nói về hs lớp 5 gương mẫu và chủ đề trường em.
-HS hát bài “Em yêu trường em”.
-Quan sát tranh SGK trang 3-4 thảo luận cả lớp .
-HS phát biểu ý kiến .
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Một vài nhóm trình bày trước lớp.
-HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của hs lớp 5 .
-HS thảo luận nhóm đôi.
- Đóng vai phóng viên.Phỏng vấn bạn về một số nội dung bài học .
- HS đọc ghi nhớ SGK
-Hs nhận xét giờ học.
....................................................................................
Âm nhạc
ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC.
GV chuyên trách dạy.
Thứ ba, ngày 24 tháng 8 năm 2010
Mĩ thuật
TTMT: Xem tranh: Thiếu nữ bên hoa huệ.
(GV chuyên trách dạy).
.
Toán
ÔN TẬP TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
( STK – ... ình thành phân số thập phân:
- Học sinh thực hành chia tấm bìa 10 phần; 100 phần; 1000 phần.
- Lấy ra mấy phần (tuỳ nhóm).
- Nêu phân số vừa tạo thành .
- Nêu đặc điểm của phân số vừa tạo.
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,  gọi là phân số gì ?
- ...phân số thập phân.
- Một vài học sinh lặp lại .
Ÿ Giáo viên chốt lại: 
b. Luyện tập 
- Hoạt động cá nhân, lớp học
Ÿ Bài 1: Đọc phân số thập phân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài
- Học sinh đọc thầm cá nhân.
- Học sinh khác sửa bài.
Ÿ Giáo viên nhận xét.
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 2: Viết phân số thập phân
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc yêu cầu đề bài.
- Học sinh làm bài vào nháp.
- 1 hs làm bài vào phiếu.
Ÿ Giáo viên nhận xét
- Cả lớp nhận xét.
Ÿ Bài 3:
- Hs đọc yc đề bài.
Ÿ Bài 4:
- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
- Nêu yêu cầu bài tập.
- GV chấm bài , công bố điểm.
- Học sinh làm bài vào vở (a;c), hs khá giỏi làm thêm câu b, d.
- Học sinh lần lượt sửa bài.
- Học sinh nêu đặc điểm của phân số thập phân.
Ÿ Giáo viên nhận xét
3. Củng cố:
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000 được gọi là phân số gì ?
- Học sinh nêu
- Thi đua 2 dãy trò chơi “Ai nhanh hơn” (dãy A cho đề dãy B trả lời, ngược lại)
- Học sinh thi đua
Ÿ Giáo viên nhận xét, tuyên dương
- Lớp nhận xét 
4. Dặn dò:
- Chuẩn bị: Luyện tập.
..
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
( STK – 36 ; SGK – 14)
I. MỤC TIÊU: 
- Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng. (BT1). 
- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
*GDBVMT (khai thác trực tiếp): Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp của MT thiên nhiên, có ý thức BVMT. 
II. CHUẨN BỊ:Giấy khổ to, tranh ảnh vườn cây, công viên, cánh đồng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- H s đọc ghi nhơ.ù
Ÿ Giáo viên nhận xét .
2. Bài mới: 
- Giới thiệu bài- Ghi bảng . 
HS nhắc lại.
* Hướng dẫn học sinh làm bài tập. 
Ÿ Bài 1: 
- Hoạt động nhóm, lớp .
- Học sinh đọc – Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn .
- HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng”.
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác ).
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì .
Ÿ Giáo viên chốt lại
Ÿ Bài 2: 
- Hoạt động cá nhân
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy. 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) .
-GV chấm điểm những dàn ý tốt.
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày.
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình.
3. Củng cố:
- Nêu cấu tạo của 1 bài văn tả cảnh.
- 2 hs
4. Dặn dò:
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn.
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh.
- Nhận xét tiết học
Khoa học
NAM HAY NỮ ( Tiết 1)
I. MỤC TIÊU: - Nhận ra sự cần thiết cần phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ. 
- Tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt nam, nữ.
II. CHUẨN BỊ:- Phiếu ghi bài tập trang 8, bảng phụ kẻ 3 cột.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: 
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh nhận xét
2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm đôi. 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3.
- Nhóm đôi quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi. 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
- Đại diện hóm lên trình bày
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp.
Ÿ Giáo viên chốt 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp. 
Ÿ Bứơc 1:
- Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu ( trang 8) và hướng dẫn cách chơi.
- Học sinh nhận phiếu.
Ÿ Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn.
- Những đặc điểm chỉ nữ có:
 - Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nư:õ
 - Những đặc điểm chỉ nam có:
- Học sinh làm việc theo nhóm.
