Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25

Tập đọc:

PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG

I) Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài

 2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài

 3. Thái độ: Tôn kính, nhớ ơn tổ tiên

II) Chuẩn bị:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về Đền Hùng

III) Các hoạt động dạy học:

 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 92 trang Người đăng hang30 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2009
Tập đọc: 
PHONG CẢNH ĐỀN HÙNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài
	2. Kỹ năng: Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài
	3. Thái độ: Tôn kính, nhớ ơn tổ tiên
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Sưu tầm tranh ảnh về Đền Hùng
III) Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc bài: “Hộp thư mật” và trả lời các câu hỏi về nội dung bài
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc: 
- Gọi HS đọc toàn bài.
- Tóm tắt nội dung bài. Hướng dẫn HS đọc
- Chia đoạn: 3 đoạn: ( Mỗi lần xuống dòng là một đoạn) 
- Đọc đoạn
- Giúp học sinh sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó ở mục: chú giải
- Luyện đọc theo nhóm
- Gọi HS đọc toàn bài
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Bài văn viết về cảnh vật gì? ở nơi nào? (Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên ở vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam)
- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng (Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu (Phú Thọ cách ngày nay khoảng 4000 năm)
- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? (có những khảm hải đường đâm bông rực rỡ, những cánh bướm dập dờn bay lượn, bên trái là đỉnh núi Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững. phía xa là núi Sóc Sơn nơi in dấu chân ngựa sắt Phù Đổng 
- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của cả dân tộc. Hãy kể tên những truyền thuyết đó. (Cảnh núi non Ba Vì vòi vọi gợi nhớ đến truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh; núi Sóc Sơn gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng, cột đá thề đền Thượng gợi nhớ truyền thuyết An Dương Vương, Giếng Ngọc gợi nhows truyền thuyết về Tiên Dung và Chử Đồng Tử)
- Kể ngắn gọn cho học sinh nghe một số truyền thuyết khác
- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba”
(Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam: thủy chung, luôn nhớ về cội nguồn dân tộc)
- Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? 
(Ý chính: Bài văn ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi người Việt Nam đối với tổ tiên)
* Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đọc đoạn
- Nêu giọng đọc
- Luyện đọc diễn cảm
- Gọi HS thi đọc diễn cảm
4. Củng cố: 
- Gọi học sinh nêu lại ý chính
- Củng cố bài, liên hệ giáo dục học sinh
5. Dặn dò: Dặn học sinh luyện đọc lại bài.
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc bài
- Lắng nghe
- Nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (3 lượt)
- Luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc cả bài
- Lắng nghe
- Đọc thầm lại toàn bài
- Trả lời câu hỏi
- Vài học sinh kể
- Tìm từ ngữ
- Kể tên các truyền thuyết theo yêu cầu
- Lắng nghe
- Trả lời câu hỏi
- 2 học sinh nêu ý chính
- 3 học sinh tiếp nối đọc 3 đoạn
- Luyện đọc diễn cảm bài
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm
- 1 học sinh nhắc lại ý chính
- Lắng nghe
- Về học bài
Toán: Tiết 121
THI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II
Đạo đức: 
THỰC HÀNH GIỮA HỌC KÌ II
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố những kiến thức đã học
	2. Kỹ năng: Thể hiện tình yêu quê hương bằng những hành vi, việc làm phù hợp với khả năng của mình. Vẽ tranh thể hiện tình yêu quê hương
	- Thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền
	3. Thái độ: Yêu quê hương, đất nước, con người Việt Nam.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Giấy, bút để vẽ tranh
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Em đã làm gì để thể hiện tình yêu quê hương, đất nướ? 
