Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2010

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2010

I. MỤC TIÊU.

Giúp HS củng cố về:

+ Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.

+ Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.

+ Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài.

 

doc 47 trang Người đăng huong21 Lượt xem 473Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 5 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Toán
ôn tập: bảng đơn vị đo độ dài 
I. mục tiêu.
Giúp HS củng cố về:
+ Các đơn vị đo độ dài, mối quan hệ giữa các đơn vị đo độ dài, bảng đơn vị đo độ dài.
+ Chuyển đổi các đơn vị đo độ dài.
+ Giải các bài tập có liên quan đến đơn vị đo độ dài.
II. đồ dùng dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 2`
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới: 25`
1. Giới thiệu bài: 2`
2. Hướng dẫn ôn tập: 22`
Bài 1.
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu HS đọc đề bài.
- 1m bằng bao nhiêu dm?
- Gv viết vào cột mét: 1m = 10 dm
- 1m bằng bao nhiêu dam.
- GV viết tiếp vào cột mét để có
1m = 10 dm = dam
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- 2 Hs lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS đọc đề bài.
- HS: 1m = 10 dm
- HS: 1m = dam.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Km
Hm
Dam
M
Dm
Cm
Mm
1kg = 10 hm
1hm = 10 dam = km
1dam = 10 m = hm
1m = 10 dm = dam
1dm = 10 cm = m
1cm = 10 mm = dm
1mm= cm.
- GV hỏi: dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
- 3 HS lên bảng làm bài , HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài của nhau.
 Bài 3.
- Gv yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết lên bảng 4 km 37m =.m và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
- Gv yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV nhận xét bài làm của HS, sau đó cho điểm.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
4km37m = 4km + 37m
 = 4000m + 37 m
 = 4037m.
Vậy 4km37m – 4037m.
- 1 HS làm bài trên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
C. Củng cố, dặn dò: 2`
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
*****************************************************
Tập đọc 
Một chuyên gia máy xúc 
I. Mục tiêu 
 1. Đọc thành tiếng
 • Đọc đúng các tiếng, từ ngữ khó hoặc dễ làm lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: 
	- PB : nhạt loãng. A-lếch-xây, nắm lấy bàn tay, 
 • Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở vị trí các từ gợi tả. 
 • Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật.
 2. Đọc - hiểu
 • Hiểu các từ ngữ : công trường, hoà sắc, điểm tâm, chất phác, phiên dịch, chuyên gia, đồng nghiệp
 • Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc. 
ii. Đồ dùng dạy - học 
 • Tranh, ảnh về các công trình do chuyên gia nước ngoài hỗ trợ : cầu Thăng Long, nhà máy thuỷ điện Hoà Bình, cầu Mĩ Thuận. 
 • Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5`
- Gọi 3 HS lên bảng đọc bài thơ Bài ca về trái đất và trả lời câu hỏi về nội dung bài : 
 + Hai câu thơ cuối của khổ thơ hai nói lên gì ? 
 + Chúng ta phải làm gì để giữ bình yên cho trái đất ? 
 + Bài thơ muốn nói với chúng ta điều gì ? 
- Nhận xét và cho điểm HS. 
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ, lần lượt trả lời từng câu hỏi.
B. Dạy -học bài mới: 25`
1. Giới thiệu bài: 2`
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 22`
a) Luyện đọc
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài (đọc 2 lượt), GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS (nếu có).
- Chú ý cánh ngắt câu dài: Thế là / A-lếch-xây đưa bàn tay đầy dầu mở của tôi lắc mạnh và nói.
- Gọi HS đọc phần Chú thích.
- Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu
b) Tìm hiểu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm toàn bài, trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi trong SGK. 
- GV mời HS khá lên điều khiển cả lớp thảo luận tìm hiểu bài (chuẩn bị 1 tờ giấy ghi các câu hỏi khác cần thiết, giao cho HS khá điều khiển). 
- Khi HS thảo luận, GV theo dõi để hỏi thêm, giảng thêm khi cần thiết, làm trọng tài khi có tranh luận. 
 + Anh Thuỷ gặp anh A-lếch-xây ở đâu ? 
 + Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý ? 
