Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 2 Triệu Trạch

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 2 Triệu Trạch

Tập đọc: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

I. Mục tiêu:

1. Mục tiêu chung:

- Biết đọc diễn cảm đoạn văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.

- Hiểu ND: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.

- GDHS chăm chỉ học hành.

2. MTR: Tiến phát âm đúng tiếng có âm đầu là t, th, l, n; các tiếng chứa âm đôi iê.

II. ĐDDH: Thẻ từ, bảng phụ.

III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, giảng giải,

IV. Các hoạt động dạy và học:

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 314Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học số 2 Triệu Trạch", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 34 
 Thứ hai ngày 10 tháng 5 năm 2010
Tập đọc: LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I. Mục tiêu:
1. Mục tiêu chung: 
- Biết đọc diễn cảm đoạn văn, đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu ND: Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi.
- GDHS chăm chỉ học hành.
2. MTR: Tiến phát âm đúng tiếng có âm đầu là t, th, l, n; các tiếng chứa âm đôi iê.
II. ĐDDH: Thẻ từ, bảng phụ.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận, giảng giải, 
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
Bài cũ: Y/c HS đọc HTL bài “Sang năm con lên bảy ”, trả lời câu hỏi về ND bài.
 - Nhận xét, ghi điểm.
- HS đọc bài và trả lời theo y/c.
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: 
HĐ1: Luyện đọc đúng:
- HD đọc: Đọc với giọng kể nhẹ nhàng, cảm xúc, thể hiện được giọng của từng nhân vật trong từng trường hợp khác nhau; đọc đúng các tên riêng nước ngoài,  
- Gọi 1 HS đọc toàn bài, lớp ĐT và chia đoạn?
- Chốt ý, y/c HS lấy bút chì đánh dấu vào SGK.
+ Nối tiếp đọc theo đoạn lần 1: 
- HD phát âm: Vi-ta-li, Rê-mi; Ca-pi; mảnh gỗ mỏng; sao nhãng;  
+ HS nối tiếp đọc theo đoạn lần 2, giúp HS hiểu nghĩa các từ chú giải: SGK 
+ HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3.
+ Luyện đọc theo nhóm 2.
+ GV đọc mẫu.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Chia thành 3 đoạn: Đ1: Từ đầu  mà đọc được; Đ2: Tiếp  không bao giờ quên; Đ3: phần còn lại.
- HS lấy bút chì đánh dấu vào SGK
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1.
- HS phát âm theo hướng dẫn.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2. 
- HS nêu nghĩa của các từ chú giải.
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 3.
- HS luyện đọc theo N2.
- Lắng nghe.
Lắng nghe và sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
- Y/c HS đọc bài và trả lời các câu hỏi sau:
+ Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?
+ Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?
+ Kết quả học tập của Rê-mi và Ca-pi khác nhau như thế nào?
+ Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?
+ Qua câu chuyện này, em có suy nghĩ gì về quyền được học tập của trẻ em?
+ Chốt ý đúng. 
- Nội dung chính của bài này là gì? 
- Chốt ý, y/c HS nối tiếp nhắc lại.
- HS làm việc theo yêu cầu, dự kiến trả lời:
+ Rê-mi học chữ trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
+Học trò là Rê-mi và chú chó Ca-pi; sách là những mảnh gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ nhỏ nhặt trên đường; lớp học ở trên đường đi.