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Liên hệ thực tế
- Yêu cầu học sinh trao đổi với nhau theo các gợi ý sau
+ Quê bạn ở đâu? Bạn biết những gì về quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những việc gì để thể hiện tình yêu quê hương?
- gọi HS trình bày trước lớp
- Kết luận và khen ngợi học sinh đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể
* Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến
- Chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai, góp ý kiến cho UBND xã (phường) về các vấn đề liên quan đến trẻ em như: xây dựng sân chơi cho trẻ em, tổ chức ngày 1 tháng 6 
- Kết luận HĐ2
* Hoạt động 3: Vẽ tranh
- Yêu cầu học sinh vẽ tranh để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước
- Nhận xét về tranh vẽ của học sinh 
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh học bài
- 2 học sinh 
- Trao đổi nhóm đôi theo gợi ý
- Trình bày trước lớp
- Học sinh khác có thể trao đổi với bạn về những vấn đề khác mà mình quan tâm
- Thảo luận, đóng vai
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Lắng nghe
- Vẽ tranh
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài
Chính tả: ( Nghe – viết) 
AI LÀ THỦY TỔ CỦA LOÀI NGƯỜI?
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu nội dung bài, củng cố cách viết hoa tên riêng của người
	2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng nghe – viết, viết đúng tên riêng
	3. Thái độ: Có ý thức rèn chữ và viết đúng chính tả
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng nhóm để học sinh làm bài
III) Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết lời giải câu đố (BT3 – tiết chính tả trước)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh nghe – viết chính tả:
- Đọc bài viết
- Yêu cầu học sinh nêu nội dung bài viết (nói về truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thủy tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này)
- Nhắc các em chú ý những tên riêng viết hoa, những chữ dễ viết sai chính tả:( A-đam, Ê-va, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn...
- Đọc cho học sinh viết chính tả
- Đọc soát lỗi
- Chấm, chữa một số lỗi HS thường viết sai bài chính tả
c) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 2: Tìm những tên riêng trong mẩu chuyện vui (SGK) và cho biết những tên riêng đó được viết như thế nào? 
- Yêu cầu học sinh tìm viết các tên riêng ra nháp, 1 số học sinh viết vào bảng nhóm
- Yêu cầu học sinh nêu cách viết các tên riêng đó (viết như viết tên người, tên địa lý Việt Nam: viết hoa chữ cái đầu các tiếng tạo nên tên riêng đó)
- Yêu cầu học sinh nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ trong câu chuyện (đó là một anh chàng gàn dở, mù quáng. Hễ nghe nói một vật là đồ cổ thì anh ta hấp tấp mua liền, không cần biết đó là đồ thật hay giả)
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ cách viết tên riêng của một người, tên địa lí nước ngoài
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc bài cần viết chính tả, lớp đọc thầm
- Nêu nội dung bài viết
- Lắng nghe, ghi nhớ, viét vào bảng con
- Nghe, viết vào vở
- Nghe, đổi chéo bài soát lỗi
- Tự sửa lỗi
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- 1 học sinh đọc, lớp đọc thầm
- Viết tên riêng
- Nêu cách viết tên riêng
- Vài học sinh nêu
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ ba ngày 24 tháng 2 năm 2009
Toán: Tiết 122
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng
	2. Kỹ năng: Đổi đơn vị đo thời gian
	3. Thái độ: Tích cực, tự giác học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bảng con
	- Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng đơn vị đo thời gian
III) Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: Nhận xét bài kiểm tra
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học:
- Yêu cầu học sinh nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học và nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian đó
- Giúp học sinh nhớ lại kiến thức về năm nhuận, năm không nhuận.
- Yêu cầu học sinh đọc lại bảng đơn vị đo thời gian ở bảng phụ