 + Dáng vẻ của A-lếch-xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào ? 
 + Chi tiết nào trong bài làm cho em nhớ nhất ? Vì sao ? 
 - GV giảng.
 + Nội dung bài tập đọc nói lên điều gì ? 
- Ghi nội dung chính của bài. 
c) Đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS dựa vào nội dung của bài để tìm giọng đọc phù hợp. 
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (đoạn4). 
 + Đọc mẫu và yêu cầu HS theo dõi tìm cánh ngắt giọng, nhấn giọng. 
 + Thống nhất với HS cánh đọc: 
• Câu cần chú ý ngắt giọng : Thế là / A-lếch-xây /vừa to / vừa chắc ra / nắm lấy bàn tay đầy dầu mỡ của tôi. 
• Lời A-lếch-xây thể hiện sự thân mật, cởi mở. 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. 
- Nhận xét và cho điểm từng HS. 
- 4 HS đọc bài theo thứ tự : 
 + HS 1 : Đó là  sắc êm dịu.
 + HS 2 : Chiếc máy xúc  giản dị, thân mật.
 + HS 3 : Đoàn xe tải  chuyên gia máy xúc ! 
 + HS 4 : A-lếch-xây .. tôi và A-lếch-xây . 
- 1 HS đọc thành tiếng cho cả trước lớp theo dõi. 
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc tiếp nối theo cặp (đọc 2 vòng).
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 4 HS ngồi cùng bàn luyện đọc bài, trao đổi thảo luận trả lời câu hỏi. 
- HS khá dựa vào các câu hỏi của GV để chuẩn bị điều khiển lớp thảo luận (có thể hỏi thêm các câu hỏi của mình). 
 + Nêu câu hỏi.
 + Mời bạn trả lời.
 + Mời bạn bổ súng ý kiến.
 + Tổng kết thống nhất ý kiến.
 + Chuyển câu hỏi tiếp theo. 
 + Anh Thủy gặp anh A-lếch-xây ở công trường xây dựng. 
 + Anh A-lếch-xây vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to, chất phác. 
 + Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mở. 
 + Chi tiết tả anh A-lếch-xây khi xuất hiện ở công trường chân thực. Anh A-lếch-xây được miêu tả đầy thiện cảm. 
 + Chi tiết cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây. Họ nói chuyện rất cởi mở, thân mật. 
 + Kể về tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới. 
- 2 HS nhắc lai nội dung chính. 
- 1 HS nêu ý kiến, các HS khác bổ sung ý kiến và thống nhất giọng đọc như mục 2.a.
 + HS theo dõi GV đọc, HS dùng bút gạch chì chéo (/) vào chỗ cần chú ý ngắt giọng, gạch chân các từ nên nhấn giọng. 
- 3 HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên trước lớp. 
C. Củng cố - dặn dò : 3`
 - Hỏi : Câu chuyện giữa anh Thuỷ và anh A-lếch-xây gợi cho em điều gì ? 
 - Nhận xét câu trả lời của từng HS 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà học bài và soạn bài Ê-mi-li, con
*******************************************************
Chính tả
Nghe viết: Một chuyên gia máy xúc 
I. Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 • Nghe - viết chích xác, đẹp đoạn Qua khung cửa kính  những nét giản dị, thân mật trong bài Một chuyên gia máy xúc.
 • Hiểu được cách đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô / ua và tìm được các tiếng có nguyên âm uô / ua để hoàn thành các câu thành ngữ. 
ii. Đồ dùng dạy - học 
 Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần.
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5`
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 1 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở các tiếng tiến, biến, bìa, mía, theo mô hình cấu tạo vần. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- Hỏi : Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng ?
- Nhận xét câu trả lời và bài làm của HS .
- HS đọc từ, viết cấu tạo vần các tiếng được đọc. 
- Nhận xét. 
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
tiến 
iê
n
biển 
u
iê
n
bìa 
ia
mía
ia
 + Những tiếng có âm cuối dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi. 
 + Những tiếng không có âm cuối dấu thanh được đặt ở những chữ cái đầu ghi nguyên âm. 
