Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16

Chính tả:( nghe viết)

VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY

 I/ Mục tiêu:

 - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ.

 - Làm được BT(2)a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3).

 - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.

II/ Đồ dùng dạy học: GV: BP + SGK

HS: SGK + VBT

III/ Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 16:
Thứ hai 18/12/2009	Đ/c Dung dạy
Ngày soạn: 18/12/2009
 Thứ ba, ngày giảng: 22/12/2009 
Chính tả:( nghe viết)
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
 I/ Mục tiêu: 
 - Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ.
 - Làm được BT(2)a/b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện (BT3). 
 - Giáo dục HS có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: BP + SGK 
HS: SGK + VBT 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
*Khởi động: 
A/ Bài cũ: 
- Tìm những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở âm đầu tr/ch ? 
- Kiểm tra vở BT - Chấm, nhận xét.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ H.dẫn HS nghe, viết:
- Đọc bài viết 
- Hình ảnh ngôi nhà đang xây cho em thấy điều gì về đất nước ta ? 
- Nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
+ H. dẫn HS nhận biết âm, vần dễ lẫn 
+ Đọc cho HS viết bảng con
- H. dẫn cách trình bày bài 
- Đọc bài viết 
- Đọc cho HS viết vào vở 
 - Đọc cho HS dò bài.
 - Thu chấm 9 bài, nhận xét. 
3/ H.dẫn HS làm bài tập:
	* Bài (2) a :
 Yêu cầu HS làm VBT + BP 
- Nhận xét , sửa sai 
 * Bài 3: 
- Y/C HS làm VBT + BP 
- Gọi HS đọc lại mẩu chuyện . 
- Câu chuyện đáng cười ở chỗ nào ? 
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Về viết lại lỗi sai 
-Chuẩn bị bài: “Người mẹ của 51 đứa con 
 - Nhận xét tiết học./. 
 - Hát 
- HS làm bảng con 
- 5 HS nộp vở 
- Theo dõi 
- Đất nước ta đang trên đà phát triển.
- xây dở, giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc còn nguyên... 
- HS viết bảng con
- Theo dõi 
- Nghe - viết vào vở. 
- Dò bài. 
- Nêu y/c bài 2 : - Làm VBT + BP 
+ rẻ : giá rẻ, đắt rẻ, 
+ rây : rây bột, mưa rây, 
+ dẻ : hạt dẻ, 
+ dây : nhảy dây, chăng dây, 
+ giẻ: giẻ rách, giẻ lau, 
+ giây: giây bẩn, giây mực, 
- Đọc y/c bài 3: - Làm VBT + BP 
Các tiếng cần điền là: rồi, vẽ, rồi, vẽ, vẽ, rồi, dị. 
- HS nêu
Toán:
GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM (tt)
I/ Mục tiêu: 
- Biết tìm 1 số phần trăm của 1 số.
- Vận dụng để giải toán đơn giản về Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Rèn HS giải toán tìm một số phần trăm của một số nhanh, chính xác.
- Giáo dục HS yêu thích môn học. 
- Cần làm bài tập 1, 2. * HS khá, giỏi làm thêm bài 3/77
II/ Đồ dùng dạy học:	GV:	Phấn màu, bảng phụ , SGK .
 	HS: Nháp, SGK, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ: 
- Nêu cách tìm tỉ số phần trăm của 2 số a, b cho trước ? 
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiêụ bài 
2/ H.dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm 
* Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800
Ví dụ: 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- H.dẫn HS giải 
- Muốn tìm 52,5 % của 800 ta làm n t n? 
* Giới thiệu 1 bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm:
- Bài toán ( BP ) 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài tóan hỏi gì ? 
- Y/C HS làm nháp + BP 
3/ Luyện tập: 
* Bài 1/77
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toàn hỏi gì ? 
- Y/C HS làm nháp + BP 
- Nhận xét, sửa sai .
 * Bài 2/ 77 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 	
- Y/C HS làm vở - thu chấm. 
- Nhận xét, sửa sai.
* Bài 3/77: Dành cho HS khá, giỏi
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 	
- Y/C HS làm vở + BP 
- Chấm bài, nhận xét. 
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Muốn tìm 24,5 % của 700 ta làm n t n? 
- Về học bài và Chuẩn bị bài: Luyện tập.
Hát 
- 2 HS 
- 1 HS đọc. 
Số HS toàn trường: 800
HS nữ chiếm: 52,5%
HS nữ: học sinh ? 
