Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27

Lịch sử:

LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG

I) Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về khu di tích lịch sử Tân Trào

 2. Kỹ năng: Tìm hiểu lịch sử qua sách vở, báo chí và qua tìm hiểu thực tế

 3. Thái độ: Tích cực học tập

II) Chuẩn bị:

 - Học sinh:

 - Giáo viên: Ảnh chụp: lán Nà Lừa, đình Hồng Thái, đình Tân Trào, hang Bòng, cây đa Tân Trào

III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò

 

doc 36 trang Người đăng hang30 Lượt xem 381Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử: 
LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu về khu di tích lịch sử Tân Trào
	2. Kỹ năng: Tìm hiểu lịch sử qua sách vở, báo chí và qua tìm hiểu thực tế
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Ảnh chụp: lán Nà Lừa, đình Hồng Thái, đình Tân Trào, hang Bòng, cây đa Tân Trào
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* hoạt động 1: Tìm hiểu các di tích lịch sử Tân Trào
- Yêu cầu học sinh thảo luận kể tên các di tích lịch sử trong khu di tích Tân Trào
- Yêu cầu học sinh trình bày hiểu biết của mình về các di tích lịch sử trên
* Hoạt động 2: Làm việc cả lớp
- Cho học sinh quan sát các bức ảnh chụp các di tích kể trên
- Giới thiệu cho học sinh biết về các sự kiện lịch sử gắn với các di tích này
- Yêu cầu học sinh nêu suy nghĩ của mình về các di tích lịch sử kể trên
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- Thảo luận, nối tiếp kể tên
- Trình bày hiểu biết
- Quan sát
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Nêu suy nghĩ
- Lắng nghe
- Về học bài
Kể chuyện: 
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tìm, kể câu chuyện theo yêu cầu của đề bài
	2. Kỹ năng: rèn kỹ năng nói, nghe
	3. Thái độ: Noi gương, thực hiện những việc làm tốt
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Học sinh kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc về một nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề bài:
- Gọi học sinh đọc đề bài
Đề bài: Kể về việc làm tốt của bạn em
- Hướng dẫn học sinh phân tích đề, gạch chân dưới những từ quan trọng
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc các gợi ý ở SGK
- Gọi 1 vài học sinh nói về nhân vật và việc làm tốt của nhân vật mà mình chọn kể
c) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Kể chuyện theo cặp:
* Thi kể chuyện trước lớp
- Cùng học sinh bình chọn bạn kể chuyện hay nhất, bạn chọn được câu chuyện có ý nghĩa nhất
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về kể lại câu chuyện của mình cho người thân nghe
- 2 học sinh 
- Đọc đề bài
- Xác định trọng tâm của đề
- Đọc các gợi ý SGK
- Vài học sinh nêu
- Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi cảm nghĩ của mình về nhân vật
- 1 số học sinh thi kể chuyện trước lớp, mỗi em kể xong trao đổi cùng bạn về câu chuyện (nội dung, ý nghĩa, nhân vật)
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ tư ngày
Toán: 
PHÉP NHÂN
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố về phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số
	2. Kỹ năng: Thực hành làm được các bài tập
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bảng con
	- Giáo viên: Bảng nhóm
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Làm bài 
1560 – 271 = ? 83,45 – 42,47 = ?
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tính
- Nêu yêu cầu
- Thực hiện các phép tính vào bảng con
a) ×
 4802
×
 6120
 324
 205
 19208
 9604
 14406
 30600
 12240
1254600
1555848
b) 
×
 35,4
×
 21,76
 6,8
 2,05
 283 2
 2124
 108 80
 4352
240,72
44,6080
c) ; 
Bài 2: Tính nhẩm
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính nhẩm (nhân nhẩm) một số thập phân với 10, 100, 1000,  và với 0,1; 0,01; 0,001; 
- Yêu cầu học sinh tính nhẩm sau đó nêu kết quả bài làm
a) 3,25 × 10 = 32,5; 3,25 × 0,1 = 0,325
b) 417,56 × 100 = 41756 417,56 × 0,01 = 4,1756
Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- Yêu cầu học sinh tự làm bài, 3 học sinh làm bài vào bảng nhóm