- Hướng dẫn để học sinh nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng, nhớ số ngày của từng tháng dựa vào nắm tay 
- Yêu cầu học sinh quan sát hình vẽ ở SGK 
c) Ôn lại cách đổi đơn vị đo thời gian:
- Hướng dẫn học sinh đổi các số đo thời gian từ: năm ra tháng, từ giờ ra phút, từ phút ra giờ theo hướng dẫn ở SGK 
d) Luyện tập:
Bài 1: 
- Nêu yêu cầu 
- Yêu cầu học sinh nhìn bảng SGK, phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
- Giải thích về hình 4 và hình 8 (H4: xe đạp khi mới được phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh đằng trước. H8: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ)
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Yêu cầu học sinh tự làm bài 
* Đáp án:
a) 6 năm = 72 tháng
4 năm 2 tháng = 50 tháng
3 năm rưỡi = 3,5 năm = 42 tháng
3 ngày = 72 giờ
0,5 ngày = 12 giờ
3 ngày rưỡi = 3,5 ngày = 84 giờ
b) 3 giờ = 180 phút
 1,5 giờ = 90 phút
giờ = 45 phút
6 phút = 360 giây
phút = 30 giây
Bài 3: Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm
- Thực hiện vào bảng con 
a)
72 phút = 1,2 giờ
270 phút = 4,5 giờ
b)
30 giây = 0,5 phút
135 giây = 2,25 phút
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài
- Theo dõi
- Nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa chúng
- Lắng nghe
- Đọc bảng đơn vị đo thời gian
- Nêu theo hướng dẫn
- Quan sát
- Thực hiện theo hướng dẫn
- Lắng nghe
- Nhìn bảng, phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe, ghi nhớ
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài vào vở, nêu kết quả
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm vào bảng con 
- Lắng nghe
- Về ôn bài
Luyện từ và câu: 
LIÊN KẾT CÁC CÂU TRONG BÀI BẰNG CÁCH LẶP TỪ NGỮ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu thế nào là liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ
	2. Kỹ năng: Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu
	3. Thái độ: Có ý thức sử dụng từ ngữ chính xác khi nói hoặc viết
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết 2 câu văn ở phần: Nhận xét
III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp:
2) Kiểm tra bài cũ: 1 học sinh nêu mục: ghi nhớ, 1 học sinh làm lại bài tập 2 (tiết LTVC trước)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nhận xét: 
- Nêu yêu cầu 1
- Gọi học sinh đọc 2 câu văn, suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng: (Trong câu in nghiêng, từ “đền” được lặp lại ở câu trước)
- Nêu yêu cầu 2, yêu cầu học sinh thực hiện 
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: (Nếu thay thế từ “đền” ở câu thứ hai bằng một trong các từ đã cho thì nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau)
- Nêu yêu cầu 3, gọi học sinh trả lời
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng (Hai  ... Viết đoạn văn
- Đọc đoạn văn
- Lớp nhận xét
- Lắng nghe
- Về học bài, làm bài
Tập đọc: 
ÔN TẬP VÀ KIỂM TRA TẬP ĐỌC – HỌC THUỘC LÒNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc – học thuộc lòng (t6)
	 Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu
	2. Kỹ năng: Thực hành làm được bài tập
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Phiếu như t1 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Kiểm tra TĐ – HTL
- Thực hiện như T1
c) Bài tập 2: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn (SGK)
- Gọi 3 học sinh tiếp nối đọc 3 đoạn văn 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập
- Gọi 1 số học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Đáp án: Các từ lần lượt cần điền vào chỗ trống trong mỗi đoạn văn là:
a) Nhưng
b) Chúng
c) Nắng, chị, nắng, chị, chị
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị cho tiết kiểm tra
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nối tiếp đọc
- Làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Kỹ thuật: 
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (t2)
I) Mục tiêu:
 1. Kiến thức: Nắm được cách lắp máy bay trực thăng đúng qui trình, đúng kĩ thuật
	2. Kỹ năng: Lắp được một số bộ phận của máy bay trực thăng
	3. Thái độ: Cẩn thận khi thực hành
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
