Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2009

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2009

I. Mục tiêu:

- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật.

- Hiểu vấn đề tranh luận là ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.

- Yêu quý và kính trọng những người lao động.

II. Đồ dùng D – H:

- Tranh minh họa SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 45 trang Người đăng huong21 Lượt xem 613Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần 9 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai: 19/10/2009 
	 Tập đọc:
 CÁI GÌ QUÝ NHẤT? 
I. Mục tiêu:
- Đọc diễn cảm bài văn; biết phân biệt lời người dẫn truyện và lời nhân vật.
- Hiểu vấn đề tranh luận là ý được khẳng định qua tranh luận: Người lao động là đáng quý nhất.
- Yêu quý và kính trọng những người lao động.
II. Đồ dùng D – H:
- Tranh minh họa SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: (5’) Trước cổng trời.
-Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện đọc: (10’)
-Sửa lỗi phát âm, cách ngắt giọng.
-Giải nghĩa từ: tranh luận, phân giải.
-Đọc mẫu.
3. Tìm biểu bài: (10’)
-Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất?
-Mỗi bạn đưa ra lí lẽ ntn để bảo vệ ý kiến của mình?
-Vì sao thầy giáo cho rằng nghề lao động là quý nhất?
KL: Ý kiến của 3 bạn đều đúng nhưng chưa phải là quý nhất. Chỉ có người lao động là quý nhất.
-Đặt tên gọi khác cho bài học này.
NDC: Người lao động là quý nhất.
4. Luyện đọc diễn cảm: (10’)
-Đọc diễn cảm đoạn kể về cuộc tranh luận của 3 bạn.
-Nhận xét, tuyên dương.
-3 HS đọc và trả lời.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn (2 lượt)
-Luyện đọc từ khó, đọc chú giải.
-1 HS đọc toàn bài.
-Lắng nghe.
-Hùng: lúa; Quý: vàng, bạc; Nam: thì giờ.
-Vì không có người lao động thì không có lúa gạo, vàng bạc, thì giờ cũng vô ích.
-Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí.
-1 số HS nêu lại.
-5 em đọc theo phân vai.
-4 nhân vật và 1 người dẫn truyện.
-Bình chọn bạn đọc hay.
IV. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-Em hãy mô tả bức tranh minh họa của bài tập đọc và cho biết bức tranh muốn khẳng địng điều gì? (Bức tranh vẽ mọi người đang làm việc: nông dân: cày ruộng, kĩ sư... công nhân đang làm việc, thợ điêu khắc đang chạm trổ. Tranh vẽ khẳng địng rằng người lao động là quý nhất).
-Nhận xét tiết học.
-Về đọc lại bài, chuẩn bị bài “Cà Mau”.
V. Bổ sung: 
	 GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 
 Toán (41)
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Biết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân. 
- Rèn kĩ năng viết số đo STP. 
- Tích cực, sôi nổi và cẩn thận khi chuyển đổi.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: (5’)
-Sửa BTVN.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Luyện tập: (28’)
B1. Đọc đề, nêu yêu cầu của bài tập.
-Nhận xét.
B2. HD viết 315cm = ? m
-Giảng bài mẫu ở SGK.
-Dựa vào dặc điểm: Mỗi đơn vị đo độ dài ứng với 1 chữ số trong số đo độ dài.
 315cm = 3m 1dm 5cm = 3,15m
-Sửa bài, cho điểm.
B3. Đọc bài tập.
-Cách làm giống B1.
-Nhận xét và sửa bài.
B4(a,c) Đọc đề bài.
-Yêu cầu HS thảo luận tìm cách giải B4a,c
-Nhận xét, sửa chữa.
-3 HS lên bảng sửa bài.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-Viết STP vào chỗ chấm.
-3 HS viết 3 STP.
-Lớp sửa bài của bạn trên bảng.
-Thảo luận, tìm cách viết STP.
-Nghe hướng dẫn cách làm.
-Lớp làm vào vở.
-3 HS lên bảng.