B. Dạy - học bài mới: 25`
1. Giới thiệu bài: 2`
2. Hướng dẫn viết chính tả: 10`
a) Trao đổi về nội dung đoạn văn
- Gọi HS đọc đoạn văn cần viết.
- Hỏi : 
 + Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt ? 
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được. 
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi, chấm bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả: 12`
Bài 2 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài. 
- Gọi HS nhận xét bài làm trên bảng. 
- GV hỏi : Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được. 
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng. 
Bài 3 :
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập. 
- Yêu cầu HS tự làm bài tập theo căp : tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và giải thích các thành ngữ đó. 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Nhận xét câu trả lời của từng HS. Nếu câu thành ngữ nào HS giải thích chưa đúng GV giải thích lại. 
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp. 
- Tiếp nối nhau trả lời. 
 + Anh cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng. Anh mặc bộ quần áo màu xanh công nhân, thân hình chắc và khoẻ, khuôn mặt to chất phác, - tất cả gợi lên những nét giản dị, thân mật. 
- HS tìm và nêu các từ : khung cửa, buồng máy, ngoại quốc, tham quan, công trương, khoẻ, chất phác, giản dị, ..
- 2 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng trước lớp. 
- 1 HS lên trên bảng lớp, HS dưới lớp làm vào vở. 
- 1 HS phát biểu, 3 HS khác bổ sung và thống nhất : 
 + Trong các tiếng có chứa ua : dấu thanh đặt ở chữ cái đầu của âm chính ua là chữ u.
 + Trong các tiếng có chứa uô : dấu thanh đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính uô là chữ ô.
- 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận cùng làm bài. 
- Tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ hoàn thành một câu tục ngữ : 
 + Muôn người như một : mọi người đoàn kết một lòng. 
 + Chậm như rùa : quá chậm chạp. 
 + Ngang như cua : tímh tình gàn dở, 
 + Cày sâu cuốc bẫm : chăm chỉ làm việc trên ruộng đồng. 
C. Củng cố - dặn dò : 3`
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi và học thuộc lòng các câu thành ngữ bài tập 3. 
***************************** ... n a) của SGK
+ Bảng kẻ sẵn các cột như phần b) SKG nhưng chưa viết chữa và số.
III. các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5`
- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
B. Dạy học bài mới: 25`
1. Giới thiệu bài: 2`
2. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi li mét vuông.
a. Hình thành biểu tượng về milimét vuông.
- GV yêu cầu: Hãy nêu các đơn vị đo diện tích mà các em đã được học.
- Trong thực tế, hay trong khoa học, nhiều khi chúng ta phải thực hiện đo những diện tích rất bé mà dùng các đơn vị đo đã học thị chưa thuận tiện. Vì vậy người ta dùng một đơn vị nhỏ hơn đó là mi li mét vuông.
- GV treo hình vuông minh hoạ như SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm. Sau đó yêu cầu: hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm
- Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi li mét vuông là gì?
- Dựa vào cách kí hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học em hãy nêu cách kí hiệu của mi li mét vuông.
b. Tìm mối quan hệ giữa mi li mét vuông và xăng ti mét vuông.
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm
- Diện tích của hình vuông có cạnh 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2.
3. Bảng đơn vị đo diện tích.
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột như phần b SGK.
- Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- GV hỏi: 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề xi mét vuông?
- GV hỏi tiếp: 1 mét vuông bằng mấy phần đề ca mét vuông?
- GV viết vào cột mét:
1m2 = 100dm2 = dam2
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nêu các đơn vị : cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu: diện tích của hình vuông có cạnh 1mm là:
1 mm x 1mm = 1 mm2
- Mi li mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu: mm2
- HS tính và nêu:
1 cm x 1cm = 1 cm2
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
 - 1cm2 = 100 mm2
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự:
- 1m2 = 100dm2
- 1 m2 = dam2
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích. Các HS khác làm vào vở.
Lớn hơn mét vuông
Mét vuông
Nhỏ hơn mét vuông
Km2.
Hm2
Dam2
M2
Dm2
Cm2
Mm2
1km2 = 100hm2.