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm).
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
- Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp.
- Cả lớp nhận xét. 
-GV nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc .
* Hoạt động 3: Thảo luận một số quan niệm xã hội về nam và nữ 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo nhóm:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận
1.Bạn có đồng ý với những câu dưới đây không ? Hãy giải thích tại sao ?
a/ Công việc nội trợ là của phụ nữ.
b/ Đàn ông là người kiếm tiền nuôi cả gia đình .
c/ Con gái nên học nữ công gia chánh, con trai nên học kĩ thuật .
2.Trong gia đình, những yêu cầu hay cư xử của cha mẹ với con trai và con gái có khác nhau không và khác nhau như thế nào ? Như vậy có hợp lí không ?
3.Liên hệ trong lớp mình có sự phân biệt đối xử giữa HS nam và HS nữ không ? Như vậy có hợp lí không ?
4.Tại sao không nên phân biệt đối xử giữa nam và nữ ?
-Mỗi nhóm 2 câu hỏi.
Ÿ Bước 2: Làm việc cả lớp:
-Từng nhóm báo cáo kết quả. 
- GV kết luận 
3. Củng cố: Nêu nội dung Bạn cần biết
4. Dặn dò :
- Xem lại nội dung bài, chuẩn bị bài.
- 2 HS đọc lại.
.
Kể chuyện
LÝ TỰ TRỌNG
I. MỤC TIÊU: 
- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu truyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. 
- Hiểu được ý nghĩa của câu truyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
 	- HS KG kể được câu chuyện một cách sinh động, nêu đúng ý nghĩa câu chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
- Tranh minh họa phóng to, bảng phụ ghi lời thuyết minh.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
2. Bài mới: 
a. Tìm hiểu chuyện 
- GV kể chuyện 2 lần 
 + Lần 1: treo tranh giảng từ.
 + Lần 2: chỉ tranh. 
Chú ý nghe, quan sát tranh.
b. Hướng dẫn học sinh kể 
- Yêu cầu 1: 
- 1 học sinh đọc yêu cầu .
- Học sinh tìm cho mỗi tranh 1, 2 câu thuyết minh.
 - Học sinh nêu lời thuyết minh cho 6 tranh.
- GV nhận xét treo bảng phụ: lời thuyết minh cho 6 tranh 
- Yêu cầu 2 
- Học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện dựa vào tranh và lời thuyết minh của tranh. 
- Cả lớp nhận xét .
- Học sinh khá giỏi kể câu chuyện một cách sinh động.
- GV nhận xét. 
c. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức nhóm. 
- Em hãy nêu ý nghĩa câu chuyện. 
- Đại diện nhóm trình bày.
- GV nhận xét chốt lại: 
- Các nhóm khác nhận xét. 
- Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù. 
3.Củng cố: 
- Bình chọn bạn kể chuyện hay nhất. 
- Mỗi dãy chọn ra 1 bạn kể chuyện -> lớp nhận xét chọn bạn kể hay nhất. 
4. Dặn dò:
 - Về nhà tập kể lại chuyện.
- Chuẩn bị: Kể chuyện đã nghe, đã đọc: “Về các anh hùng, danh nhân của đất nước”.
- Nhận xét tiết học.
..
Tiết 5 SINH HOẠT CHỦ NHIỆM
TUẦN 1
I.Mục tiêu: - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 1.
- Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
- Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: .
 * Học tập: 
..
* Hoạt động khác:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
III. Kế hoạch tuần 2:
 * Nề nếp:
- Tiếp tục duy trì SS, nề nếp ra vào lớp đúng quy định.
- Nhắc nhở HS đi học đều, nghỉ học phải xin phép.
- Khắc phục tình trạng nói chuyện riêng trong giờ học.
- Chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.
 * Học tập:
- Tiếp tục dạy và học theo đúng PPCT – TKB tuần 2.
- Tích cực tự ôn tập kiến thức đã học.
- Tổ trực duy trì theo dõi nề nếp học tập và sinh hoạt của lớp.
- Thi đua hoa điểm 10 trong lớp, trong trường.
- Khắc phục tình trạng quên sách vở và đồ dùng học tập ở HS.
 * Vệ sinh:
- Thực hiện VS trong và ngoài lớp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.
 * Hoạt động khác:
- Nhắc nhở HS tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Nhắc nhở gia đình ø đóng các khoản đầu năm.
..
IV. Tổ chức trò chơi: GV tổ chức cho Hs Trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ” nhằm thực hiện tốt việc chấp hành ATGT

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5 TUAN 1 CKTKN TH.doc