 234cm = 2m 3dm 4cm = 2,34m
 506cm = 5m 0dm 6cm = 5,06m
 34dm = 3m 4dm = 3,4m
-Viết số đo dưới dạng STP có đơn vị đo là km.
-HS làm vào vở.
-3 HS lên bảng.
5km 34m = 5km 0hm 3dam 4m = 5,034km
-Viết số thích hợp vào chỗ trống.
 12,44m = 12m = 12m 44cm
 3,45km = 3450m
 * HS khá, giỏi làm thêm câu 4b,d.
III. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà học thuộc bảng đơn vị đo khối lượng và nhớ cách viết số đo độ dài dưới dạng STP.
IV. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 
	Khoa học:
 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS 
I. Mục tiêu:
-HS xác định được các hành vị tiếp xúc thông thường không lây nhiễm HIV.
-Không phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
-Biết vận động mọi người không xa lánh, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình của họ.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập ghi sẵn 1 số tình huống.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: (4’) HIV/AIDS là gì?
-HIV có thể lây qua các dường nào?
-Chúng ta làm gì để phòng tránh HIV?
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. HĐ1: HIV/AIDS không lây qua tiếp xúc: (8’)
-Đó là những đường nào?
KL: Những hoạt động tiếp xúc thông thường không có khả năng lây nhiễm HIV.
3. HĐ2: Không nên xa lánh, phân biệt đối xử với người bị nhiễm HIV và gia đình họ: (8’)
-Nếu những người đó ở quanh em, em sẽ đối xử với họ ntn?
-Qua ý kiến của các bạn, em rút ra điều gì?
+Nước ta có 70000 người bị nhiễm HIV.
4. HĐ3: Bày tỏ ý kiến: (8’)
-Phát phiếu ghi các tiònh huống cho các nhóm thảo luận.
-Nhận xét, bổ sung.
-3 HS trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Lắng nghe.
-HIV/AIDS không lây qua: Tắm chung, ôm hôn, bắt tay, muỗi đốt, ngồi học cùng bàn, khoác vai nhau, dùng chung quần áo, uống chung ly nước, ngủ cạnh nhau, ăn cơm cùng măm, đi chung nhà vệ sinh...
-Hoạt động nhóm 4.
-Các nhóm phân vai các nhân vật trong hình 1.
-Quan sát H2, H3 đọc lời thoại.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Các nhóm khác bổ sung.
-Trẻ em dù bị nhiễm HIV thì vẫn có quyền trẻ em. Họ cần được sống trong tình thương yêu của mọi người, được đi học.
IV. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-Chúng ta cần có thái độ ntn đối với người nhiễm HIV đối với gia đình họ?
-Làm như vậy có tác dụng gì?
-Nhận xét tiết học.
-Về học thuộc bài, chuẩn bị “Phòng tránh bị xâm hại”	
V. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 
	Chính tả: (Nhớ - Viết)
 TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
I. Mục tiêu:
- Viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do.
- Làm được BT(2)a/b hoặc BT(3)a/b.
- Ngồi viết ngay ngắn, đúng tư thế và trình bày vở sạch, đẹp.
II. Đồ dùng D – H:
- Giấy, bút, băng dính cho BT2a/b hoặc BT3a/b.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: (5’)
-Tìm và viết các từ có tiếng chứa yê.
-Nhận xét cách đánh dấu thanh ở các tiếng viết trên bảng.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: (2’)
2. Nhớ viết bài thơ: Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà: (2’)
3. Viết từ khó: (5’)
-Nêu cách viết các từ đó.
-Bài thơ có mấy khổ.
-Cách trình bày bài thơ.
-Có những chữ cái nào phải viết hoa.
4. Viết bài: (15’)
5. Luyện tập: (6’)
B2. Làm bài 2b.
-Sửa bài làm trên bảng.
B3a: Cho HS chơi tiếp sức, 2 dội thi đua.
-Nhận xét, tuyên dương.
-2 HS lên bảng viết.
-Lớp nhận xét, bổ sung.