 1% số HS toàn trường là: 
 800 : 100 = 8 ( học sinh ) 
 Số học sinh nữ là: 
 8 x 52,5 = 420 ( học sinh ) 
Viết gộp thành: 800 : 100 x 52,5 = 420 
 Hoặc: 800 x 52,5 : 100 = 420 
- 1 HS đọc 
 Lãi suất: 0,5% 
 Gửi: 1.000.000 đồng. 
 Tiền lãi sau 1 tháng:  đồng ?
- Làm nháp + BP 
 Giải 
	Số tiền lãi sau một tháng là:
1 000 000 : 100 x 0,5 = 5000 ( đồng)
 Đáp số : 5000 đồng. 
- Đọc đề
32 học sinh : 100% 
Học sinh 10 tuổi : 75% 
Học sinh 11 tuổi :  học sinh ? 
- Làm theo 2 dãy : Nháp + BP 
Giải
 Số học sinh 10 tuổi là: 
 32 x 75 : 100 = 24 ( học sinh ) 
Số học sinh 11 tuổi là: 
 32 – 24 = 8 (học sinh ) 
 Đáp số: 8 học sinh.
- Đọc đề bài 2
 Lãi suất: 0,5% 
 Gửi: 5 000 000 đồng 
 Tiền gửi + lãi :  đồng ? 
- Làm vở 
Bài giải:
Số tiền lãi gửi tiết kiệm sau 1 tháng là:
 5.000.000 : 100 x 0,5 = 25 000 ( đồng ) 
Tổng số tiền gửi và số tiền lãi sau 1 tháng là: 
 5.000.000 + 25000 = 5.025.000 ( đồng ) 
 Đáp số: 5.025.000 đồng. 
- Đọc đề
Làm vở nháp - Bài giải 
Số vải may quần là:
 x 40 : 100 = 138 (m)
Số vải may áo là: 
 345 - 138 = 207 (m)
 Đáp số : 207 m 
- 2 HS 
Luyện từ và câu:
TỔNG KẾT VỐN TỪ
 I/ Mục tiêu: 
 - Tìm được 1 số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
 - Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn Cô Chấm.
 - Giáo dục HS yêu quý Tiếng Việt, mở rộng được vốn từ của mình.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: SGK + BP 
HS: SGK + VBT 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ: Tổng kết vốn từ 
- Tìm các từ ngữ miêu tả hình dáng của người: + Miêu tả mái tóc.
 + Miêu tả đôi mắt.
 + Miêu tả khuôn mặt.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài : 
2/ H.dẫn HS làm bài tập: 
* Bài 1: - Y/C HS thảo luận 4 nhóm 
Tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa với: 
+ Nhóm 1: nhân hậu 
+ Nhóm 2: trung thực 
+ Nhóm 3: dũng cảm 
+ Nhóm 1: cần cù. 
	* Bài 2: - Bài tập có những y/c gì ? 
+ Cô Chấm có tính cách gì ? 
+ Tìm những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho từng nét tính cách của cô Chấm 
- Gọi HS trình bày 
- Thu chấm, Nhận xét, tuyên dương. 
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Chuẩn bị bài: Tổng kết vốn từ. 
- Nhận xét tiết học ./.
Hát 
- 3 HS 
- Đọc y/c bài 1
- Thảo luận 4 nhóm theo y/c của GV 
+ Đồng nghĩa: nhân ái, nhân từ,
+ Trái nghĩa: độc ác, bạc ác,  
+ Đồng nghĩa: thật thà, chân thật,
+ Trái nghĩa: dối tra, giả dối, 
+ Đồng nghĩa: anh dũng, gan dạ,  
+ Trái nghĩa: hèn nhát, nhút nhát, 
+ Đồng nghĩa: chịu khó, tần tảo,.. 
+ Trái nghĩa: lười biếng, lười nhác, 
- Đọc y/c bài 2 
- HS đọc bài văn + TLCH 
- Trung thực, thẳng thắn, chăm chỉ, giản dị, giàu tình cảm, dễ xúc động. 
- HS làm bài 2 vào vở theo y/c của GV 
- Trình bày 
- Nhận xét, bổ sung 
- HS lắng nghe
Kể chuyện:
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I/ Mục tiêu: 
- Kể được một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình theo gợi ý của SGK.
 	- HS chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. 
 	- Có ý thức đem lại hạnh phúc cho gia đình mình.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: SGK + Tranh về cảnh sum họp gia đình + BP 
HS: SGK + Nháp 
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ: Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
- Gọi HS kể lại câu chuyện ở tiết trước.
