Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012

 I/ MỤC TIÊU:

 Giúp học sinh:

- Làm quen với bài toán tỉ lệ.

- Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.

II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng số trong ví dụ viết sẵn vào bảng phụ.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

docx 37 trang Người đăng huong21 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 4 năm học 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
 Thứ hai ngày 17 tháng 9 năm 2012
 Ôn tập bổ sung về giải toán
 I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh:
- Làm quen với bài toán tỉ lệ.
- Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bảng số trong ví dụ viết sẵn vào bảng phụ.
III/ Hoạt động dạy học:
Phương pháp
Nội dung
A. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 học sinh chữa bài 2.
B. Dạy học bài mới.
1. Giởi thiệu bài.
2. Tìm hiểu ví dụ về quan hệ tỉ lệ:
a, Ví dụ:
- G treo bảng phụ có viết sẵn nội dung và yêu cầu học sinh đọc.
? 1 giờ người đó đi được bao nhiêu ki – lô mét?
? 2 giờ người đó đi được bào nhiêu ki – lô - mét?
? 2 giờ gấp mấy lần 1 giờ ?
8 km gấp mấy lần 4 km ?
? Như vậy thời gian đi gấp lên 2 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
? 3 giờ người đó đi được mấy km?
3 giờ so với một giờ thì gấp mấy lần?
? 12 km so với 4 km thì gấp mấy lần?
? Như vậy thời gian đi gấp lên 3 lần thì quãng đường đi được gấp mấy lần ?
? Qua ví dụ trên bạn nào có thể nêu được mối quan hệ giữa thời gian đi và quãng đường đi được ?
- G nhận xét ý kiến của học sinh sau đó kết luận:
Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b, Bài toán:
- G yêu cầu học sinh đọc đề toán.
? Bài toán cho em biết những gì?
? Bài toán hỏi gì?
- G yêu cầu học sinh tóm tắt đề toán.
- G hướng dẫn học sinh viết tóm tắt như sgk trình bày.
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ cách giải.
- Cho một số học sinh lên trình bày. Nhận xét, hướng dẫn theo trình tự như sau:
* Giải bằng cách rút về đơn vị:
? Biết 2 giờ ô tô đi được 90 km, làm thế nào để tính được số ki – lô - mét ô tô đi được trong 1 giờ ?
? Biết 1 giờ ô tô đi được 45 km. Tính số km đi được trong 4 giờ?
? Như vậy để tìm được số km ô tô đi được trong 4 giờ chúng ta làm như thế nào?
? Dựa vào mối quan hệ nào chúng ta có thể làm được như thế?
* GV: Bước tìm số km đi trong một giờ ở bài tập trên người ta gọi là bước rút về đơn vị.
* Giải bằng cách tìm tỉ số:
So với 2 giờ thì 4 giờ gấp mấy lần?
? Như vậy quãng đường 4 giờ đi được gấp mấy lần quãng đường 2 giờ đi được? Vì sao?
? Vậy 4 giờ đi được bao nhiêu km?
? Như vậy chúng ta đã làm như thế nào để tìm đuợc quãng đường ô tô đi được trong 4 giờ?
- Bước tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần được gọi là bước tìm tỉ số
4. Thực hành:
- Gọi học sinh đọc đề bài
? Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
? Theo em nếu giá tiền không đổi, số tiền mua vải gấp lên thì số vải mua được sẽ như thếnào? Tăng lên hay giảm đi?
? Số tiềm mua vải giảm đi thì số mét vải sẽ như thế nào?
? Em hãy nêu mối quan hệ số tiền và số vải mua được?
- Yêu cầu học sinh giải?
- Nhận xét chữa.
? Em đã giải bài tập bằng cách nào?
? Có thể giải bài toán bằng cách tìm tỉ số không? Vì sao?
5. Cúng cố dặn dò:
- Nếu cách giải bài toán tỉ lệ?
- Tóm nội dung, nhận xét tiết học.
- Dặn dò về nhà
- 2 học sinh chữa bài.
- 1 học sinh đọc
1 giờ đi được 4 km
-2 giờ di được 8 km.