-Tiếng chứa nguyên âm yê có âm cuối thì đánh dấu thanh ở chữ cái thứ hai của âm chính.
-Lắng nghe.
-2 HS đọc thuộc bài thơ.
-Nêu từ khó: Ba-la-lai-ca, tháp khoan, chơi vơi, ngẫm nghĩ, bỡ ngỡ, muôn ngả.
-Viết từ khó trên bảng con.
-HS trả lời.
-HS tự viết bài.
-Đổi vở dò lỗi.
-HS làm bài tập theo nhóm 4.
-Viết vào giấy khổ to dán bảng.
-Nhận xét, bổ sung.
-2 đội thi đua tìm từ.
-Nhận xét đội thắng thua.
IV. Củng cố - dặn dò: (3’)
-Nhận xét tiết học.
-Dặn dò tiết sau.
V. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 Thứ ba: 20/10/2009 
	Thể dục:
 ĐỘNG TÁC CHÂN - TRÒ CHƠI “DẪN BÓNG”
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi. 
- Trật tự, nhanh nhẹn, hào hứng học tập. Chơi TC một cách chủ đông.
II. Chuẩn bị:
- 1 còi, bóng, kẻ sân để chơi TC.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu: (8’) 
- Phổ biến N/vụ, y/c bài học.
-Chạy quanh sân.
-Đứng vòng tròn, xoay các khớp.
-Chơi 1 trò chơi tự chọn.
-Kiểm tra 2 động tác vươn thở và tay.
2. Phần cơ bản: (20’)
 a. HĐ1: Cả lớp ôn 2 động tác.
-Yêu cầu HS tập.
 b. HĐ2: Học động tác chân.
-Nêu tên động tác.
-Làm mẫu và phân tích.
-Hô chậm để HS làm theo.
-Sửa cho những HS làm chưa đúng.
-Ôn lại 3 động tác đã học.
 c. HĐ3: Trò chơi: Dẫn bóng.
-Phổ biến cách chơi, luật chơi.
-Cho HS chơi.
-Nhận xét, tuyên dương.
3. Phần kết thúc: (5’)
-Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát, làm động tác chim bay, cò bay.
-Hệ thống và nhận xét tiết học.
-Về nhà ôn luyện thuần thục 3 động tác.
- Tập hợp, báo cáo.
-Làm theo hiệu lệnh của GV.
-4 tổ làm 4 lần.
-Lớp nhận xét, bình chọn.
-Làm 2 lần, mỗi lần 8 nhịp.
-Động tác chân ở nhịp 3 chú ý khi đá chân chưa cần cao nhưng phải thẳng, không kiễng gót.
-HS tập theo tổ.
-Lắng nghe.
-Chơi thử 1 lần.
-Chơi nhiệt tình, không xô đẩy nhau ngã.
-Chọn tổ chơi hay, tổ thua phải nhảy lò cò.
-HS thực hiện.
-Lắng nghe.
-Thực hiện đúng.
IV. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 Thứ năm: 22/10/2009 
	Thể dục:
 ÔN 3 ĐỘNG TÁC: VƯƠN THỞ,TAY, CHÂN
 TRÒ CHƠI “AI NHANH và KHÉO HƠN”
I. Mục tiêu:
- Biết cách thực hiện động tác vươn thở, tay và chân của bài thể dục phát triển chung.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi. Thực hiện thuần thục 3 động tác đã học.
- Nhanh nhẹn, hào hứng học tập.
II. Chuẩn bị:
- 1 còi, bóng, kẻ sân chơi TC.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Phần mở đầu: (8’)
-Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
-Đội hình hàng ngang, thực hiện động tác khởi động.
-Trò chơi “Đứng ngồi theo hiệu lệnh”.
2. Phần cơ bản: (20’)
 a. HĐ1: Học trò chơi “Ai nhanh ai khéo hơn”.
-Phổ biến cách chơi: Khi có lệnh, bên tấn công dùng 1 hoặc 2 tay vỗ vào vai đối phương. Nếu vỗ được vào vai bạn được 1 điểm, nếu đối phương đỡ được thì được 1 điểm. Sau 3 phiên đổi vai chơi, Ai nhiểu điểm thì thắng cuộc.
