Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 năm 2009

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 năm 2009

I- MỤC TIÊU:

- Rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số, biết cách tính 1 số phần trăm của 1 số. Cách tìm 1 số khi biết một số phần trăm của nó

- Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Gv: Hệ thống bài tập dành cho học sinh.

-Hs: vở ,nháp.

III- HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

 

doc 10 trang Người đăng huong21 Lượt xem 550Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 18 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Thứ hai ngày 28 tháng 12 năm 2009
Luyện toán
Luyện giải toán về tỉ số phần trăm ( Tiếp )
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng giải toán về tỉ số phần trăm: Tìm tỉ số phần trăm của hai số, biết cách tính 1 số phần trăm của 1 số. Cách tìm 1 số khi biết một số phần trăm của nó
- Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II- Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hệ thống bài tập dành cho học sinh.
-Hs: vở ,nháp.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Tổ chức :
2. Dạy bài mới:.
a) Học sinh yếu hoàn thành chương trình.
b) Bài tập:
Bài 1: 
a) Tìm 2% của 2000 kg.
b) Tìm 15% của 46 m.
c) Tìm 22% của 50m 2
d) Tìm 0,6 % của 2tấn.
Bài 2: 
Khối lớp năm của một trường tiểu học có 250 học sinh,trong đó có 52% là học sinh gái. Hỏi khối lớp năm của trường có bao nhiêu học sinh trai? 
-Gv nhận xét ,chốt lời giải.
Bài 3:
-Một cửa hàng bán thưc phẩm bán thịt và bán cáđược 7600 000 đồng . Nếu tiền bán được thêm 400 000 đồng thì tiền lãi sẽ là 1700 000 đồng. Hỏi tiền lãi thật sự bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn?
- Gv nhận xét,chốt lời giải.
3. Củng cố dặn dò
-Khắc sâu nội dung bài.
- Nhận xét giờ
-Hát.
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-Hs làm nháp,chữa bài, nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập
- Một số em nêu cách làm
-Lớp làm nháp, 1 HS lên bảng.
- Nhận xét, chữa bài.
-Đọcyêu cầu bài tập.
-Lớp làm vở.
-Chữa bài ,nhận xét,bổ sung.
Luyện toán
 Luyện tập sử dụng máy tính bỏ túi
I- Mục tiêu:
- Rèn kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi để giải toán tỉ số phần trăm
- Thi giải toán nhanh bằng máy tính, thử lại các phép tính bằng máy tính
 - Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II- Chuẩn bị:
VBT, nháp
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Tổ chức :
2. Kiểm tra : 
3. Luyện tập
Bài 1: Tính rồi dùng máy tính thử lại
GV đa từng phép tính ra Y/c HS tính rồi dùng máy tính thử lại
a) 58,21 + 34,87 b) 80,94 - 37,66
 c) 1,6 : 80 d) 0,3 : 0,96 
e) 9,204 8,2 g) 74,64 5,2
 Bài 2 
Thi tính nhanh bằng máy tính.Thi theo nhóm, Đại diện báo cáo.GV ghi thời gian hoàn thành,
 Tìm x
a)	x 2,1 = 9,03
b)	x : 9,4 = 23,
Bài 3:
Bán một cái quạt máy với giá 336 000 đồng thì lãi 12% so với tiền vốn. Tính tiền vốn của cái quạt máy?
- Nhận xét
4. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
Dặn dò: Chỉ đợc dùng máy tính khi cô giáo cho phép 
 VN xem lại bài.
-Hát.
-16	
Lần lợt đứng tại chỗ nêuKQ tính và 
KQ khi thử lại.
-17	
Em nào tính sai Y/c tính lại
-18	
Nhận xét, bổ sung
Thi theo nhóm
Báo cáo KQ 
NX
Đọc bài
- Làm bài bằng máy tính