- Nhận xét - ghi điểm
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài 
2/ H.dãn HS kể chuyện 
* HD HS hiểu y/c của đề bài 
- Gọi HS đọc đề bài 
- Đề bài y/c gì ? 
- Gọi HS đọc gợi ý SGK 
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
- Y/C HS giới thiệu câu chuyện em kể 
- Y/C HS đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý. 
* Thực hành kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện trước lớp . 
- Y/C HS kể theo nhóm 2 
- GV theo dõi, giúp đỡ 
- Thi kể chuyện trước lớp 
+ Gọi HS thi kể 
+ Y/C HS trao đổi với bạn về câu chuyện 
Nhận xét, bình chọn bạn kể chuyện hay nh nhất.
3/ Củng cố, dặn dò: 
- G. dục tình yêu hạnh phúc của gia đình.
Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe - Chuẩn bị bài:Kể chuyện đã nghe, đã đọc 
 - Nhận xét tiết học. /.
Hát 
- 1 HS 
Đề bài: Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.
4 HS tiếp nối nhau đọc.
HS làm việc cá nhân 
- tự lập dàn ý cho mình.
1) Giới thiệu câu chuyện: Câu chuyện xảy ra ở đâu? Vào lúc nào? Gồm những ai tham gia?
2) Diễn biến chính: Nguyên nhân xảy ra sự việc? Em thấy sự việc diễn ra như thế nào?
Em và mọi người làm gì? Sự việc diễn ra đến lúc cao độ? Việc làm của em và mọi người xung quanh? Kết thúc câu chuyện?
3) Kết luận: Cảm nghĩ của em qua việc làm trên.
HS khá giỏi lần lượt đọc dàn ý.
- Đọc thầm gợi ý và chuẩn bị dàn ý. 
HS thực hiện kể theo nhóm.
- Thảo luận nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
Đại diện kể - Cả lớp nhận xét.
Khoa học:
CHẤT DẺO
I/ Mục tiêu:
	- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Nêu được 1 số công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
II/ Đồ dùng dạy học: 	GV: Hình và thông tin trang 64, 65 SGK.
	HS: Một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa.
III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ:	- Cao su được dùng để làm gì? 
- Nêu tính chất của cao su? 
- Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng cao su cần lưu ý những gì?
	B/ Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Em hãy kể tên một số đồ dùng bằng nhựa được sử dụng trong gia đình?
	2. Hoạt động 1: Quan sát.
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 theo nd:
+ Quan sát một số đồ dùng bằng nhựa kết hợp quan sát các hình tr. 64
+ Tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng bằng chất dẻo.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận.
- HS thực hành theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
	3. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin và liên hệ thực tế. 
- Bước 1: Làm việc cá nhân
+ HS đọc thông tin trong SGK và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- Bước 2: Làm việc cả lớp
+ Mời một số HS trả lời.
+ Các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr.115.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
	4. Củng cố, dặn dò: - Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
 - GV nhận xét giờ học. 
 - Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau./.
Ngày soạn: 19/12/2009
 Thứ tư, ngày giảng: 23/12/2009 
Toán:
LUYỆN TẬP 
I/ Mục tiêu: 
- Biết tìm tỉ số phần trăm của một số và vận dụng trong giải toán.
 	- Rèn luyện kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
 	- Giáo dục HS tính cẩn thận, chính xác, vận dụng điều đã học vào thực tế. 
- Cần làm bài 1a,b; 2, 3. * HS khá; giỏi làm thêm bài 1c; 4/76.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV:	SGK + BP 
	HS: Bảng con, Nháp, SGK 
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ:
- Muốn tìm giá trị số phần trăm của 1 số cho trước ta làm thế nào ? 
- Y/C HS tìm 23,5% của 80?
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Thực hành: 
Bài 1/ 77: 	
- Y/C HS làm BC + BL 
- Nhận xét, sửa sai
Bài 2/ 77:
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Y/C HS làm nháp + BP 
- Nhận xét , sửa sai . 
 Bài 3 / 77:
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Y/C HS làm vở - thu chấm - nhận xét. 
- Y/C HS nêu công thức HCN, cách tìm 20% của diện tích đó ? 
- Chấm 9 bài, nhận xét 
* Bài 4/ 77: Dành cho HS khá, giỏ ... SGK, nháp, bảng con.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ: Giải toán về tìm tỉ số %
- Gọi 2 HS lên bảng viết dạng toán về tỉ số phần trăm và nêu các bước giải ? 