2 lần.
2 lần.
- Quãg đường đi đuợc gấp 2 lần.
- điđược 12 km.
- 3 lần.
- 3 lần.
- Quãng đuờng đi được gấp 3 lần.
- Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh đọc đề toán:
2 giờ: 90 km
4 giờ:..km?
Lấy 90 : 2 = 45 (km)
- Trong 4 giờ ôt tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
- Tìm số km ô tô đi được trong 1 giờ.
- Lấy số km trong một giờ x 4.
- Vì biết thời gian gấp lên bao nhiê lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần.
- 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
4 : 2 = 2 ( lần)
Gấp 2 lần. Vì khi gấp thời gian lên bao nhiêu lần thì gấp quãng đường lên bấy nhiêu lần.
Trong 4 giờ đi được:
90 x 2 = 180 ( km)
- Tìm xem 4 giờ gấp 2 giờ mấy lần.
- Lấy 90 x với số lần vừa tìm đuợc.
Bài 1( 19-sgk)
- Số tiền mua vải tăng lên thì số vải mua được cũng tăng lên.
- Số tiền mua vải giảm đi thì số vải mua được cũng giảm đi.
- Khi tiền mua vải gấp lên bao nhiêu lần thì vải mua được gấp lên bấy nhiêu lần.
Bài giải:
Mua 1 m vải hết số tiền là:
 80 000 : 5 = 16 000 ( đồng)
Mua 7 m vải đó hết số tiền là:
 16 000 x 7 = 112 000 ( đồng)
Đáp số: 112 000 ( đồng)
- Rút về đơn vị.
- Không vì: 7 không chia hết cho 5.
Chuẩn bị bài sau: 
Đạo đức:
 Bài 2: Có trách nhiệm về việc làm của mình( tiết 2)
 I. Mục tiêu
1. Kiến thức
	Giúp HS hiểu:
- Mỗi ngời cần suy nghĩ kỹ trước khi hành động và có trách nhiệm về việc làm của mình cho dù là vô lý.
- Cần nói lời xin lỗi, nhận trách nhiệm về mình, không đổ lỗi cho ngời khác khi đã gây ra lỗi.
- Trẻ em có quyền tham gia ý kiến và quyết định những vấn đề của trẻ em.
2. Thái độ
- Dũng cảm nhận lỗi, chịu trách nhiệm về hành vi không đúng của mình.
- Đồng tình với những hành vi đúng, không tán thành việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho ngời khác
3. Hành vi.
- Phân biệt được đâu là hành vi tốt, đâu là hành vi không tốt gây hậu quả, ảnh hưởng xấu cho ngời khác.
- Biết thực hiện những hành vi đúng, chịu trách nhiệm trước những hành động không đúng của mình, không đổ lỗi cho người khác
III. Đồ dùng dạy học
- Phiếu bài tập
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hoạt động 1 :Noi theo gương sáng
- GV tổ chức hoạt động cả lớp:
+ Yêu cầu HS kể về một số tấm gương đã có trách nhiệm với những việc làm của mình mà em biết.
+ Gợi ý cho HS trình tự kể:
¯ Bạn nhỏ đã gây ra chuyện gì?
¯ Bạn đã làm gì sau đó?
¯ Thế nào là người có trách nhiệm với việc làm của mình?
+ GV kể cho HS nghe một câu chuyện về người có trách nhiệm về việc làm của mình.
- HS thực hiện:
+ HS kể trước lớp. HS khác lắng nghe.
Hoạt động 2 :Em sẽ làm gì?
- GV tổ chức hoạt động theo nhóm:
+ GV yêu cầu các nhóm thảo luận giải quyết các tình huống sau:
Em sẽ làm gì trong các tình huống sau:
1. Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
2. Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
3. Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
4. Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi?
- HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn:
+ Hs thảo luận để tìm cách giải quyết từng tình huống.
Đáp án:
1. Khi gặp một vấn đề khó khăn, em sẽ hỏi ý kiến của người thân, các bạn cùng lớp, các thầy cô giáo xem xét kỹ xem cách giải quyết nào phù hợp với các em thì mới đưa ra quyết định cuối cùng.
