Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15

$29: Buôn chư lênh đón cô giáo

I/ Mục tiêu:

1- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

2- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên êu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

II/ Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ:

HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta.

2- Dạy bài mới:

2.1- Giới thiệu bài:

GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 338Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 1: Chào cờ
Tiết 2: Tập đọc 
$29: Buôn chư lênh đón cô giáo
I/ Mục tiêu:
1- Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; vui, hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
2- Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên êu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II/ Các hoạt động dạy học:
1- Kiểm tra bài cũ:
HS đọc trả lời các câu hỏi về bài Hạt gạo làng ta.
2- Dạy bài mới:
2.1- Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:
-Mời 1 HS giỏi đọc.
-Chia đoạn.
-Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
-Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
-Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
-GV đọc diễn cảm toàn bài.
b)Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc từ đầu đến chém nhát dao:
+Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?
+Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
+) Rút ý1: 
-Cho HS đọc đoạn còn lại:
+Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?
+Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?
+)Rút ý 2:
-Nội dung chính của bài là gì?
-GV chốt ý đúng, ghi bảng.
-Cho 1-2 HS đọc lại.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời HS nối tiếp đọc bài.
-Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
-Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
-Đoạn 1: Từ đầu đến dành cho khách quý.
-Đoạn 2: Tiếp cho đến sau khi chém nhát dao.
-Đoạn 3: Tiếp cho đến xem cái chữ nào!
-Đoạn 4: Đoạn còn lại.
-Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
-Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.
+)Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo rất trang trọng và thân tình.
-Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im 
-Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết,
+)Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ.
-HS nêu.
-HS đọc.
-HS tìm giọng đọc diễn cảm cho mỗi đoạn.
-HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
 	3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Tiết 3: Toán
$71: Luyện tập
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
-Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
-Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
	1-Kiểm tra bài cũ:
Nêu quy tắc chia một số thập phân cho một số thập phân.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài:
	GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (72): Đặt tính rồi tính
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào bảng con.
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (72):Tìm x
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS nêu cách làm.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (72): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán và tìm cách giải. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời một HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4(72):
-Mời 1 HS đọc yêu cầu.
-Cho HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Kết quả:
4,5
6,7
1,18
21,2
*VD về lời giải:
 b) x x 0,34 = 1,19 x 1,02 
 x = (1,19 x 1,02) : 0,34 
 x = 1,2138 : 0,34
 x = 3,57 
 (Các phần còn lại làm tương tự )
*Bài giải:
 Một lít dầu cân nặng số kg là:
 3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
 5,32 kg dầu hoả có số lít là:
 5,32 : 0,76 = 7 (l)
 Đáp số: 7 lít dầu hoả.
*Bài giải:
3,7
58,91
 340
 070
 33
Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)
3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học.
	 -Nhắc HS về học kĩ lại cách so sánh hai phân số.
Tiết 4: Khoa học
$29 :thuỷ tinh
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
	- Phát hiện một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
	- Kể tên các vật liệu đực dùng để sản suất ra thuỷ tinh.
	- Nêu tính chất và công dụng của thuỷ tinh chất lượng cao. 
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 60, 61 SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
	Xi măng thường được dùng để làm gì? Xi măng có tính chất gì? Tại sao phải bảo quản các bao xi măng cẩn thận, để nơi khô, thoáng khí?
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	2.2-Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận.
*Mục tiêu: HS phát hiện được một số tính chất và công dụng của thuỷ tinh thông thường.
*Cách tiến hành:
-Cho HS quan sát các hình trang 60 SGK và dựa vào các câu hỏi trong SGK để hỏi và trả lời nhau theo cặp:
+Kể tên một số đồ dùng được làm bằng thuỷ tinh?
+Thông thường, những đồ dùng bằng thuỷ tinh khi va chạm mạnh vào vật rắn sẽ thế nào?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr, 111.