	- Giáo viên: Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 3: Thực hành
- Chọn chi tiết: yêu cầu học sinh chọn các chi tiết để lắp máy bay trực thăng và để gọn vào nắp hộp
- Gọi học sinh nêu lại mục: Ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh quan sát kĩ các hình ở SGK và đọc nội dung từng bước lắp
- Lưy ý học sinh một số điểm khi lắp các bộ phận
- Yêu cầu học sinh thực hành lắp máy bay trực thăng theo nhóm 3
- Quan sát, hướng dẫn thêm cho học sinh còn lúng túng
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh xếp gọn các bộ phận lắp dở vào một túi riêng để giờ sau tiếp tục thực hành
- Chuẩn bị 
- Chọn chi tiết
- Nêu mục: Ghi nhớ
- Quan sát, đọc hướng dẫn lắp
- Lắng nghe
- Thực hành
- Lắng nghe
- Thực hiện yêu cầu 
Thứ năm ngày
Toán: 
ÔN TẬP VỀ SỐ TỰ NHIÊN
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố về cách đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
	2. Kỹ năng: Đọc, viết, so sánh, tìm các số tự nhiên
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Phiếu để học sinh làm bài tập 2
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1:
- Yêu cầu học sinh đọc các số ở SGK (BT1) và nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh làm bài, phát phiếu để 3 học sinh làm bài
- Yêu cầu 3 học sinh dán bài làm ở bảng lớp
- Gọi học sinh nhận xét
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
a) Ba số tự nhiên liên tiếp
998; 999; 1000
7999; 8000; 8001
66665; 66666; 66667
b) Ba số chẵn liên tiếp
98
100
102
996
998
1000
2998
3000
3002
C) Ba số lẻ liên tiếp
77
79
81
299
301
303
1999
2001
2003
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của các số tự nhiên các số lẻ, các số chẵn liên tiếp
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh làm bài sau đó chữa bài ở bảng
1000 > 997
7500 : 10 = 750
6987 < 10000
53796 < 53800
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh các số tự nhiên
Bài 5: Tìm chữ số thích hợp để khi viết vào ô trống ta được:
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
- Khi chữa bài yêu cầu học sinh nêu các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và đặc điểm của số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
a) Chữ số cần điền là: 2 hoặc 5 hoặc 8
b) Chữ số cần điền là: 0 hoặc 9
c) Chữ số cần điền là: 0
d) Chữ số cần điền là: 5
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức về số tự nhiên, làm bài tập 4
- Làm bài tập 1
- Nêu yêu cầu
- Làm bài
- Dán phiếu, trình bày bài
- Nhận xét
- Theo dõi
- Vài học sinh nêu
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu 
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài
- Học sinh nêu 
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu: 
KIỂM TRA ĐỌC HIỂU – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Khoa học: 
SỰ SINH SẢN CỦA CÔN TRÙNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết: Quá trình phát triển của một số côn trùng, đặc điểm chung về sự sinh sản của côn trùng
	2. Kỹ năng: Phát hiện những côn trùng có hại, Chỉ sơ đồ
	3. Thái độ: Diệt những côn trùng có hại đối với cây cối, hoa màu và đối với sức khỏe con người. Giữ vệ sinh nhà ở, môi trường.
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật
- Kể tên một số động vật đẻ trứng, 1 số động vật đẻ con
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Thảo luận
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin ở SGK, quan sát các hình trang 114, mô tả quá trình sinh sản của bướm cải và chỉ ra đâu là trứng, sâu, nhộng và bướm cải
- Yêu cầu học sinh các nhóm thảo luận, trả lời các câu hỏi:
+ Bướm thường đẻ trứng vào mặt trên hay mặt dưới của lá rau cải? (mặt dưới)
+ Ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển, bướm cải gây thiệt hại nhất? (Giai đoạn trứng nở thành sâu. Sâu ăn lá để lớn. Hình 2a, 2b, 2c cho thấy sâu càng lớn càng ăn nhiều lá và gây thiệt hại nhất)
+ Người ta thường áp dụng biện pháp nào để giảm thiệt hại cho hoa màu do côn trùng gây ra? (Bắt sâu, phun thuốc trừ sâu, diệt bướm, )
* Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát sơ đồ ở SGK trang 115, thảo luận nói về sự sinh sản của ruồi và gián