- Yêu cầu học sinh chữa bài, khi chữa bài giải thích đã áp dụng tính chất nào của phép nhân để làm bài
a) 2,5 × 7,8 × 4 = 2,5 × 4 × 7,8 = 10 × 7,8 = 78
b) 0,5 × 9,6 × 2 = 0,5 × 2 × 9,6 = 1 × 9,6 = 9,6
d) 8,3 × 7,9 + 7,9 × 1,7 = (8,3 × 1,7) × 7,9 
 = 10 × 7,9 = 79
Bài 4: 
- Yêu cầu học sinh tự tóm tắt bài toán rồi giải bài 
Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong một giờ là:
48,5 + 33,5 = 82 (km)
Thời gian để ô tô và xe máy gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ 
Độ dài quãng đường AB là:
82 × 1,5 = 123 (km)
 Đáp số: 123 km
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe
- Làm bài, chữa bài
- Nêu yêu cầu
- Nêu cách tính
- Làm bài, nêu kết quả
- Nêu yêu cầu
- Làm bài
- Chữa bài kết hợp giải thích cách làm
- Nêu yêu cầu 
- Tóm tắt và làm bài vào vở
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập đọc: 
BẦM ƠI
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa bài thơ
	2. Kỹ năng: Đọc trôi chảy, diễn cảm bài thơ. Học thuộc lòng bài thơ
	3. Thái độ: Khâm phục những người phụ nữ Việt Nam anh hùng
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Đọc bài: Công việc đầu tiên, trả lời câu hỏi về nội dung bài
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho học sinh, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó, sửa giọng đọc cho học sinh 
- Đọc mẫu toàn bài
* Tìm hiểu bài
- Điều gì gợi cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ. Anh nhớ tới hình ảnh nào? (Cảnh chiều mưa phùn, gió bấc, làm cho anh chiến sĩ nhớ tới mẹ của mình nơi quê nhà. Anh nhớ hình ảnh mẹ lội ruộng cấy mạ non, mẹ run vì rét)
- Tìm những hình ảnh so sánh thể hiện tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng? 
(- Tình cảm của mẹ với con:
“Mạ non bầm cấy mấy đon
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần”
- Tình cảm của con với mẹ:
“Mưa phùn ướt áo tứ thân
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu”)
- Anh chiến sĩ dùng cách nói như thế nào để làm yên lòng mẹ? (Anh dùng cách so sánh:
“Con đi trăm núi ngàn khe
.
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”)
- Qua lời nói tâm tình của anh chiến sĩ em nghĩ gì về người mẹ của anh? (Người mẹ của anh chiến sĩ là một người phụ nữ Việt Nam điển hình: Chịu thương, chịu khó, hiền hậu đầy tình yêu thương con)
- Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì? (Ý chính: Ca ngợi người mẹ và tình mẹ con thắm thiết, sâu nặng giữa người chiến sĩ ngoài tiền tuyến với người mẹ tần tảo, giàu tình yêu thương con nơi quê nhà)
* Đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm hai khổ thơ đầu
- Học thuộc lòng bài thơ
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về tiếp tục học thuộc lòng bài thơ
- 2 học sinh 
- 1 học sinh đọc toàn bài
- 4 học sinh tiếp nối đọc đoạn
- Luyện đọc theo cặp
- 2 học sinh đọc toàn bài
- Lắng nghe
- 1 học sinh đọc 2 khổ đầu
- Trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc khổ thơ 3
- Trả lời câu hỏi
- 1 học sinh đọc khổ thơ cuối
- Trả lời câu hỏi
- Phát biểu cảm nghĩ
- Nêu ý chính
- Lắng nghe
- Luyện đọc diễn cảm
- 1 số học sinh thi đọc diễn cảm
- Lớp đọc đồng thanh
- Nhẩm HTL từng khổ thơ, cả bài
- 1 số học sinh thi đọc thuộc lòng từng khổ và cả bài
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn: 
ÔN TẬP VỀ VĂN TẢ CẢNH
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố kiến về văn tả cảnh
	2. Kỹ năng:
	- Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong học kì I. Trình bày được dàn ý của một trong các bài văn đó
	- Phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Liệt kê các bài tập đọc, các bài văn là văn tả cảnh đã học ở HKI. Trình bày dàn ý của một trong các bài văn đó
- Yêu cầu học sinh làm bài cá nhân vào vở bài tập
- Gọi học sinh nêu tên các bài tập đọc, bài văn theo yêu cầu. 
- Ghi bảng đáp án đúng
- Yêu cầu học sinh lập dàn ý cho một trong các bài tập đọc, bài văn vừa liệt kê
- Gọi học sinh trình bày dàn ý