2. Em sẽ suy nghĩ xem có nên đi chơi với bạn không. Nếu đi thì khi bố mẹ về không thấy em sẽ rất lo lắng và không có ai trông nhà, vì vậy em sẽ hẹn bạn Hùng lần khác đi chơi.
3. Em sẽ nhắc bạn cần đổ rác vào đúng nơi quy định. Bạn vứt rác như thế không những làm cho trường lớp bẩn mà còn gây ô nhiễm môi trường.
4. Em sẽ từ chối không hút thuốc và khuyên bạn không nên hút thuốc lá. Vì hút thuốc lá còn gây hại cho sức khỏe bản thân và những người xung quanh đồng thời làm ô nhiễm môi trường.
Hoạt động 3
Trò chơi sắm vai
- GV tổ chức theo nhóm cặp đôi.
+ GV đưa ra tình huống.
¯ Trong giờ ra chơi, bạn Hùng làm rơi hộp bút của bạn Lan nhưng lại đổ cho bạn Tú.
¯ Em sẽ làm gì khi thấy bạn Tùng vứt rác ra sân trường?
+ Yêu cầu HS sắm vai giải quyết tình huống.
- GV gọi 3 nhóm lên thể hiện trước lớp.
- GV cho HS nhận xét.
- GV động viên HS.
- HS hoạt động cặp đôi theo hướng dẫn:
+ Nghe và tìm hiểu tình huống GV đưa ra:
+ Thảo luận tìm cách giải quyết và đóng vai thể hiện.
- HS trình bày trước lớp, 2 cặp HS mỗi cặp thể hiện 1 tình huống.
- HS nhận xét từng cặp đóng vai, từng cách giải quyết.
Củng cố, dặn dò
- GV tổng kết bài: Nếu không suy nghĩ kỹ trước khi làm một việc gì đó sẽ dễ mắc sai lầm, nhiều khi dẫn đến những hậu quả tai hại cho bản thân, gi đình, nhà trường và xã hội. Không dám chịu trách nhiệm về việc làm của mình là người hèn nhát, không được mọi người quý trọng.
- GV nhận xét giờ học.
 -------------------------------------------------------------------
 Tập đọc:
 Những con sếu bằng giấy
I.Mục tiêu
Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài:
- Đọc đúng các tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Biết đọc diễn cảm toàn bài văn với giọng trầm, buồn; nhấn giọng những từ ngữ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa- da- cô, mong ước hoà bình của thiếu nhi.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc phân vai vở kịch “Lòng dân”.
? Tại sao vở kịch lại được tác giả đặt tên là “Lòng dân”?
- 5 em đọc
- Trả lời câu hỏi.
- nhận xét.
Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
- GV giới thiẹu, ghi bảng.
 2. Luyện đọc:
- Gọi 1 HS đọc cả bài
- GV chia 4 đoạn, gọi HS đọc nối tiếp
 + Lần 1: đọc+ sửa phát âm.
 + Lần 2: đọc + giải nghĩa từ.
 + Lần 3: đọc + hướng dẫn câu dài, nhận xét, đánh giá.
 - HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu.
- 1 HS đọc
+ HS 1: Ngày ...lớn
+ HS 2: Hai..tử
+ HS 3:Khi...con
+ HS õnúc...bình.
Câu dài:
 + Đoạn 2: Hai quả.../ và...người.
+ Đoạn 3: ...Nhật/ và..giới/...cô.
+ Đoạn 4: Trên..mét/ là...sếu.
3.Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc thầm, trao đổi theo cặp để tìm nội dung chính của từng đoạn.
- Gọi HS nêu nhận xét, bổ xung, GV ghi bảng.
- Yêu cầu học sinh đọc thần 2 đoạn đầu và trả lời câu hỏi:
? Vì sao Xa- da- cô bị nhiễm phóng xạ?
? Hậu quả mà hai quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì?
* GV giảng: Mĩ ném hai...tử để chứng tỏ sức mạnh của mình, hòng làm thế giới khiếp sợ... 