- Kết luận: 
+ Ruồi thường hay đẻ trứng ở những nơi có phân, rác thải, xác chết động vật. Trứng nở thành dòi, dòi phát triển thành nhộng, nhộng phát triển thành ruồi
+ Trứng gián nở thành gián con
- Yêu cầu học sinh thảo luận nêu cách diệt ruồi, gián (giữ vệ sinh môi trường, nhà ở, nhà bếp,  phun thuốc diệt gián)
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- 2 học sinh 
- Đọc thông tin SGK, quan sát hình SGK, mô tả
- Thảo luận nhóm, trả lời
- Quan sát, thảo luận, thực hiện yêu cầu 
- Thảo luận, nêu cách diệt ruồi, gián
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý: 
CHÂU MĨ (Tiếp theo)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Biết một số đặc điểm của dân cư châu Mĩ. Một số đặc điểm chính của kinh tế Châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì
	2. Kỹ năng: Xác định trên bản đồ vị trí địa lý của Hoa Kì
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bản đồ Thế giới
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
Dân cư châu Mĩ:
* Hoạt động 1: Làm việc cá nhân
- Yêu cầu học sinh dựa vào bảng số liệu bài 17 và nội dung ở mục 3 để trả lời câu hỏi:
+ Châu Mĩ có số dân đứng thứ mấy trong các châu lục? (đứng thứ 3)
+ Người dân châu Mĩ đến từ các châu lục nào? (Phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư từ các châu lục khác đến)
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu? (Ở miền Đông của Châu Mĩ)
- Kết luận HĐ1
Hoạt động kinh tế
* Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh các nhóm quan sát H4 (SGK), thảo luận để trả lời các câu hỏi:
+ Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ (Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển nhất, Trung Mĩ và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển)
- Kể tên một số nông sản ở các khu vực kể trên (Bắc Mĩ có lúa mì, bông, lợn, bò sữa, cam, nho, Trung Mĩ và Nam Mĩ có: chuối, cà phê, mía, bông, bò, cừu)
- Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ? (Bắc Mĩ có ngành công nghiệp, công nghệ kĩ thuật cao còn Trung Mĩ và Nam Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng)
Hoa Kỳ:
* Hoạt động 3: Làm việc theo cặp
- Gọi 1 số học sinh chỉ vị trí của Hoa Kỳ và thủ đô Oa – sinh – tơn trên bản đồ
- Yêu cầu học sinh trao đổi, nêu một số đặc điểm nổi bật của Hoa Kì (Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới)
- Yêu cầu học sinh đọc mục: Bài học
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- Đọc thông tin, trả lời câu hỏi
- Quan sát, thảo luận, trả lời câu hỏi
- Chỉ bản đồ
- Trao đổi, trả lời câu hỏi
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu mgày
Toán: 
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh củng cố về đọc, viết, rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số
	2. Kỹ năng: Thực hành làm các bài tập	
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bảng con
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm BT4 (trang 147)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
a) Viết các phân số chỉ phần đã tô màu của hình (SGK)
- Yêu cầu học sinh quan sát từng hình ở SGK, viết phân số vào bảng con
- Nhận xét, kết luận: Các phân số là:
b) Viết các hỗn số
- Thực hiện tương tự ý a
(kết luận: Các hỗn số là: 1; )
Bài 2: Rút gọn các phân số
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số
- Yêu cầu học sinh nêu lại cách quy đồng mẫu số các phân số
- Lưu ý: Nên tìm MSC bé nhất
- Yêu cầu học sinh làm bài rồi chữa bài
a) 
; 
b) 
; giữ nguyên 
Bài 5: Viết phân số thích hợp vào vạch ở giữa và trên tia số
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Gọi học sinh chữa bài ở bảng; giải thích cách làm
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh làm bài tập 4 (trang 149)
- 2 học sinh 
- Nêu yêu cầu 
- Quan sát, viết phân số vào bảng con
- Theo dõi
- Làm tương tự ý a
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Nêu cách quy đồng
- Ghi nhớ
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu yêu cầu 
- Làm bài, chữa bài, giải thích cách làm
- Lắng nghe
- Về học bài

Tài liệu đính kèm:

  • docquyen 8.doc