+ Ca-pi không biết đọc mà chỉ biết lấy ra những chữ mà thầy giáo đọc tên nhưng Ca-pi có trí nhớ tốt hơn Rê-mi, những gì đã vào đầu thì nó không bao giờ quên; Rê-mi lúc đầu học tấn tới hơn Ca-pi nhưng quên mặt chữ, bị thầy giáo quở trách. Từ đó, Rê-mi quyết chí học.. kết quả là Rê-mi biết đọc chữ , chuyển sang học nhạc 
+ Lúc nào trong túi Rê-mi cũng nhét đầy những mảnh gôc dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã đọc được tất cả những chữ cái; không dám sao nhãng một chút nào; khi thầy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời: đấy là điều con thích nhất!
+ HS trả lời theo cảm nhận, VD: Trẻ em cần đựơc học hành/ người lớn cần quan tâm đến vấn đề học tập của học sinh.
+ Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta-li và sự hiếu học của Rê-mi. 
- Lắng nghe và nối tiếp nhắc lại.
Lắng nghe và sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm:
- Theo các em, các em thích chọn đoạn nào để luyện đọc?
- Nêu cách đọc đoạn này? 
- Chốt ý đúng.
- Lđọc theo N2, dạy cá nhân cho Tiến.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét, tuyên dương.
- Hướng cho HS chọn đoạn từ “ Cụ Vi-ta-li hỏi tôi  Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.”
- HS nêu: đọc với giọng cảm xúc; giọng cụ Vi-ta-li điềm đạm, đầm ấm; giọng Rê-mi xúc động; nhấn giọng ở những từ: học nhạc, muốn cười, muốn khóc, trông thấy, cảm động, tâm hồn, 
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Luyện đọc theo N2.
- Thi đọc trước lớp.
- Lắng nghe.
Dạy cá nhân cho Tiến.
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Liên hệ, dặn học bài, đọc trước bài “Nếu tráu đất thiếu trẻ em ”
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - HS biết giải toán về chuyển động đều.
 - Vân dụng làm bài tập thành thạo. 
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: - Y/c HS lên làm BT4 (những bài còn lại) trang 171.
- Nh/xét, ghi điểm.
- HS làm bài theo yêu cầu.
 - Nhận xét, bổ sung.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Y/c HS làm BT 1, 2 trang 171, em nào làm xong, làm tiếp những bài còn lại.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu.
+ BT1: Y/c HS vận dụng công thúc tính vận tốc, quãng đường, thời gian để giải.
+ BT2: Gợi ý: Muốn tính thời gian xe máy đi, phải tính vận tốc của xe máy; vận tốc ô tô bằng 2 lần vận tốc của xe máy. Vậy trước hết phải tính vận tốc của ô tô.
+ BT3: Gợi ý: Đây là dạng toán chuyển động ngược chiều, gọi ý cho HS: Tổng vận tốc của 2 ô tô bằng độ dài quãng đường AB chia cho thời gian đi để gặp nhau.
 A V C V B
 Gặp nhau
 180km
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài làm của HS:
+ BT1: 
a/ 2giờ 30 phút = 2,5 giờ
Vận tốc của ô tô là:
120 : 2,5 = 48 (km/giờ)
b/ Nửa giờ = 0,5 giờ
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe là: 15 x 0,5 = 7,5(km)
c/ Thời gian người đó đi bộ là:
6 : 5 = 1,2 (giờ) hay 1 giờ 20 phút.
+ BT2: Vận tốc của ô tô là:
90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy là:
60 : 2 = 30 (km/giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB là:
3 - 1,5 = 1,5 (giờ)
 Đáp số: 1,5 giờ.
+ BT3: Tổng vận tốc của 2 ô tô là:
 180 : 2 = 90(km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ B là:
90 : (2 + 3) = 54 (km/giờ)
Vận tốc ô tô đi từ A là:
90 - 54 = 36 (km/giờ)