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn còn lại:
? Từ khi bị nhiễm phóng xạ, bao lâu sau Xa- da- cô mới mắc bệnh?
? Lúc đó Xa- da- cô mới mắc bệnh cô bé hy vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
? Vì sao Xa- da- cô lại tin như vậy?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa- da- cô?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình? 
? Nếu như em đúng trước tượng đài của Xa- da- cô, em sẽ nói gì?
? Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
=> GV tóm, ghi
+ Do Mĩ đã ném hai quả bom...
+ Cướp đi mạng... nguyên tử.
- Học sinh đọc thầm.
+ Mười năm sau.
+ Ngày ngày gấp sếu bằng giấy vì em tin vào truyền thuyết...bệnh.
+ Vì em chỉ sống được ít ngày, em mong muốn khỏi bệnh được sống như bao trẻ em khác.
+ Gấp những con sếu gửi tới cho Xa- da- cô.
+ ...quyên góp tiền...hoà bình.
+ Học sinh nối tiếp nhau phát biểu:
VD:- Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
* Câu chuyện tố cao tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
4. Đọc diễn cảm:
- Gọi HS đoạn từng đoạn và nêu giọng đọc của đoạn đó
 - GV kết l ... ộng học
1. Kiểm tra bài cũ :
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 1,2 và làm miệng bài tập 3,4 của tiết LTVC trước.
- Nhận xét và ghi điểm cho HS.
- 4 HS lần lượt thực hiện yêu cầu.
2. Dạy học bài mới:
a) Giới thiệu bài: GV giới thiệu và ghi tên bài lên bảng.
- HS lắng nghe.
b) Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài tập 1:
- Yêu cầu HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài cá nhân.
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
+Hỏi: Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ trên như thế nào?
- 1 HS đọc yêu cầu bài trước lớp.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm bài tập.
- Nêu ý kiến, nhận xét đúng, sai.
Ăn ít ngon nhiều.
Ba chìm bảy nổi.
Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho.
- 4 HS nối tiếp nhau giải thích về từng câu
 + Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
 + Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
 + Nắng chóng trưa, mưa chóng tối:trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối.
 + Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già, già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già.
Bài 2:
- (GV tổ chức cho HS làm bài tập 2 tương tự như cách tổ chức cho HS làm bài tập 1).
Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn
Trẻ già cùng đi đánh giặc.
Dưới trên đoàn kết một lòng.
Xa – da- cô chết nhưng hình ảnh của 
em còn sống mãi trong kí ức loài người như nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
Bài 3:
(GV tổ chức cho HS làm bài tập 3 tương tự như cách tổ chưc cho HS làm bài tập 1).
- Lời giải đúng.
a) Việc nhỏ nhĩa lớn.
b) áo rách khéo vá, hơn lành vụng may.
c) Thức khuya dậy sớm.
d) Chết vinh còn hơn sống nhục.
Bài 4: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm vào bảng phụ.
- Gọi các nhóm lên dán phiếu.
- Nhận xét, kết luận các cặp từ đúng.
- HS làm việc theo nhóm 4.
- Lần lượt từng nhóm nêu những từ mình tìm được.
- Ví dụ:
Tả hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn; cao vống/ lùn tịt;...
Tả hành động: khóc/ cười; đứng/ ngồi; lên / xuống;...
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài(Gợi ý HS có thể đặt một câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu, mỗi câu chứa một từ).
- Nhận xét bài trên bảng. Gọi HS dưới lớp đọc câu mình đặt. Nhận xét.
- 3 HS đặt câu trên bảng lớp. HS dưới lớp đặt câu vào vở.
3. Củng cố – dặn dò:
+Hỏi: Thế nào là từ trái nghĩa? 
- Nhận xét tiết học; Dặn dò về nhà.
Thể dục:
Bài 8:
đội hình đội ngũ 
 trò chơi: “ mèo đuổi chuột”
I/ Mục tiêu:
- Ôn để củng cố và nâng cao kĩ thuật động tác đội hình đội ngũ: Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yc động tác đúng kĩ thuật, đúng khẩu lệnh.