 - Nêu KQ
- Nhận xét, 
Thứ năm ngày 31 tháng 12 năm 2009
Luyện tiếng việt
Ôn tập 
A. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục ôn tập củng cố cho học sinh về tập đọc và học thuộc lòng
- Giúp học sinh hệ thống hoá được các bài đọc thuộc các chủ đề nào, tác giả, nội dung chính của bài
B. Đồ dùng dạy học
- GV:sgk
- HS:sách giáo khoa
C. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức
II. Dạy bài học
1. Giới thiệu bài: Nêu MĐYC của tiết học
2. Hướng dẫn ôn tập
a) Đọc bài:
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc
- Gọi học sinh trình bày
- Giáo viên đặt câu hỏi về đoạn bài vừa đọc
b) Ôn tập:
- Nêu yêu cầu cho học sinh hệ thống các bài học theo chủ đề và nêu tên tác giả, nội dung chính của bài
III.Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ học
- Tiếp tục ôn bài và chuẩn bị cho bài học sau
- Hát
- HS luyện đọc. 
- HS lên trình bày bài .
- Tiếp nối học sinh nêu
*Chuyện Một khu vườn nhỏ của Văn Long
* Tiếng vọng của Nguyễn Quang Thiều(t)
* Mùa thảo quả của Ma Văn Kháng(văn)
* Hành trình của bày ong của Nguyễn Đức Mậu(thơ)
* Người gác rừng tí hon của Nguyễn Thị Cẩm Châu(văn)
* Trồng rừng ngập mặn của Phan Nguyên Hồng(văn)
* Chuỗi ngọc lam – Phun-tơn O-xlơ (văn)
* Hạt gạo làng ta – TĐKhoa (thơ)
* Buôn Chư-Lênh đón cô giáo – Hà Đình Cẩn (văn)
* Về ngôi nhà đang xây - Đồng Xuân Lan (thơ)
* Thầy thuốc như mẹ hiền – Trần Phương Hạnh (văn)
* Thầy cúng đi bệnh viện – Nguyễn Lăng (văn)
Thứ bảy ngày 2 tháng 1 năm 2010
Hướng dẫn thực hành kiến thức
Ôn tập Lịch sử cuối học kỳ 1
I- Mục tiêu
- HS nắm được những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1945- 1954.
- Vận dụng kiến thức đã học và hiểu biết thêm từ cuộc sống để có thể trình bày khái quát về lịch sử VN từ năm 1945- 1954. Chủ yếu là điểm lại những sự kiện và nhân vật tiêu biểu.
- Kĩ năng tóm tắt các sự kiện lịch sử tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này.
- Tự hào về tinh thần bất khuất quyết tâm bảo vệ độc lập của NDVN.
- Tự hào và biết ơn Đảng, Bác Hồ đã sáng suốt lãnh đạo ND ta kháng chiến vệ quốc thắng lợi.
II- Đồ dùng dạy học:- Bản đồ VN.- Lược đồ chiến thắng tiêu biểu.- Phiếu học tập.
III- Hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1- Kiểm tra bài cũ
- Những thành tựu mà ta đã đạt được ở cả ba mặt chính trị, kinh tế, văn hoá giáo dục có ý nghĩa như thế nào?
2- Nội dung ôn tập:
* Hoạt động1: Làm việc nhóm
- GVchia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho 4 nhóm
- Tình thế hiểm nghèo của nước ta sau cách mạng tháng Tám thường được diễn tả bằng cụm từ nào? Hãy kể tên ba loại giặc mà cách mạng nước ta phải đương đầu từ cuối năm 1945
- Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định điều gì? Lời khẳng định đó giúp em liên tưởng tới bài thơ nào ra đời trong cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai?
- Hãy thống kê một số sự kiện mà em cho là tiêu biểu nhất trong chín năm kháng chiến chống thực dân Pháp?
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
Trò chơi : Đi tìm địa chỉ đỏ.
- GV phổ biến luật chơi
- GVtreo bản đồ VN.
- GVchuẩn bị những bông hoa cài trên cây. Ghi tên các địa danh ở đằng sau mỗi bông hoa. Ví dụ;
+Hà Nội:
+Huế.
+Đà Nẵng:
+Việt Bắc:
+Chợ Mới, chợ Đồn:
+Đông Khê:
4Hoạt động tiếp nối
- Về nhà ôn tập tiếp
- Chuẩn bị bài sau.
- Gọi HS lên bảng trả lời.
- HS nghe.
- HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp SGK, thảo luận trong nhóm dể trả lời câu hỏi.
- Thường được diễn tả bằng cụm từ: Ngàn cân treo sợi tóc. 3 loại giặc là: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm.
- Đã khẳng định quyết tâm kháng chiến của dân tộc ta.
- Đó là bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt.
- Ngày 19-12-1946: Tiếng súng kháng chiến toàn quốc bùng nổ.
- Ngày 20-12-1946: chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
- Thu đông 1947: Chiến dịch Việt Bắc.
- Thu đông 1950: Chiến dịch Biên Giới
- Tháng 2-1951: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 2 của Đảng.
- Ngày 1-5-1952: Đại hội anh hùng và chiến sỹ thi đua tòan quốc lần thứ 1.
 GVcho HS chơi trò chơi.
- HS nêu.
- Gọi HS nêu.
Tuần 19:
Thứ hai ngày 4 tháng 1 năm 2010
Luyện toán
Luyện : Tính diện tích hình tam giác
I. Mục tiêu:
- Giúp HS ghi nhớ quy tắc và công thức tính diện tích hình tam giác
- Rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác
 - Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II- Đồ dùng dạy học:
-Gv: Hệ thống bài tập dành cho học sinh.
-Hs: vở nháp.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Tổ chức :
2. Dạy bài mới:
a) Học sinh yếu hoàn thành chương trình
b) Bài tập
-Bài1: Tính diện tích hình tam giác biết:
a) Độ dài đáy là 15cm, chiều cao là 9cm
 b) Độ dài đáy là 20,5m chiều cao là 7,8m
 Bài 2 
Cho hình tam giác vuông ABC có độ dài đáy là 45 cm và chiều cao là 2,4 dm. Tính:
 a)Diện tích hình tam giác ABC
 b) Một tam giác khác có diện tích bằng diện tích hình tam giác ABC và có chiều cao là 20cm. Tính độ dài đáy của tam giác đó. 
- Nhận xét
Bài 3.
Tính chiều cao AH của tam giác vuông ABC .
 Biết AB = 30cm, AC = 40cm, BC = 50cm
3. Củng cố dặn dò
-Khắc sâu nội dung bài .
- Nhận xét giờ
-Hát.
-Hs lên bảng viết công thức và trình bày lại cách tính diện tích hình tam giác
-Hs đọc yêu cầu bài tập
-Làm nháp, 2 em lên bảng 
-	Nhận xét, 1-2 em đọc kết quả
-Đọc yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
 - Nêu KQ
- Nhận xét, chữa
 Toán(RKN)
 Luyện tập 
I- Mục tiêu:
	- Luyện về hình tam giác,rèn kỹ năng tính diện tích hình tam giác. 
	- Vận dụng giải những bài toán thực tế
 - Giáo dục học sinh ham học hỏi, tìm tòi cách giải toán.
II- Đồ dùng dạy học:
GV: Hệ thống bài tập dành cho học sinh.
-Hs Vở nháp.
III- Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Tổ chức :
2. Dạy bài mới
a) Học sinh yếu hoàn thành chương trình.
b) Bài tập
Bài 1. Tính diện tích tam giác có:
-A) Độ dài đáy là32cm và chiều cao là 22cm.
B ) Độ dài đáy là 2,5m và chiều cao là 1,3 m.
Bài 2: Tính diện tích hình tam giác có:
a)Độ dài đáy là 2.5m và chiều cao là 1,2m
b) Độ dài đáy là 1.5m và chiều cao là 10.2dm
 c) Độ dài hai cạnh góc vuông lần lợt là 3.5m và 15dm
 Bài 3 
Tính diện tích hình thang biết:
c)	Độ dài hai đáy là 15cm và 0.11m, chiều cao là 9cm
d)	Độ dài hai đáy là 20.5m và 15.2m, 
chiều cao 7.8m 
Bài 4:
Một hình tam giác có đáy 20cm, chiều cao 12cm. Một hình thang có diện tích bằng diện tích hình tam giác và có chiều cao bằng 10cm. Tính trung bình cộng hai đáy của hình thang.
- Nhận xét