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: 
2/ Thực hành: 
* Bài 1/77:
- Y/C HS làm BC + BL phần a. 
Dành cho HS khá, giỏi.
- Nhận xét, sửa sai. 
- Gọi HS đọc phần b 
+ Bài toán cho biết gì ? 
+ Bài toán hỏi gì ? 
- Y/C HS làm nháp + BP 
- Nhận xét, sửa sai. 
* Bài 2/79: Dành cho HS khá, giỏi.
- Y/C HS làm 
 - Nhận xét, sửa sai. 
* Bài 3/ 79: 
- Bài toán cho biết gì ? 
- Bài toán hỏi gì ? 
- Y/C HS làm vở + BP 
Dành cho HS khá, giỏi.
4/ Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các bước giải bài toán về tỉ số %
- Chuẩn bị bài: Luyện tập chung 
- Nhận xét tiết học ./.
Hát 
- 2 HS 
- Nêu y/c bài 1 
- Làm BC + BL phần a 
a/ Tỉ số phần trăm của hai số 37 và 42 là 
 37 : 42 = 0,8809 = 88,09 %
- 1 HS đọc 
- Làm nháp + BP 
b) Tỉ số phần trăm số sản phẩm của anh Ba và số sản phẩm của tổ là: 
 126 : 1200 = 0,105 = 10,5 % 
 Đáp số: 10,5% 
- Nêu y/c bài 2 
 a/ 30% của số 97 là: 
 97 x 30 : 100 = 29,1 
 b/ Số tiền lãi cửa hàng đã thu được là:
6000000 : 100 x 15 = 9000000(đồng)
 Đáp số: 9 000 000 đồng 
- Nêu y/c bài 3 
a/ Tìm 1 số biết 30% của nó là 72.
b/ Bán: 420 kg gạo = 10,5 % tổng số gạo trước khi bán.
 Trước khi bán:  tấn ? 
a) Số phải tìm là: 
 72 x 100 : 30 = 240
b/ Số gạo của cửa hàng trước khi bán là 
 420 x 100 : 10,5 = 4000 ( kg ) 
 4000 kg = 4 tấn 
	 Đáp số : 4 tấn 
- 2 HS 
Tập làm văn:
LÀM BIÊN BẢN MỘT VỤ VIỆC
 I/ Mục tiêu: 
 - Nhận biết được sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
 - Biết làm 1 biên bản về việc cụ Ún trốn viện (BT2)
 - Giáo dục học sinh tính trung thực, chính xác.
II/ Đồ dùng dạy học:	GV: SGK + BP 
HS: SGK + VBT 
III/ Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Giới thiệu bài - ghi tên bài.
2. HĐ1: - Cho HS đọc đề bài và đọc bài tham khảo + đọc phần chú giải.
- Các em chú ý bố cục của bài tham khảo (phần đầu, phần nội dung chính và phần cuối).
- Chú ý cách trình bày biên bản.
- Ngày tháng năm
- Tên biên bản người lập biên bản.
- Các đề mục 1,2,3
- Họ tên, chữ kí của đương sự, của những nhân chứng.
3. HĐ2: - Cho HS đọc yêu cầu của BT.
- Các em đọc bài Thầy cúng đi bệnh viện.
- Đóng vai bác sĩ trực phiên cụ Ún trốn viện, lập biên bản về việc cụ Ún trốn viện.
- Cho HS làm bài và trình bày bài làm 
- GV phát cho 2 HS 2 tờ phiếu to để HS làm vào phiếu.
- GV nhận xét và khen những HS biết cách lập biên bản về một vụ việc cụ thể.
4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thiện và viết vào vở biên bản đã làm ở lớp.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về viết đơn./.
- HS nghe.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc toàn bộ BT1. Cả lớp đọc thầm.
- HS xem lại bài mẫu một lần.
- 1 HS đọc yêu cầu.
- HS làm bài cá nhân. đọc nhanh bài Thầy cúng đi bệnh viện và làm biên bản.
- Một vài HS đọc biên bản của mình làm trước lớp.
Khoa học:
TƠ SỢI
I/ Mục tiêu: 
	- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
	- Nêu 1 số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo.
II/ Đồ dùng dạy học:
	GV: - Hình và thông tin trang 66 SGK. Phiếu học tập.
	HS: - Một số loại tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo 
III/ Các hoạt động dạy học:
	A/ Bài cũ: - Chất dẻo được dùng để làm gì? Nêu tính chất của chất dẻo? 