- Trò chơi “ Mèo đuổi chuột”. Yêu cầu chơi đúng luật, giữ kỉ luật tập trung chú ý, nhanh nhẹn, khéo léo, hào hứng trong khi chơi.
II/ Địa điểm, phương tiện:
- Trên sân trường, vệ sinh nơi tập.
- 1 còi, kẻ sân cho trò chơi.
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung
Định lượng
Phương pháp
1. Phần mở đầu:
- Tập hợp lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học. Chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luện luyện.
- Xoay các khớp, cổ chân, cổ tay, khớp gối, hông.
* Trò chơi tự chọn
2. Phần cơ bản:
a, Đội hình đội ngũ:
- Quay phải, quay trái, đi đều vòng phải, đi đều vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
b, Trò chơi vận động:
- Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3. Phần kết thúc:
- Cho học sinh chạy đều thành một vòng tròn lớn. Sau đó khép thành một vòng tròn nhỏ rồi đứng lại, quay mặt vào tâm.
- Tập động tác thả lỏng.
- G cùng học sinh hệ thống bài.
- G nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
6 - 10 phút
18 - 22 phút
10 - 12 phút
7 - 8 phút
4 - 6 phút
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
x x x x x x x x x x x x x
* GV
- Lần 1-2 G điều khiển lớp tập
 có nhận xét sửa chữa động tác 
sai cho học sinh.
- Chia tổ tập luyện, tổ trưởng
 điều khiển. G theo dõi, nhận 
xét, sửa sai
- Tổ chức thi đua giữa các tổ.
- Tập hợp theo đội hình chơi.
- G nêu tên trò chơi, hướng
 dẫn cách chơi.
- Lớp chơi thử, chơi thật.
- Nhận xét tuyên dương nhóm 
chơI tốt.
Đội hình vòng tròn.
Thứ sáu ngày 21 tháng 9 năm 2012.
Toán :
 Luyện tập chung
 I/ Mục tiêu:
 Giúp học sinh củng cố về:
- Giải bài toán tìm hai số khi biết tổng ( hiệu) và tỉ số của hai số.
- Mối quan hệ giữa các đại lượng tỉ lệ nghịch, thuận.
- Giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
II/ Hoạt động dạy học:
Phương pháp
Nội dung
A. Bài cũ:
- Gọi học sinh chữa bài 3.
? Nêu mối quan hệ giữa 2 đại lượng tỉ lệ thuận và nghịch?
- Nhận xét, cho điểm.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn làm bài.
- Học sinh nêu yêu cầu bài toán.
? Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Học sinh nêu các bước giải bài toán tìm hâi số khi biết tổng và tỉ số của hai số?
- Yêu cầu học sinh làm bài, nhận xét, ghi điểm.
? Nêu cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó?
28 em
Bài 1 ( - sgk)
- Thuộc dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số.
Bài giải:
 ? em
Ta có sơ đồ:
Nam:
Nữ:
? em
Theo sơ đồ tổng số phần bằng nhau là:
2 + 5 = 7 ( phần)
Số học sinh nam là:
28 : 7 x 2 = 8 ( em )
Số học sinh nữ là:
28 – 8 = 20 ( em)
Đáp số: 8 em nam và 20 em nữ
- Tổ chức cho học sinh làm bài tương tự cách làm bài 1,
? Muốn tìm hai số khi biế hiệu và tỉ số của hai số ta lam như thế nào?
Bài 2( sgk)
Bài giải:
? m
15m
Chiều dài:
? m
Chiều rộng:
Theo sơ đồ hiệu số phần băng nhau là:
2 -1 = 1( phần)
Chiều rộng của mảnh đất hình chữa nhật là:
15 : 1 = 15 (m)
Chiếu dài của mảnh đát hình chữ nhật là:
15 + 15 = 30 (m)
Chu vi của mảnh đất hình chữ nhật là:
(15 + 30 ) x 2 = 90 (m)
Đáp số: 90m
- Học sinh đọc đề toán, tóm tắt.
? Khi quãng đường giảm đi một số lần thì số lít xăng tiêu thụ sẽ như thế nào?