 Đáp số: 36km/giờ.
 - Lắng nghe. 
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập sai (nếu có).
- Ôn các dạng toán đã học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Lịch sử: ÔN TẬP 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: 
 - HS nắm được một số sự kiện, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1954 đến 1975. 
- GDHS lòng yêu nước, tinh thần chống giặc ngoại xâm.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: Bảng phụ, phiếu học tập, ND trò chơi 
III. Phương pháp: Thảo luận, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
Bài mới: Giới thiệu bài.
- Nêu nhiệm vụ, yêu cầu của tiết học.
- Lắng nghe.
HĐ1: Giai đoạn từ 1954 đến 1975:
- N4: Y/c HS hệ thống những mốc thời gian, sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1954 đến 1975?
- T/c cho đại diện nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng:
- HS làm việc theo nhóm 4 vào phiếu học tập.
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời
HĐ2: Trò chơi “theo dòng lịch sử”:
- Giới thiệu trò chơi và HD cách chơi: Cho sẵn một số sự kiện lịch sử, yêu cầu HS sắp xếp theo thứ tự thời gian. Trong cùng một thời gian, nhóm nào hoàn thành nhanh nhất và đúng nhất là thắng cuộc.
- T/c cho HS chơi.
- Nhận xét trò chơi.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Chơi theo hướng dẫn.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến khi em trả lời.
HĐ3: Củng cố, dặn dò:
- Dặn HS ôn bài để tiết sau ôn tập tiếp.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.
Phiếu học tập cho HĐ1
Thời gian
Sự kiện lịch sử
ND cần ghi nhớ
1954
Nước nhà bị chia cắt
ĐQ Mĩ tìm cách phá hoại HĐ Giơ-ne-vơ, thay chân Pháp, xâm lược MNam, lập ra chính quyền tay sai Ngô đình Diệm, 
17/1/1960
Bến Tre đồng khởi
Là ngọn cờ tiên phong đẩy mạnh cuộc đấu tranh của đồng bào MN; kết hợp giữa đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang, đẩy QĐ Mĩ và QĐ SG vào thế bị động.
1958
Nhà máy hiện đậi đầu tiên của nước ta ra đời.
Góp phần trang bị máy móc cho sản xuất cho MBắc, thúc đẩy MB XD CNXH.
1959
Đường Trường Sơn
Để đáp ứng nhu cầu chi viện cho MN, ngày 19/5/1959, TW Đảng quyết định mở đường TS; đường HCM, đường 559.
1968
Sấm sét đêm giao thừa
MT năm 1968, quân ta đánh vào đại sứ quán Mĩ khiến cho Nhà Trắng phải sửng sốt.
1972
Lế kí kết Hiệp định Pa-ri
27/1/1973 kí kết HĐ Pa-ri chấm dứt chiến tranh tại VN.
1975
Hoàn thành thông nhất đất nước.
30/4 /1975 hoàn thành thông nhất đất nước
Chính tả: SANG NĂM CON LÊN BẢY (Nhớ-viết) 
I. Mục tiêu: 
1. MT chung: 
- Nhớ -viết đúng bài Chính tả; trình bày đúng hình thức bài thơ 5 tiếng.
- Tìm đúng tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn và viết hoa đúng các tên riêng đó (BT2); viết được một tên cơ quan, xí nghiệp, công ti ... ở địa phương (BT3).
- GDHS ý thức rèn luyện chữ viết.
2. MTR: Tiến viết đúng các chữ có âm đầu là nh và các tiếng chứa vần an, ăng, iê.
II. ĐDDH: Phiếu học tập ghi ND bài tập 2, 3 
III. Phương pháp: Thực hành, động não, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
HĐ1: Giới thiệu bài: 
- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.
- Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe-viết: 
- Y/c 1 HS đọc bài “Sang năm con lên bảy” Trong SGK.
- Y/c 1 HS đọc HTL bài thơ
- Hỏi ND bài?
- Nhắc HS lưu ý những chữ có thể viết sai: 