-HS thảo luận nhóm 2 theo yêu cầu của GV.
+Li, cốc, bóng đèn, kính đeo mắt,
+Sẽ bị vỡ khi va chạm mạnh.
-HS trình bày.
	2.3-Hoạt động 2: Thực hành xử lý thông tin. 
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Kể được tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thuỷ tinh.
	-Nêu được tính chất, công dụng của thuỷ tinh thông thường và thuỷ tinh chất lượng cao.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 4. 
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
+Thuỷ tinh có những tính chất gì?
+Loại thuỷ tinh chất lượng cao thường được dùng để làm gì?
+Nêu cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh?
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu.
-Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.111.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên.
+Thuỷ tinh trong suốt, không gỉ, cứng nhưng dễ vỡ. Thuỷ tinh không cháy, không hút ẩm và không bị a xít ăn mòn.
+Dùng để làm chai lọ trong phòng thí nghiệm, đồ dùng y tế, kính xây dựng,
+ Cần nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 5: Mĩ thuật
$15:Vẽ tranh
Đề tài quân đội.
I/ Mục tiêu:
 -HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt động của bộ đội trong chiến đấu, sản xuất và trong sinh hoạt hàng ngày.
 -HS vẽ được tranh về đề tài quân đội.
 -HS yêu quý kính trọng các cô các chú bộ đội.
II/Chuẩn bị.
 -Tranh ảnh về quân đội.
 -Một số bài vẽ về đề tài quân đội.
III/ Các hoạt động dạy –học.
1.Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2.Bài mới.
 a.Giới thiệu bài.
 b..Hoạt động1: Tìm chọn nội dung đề tài.
-GV cho HS quan sát tranh ảnh đề tài quân đội.Gợi ý nhận xét.
C Hoạt động2: Cách vẽ tranh.
Cho HS xem một số bức tranh hoặc hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
-GV hướng dẫn các bước vẽ tranh
+Sắp xếp các hình ảnh.
+Vẽ hình ảnh chính trước, vẽ hình ảnh phụ sau.
+Vẽ màu theo ý thích.
d.Hoạt động 3: thực hành.
-GV theo dõi giúp đỡ học sinh.
g.Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá.
-GV cùng HS chọn một số bài vẽ nhận xét , đánh giá theo cac tiêu chí:
+Nội dung: (rõ chủ đề)
+Bố cục: (có hình ảnh chính phụ)
+Hình ảnh:
 +Màu sắc:2
-GV tổng kết chung bài học.
- HS quan sát và nhận xét
-Tranh vẽ thường có hình ảnh các cô chú bộ đội.
-Những hình ảnh đặc trưng của quân đội:
súng ,xe ,pháo, máy bay
+HS nhớ lại cácHĐ chính.
+Dáng người khác nhau trong các hoạt động
+Khung cảnh chung.
-HS theo dõi.
-HS thực hành vẽ.
-Các nhóm trao đổi nhận xét đánh giá bài vẽ.
3-Dặn dò:
GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 19 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Luyện từ và câu
$29: Mở rộng vốn từ: Hạnh phúc
I/ Mục tiêu:
-Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
-Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
 -Bảng nhóm, bút dạ.
III/ Các hoạt động dạy học:
 	1-Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa, BT3 của tiết LTVC trước.
2- Dạy bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.2- Hướng dẫn HS làm bài tập.
*Bài tập 1 (146):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu. GV lưu ý HS: Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp ; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
-Cho HS làm việc cá nhân.
-Mời một số học sinh trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 2(147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm bài theo nhóm 2.
-Mời một số HS trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét, kết luận.
*Bài tập 3 (147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV nhắc HS: chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tôt lành.
-GV cho HS thi làm việc theo nhóm 7, ghi kết quả vào bảng nhóm.
-Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
-GV cho HS tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với các từ ngữ các em vừa tìm được.
-Cả lớp và GV nhận xét, KL nhóm thắng.
*Bài tập 4 (147):
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập.
-Cho HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
-GV nhận xét tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có HP.
*Lời giải :
 b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
*Lời giải:
+Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn,
+Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,
*Ví dụ về lời giải:
-Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại.
-Phúc bất trùng lai: Điều may mắn không đến liền nhau.
-Phúc lộc: Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
.
*Lời giải:
Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên một gia đình hạnh phúc là: 
c) Mọi người sống hoà thuận.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà học bài và xem lại bài tập 3.
Tiết 2: Chính tả (nghe – viết)
$15: buôn chư lênh đón cô giáo
 Phân biệt âm đầu tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã
I/ Mục tiêu:
 -Nghe và viết đúng chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. 
 -Làm đúng các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu tr/ ch, có thanh hỏi, thanh ngã.	