- Yêu cầu học sinh tự làm bài.
- Nhận xét, chữa.
? Giải bằng cách nào?
- Củng cố quan hệ tỉ lệ ( thuận)
Bài 3 ( sgk)
Tóm tắt:
100 km: 2l
50km: ...l?
- Giảm đi bấy nhiêu lần.
Bài giải:
100 km gấp 50 km số lần là:
100 : 50 = 2 ( lần)
Đi 50 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 2 = 6 ( l )
Đáp số: 6 lít.
3. Củng cố dặn dò:
? Nhắc lại mối quan hệ tỉ lệ đã học?
- Nhận xét tiết học- dặn dò về nhà
- 2 học sinh nhắc lại
- Học và chuẩn bị bài sau.
Lịch sử:
 Bài 4: xã hội việt nam Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ xx
 I. mục tiêu
	Sau bài học HS nêu được:
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, xã hội nước ta có nhiều biến đổi do hậu quả chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.
- Bước đầu nhận biết mối quan hệ giữa kinh tế và xã hội.
ii. Đồ dùng dạy học
- Các hình minh họa trong SGk.
- Phiếu học tập cho HS.
- Tranh ảnh, tư liệu về kinh tế xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
iii. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ – giới thiệu bài mới
- GV gọi 3 HS lên bảng và yêu cầu trả lời các câu hỏi vè nội dung bài cũ, sau đó nhận xét cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh họa trong SGK và hỏi: Các hình ảnh gợi cho em suy nghĩ gì về xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
- GV giới thiệu: Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX sau khi dập tắt những cuộc khởi nghĩa cuối cùng của phong trào Cần Vương, thực dân Pháp đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên đất nước ta. Chính việc này đã dẫn đến sự biến đổi kinh tế và xã hội đất nước ta. Vậy cụ thể sự biến đổi này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
-3 Hs lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885?
- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX ở Việt Nam đã có ô tô, tàu hỏa. Thành thị theo kiểu châu âu đã ra đời nhưng cuộc sống của nhân dân, đặc biệt là nông dân thì vẫn vô cùng cực khổ.
Hoạt động 1
Những thay đổi của nên kinh tế Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc sách , quan sát các hình minh họa để trả lời các câu hỏi sau:
+ Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nêng kinh tế Việt Nam có những ngành nào là chủ yếu?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam chúng đã thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta? Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào mới?
+ Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
- GV gọi HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- Kết luận: Từ cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp tăng cường khai thác mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bóc lột nhân dân ta. Sự xuất hiện của các ngành kinh tế mới đã làm cho xã hội nước ta thay đổi như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài.
Hoạt động 2
Những thay đổi trong xã hội Việt Nam
Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX và đời sống của nhân dân
- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận theo cặp để trả lời các câu hỏi sau đây:
+ Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
+ Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi, có thêm những tầng lớp mới nào?
+ Nêu những nét chính về đới sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
- GV nhận xét kết quả làm việc của HS .
- Kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ yếu chỉ có địa chủ phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, tri thức Thành thị phát triển và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.
Củng cố – dặn dò
- GV yêu cầu HS lập bảng so sánh tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược nước ta và sau khi thực dâ Pháp xâm lược nước ta.
- GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tập làm văn:
 Tả cảnh (Kiểm tra viết)
I, Mục tiêu:
Giúp học sinh viết một bài văn tả cảnh.
II, Đồ dùng dạy học:
- Bảng viết đề tài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
III, Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
Hoạt động dạy
1, Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sự chuẩn bị vở cử học sinh.
2, Thực hành viết.
- Gv đưa ra các đề tài, gọi học sinh đọc (Sgk – 44).
- Lưu ý về cấu tạo bài văn tả cảnh, cần viết đủ theo các phần.
Hoạt động học
- Học sinh đọc đề bài.
- Học sinh đọc và quan sát cấu tạo ở bảng. Học sinh viết bài.
3, Thu và chấm một số bài.
- Nêu nhận xét chung.
4, Củng cố dặn dò:
- Nhận xét giờ viết.
- Dặn dò chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao an lop 5 tuan 4 moi.docx