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét giờ
-Hát.
-Hs đọc yêu cầu bài tập
-HS lên bảng thực hiện
-	Lớp làm vào vở
-	Nhận xét, bổ sung
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
-HS thi theo nhóm
-Báo cáo KQ 
-Hs nhận xét.
-Hs đọc yêu cầu bài tập.
- Làm bài - Nêu KQ
- Nhận xét, chữa bài
Tiếng việt(RKN)
Luyện đọc : Người công dân số một
A.Mục đích yêu cầu:
Tiếp tục rèn cho học sinh:
- Biết đọc đúng một văn bán kịch: Phân biệt lời các nhân vật, lời tác giả, đọc diễn cảm đoạn kịch theo phân vai.
- Hiểu được tâm trạng của người thanh niên Nguyễn Tất Thành, day dứt trăn trở tìm con đường cứu nước cứu dân
B. Đồ dùng dạy học:
-GV: Bảng phụ ,sgk.
-HS: sgk
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
I. Tổ chức:
II. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi HS đọc lời giới thiệu nhân vật, cảnh trí
- GV đọc diễn cảm đoạn kịch
- Luyện đọc các từ khó
- Gọi HS tiếp nối đọc từng đoạn (3 đoạn)
- Luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bộ trích đoạn
Tổ chức cho HS luyện đọc và trả lời các câu hỏi:
- Anh Lê giúp anh Thành việc gì?
- Nhắc lại nội dung bài?
b) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc đoạn kịch theo cách phân vai: Anh Thành, anh Lê và người dẫn truyện
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo đúng tâm trạng của từng nhân vật
- Cho HS đọc phân vai và thi đọc diễn cảm
III. Củng cố dặn dò:
- Nêu ý nghĩa của trích đoạn kịch
- Nhận xét và đánh giá giờ học
- Hát
- HS lắng nghe
- 1 HS đọc 
- HS lắng nghe
- HS luyện đọc các từ: phắc-tuya, Sa-xơ-lu Lô-ba, Phú Lãng Sa
- HS tiếp nối đọc đoạn (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- 2 em đọc toàn bài
- Giúp anh Thành tìm việc làm ở Sài Gòn
- HS nhắc lại
- HS luyện đọc diễn cảm phân vai nhân vật
- Thi đọc diễn cảm
- HS nêu
- HS lắng nghe và thực hiện
Ôn khoa
Ôn các bài đã học 
I. Mục tiêu.
Củng cố để HS nắm vững hơn nội dung của các bài đã học
Nêu được cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su, chất dẻo, tơ sợi...
II. Đồ dùng dạy học.
Phiếu học tập.
Các hình ảnh của các bài
III. Hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới.
3. Dạy học bài mới.
- GV nêu nội dung câu hỏi.
- HS suy nghĩ và trả lời vào phiếu học tập.
 * Câu 1: Đánh dấu X vào trước ý đúng:
a) Cao su tự nhiên được chế biến từ vật liệu gì?
+ Nhựa cây cao su.
+ Than đá
+ Dầu mỏ
b) Cao su được chế biến từ than đá, dầu mỏ được gọi là gì:
+ Cao su tự nhiên.
+ Cao su nhân tạo.
c) Cao su có tính chất gì?
+ Đàn hồi tốt
+ ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh.
+ Cách điện, cách nhiệt.
+ Không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
+ Tất cả các tính chất trên
 * Câu 2: Cao su thường đươc dùng để làm gì?
 * Câu 3: Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su?
* Câu 4: 
4. Hoạt động nối tiếp: Tổng kết – dặn dò.
- Ôn lại hai bài 29 và 30.
- Chuẩn bị bài sau.
- Phương án đúng là: Nhựa cây cao su.
- Phương án đúng là: Cao su nhân tạo.
- Phương án đúng là: Tất cả các tính chất trên.
- Làm săm, lốp xe, dây chun, tẩy, đệm mút, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy mọc và đồ dùng gia đình.
- Tránh xa lửa, xăng dầu, mỡ, axit và một số chất lỏng khác.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 18.doc