+Chú ý chỉ được vỗ vai, không vỗ vào mặt hay mắt...không dùng tay gạt đỡ lung tung.
-Chia nam riêng, nữ riêng.
 b. HĐ2: Ôn 3 động tác đã học.
-Chia lớp thành 2 nhóm tập dưới sự điều khiển của cán sự lớp.
-Theo dõi, bình chọn nhóm tập đều, đẹp.
3. Phần kết thúc: (5’)
-Nhận xét tiết học.
-Về ôn lại trò chơi vừa học.
- Tập hợp, báo cáo.
-Thực hiện theo yêu cầu của GV.
-HS chơi.
-Lắng nghe.
-2 nhóm đứng quay mặt vào nhau, hàng ngang HS nọ cách HS kia 1,5-2m; mỗi cặp cách 1 cánh tay.
-Trong từng đôi, 1 HS là tấn công, 1 HS là phòng thủ.
-2 HS thay phiên nhau 1 làn chơi tấn, 1 lần chơi phòng thủ.
-Cán sự điều khiển lớp thực hiện.
-Lớp bình chọn.
-Làm động tác thả lỏng: rủ tay chân, gập thân, lắc vai.
-Lắng nghe.
-Thực hiện đúng.
IV. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 
 Luyện từ và câu:
 MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu:
- HS tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh, nhân hóa trong mẩu chuyện Bầu trời mùa thu.
-Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dùng từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hóa khi miêu tả. 
- Yêu quê hương, bảo vệ thiên nhiên nơi mình đang sống.
II. Đồ dùng D – H:
- Bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1.
- Phiếu khổ to để HS làm BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Bài cũ: (5’)
-Đặt câu để phân biệt từ nhiều nghĩa.
-Nêu nghĩa của các từ: chín, đường, vạt, xuân trong tiết trước.
-Nhận xét phần đặt  ...  bài toán có nội dung hình học.
- Sôi nổi, hứng thú học tập.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
A.Bài cũ: (5’) Nêu cách cộng hai số TP.
Kiểm tra cộng 2 STP bằng VD.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.Luyện tập; (28’)
B1.Nêu yêu cầu của đề bài
-Nhận xét gì về giá trị, về vị trí các số hạng của 2 tổng a+b và b + a khi a = 5,7 ; 
b=6,24?
-Hãy so sánh giá trị của hai biểu thức a+b và b+a? Khi đổi chỗcác số hạng thì tổng thay đổi ntn? Đó là tính chất gì?
-So sánh tính chất giao hoán của phép cộng số tự nhiên và cộng PS, cộng STP.
B2(a,c) Đọc đề, nêu cách làm.
-Em hiểu dùng tính chất giao hoán để thử lại ntn?
-HS một bài mẫu .
B3.Đọc đề toán.
-Nêu cách tính chu vi hcn.
-Nhận xét
B4.Đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
-Nêu cách tính trung bình cộng.
-Để tính trung bình cộng mỗi ngày bán bao nhiêu mét ta phải tính được gì?
-Tổng số vải đã bán là ? mvải.
-Tổng số ngày bán là? ngày.
-Chữa bài trên bảng.
-1HS đọc phần ghi nhớ
-2 HS lên bảng làm bài của GV ra, nêu cách cộng.
-Lắng nghe
-Tính rồi so sánh giá trị của:a+b và b+a
-2HS làm 2 cột.
-Khi đổi chỗ các số TP thì tổng không thay đổi.
-Dù là phép cộng STN, cộng PS, cộng số TP khi đổi chỗ các số hạng thì tổng của chúng không thay đổi.
-Cộng 2 số TP rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.
-2HS lên bảng, lớp làm vào vở.
-Nhận xét bài 2 bạn trên bảng, đọc kết quả.
Tóm tắt :
Chiều rộng: 16,34m
Chiều dài hơn chiều rộng:8,32 m
Tính chu vi hcn?