II/ Đồ dùng daỵ học:
 - Bảng phụ, bút dạ cho HS các nhóm làm BT 2a hoặc 2b.
- Hai, ba khổ giấy khổ to viết những câu văn có tiếng cần điền trong BT 3a hoặc 3b để HS thi làm bài trên bảng lớp .
III/ Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ.
HS làm lại bài tập 2a trong tiết Chính tả tuần trước.
2.Bài mới:
2.1.Giới thiệu bài:
GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS n ...  quả và số cây trong vườn là:
 460 : 1000 = 46%
 Đáp số: a) 54% ; b) 46%
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
Tiết 4: Địa lí
$15: thương mại và du lịch
I/ Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS:
	-Biết sơ lược khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương ; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
	-Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
	-Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
	-Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Tranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm tương mại,.
	-Bản đồ hành chính Việt Nam.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
-Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 14. 
 2-Bài mới:	
 a) Hoạt động thương mại:
 2.1-Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
-Cho HS đọc mục 1-SGK, trả lời câu hỏi:
+Thương mại gồm những hoạt động nào?
+Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+Nêu vai trò của ngành thương mại?
+Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
-HS trình bày kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-GV kết luận: SGV-Tr.112.
 b) Ngành du lịch: 
 2.2-Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
-Mời một HS đọc mục 2.
-GV cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK và các câu hỏi sau theo nhóm 4.
+Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
 -Mời đại diện các nhóm trình bày. 
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV nhận xét. Kết luận: SGV-Tr. 113
-Gồm có: nội thương và ngoại thương.
-Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
-Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng.
-Các mặt hàng xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp,
-Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
-HS đọc.
-HS thảo luận nhóm 4.
-Đại diện các nhóm trình bày.
-HS nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. 
 -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
Tiết 5: Âm nhạc.
$15: Ôn tập TĐN số 3, số 4 
Kể chuyện âm nhạc 
I/ Mục tiêu.
 -HS ôn tập đọc nhạc hát lời bài TĐN số 3, số 4, kết hợp với gõ nhịp, đánh nhịp.
 -HS đọc và nghe kể chuyện nghệ sĩ Cao Văn Lầu qua đó các em biết về một tài năng âm nhạc.
 II/ chuẩn bị.
 -SGK, nhạc cụ gõ.
 -Tranh ảnh minh hoạ.
 III/ các hoạt động dạy học chủ yếu.
phần mở đầu: 
 Giới thiệu nội dung bài học.
Phần hoạt động:
Nội dung 1: Ôn tập 2 bài hát.
*Hoạt động 1: Ôn tập đọc nhạc số 3, số 4.
*Bài tập đọc nhạc số 4: (Dạy tương tự như trên).
-
*Hoạt động 2: Kể chuyện âm nhạc.
-GV kể chuyện: Nghệ sĩ Cao Văn Lầu 
-HS ôn tập đọc nhạc số 3, số 4.
+Luyện tập cao độ : Đồ..Rê..Mi..Fa..son..La.
+Luyện tập tiết tấu:
-Đọc nhạc, hát kết hợp gõ đệm theo phách bài tập đọc nhạc số 3.
-HS trả lời câu hỏi về nội dung bài
3.Phần kết thúc.
. -Về nhà ôn bài ,chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 22 tháng 12 năm 2006
Tiết 1: Thể dục.
$30: bài thể dục phát triển chung 
Trò chơi “Thỏ nhảy”
I/ Mục tiêu
.Ôn bài thể dục phát triển chung y êu cầu hoàn thiện toàn bài.
 -Chơi trò chơi “Thỏ nhảy”. Yêu cầu chơi nhiệt tình và chủ động 
II/ Địa điểm-Phương tiện.
 -Trên sân trường vệ sinh nơi tập.
 -Chuẩn bị một còi và kẻ sân chơi trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
 Nội dung
Định lượng
Phương pháp tổ chức
1.Phần mở đầu.
-GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
-Chạy vòng tròn quanh sân tập
-Khởi động xoay các khớp.
-Kiểm tra bài cũ. 
2.Phần cơ bản.
*Ônbài thể dục phát triển chung.
-Lần 1: Tập từng động tác.
-Lần 2-3: Tập liên hoàn 7động tác.
- *Thi xem tổ nào tập đúng và đẹp nhất.
*Trò chơi “Thỏ nhảy”
-GV tổ chức cho HS chơi như giờ trước.
3 Phần kết thúc.
-GV hướng dẫn học sinhtập một số động tác thả lỏng.
-GV cùng học sinh hệ thống bài
-GV nhận xét đánh giá giao bài tập về nhà.
+Ôn bài thể dục.
6-10 phút
1-2 phút
2phút
1 phút
2 phút
18-22 phút
 10-12 phút
4-5 phút
5-6 phút
4-5 phút
1 phút
2 phút
1 phút
-ĐHNL.
 * * * * * * * *
GV * * * * * * * *
 * * * * * * * *
-ĐHTC.
ĐHTL: GV @ 
 * * * * * * * 
 * * * * * * * 
* * * * * * *
Lần 1-2 GV điều khiển
Lần 3-4 cán sự điều khiển
-ĐHTL:
 * * * * * *
 * * * * * *
 * * * * * *
ĐHTC: GV
 * * * * *
 * * * * *
-ĐHKT:
 * * * * * * *
 * * * * * * *
 GV
Tiết 2: Tập làm văn
$30: Luyện tập tả người
(Tả hoạt động)
I/ Mục tiêu:
-Biết lập dàn ý chi tiết cho một bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
-Biết chuyển một phần của dàn ý đã lập thành một đoạn văn miêu tả hoạt động của em bé.
II/ Đồ dùng dạy học: Bảng phụ để HS lập dàn ý làm mẫu.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ: 
Cho HS đọc lại đoạn văn tả hoạt động của một người ở tiết trước đã được viết lại.