 hạnh phúc, giành, sang,  
- Y/c HS viết vào vở nháp. 	
- GV đọc cho HS nghe - viết bài CT.
- Tổ chức cho HS soát lỗi chính tả, chấm bài, nhận xét.
- HS đọc thầm theo bạn
- HS nêu Nd bài: Khi lớn lên từ giã tuổi ấu thơ, con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự do chính hai bàn tay con gây dựng lên. 
- Lắng nghe và ghi nhớ 
- Viết vào vở nháp. 
- HS viết bài. 
- Soát lỗi theo cặp.
Y/c Tiến đọc lại các tiếng có âm đầu t, th...
HĐ3: HD HS làm bài tập Chính tả:
+ BT2: - Gọi 1 HS nối tiếp đọc ND BT2, lớp ĐT
- Y/c 1 HS đọc phần lệnh và đoạn văn; 1 HS đọc phần chú giải từ khó trong bài. 
 - Y/c HS làm việc theo N4: Hoàn thành ND phiếu học tập.
- T/c cho các nhóm trình bày.
- Chốt ý đúng: SGV trang 268
+ BT3: 1 HS đọc yêu cầu của BT.
- Gọi HS phân tích cách viết hoa tên mẫu.
- Làm vào vở.
+ BT2 : đọc và trả lời: 
- HS làm theo yêu cầu. 
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và ghi nhớ. 
+ BT3: HS làm việc cá nhân. 
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời
HĐ4: Củng cố, dặn dò:
- Làm lại các BT sai.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
 Thứ ba ngày 11 tháng 5 năm 2010
Luyện từ và câu: MỞ RỘNG VỐN TỪ: QUYỀN VÀ BỔN PHẬN 
1. MT chung:
- HS hiểu nghĩa của tiếng quyền để làm BT1; tìm được những từ ngữ chỉ bổn phận trong BT2; hiểu ND 5 điều Bác Hồ dạy thiếu nhi VN và làm đúng BT3.
- Viết được đoạn văn ngắn khoảng 5 câu theo y/c của BT4.
- GDHS biết thực hiện đúng quyền và bổn phận của mình.
2. MTR: Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đôi iê ; có âm đầu t, th, l, n.
II. ĐDDH: Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu học tập.
III. Phương pháp: Thảo luận, thực hành, trò chơi.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
Hoạt động của HS
HĐR
Bài cũ: Đọc lại đoạn văn thuật lại một buổi họp tổ, trong đó có dùng dấu ngoặc kép để dẫn lời nói trực tiếp hoặc đánh dấu những từ có ý nghĩa đặc biệt.
- Nhận xét..
- Lắng nghe.
Bài mới: Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ BT1: Y/c 1 HS đọc ND BT1, lớp theo dõi trong SGK.
 - Giúp HS hiểu nhanh những từ các em chưa hiểu. Y/c làm việc theo N2.
- Nhận xét, chốt ý đúng: SGV trang 270.
+ BT2: Gọi 1 HS đọc y/c của BT2 
- Y/c HS đọc yêu cầu của bài, suy nghĩ và làm việc theo nhóm 4.
- T/c cho đại diện nhóm trình bày ý kiến.
- Chốt ý đúng: SGV trang 270.
+ BT3: Gọi 1 HS đọc y/c của BT3, làm việc theo N4.
- Gọi HS đọc lại 5 điều Bác Hồ dạy, so sánh với các điều luật trong Luật bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em.
- T/c cho HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy.
- T/c cho các nhóm trình bày, chốt ý.
+ BT4: HS làm vào vở.
- Chốt ý đúng: SGv trang 271.
- Lắng nghe.
+ BT1: 1 HS đọc y/c của BT1.
 - Thực hiện theo y/c.
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
+ BT2: HS đọc yêu cầu đề bài.
- Lớp ĐT và làm việc theo y/cầu.
- Trình bày ý kiến, lớp nhận xét.
- Lắng nghe.
+ BT3: HS thực hiện theo yêu cầu.
- Lắng nghe
- HS đọc 5 điều Bác Hồ dạy
- Đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
+ BT4: HS làm bài vào vở, viết đoạn văn theo yêu cầu.
- Lắng nghe.
Sửa sai cho Tiến nếu em trả lời
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm BT còn lại, xem bài tiếp ôn lại kiến thức về dấuắcau.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Toán: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - HS biết giải toán có nội dung hình học.