1hm2 = 100dam2 = km2
1m2 = 100dm2 = hm2
1m2 = 100cm2 = dam2
1dm2 = 100cm2 = m2
1cm2 = 100mm2 = dm2
1mm2 = cm2
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của HS trên bảng lớp.
+ Mỗi đơn vị diện tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền với nó
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó?
- Vậy hai đơn vị do diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần.
4. Luyện tập, thực hành.
Bài1.
a. GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kì cho HS đọc,
b. GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép đổi để làm mẫu.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
7hm2 = ... m2.
+ Biết mỗi đơn vị diện tích ứng với 2 chữ số trong số đo diện tích, khi đổi từ hm2 ra m2, ta lần lượt đọc tên cá đơn vị đo diện tích từ hm2 đến m2, mỗi lần đọc viết thêm 2 số 0 voà sau số đo đã cho. Ta có: 7hm2 = 7 00 00.
 .hm2 dam2 m2
Vậy : 7 hm2 70000m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn.
90000 m2 = ... hm2
tương tự như trên ta có:
 9 00 00 = ... hm2
 .hm2 dam2 m2
Vậy 90000m2 = 9hm2
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
+ Mỗi đơn vị dienejt ích gấp 100 lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập.
- HS theo dõi và làm lại phần hướng dẫn của GV.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
C. Củng cố, dặn dò: 2`
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
***************************************************
Tập làm văn
Trả bài văn tả cảnh 
I. Mục tiêu 
 Giúp HS : 
 • Hiểu được yêu cầu của bài văn tả cảnh.
 • Hiểu được nhận xét chung của GV và kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài làm của mình. 
 • Biết sửa lỗi, dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài làm của mình và của các bạn. 
 • Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn để viết lại đoạn văn hay hơn.
ii. Đồ dùng dạy - học 
 • Bảng phụ ghi sẵn lỗi về chính tả, cánh dùng từ, cánh diễn đạt, ngữ pháp , cần chữa chung cho cả lớp. 
iii. các hoạt động dạy - học chủ yếu 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Kiểm tra bài cũ: 5`
 - Chấm điểm bảng thống kê kết quả học tập ở tổ của 5 HS.
 - Nhận xét bài làm của HS 
B. Dạy - học bài mới: 25`
1. Nhận xét chung về bài làm của HS 
- Ưu điểm : 
+ Viết đúng yêu cầu bài.
+ Nhiều bài có cảm xúc
+ Một số câu từ, hình ảnh hay
....
- Khuyết điểm :
+ Bài văn còn dài, chưa trọng tâm
+ Một số bài còn sai nhiều lỗi chính tả
+ Một số từ dùng chưa được hợp lí
2. Nhận xét bài của học sinh
- Giáo viên đọc một số bài văn có chất lượng.
- Học sinh nhận xét, sửa chữa, bổ sung.
C. Củng cố dặn dò: 3`
- Nhận xét đánh giá tiết học
- Chuẩn bị bài sau
***********************************************************
Khoa học
thực hành : 
nói “ không” đối với các chất gây nghiện.( t2 )
I. mục tiêu.
Giúp HS.
	+ Thu thập và trình bày thông tin về tác hại của các chất gây nghiện. Rượu, bia, thuốc lá, ma tuý.
	+ Có kĩ năng từ chối khi bị rủ rê, lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện.
	+ Luôn có ý thức tuyên truyền,vận động mọi người cùng nói “ không “ với các chất gây nghiện.
II. Đồ dùng dạy học.
	+ Phiếu ghi các câu hỏi về tác hại của chất gây nghiện
	+ Cây cảnh to, phần thưởng ( nếu có) cốc, chai, bao thuốc lá, gói giấy nhỏ
III. các hoạt động dạy, học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học.
Hoạt động 3. Thực hanh kĩ năng từ chối khi bị lôi kéo, rủ rê sử dụng chất gây nghiện.
- GV yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 22, 23 SGK và hỏi: Hình minh hoạ các tình huống gì?
- GV chia HS thành 3 nhóm yêu cầu mỗi nhóm cùng thảo luận tìm cách từ chối cho mỗi tình huống trên, sau đó xây dựng thành 1 đoạn kịch để đóng vai và biểu diễn trước lớp.