	2-Bài mới:
	2.1-Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
2.2-Hướng dẫn HS luyện tập:	
*Bài tập 1:
-Mời một HS đọc yêu cầu trong SGK.
-Cho HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
-Mời 1 HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép. Cho cả lớp NX.
-GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
-GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
-Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
-Mời một số HS trình bày.
-Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
-Cả lớp và GV nhận xét. 
-GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
*Bài tập 2:
-Mời 1 HS yêu cầu của bài.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
-GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
-Cho HS viết đoạn văn vào vở.
-Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
-Cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
-GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn.
-HS đọc
-HS xem lại kết quả quan sát.
-Một HS giỏi đọc, cả lớp nhận xét.
-HS nghe.
-HS lập dàn ý vào nháp.
-HS trình bày.
-HS đọc yêu cầu.
-HS nghe.
-HS viết đoạn văn vào vở.
-HS đọc.
-HS bình chọn.
	3-Củng cố, dặn dò: 
-GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn.
-Nhắc HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 3: Khoa học
$30: Cao su
I/ Mục tiêu:
	Sau bài học, HS biết:
 -Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 -Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 -Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Hình và thông tin trang 62, 63 SGK.
	-Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su.
III/ Các hoạt động dạy học:
	1-Kiểm tra bài cũ:
	-Thuỷ tinh được dùng để làm gì? 
-Nêu tính chất của thuỷ tinh? 
-Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh cần lưu ý những gì?
	2.Bài mới:
2.1-Giới thiệu bài: 
-Em hãy kể tên những đồ dùng bằng cao su trong các hình Tr.62 SGK 
	2.2-Hoạt động 1: Thực hành.
*Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
*Cách tiến hành:
-Cho HS làm thực hành nhóm 7 theo chỉ dẫn trang 60 SGK.
-Mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-Cho HS rút ra tính chất của cao su.
-GV kết luận: Cao su có tính đàn hồi.
-HS thực hành theo nhóm 7.
-Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
-Nhận xét.
-HS rút ra tính chất của cao su.
	2.3-Hoạt động 2: Thảo luận. 
*Mục tiêu: Giúp HS:
	-Kể được tên các vật liệu được dùng để chế tạo ra cao su.
	-Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
*Cách tiến hành:
-Cho HS thảo luận nhóm 4 theo nội dung phiếu học tập.
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi:
+Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
+Ngoài tính đàn hồi tốt, cao su còn có tính chất gì?
+Cao su được sử dụng để làm gì?
+Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
-Mời đại diện các nhóm trình bày, mỗi nhóm trình bày một câu.
-Các HS nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV kết luận: SGV-Tr.113.
-HS thảo luận nhóm theo hướng dẫn của giáo viên và theo nội dung của phiếu học tập.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Nhận xét.
	3-Củng cố, dặn dò: -Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 -GV nhận xét giờ học. 
 -Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 4: Toán
$75: giải toán về tỉ số phần trăm
I/ Mục tiêu: 
Giúp HS: 
-Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II/Các hoạt động dạy học chủ yếu:
1-Kiểm tra bài cũ: Cho HS làm vào bảng con: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =?
2-Bài mới:
	2.1-Kiến thức:
a) Ví dụ:
-GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS:
+Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
+Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ?
+Nhân với 100 và chia cho 100.
-GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Quy tắc: Muốn tìm tỉ số phần trăm của hai số 315 và 600 ta làm như thế nào?
c) Bài toán:
-GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
-Cho HS tự làm ra nháp.
-Mời 1 HS lên bảng làm.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-HS thực hiện:
+315 : 600
+316 : 600 = 0,525
+0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
-HS nêu quy tắc. Sau đó HS nối tiếp đọc.
*Bài giải:
Tỉ số phần trăm của lượng muối trong nước biển là: 2,8 : 80 = 0,035
 0,035 = 3,5%
 Đáp số: 3,5%
	2.2-Luyện tập:
*Bài tập 1 (75): Viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu)
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS phân tích mẫu.
-Cho HS làm vào bảng con. 
-GV nhận xét.
*Bài tập 2 (75): 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333= 63,33%)
-Cho HS làm vào nháp.
-Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (75):
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
-Cả lớp và giáo viên nhận xét.
*Kết quả: 
 57% 30%
 23,4% 135%
*Kết quả:
 45 : 61 = 0,7377= 73,77%
 1,2 : 26 = 0,0461= 4,61%
*Bài giải:
Tỉ số phần trăm của số HS nữ và số HS cả lớp là: 
 13 : 25 = 0,52
 0,52 = 52%
 Đáp số: 52%
	3-Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 15.doc