- Củng cố cho học sinh những kiến thức quan trọng về văn tả cảnh
Bài tập 2: Đọc bài văn (SGK) và trả lời câu hỏi
- Nêu yêu cầu bài tập
- Gọi học sinh tiếp nối đọc bài văn (SGK)
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 2, trả lời câu hỏi
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng
* Đáp án: 
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rõ
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát sự vật rất tinh tế: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất/ 
c) Hai câu cuối bài thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, chuẩn bị bài sau
- Nêu yêu cầu bài tập
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp nêu theo yêu cầu
- Theo dõi
- Lập dàn ý
- Trình bày dàn ý
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Nối tiếp đọc bài văn
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- Phát biểu ý kiến
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe
- Về học bài
Kĩ thuật: 
LẮP RÔ – BỐT (T2)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Nắm được quy trình kĩ thuật lắp rô-bốt
	2. Kỹ năng: Lắp được rô-bốt đúng quy trình kĩ thuật
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
	- Giáo viên: Mô hình rô-bốt đã lắp sẵn
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 3: Thực hành lắp rô-bốt
a) Chọn chi tiết
- Yêu cầu học sinh chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng SGK và xếp từng loại vào nắp hộp
b) Lắp rô-bốt
- Yêu cầu học sinh thực hành theo nhóm 2, lắp từng bộ phận và lắp hoàn chỉnh rô-bốt theo trình tự đã hướng dẫn 
- Quan sát, hướng dẫn thêm cho học sinh 
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh xếp gọn đồ thực hành để giờ sau tiếp tục học tiết 3
- Chuẩn bị 
- Chọn chi tiết xếp vào nắp hộp
- Thực hành theo nhóm, lắp rắp theo hướng dẫn 
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ năm ngày
Toán: 
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố về phép nhân
	2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng thực hành tính và giải toán
	3 ...  bài
Thứ năm ngày
Toán: 
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI VÀ DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH 
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về tính chu vi, diện tích một số hình đã học
	2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh làm ý b của bài tập 2 (trang 165)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: 
- Yêu cầu học sinh nêu cách tính chu vi, diện tích hình chữ nhật
- Yêu cầu học sinh giải bài
Bài giải
a) Chiều rộng khu vườn hình chữ nhật là:
120 × = 80 (m)
Chu vi khu vườn hình chữ nhật là:
(120 + 80) × 2 = 400(m)
b) Diện tích khu vườn hình chữ nhật là:
120 ×80 = 9600 (m2)
9600m2 = 0,96ha
Đáp số: a) 400m
 b) 9600m2; 0,96ha
Bài 2: 
- Yêu cầu học sinh tính độ dài thực rồi tính diện tích mảnh đất
Bài giải
Đáy lớn là: 5 × 1000 = 5000 (cm)
5000 cm = 50 m
Đáy bé là: 3 × 1000 = 3000 (cm)
3000 cm = 30 m
Chiều cao là: 2 × 1000 = 2000 (cm)
2000 cm = 20 m
Diện tích mảnh đất hình thang là: 
(50 + 30) × 20 : 2 = 800 (m2)
 Đáp số: 800m2
Bài 3: 
- Yêu cầu học sinh tự phân tích hình vẽ rồi làm bài
a) Diện tích hình vuông ABCD bằng 4 lần diện tích hình tam giác vuông BOC, mà diện tích hình tam giác vuông có thể tích được theo hai cạnh:
Diện tích hình vuông ABCD là:
(4 × 4 : 2) × 4 = 32 (cm2)
b) Diện tích phần đã tô màu của hình tròn bằng diện tích hình tròn trừ đi diện tích hình vuông ABCD
Diện tích hình tròn là:
4 × 4 × 3,14 = 50,24 (cm2)
Diện tích phần đã tô màu của hình tròn là:
50,24 – 32 = 18,24 (cm2)
Đáp số: a) 32cm2
 b) 18,24 cm2
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại cách tính chu vi, diện tích các hình đã học
- 2 học sinh 
- Nêu yêu cầu
- Nêu cách tính
- Làm bài, chữa bài
- Nêu yêu cầu
- Làm bài, nêu bài làm
- Nêu yêu cầu
- Phân tích hình vẽ, làm bài
- Lắng nghe
- Về học bài
Luyện từ và câu: 
ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU
(dấu hai chấm)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về dấu hai chấm, tác dụng của dấu hai chấm
	2. Kỹ năng: Củng cố kĩ năng sử dụng dấu hai chấm
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ chép yêu cầu, nội dung bài tập 2
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Học sinh đọc đoạn vănở bài tập 2 (tiết LTVC trước)
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài tập 1: Trong mỗi ví dụ ở SGK, dấu hai chấm được dùng để làm gì?
- Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập 1
- Gọi học sinh nhắc lại tác dụng của dấu hai chấm
- Yêu cầu học sinh đọc các ví dụ ở SGK, suy nghĩ, phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án: 
a) Dấu hai chấm đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
b) Dấu hai chấm báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
Bài tập 2: Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ, các câu văn dưới đây
- Gọi 3 học sinh nối tiếp đọc các khổ thơ, đoạn văn
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm 2, làm bài
- Gọi đại diện một số nhóm chữa bài ở bảng, giải thích lí do đặt dấu hai chấm
- Cùng học sinh nhận xét, chốt lại bài làm đúng
* Đáp án:
a) Thằng giặc cuống cả chân
Nhăn nhó kêu rối rít
Đồng ý là tao chết
b) Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi  khi tha thiết cầu xin: “Bay đi diều ơi! Bay đi!”
c) Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một phong cảnh thiênnhiên kì vĩ: phía tây là dãy Trường Sơn 
Bài tập 3: Để người bán hàng (trong mẩu chuyện vui ở SGK) khỏi hiểu lầm, ông khách cần thêm dấu gì vào tin nhắn của mình, dấu đó đặt sau chữ nào?
- Gọi học sinh đọc mẩu chuyện vui ở SGK
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Gọi học sinh phát biểu
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng
* Đáp án:
“Xin ông làm ơn ghi thêm nếu còn chỗ: linh hồn bác sẽ được lên thiên đàng.”
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài, xem lại bài
- 2 học sinh 
- Nêu yêu cầu
- 1 học sinh nhắc lại
- Đọc ví dụ, suy nghĩ, nêu ý kiến
- Theo dõi
- Nêu yêu cầu
- 3 học sinh đọc
- Trao đổi, làm bài
- Đại diện nhóm chữa bài
- Theo dõi
- Nêu yêu cầu
- 1 học sinh đọc
- Làm bài
- Phát biểu ý kiến
- Theo dõi
- Lắng nghe
- Về học bài
Khoa học: 
VAI TRÒ CỦA MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh biết: Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới đời sống con người và ngược lại
	2. Kỹ năng: Lấy được ví dụ chứng tỏ môi trường tự nhiên có ảnh hưởng tới đời sống con người và ngược lại
	3. Thái độ: Bảo vệ môi trường tự nhiên
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng như SGK 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Nêu ích lợi và cách sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên?
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Quan sát
- Yêu cầu học sinh quan sát các hình ở SGK, thảo luận và trả lời câu hỏi ở SGK trang 132
- Gọi học sinh phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng như mục: Bạn cần biết (SGK)
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
- Chia nhóm, yêu cầu học sinh các nhóm liệt kê vào giấy những gì môi trường cho và nhận từ các hoạt động sống, sản xuất của con người
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc
- Yêu cầu học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi cuối bài: Điều gì sẽ xảy ra nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại? (Tài nguyên thiên nhiên sẽ bị cạn kiệt, môi trường sẽ bị ô nhiễm)
- Gọi học sinh đọc mục: Bạn cần biết
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh có ý thức bảo vệ môi trường
- 2 học sinh 
- Quan sát, thảo luận trả lời câu hỏi
- Phát biểu ý kiến
- Theo dõi
- Làm việc theo nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Theo dõi
- Thảo luận, trả lời câu hỏi
- 2 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
Địa lý: 
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Học sinh nắm được vị trí địa lí, giới hạn của xã Trung Môn