- HS cùng quan sát hình minh hoạ và nêu: hình vẽ các tình huống các bạn HS bị lôi kéo sử dụng các chất gây nghiện: rượu, thuốc lá, ma tuý.
- HS làm việc theo nhóm để xây dựng và đóng kịch theo hướng dẫn của GV.
Hoạt động 4. Trò chơi hái hoa dân chủ
Cách tiến hành: nghe GV hướng dẫn
- GV viết các câu hỏi về tác hại của rượu bia, thuốc lá, ma tuý vào từng mảnh giấy cài lên cây.
+ Chia lớp theo tổ.
+ Mỗi tổ cử một đại diện làm ban giám khảo.
+ Lần lượt từng thành viên của tổ bốc thăm các câu hỏi, có sự hội ý. Sau đó trả lời.
Hoạt động kết thúc.
- Nhận xét tiết học, khen ngợi HS hăng hái tham gia xây dựng bài.
- Dặn HS về nhà học thuộc và ghi lại mục Bạn cần biết vào vở, sưu tầm vỏ bao, lọ các loại thuốc.
Kĩ thuật
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đỡnh.
I/Mục tiờu: 
 HS cần phải:
 +Biết đặc điểm, cỏch sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống gia đỡnh.
 +Cú ý thức bảo quản, giữ gỡn vệ sinh, an toàn trong quỏ trỡnh sử dụng dụng cụ.
II/Chuẩn bị: *HS: Tranh một số dụng cụ nấu ăn và uống thụng thường. 
 *GV: Một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống thường dựng trong gia đỡnh.
 Một số loại phiếu học tập.
III/Hoạt động dạy học:
Tiến trỡnh
dạy học
Phương phỏp dạy học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trũ
1.Bài cũ:
2.Bài mới:
*Hoạt
 động 1:
*Hoạt
 động 2:
*Hoạt
 động 3:
3.Dặn dũ:
Kiểm tra phần dặn dũ của tiết trước.
Một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đỡnh.
Xỏc định cỏc dụng cụ đun, nấu, ăn uống thụng thường trong gia đỡnh:
-Yờu cầu HS kể cỏc dụng cụ thụng thường dựng để đun, nấu, ăn uống trong gia đỡnh. 
-GV ghi những dụng cụ theo nhúm. HS nhắc lại.
Tỡm hiểu đặc điểm, cỏch sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun, nấu, ăn uống trong gia đỡnh:
-Tổ chức HS thảo luận nhúm về đặc điểm, cỏch sử dụng, bảo quản.
-HDHS ghi kết quả thảo luận để cử đại diện bỏo cỏo.
-HS nhận xột-GV tổng kết theo từng nội dung-sgk.
Đỏnh giỏ kết quả học tập:
-GV sử dụng cõu hỏi cuối bài trong sgk để đỏnh giỏ kết quả học tập của HS.
-Yờu cầu HS làm bài tập sau: 
Em hóy nờu tỏc dụng của mỗi loại dụng cụ sau:
a)Bếp đun cú tỏc dụng ..............................
b)Dụng cụ nấu dựng để................................
c)Dụng cụ dựng để bày thức ăn và ăn uống cú tỏc dụng...........
d)Dụng cụ cắt, thỏi thực phẩm cú tỏc dụng chủ yếu là................
-GV nờu đỏp ỏn của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đỏp ỏn để tự đỏnh giỏ kết quả học tập của mỡnh.
-HS bỏo cỏo kết quả tự đỏnh giỏ.
-GV nhận xột đỏnh giỏ kết quả học tập của HS.
ễn: Đặc điểm, cỏch sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đỡnh.
Chuẩn bị bài: Chuẩn bị nấu ăn.
HS kiểm tra.
HS mở sỏch.
HS trả lời.
HS thực hiện.
HS làm bài.
HS lắng nghe.
************************************************
Sinh hoạt lớp
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
II. Chuẩn bị.
 - Nội dung.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:3`
2. Tiến hành: 20`
a. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua.
- Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích.
3. Phương hướng tuần tới: 5`
 - Học chương trình tuần 5
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
- Nghe
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá .
******************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 5(2).doc