-1HS lên bảng giải, lớp làm vào vở.
-Nhận xét sửa bài cho bạn.
 * HS khá, giỏi làm.
Tóm tắt:
Tuần đầu bán:314,78m
Tuần sau bán: 525,22m
-Bán tất cả các số ngày trong tuần
-TB mỗi ngày bán ............mét vải? 
-1HS lên bảng làm.
-Kết luận đúng sai.
III. Củng cố - Dặn dò: (3’)
IV. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 10 Kĩ thuật: 
 BÀY, DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH
I.Mục tiêu:
- HS biết cách bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Biết liên hệ bày, dọn bữa ăn ở gia đình.
- Có ý thức giúp đỡ gia đình bày, dọn trước và sau bữa ăn.
II.Chuẩn bị: -Tranh ảnh một số kiểu bày món ăn ở gia đình. Phiếu học tập.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: (4’) Trình bày cách luộc rau ở gia đình em.
-Muốn luộc rau đạt yêu cầu cần phải chú ý những điểm gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.HĐ1:Tìm hiểu cách trình bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn: (8’)
-Mục đích của việc bày bữa ă ntn?
-Ở nông thôn gia đình em thường bày bữa ăn ở đâu?
-Trên mâm cơm ta nên sắp xếp các món ăn ntn và bày chén đũa ntn?
-Yêu cầu về chén đũa, đĩa, thìa... phải ntn?
*Tóm tắt các ý trên.
3.HĐ2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn: (10’)
-Ăn xong phần thu dọn thường được mẹ giao cho ai trong gia đình?
-Nêu các bước thu dọn sau bữa ăn.
-Bắt đầu thu dọn lúc nào? Nếu còn người đang ăn thì có nên thu dọn không?
-Ăn xong dọn ngay hay để lâu hơn?
-Thức ăn thừa thì làm tn?
-Nếu cất vào tủ lạnh thức ăn nên để tn?
-Em hãy so sánh cách thu dọn sau bữa ăn ở gia đình em với cách thu dọn sau bữa ăn nêu ở trong bài học.
4.HĐ3:Đánh giá kết quả học tập: (6’)
-Dùng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập HS.
-2HS trả lời câu hỏi.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Lắng nghe
-Quan sát H1, đọc nội dung 1a.
-Làm cho bữa ăn hấp dẫn, thuận tiện
-Trên bàn, trải chiếu giữa nhà,trên phản...
-Dụng cụ ăn uống yêu cầu phải sạch sẽ, khô ráo.
-Lắng nghe.
-Đọc thông tin ở SGK
-Thường là chị em gái.
-Thu dọn lúc mọi người đã ăn xong.
-Ăn xong thì nên thu dọn ngay.
-Khi cất thức ăn thừa vào tủ lạnh cần phải đậy kín hoặc cho vào hộp đậy nắp.
-Một số HS trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
IV. Củng cố - Dặn dò: (3’)
-Nhận xét tiết học.
-Về nhà giúp đỡ cha mẹ trong công việc nội trợ.
-Chuẩn bị bài sau.
V. Bổ sung:	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 10 Địa lí: 
 NÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu:
- HS nêu được một số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta. Biết nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trồng nhiều nhất.
- Nhận xét trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta. Sử dụng lược đồ để bước đầu nhận xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp.
- Biết yêu quý, giữ gìn, bảo vệ các loại cây trồng, vật nuôi.
II.Chuẩn bị: Bản đồ nông nghiệp VN, tranh ảnh về vùng trồng lúa, cây ăn quả...
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: (4’) Nước ta có mấy dân tộc? Mật độ dân số ntn? Sự phân bố dân cư ở nước ta có đặc điểm gì?
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.HĐ1: Ngành trồng trọt: (10’)
-Ngành trồng trọt có vai trò ntn trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta?
-Trồng trọt đóng góp gì trong s/xuất NN?
-Kể tên một số loại cây trồng ở nước ta. Loại cay nào được trồng nhiều nhất? Vì sao? Đạt thành tựu gì trong việc trồng lúa?