	- Nắm được cách diện tích của xã Trung Môn và một số đặc điểm của các dân tộc sinh sống trong địa bàn xã
	2. Kỹ năng: Chỉ lược đồ
	3. Thái độ: Yêu mến quê hương Trung Môn
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Lược đồ tự nhiên xã Trung Môn 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Nội dung
* Hoạt động 1: Xác định vị trí địa lý, giới hạn của xã Trung Môn
- Cho học sinh quan sát lược đồ; yêu cầu học sinh xác định vị trí địa lý, giới hạn của xã Trung Môn (xã Trung Môn thuộc huyện Yên Sơn xã Trung Môn giáp với các xã Chân Sơn, Ỷ La, Thắng Quân, Kim Phú)
- Cung cấp cho học sinh thông tin về diện tích đất tự nhiên của xã Trung Môn (xã Trung Môn có diện tích 1188 ha (hay 11,88 km2)
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm các dân tộc sinh sống ở xã Trung Môn
- Yêu cầu học sinh thảo luận, nêu đặc điểm về dân cư, các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã
- Gọi học sinh trình bày
- Nhận xét, kết luận: Xã Trung Môn là một xã có số dân đông. Dân cư phân bố tập trung. Ở địa bàn xã có nhiều dân tộc sinh sống như: Kinh, Tày, Dao, H’Mông,  Người dân làm nghề chính là sản xuất nông nghiệp
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh về học bài.
- Quan sát, xác định vị trí địa lý, giới hạn
- Lắng nghe
- Thảo luận, nêu đặc điểm dân cư
- Trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Về học bài
Thứ sáu ngày
Toán:
LUYỆN TẬP
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố cách tính chu vi, diện tích một số hình 
	2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng tính chu vi, diện tích một số hình
	3. Thái độ: Tích cực học tập
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: 
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bài 1: 
- Hướng dẫn học sinh dựa vào tỉ lệ bản đồ tìm kích thước thật của sân bóng sau đó mới thực hiện yêu cầu của bài
Bài giải
a) Chiều dài của sân bóng là:
11 × 1000 = 11000 (cm)
11000 cm = 110 m
Chiều rộng sân bóng là:
9 × 1000 = 9000 (cm)
9000 cm = 90 m
Chu vi sân bóng là:
(110 + 90) × 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 × 90 = 9900 (m2)
Đáp số: a) 400m
 b) 9900m2
Bài 2: 
- Hướng dẫn học sinh từ chu vi hình vuông tính được cạnh hình vuông rồi tính được diện tích hình vuông
Bài giải
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 × 12 = 144 (m2)
Đáp số: 144 m2
Bài 3
- Hướng dẫn học sinh trước hết cần tính diện tích thưở ruộng hình chữ nhật sau đó tính số thóc thu được trên thửa ruộng đó
Bài giải
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 × = 60 (m)
Diện tích thưở ruộng là:
100 × 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu được trên thửa ruộng là:
55 × 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh làm bài tập 4 còn lại
- Nêu yêu cầu
- Nghe hướng dẫn sau đó giải bài và chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán, nêu yêu cầu
- Lắng nghe hướng dẫn sau đó giải bài và chữa bài
- Nêu yêu cầu
- Làm tương tự bài 2
- Lắng nghe
- Về học bài
Tập làm văn: 
TẢ CẢNH (Kiểm tra viết)
I) Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Củng cố kiến thức về văn tả cảnh thông qua bài viết
	2. Kỹ năng: Học sinh viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng, dùng từ, đặt câu, liên kết câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc
	3. Thái độ: Yêu mến cảnh được tả
II) Chuẩn bị:
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Dàn ý cho bài văn tả cảnh
III) Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1) Ổn định lớp: Hát
2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách vở
3) Bài mới: 
a) Giới thiệu bài:
b) Hướng dẫn học sinh viết bài:
- Gọi học sinh đọc 4 đề bài ở SGK 
- Giúp học sinh hiểu rõ yêu cầu tiết học
c) Viết bài văn tả cảnh:
- Yêu cầu học sinh viết bài
4. Củng cố: Củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh chuẩn bị giờ sau
- Đọc đề bài
- Hiểu yêu cầu tiết học
- Viết bài vào vở
- Lắng nghe
- Về học bài, chuẩn bị bài sau
Sinh hoạt lớp:
NHẬN XÉT TUẦN

Tài liệu đính kèm:

  • docQUYEN 9 TIEP.1.doc