- Khi sử dụng và bảo quản những đồ dùng bằng chất dẻo cần lưu ý những gì?
	B/ Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Em hãy kể tên 1số loại vải dùng để may chăn, màn, quần, áo?
- GV giới thiệu bài. 
	2. Hoạt động 1: Quan sát và thảo luận
- GV cho HS thảo luận nhóm 4 
+ Quan sát các hình trong SGK - 66.
+ Hình nào có liên quan đến việc làm ra sợi bông, tơ tằm, sợi đay?
- Mời đại diện các nhóm trình bày. Mỗi nhóm trình bày một hình.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận, sau đó hỏi HS:
+ Các loại sợi nào có nguồn gốc thực vật?
+ Các loại sợi nào có nguồn gốc động vật?
- GV nói về sợi tơ tự nhiên, sợi tơ nhân tạo
- HS thảo luận theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét.
- Sợi bông, đay, lanh, gai.
- Tơ tằm.
	3. Hoạt động 2: Thực hành
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm thực hành theo chỉ dẫn ở mục thực hành SGK trang 67. Thư kí ghi lại kết quả thực hành.
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận: SGV-Tr.117.
- HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
	4. Hoạt động 3: Làm việc với phiếu học tập
	 - Mời một số HS trình bày.
	 - HS khác nhận xét, bổ sung.
	 - GV nhận xét, kết luận.	
5. Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS nối tiếp nhau đọc lại phần thông tin trong SGK - 67.
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, chuẩn bị bài sau./.
Địa lí:
ÔN TẬP
I/ Mục tiêu:
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về dân cư, các ngành kinh tế của nước ta ở mức độ đơn giản.
- Chỉ trên bản đồ 1số thành phố, trung tâm công nghiệp,cảng biển lớn của nc ta.
- Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về địa lí TN VN ở mức độ đơn giản: đặc điểm chính của các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất, rừng.
- Nêu tên và chỉ được vị trí 1 số dãy núi, đồng bằng, sông lớn, các đảo, quần đảo của nước ta trên bản đồ.
- Tự hào về quê hương mình, đoàn kết giữa các dân tộc anh em.
II/ Đồ dùng dạy học: 
GV: Các loại bản đồ: mật độ dân số, NN, CN, GTVT. Bản đồ khung VN, SGK.
HS: SGK.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Khởi động: 
A/ Bài cũ: Thương mại và du lịch.
- Nêu các hoạt động thương mại của nước ta? Thương mại có vai trò gì ? 
- Nước ta có những điều kiện gì để phát triển du lịch?
B/ Bài mới: 
a/ Giới thiệu bài : 
b/ Các hoạt động: 
1/ Tìm hiểu về các dân tộc và sự phân bố
- Y/C HS thảo luận nhóm 2 
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào có số dân đông nhất?
+ Họ sống chủ yếu ở đâu?
+ Các dân tộc ít người sống ở đâu?
=> Nước ta có 54 dân tộc, dân tộc kinh chiếm đa số, sống ở đồng bằng, dân tộc ít người sống ở miền núi và cao nguyên.
2/ Các hoạt động kinh tế:
Đưa ra hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.
Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống. 
 Chỉ có khoảng 1/4 dân số nước ta sống ở nông thôn, vì đa số dân cư làm CN. 
	Vì có khí hậu nhiệt đới nên nước ta trồng nhiều cây xứ nóng, lúa gạo là cây được trồng nhiều nhất.
	Nước ta trâu bò dê được nuôi nhiều ở miền núi và trung du, lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.
	Nước ta có nhiều ngành CN và thủ CN.
	Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.
	Hàng nhập khẩu chủ yếu ở nước ta là khoáng sản, hàng thủ công nghiệp, nông sản và thủy sản.
3/ Ôn tập về các thành phố lớn, cảng và trung tâm thương mại...
+ Kể tên các sân bay quốc tế của nước ta?
+ Những thành phố nào là trung tâm công nghiệp lớn nhất, là nơi có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
+ Những thành phố nào có cảng biển lớn bậc nhất nước ta?
+ Chỉ trên bản đồ Việt Nam đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1 A ? 
- GV sửa bài, nhận xét.
4/ Củng cố, dặn dò:
- Kể tên một số tuyến đường giao thông quan trọng ở nước ta?
- Kể một số sản phẩm của ngành công nghiệp và thủ công nghiệp?
 - Về học bài + Chuẩn bị bài: Châu Á. 