KL: Trồng trọt là ngành sản xuất chính. Trồng nhiều loại cây, nhiều nhất là lúa gạo, các cây công nghiệp, cây ăn trái ngày càng được trồng nhiều.
3.HĐ2: Cây công nghiệp: (6’)
-Qsát H1 lúa gạo được trồng chủ yếu ở vùng nào? Cây CN trồng ở vùng nào? Cây ăn quả trồng nhiều ở vùng nào?
-Địa phương em trồng nhiều loại cây nào?
4.HĐ3: Ngành chăn nuôi: (8’)
-Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
-Kể tên một số vật nuôi ở nước ta.
-Trâu bò được nuôi nhiều ở vùng nào?
-Lợn, gia cầm được nuôi nhiều ở đâu?
-Giải thích tại sao?
Ngành chăn nuôi hiện nay đang gặp khó khăn gì?
Muốn phát triển mạnh ngành chăn nuôi ta phải chú ý việc gì?
-2 HS trả lời câu hỏi.
-Nhận xét câu trả lời của bạn
-Lắng nghe
-Đọc thông tin ở SGK
-Thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi
-Ngành trồng trọt là ngành sản xuất chính.
-Trồng trọt đóng góp 3/4 giá trị s/xuất NN.
-Nước ta tồng nhiều nhất là lúa gạo đủ ăn còn xuất khẩu hàng đầu trên thế giới.
-Trồng đa số là cây xứ nóng.Vì khí hậu nhiệt đới.
-Lúa gạo trồng ở vùng đồng bằng.
-Chè, cà phê, tiêu, điều,cao su trồng nhiều ở vùng núi và cao nguyên.Cây ăn quả ở ĐB miền N, ĐB miền B và vùng núi phía Bắc.
-Vì ngành chăn nuôi ngày càng phong phú, đảm bảo.
-HS nêu
-Dịch cúm gà nhiễm H5N1 lây sang người, lở mồm, long móng.
-Chú ý tiêm phòng, chăn nuôi theo quy trình công nghiệp hiện đại.
IV. Củng cố - Dặn dò: (3’)
V. Bổ sung:	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 10 Toán (50) 
 TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN
I.Mục tiêu:
- Biết tính tổng nhiều STP. Biết tính chất kết hợp của phép cộng các số TP.
- Biết vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
- Cẩn thận trong tính toán và trình bày vở sạch đẹp.
II.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A.Bài cũ: (5’) Sửa bài tập về nhà.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: (2’)
2.HD HS tính tổng nhiều STP: (8’)
VD1: theo như SGK.
-Làm thế nào để tính tổng số dầu 3 thùng?
-Dựa vào cách tính tổng 2 STP em hãy tìm cách tính tổng của 3 STP.
-Nêu đặt tính và thực hiện tính của mình.
KL: Vậy tính tổng của nhiều STP cũng giống như tính tổng 2 STP.
VD2: Nêu cách tính chu vi hình tam giác.
3.Luyện tập: (20’)
B1(a,b):Đặt tính rồi tính tổng của các STP.
-Khi viết dấu phẩy ở kết quả chú ý điều gì?
B2.Đề bài yêu cầu gì?
-Qua tính toán em có nhận xét gì về giá trị của 2 biểu thức: (a + b) +c và a + (b + c).
-Đó là tính chất nào của số tự nhiên, hãy phát biểu tính chất kết hợp của STN.
-Theo em, phép cộng các STP có tính chất kết hợp không? Phát biểu tính chất đó.
B3(a,c): Sử dụng tính chất kết hợp và tính chất giao hoán để tính.
Nhận xét.
- HS lên bảng sửa bài
-Lớp nhận xét bài bạn trên bảng.
-Lắng nghe
-Tính tổng: 27,5 + 36,75 + 14,5
-Đặt theo cột dọc để tính
-1HS lên bảng thực hiện phép tính.
-Lớp làm vào giấy nháp.
-Lắng nghe
-Chu vi hình tam giác bằng tổng độ dài các cạnh.