 - Vân dụng làm bài tập thành thạo. 
 - GDHS phát huy óc thông minh, sáng tạo.
II. ĐDDH: Bảng phụ.
III. Phương pháp: Thực hành, hỏi đáp, giảng giải.
IV. Các hoạt động dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
*Bài cũ: - Y/c HS lên làm những bài còn lại trang 171.
- Nh/xét, ghi điểm.
- HS làm bài theo yêu cầu. - Nhận xét, bổ sung.
HĐ1: Hướng dẫn HS luyện tập:
- Y/c HS làm BT 1, 3ab trang 172, em nào làm xong, làm tiếp những bài còn lại.
- Hướng dẫn thêm cho HS yếu.
+ BT1: 
+ BT2: 
+ BT3: Gợi ý: 
- Chấm bài, nhận xét.
- HS làm bài theo yêu cầu, dự kiến kết quả bài làm của HS:
+ BT1: 
+ BT3: 
 - Lắng nghe. 
HĐ2: Củng cố, dặn dò:
- Làm lại bài tập sai (nếu có).
- Ôn các dạng toán đã học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
Kể chuyện : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC 
I. Mục tiêu : 
1. MT chung: - Lập dàn ý và kể được một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về gia đình, nhà trường, xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em với việc thực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường, xã hội. 
- Hiểu nội dung và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GDHS mạnh dạn, biết thực hiện bổn phận của mình.
2. MTR : Tiến phát âm đúng các tiếng có âm đầu là l, n, th, t và các tiếng chứa âm đôi iê.
II. ĐDDH : Một số câu chuyện tham khảo.
III. Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
IV. Các phương pháp dạy và học:
HĐ của GV
HĐ của HS
Tiến
*Bài cũ : Gọi HS kể lại câu chuyện Lớp tôi   nêu ý nghĩa của câu chuyện ?
- Nhận xét, ghi điểm.
- 2 HS kể và trả lời theo yêu cầu.
- Lắng nghe và theo dõi.
*Bài mới : Giới thiệu bài
HĐ1 : Hướng dẫn HS kể chuyện  :
+ Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài :
- Y/c 1 HS đọc đề bài, gạch dưới những từ ngữ nêu trọng tâm của đề bài : Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ em thực hiện bổn phận với nhà trường, gia đình, xã hội.
- Y/c 4 HS nối tiếp đọc đọc gợi ý 1, 2, 3, 4. (ND- tìm câu chuyện ở đâu ? cách KC- thảo luận)).
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết kể chuyện, y/c HS nối tiếp nói về câu chuyện của mình.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe và theo dõi.
- Nối tiếp đọc gợi ý, lớp theo dõi.
- Nối tiếp nói về câu chuyện của mình. 
 Lắng nghe Tiến phát biểu và kể chuyện để sửa phát âm cho Tiến.
HĐ2 : HDHS kể chuyện, trao đổi về ý nghiã câu chuyện:
- Y/c HS kể theo N2 : Từng cặp kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, cùng trao đổi về ND, ý nghĩa của câu chuyện.
- Dạy cá nhân cho Tiến. 
- T/c cho HS thi kể trước lớp.
- T/c cho HS bình chọn bạn kể hay nhất theo các tiêu chí đã ghi ở bảng phụ.
- Nhận xét.
+ Thực hành kể chuyện:
- Kể chuyện theo nhóm 2
- Thi kể trước lớp, trao đổi và nói về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
 - Bình chọn bạn kể hay, câu chuyện hay nhất, hiểu chuyện nhất.
- Lắng nghe.
Lắng nghe Tiến phát biểu và kể chuyện để sửa phát âm cho Tiến.
HĐ3 : Củng cố, dặn dò :
- Dặn về nhà kể chuyện cho người thân nghe, chuẩn bị cho tiết kể chuyện tuần sau Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe và ghi nhớ.
- Ghi đầu bài.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP5 T34.doc