 - Nhận xét tiết học./.
 Hát 
- 1 HS 
- 1 HS 
- HS Thảo luận nhóm 2 
+ 54 dân tộc.
+ Kinh
+ Đồng bằng.
+ Miền núi và cao nguyên.
- Làm BC + BL 
+ Ghi S
+ Ghi S
+ Ghi Đ
+ Ghi Đ
+ Ghi S
+ Ghi S
- Nội Bài ( Hà Nội ), Tân Sơn Nhất ( TPHCM ), Đà Nẵng. 
- Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đà Nẵng, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Chỉ bản đồ 
- 2 HS 
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT ĐỘI
I/ Mục tiêu:
 - Đánh giá lại hoạt động trong tuần 16 
 - Đề ra phương hướng tuần 17, biện pháp thực hiện.
- HS nhận ra ưu khuyết điểm của bản thân.
 - Giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng tập thể, noi gương tốt của bạn
II/ Chuẩn bị:	- Tổng kết tuần 16.
 	- Các hoạt động của tuần 17
III/ Các bước sinh hoạt:
1.Ổn định: Hát 
2.Nội dung: - Chủ điểm tháng : Uống nước nhớ nguồn
- Ngày 22/12 là kỉ niệm ngày gì ? 
- Ngày 22/12 còn có là ngày gì nữa ? 
- Ngày hội quốc phòng toàn dân thành lập từ năm nào ? ( 1989 ) 
- Tổ chức cho HS thi hát, múa về anh bộ đội.
*Ưu điểm : Thực hiện tốt nề nếp nội qui của trường của lớp
- HS ngoan, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ nhau. - 100% HS đi học đều, đúng giờ.
- Đẩy mạnh phong trào Đôi bạn cùng tiến, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Phấn đấu thi đua giành nhiều điểm tốt - HS có đầy đủ đồ dùng học tập.
- Tham gia đầy đủ các buổi phụ đạo HS yếu, bồi dưỡng HS giỏi. 
- Giữ gìn tốt vệ sinh chung và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. 
- Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu xây dựng bài, Có học bài khá đầy đủ 
- Thăm gia đình chính sách, viếng NTLS; Tham gia thi HS giỏi cấp huyện 6 bạn
*Tồn tại: - Một số bạn còn nói chuyện riêng, chưa hăng hái phát biểu ý kiến.
- Chữ viết còn sai lỗi chính tả - Học bài làm bài tập chưa đầy đủ.
3.Công tác tuần tới: Nâng cao chất lượng học tập. Vừa học vừa ôn thi CKI.
- 100% HS thực hiện tốt các nội qui đã đề ra của trường và của lớp.
- Đẩy mạnh phong trào Đôi bạn cùng tiến, giữ vở sạch, viết chữ đẹp
- Tham gia đầy đủ các buổi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu
- Nêu cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt và vệ sinh.
- Duy trì nề nếp xếp hàng ra, vào lớp, tập thể dục giữa giờ, hát đầu, cuối, giữa giờ. 
- Tham gia ôn luyện kiến thức về đội: Học thuộc 7 kĩ năng ĐV, chương trình RLĐV
- Đẩy mạnh phong trào, giữ vở sạch, viết chữ đẹp.
- Nêu cao tinh thần đoàn kêùt giúp đỡ nhau trong học tập và sinh hoạt .
 * Bài hát kết thúc tiết sinh hoạt
An toàn giao thông:
Bài 4: NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN GIAO THÔNG (T2)
	I/ Mục tiêu:
HS hiểu được các nguyên nhân khác gây ra TNGT.
HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra TNGT.
Giáo dục HS có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT.
II/ Chuẩn bị:	GV + HS: Câu chuyện về TNGT
III/ Các hoạt động dạy học:
* HĐ3: Thực hành làm chủ tốc độ
- GV tổ chức cho HS thực hành đi xe đạp giữa sân.
=> GV kết luận: Hàng ngày đều có các tai nạn Gt xảy ra. Ta cần làm chủ tốc độ. Đó là cách phòng tránh TNGT tốt nhất.
* HĐ4: Củng cố:
- HS nêu các nguyên nhân tai nạn; cách phòng tránh TNGT? 
=> GV kết luận: SGK tr 15. 
* Củng cố, dặn dò: - HS đọc ghi nhớ. 	
- GV và HS kể về những tai nạn GT mà mình biết. 
- Giáo dục HS có ý thức chấp hành đúng Luật GTĐB để tránh TNGT./.	 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T 16.doc