-Thực hiện giải bài toán.
-2 HS lên bảng đặt tính và tính.
-Lớp làm vào vở, so sánh kết quả.
-Tính rồi so sánh giá trị của:
(a + b) + c và a + (b + c) khi cho a; b; c là STP.
(a + b) + c = a + (b + c) 
-Đọc y/c BT.
-2 HS lên bảng thực hiện phép tính.
-Lớp làm bài vào vở.
a) 12,7 + 5,89 + 1,3 = (12,7 + 1,3 )+ 5,89
= 14 + 5,89 = 19,89
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 =(5,75 + 4,25) +(7,8 + 1,2) = 10 + 9 = 19
-Lớp nhận xét bài của bạn, sửa chữa (nếu sai) 
III. Củng cố - Dặn dò: (3’)
IV. Bổ sung:
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 9 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I.Mục tiêu:
- Rút ra những mặt cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
- Tự phê bình mình trước lớp.
- Phổ biến kế hoạch, công việc trong tuần tới.
II. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định lớp:
2. Đánh giá tình hình tuần qua:
-Nhận xét chung:
*Nề nếp:
- Ra vào lớp xếp hàng nhanh chóng.
- Hát đầu giờ nghiêm túc.
- Đi học chuyên cần. 
* Học tập:
- Đa số HS đến lớp có học bài và làm bài đầy đủ. 
- Sách vở đầy đủ.
*Hoạt động khác:
- Vệ sinh lớp sạch sẽ.
- Thực hiện Luật ATGT tương đối nghiêm túc, đi hàng một bên tay phải.
3. Kế hoạch tuần 10:
- Học chương trình tuần 10.
- Duy trì số lượng.
- Củng cố tốt nề nếp lớp.
- Chuyên cần – Chăm học.
- Chuẩn bị thi KT giữa HK II.
- Tăng cường kiểm tra về việc truy bài đầu giờ.
-Nộp các khoản tiền đầu năm còn thiếu.
- Cả lớp bắt bài hát
- Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập, nề nếp, hoạt động của lớp trong tuần.
- Lắng nghe.
- Nhắc nhở một số HS nhác học trước lớp.
-Tuyên dương những HS tích cực trong học tập.
-Thực hiện đúng.
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 10 
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
I.Mục tiêu:
- Rút ra những mặt cần phát huy và những hạn chế cần khắc phục.
- Tự phê bình mình trước lớp.
- Phổ biến kế hoạch, công việc trong tuần tới.
II. Hoạt động lên lớp:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1. Ổn định lớp:
2. Đánh giá tình hình tuần qua
-Nhận xét chung:
*Nề nếp:
- Ra vào lớp xếp hàng nhanh chóng.
- Hát đầu giờ nghiêm túc.
- Đi học chuyên cần. 
* Học tập:
- Đa số HS đến lớp có học bài và làm bài đầy đủ. 
- Sách vở đầy đủ.
*Hoạt động khác:
- Vệ sinh lớp sạch sẽ
- Thực hiện Luật ATGT tương đối nghiêm túc, đi hàng một bên tay phải.
3. Kế hoạch tuần 11:
- Học chương trình tuần 11 .
- Duy trì tốt nề nếp lớp và số lượng HS.
- Chuyên cần, chăm học.
- Rèn chữ - Giữ vở.
- Tăng cường kiểm tra về việc truy bài đầu giờ.
-Nộp các khoản tiền đầu năm còn thiếu.
- Cả lớp bắt bài hát
- Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập, nề nếp, hoạt động của lớp trong tuần.
- Lắng nghe.
- Nhắc nhở một số HS nhác học trước lớp.
-Tuyên dương những HS tích cực trong học tập.
-Thực hiện đúng.
	GV: NGUYỄN TỰ NHÂN
Tuần 10 Thứ sáu: 30/10/2009
	Luyện từ và câu:
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I (T7)
 (Đề trường ra)
	Tập làm văn:
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I (T8)
 (Đề trường ra)

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 20122013.doc