Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 28

Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 28

ÔN TẬP (TIẾT 1)

I. Mục đích, yêu cầu :

-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.

-Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.

II.Đồ dùng dạy học:

 Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV tập 2 để HS bốc thăm.

III. Các hoạt động dạy học :

TG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

 

doc 19 trang Người đăng hang30 Lượt xem 206Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án các môn lớp 5 - Tuần số 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tập đọc
ÔN TẬP (TIẾT 1)
I. Mục đích, yêu cầu :
-Kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc - hiểu.
-Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép); tìm đúng các ví dụ minh họa về các kiểu cấu tạo câu trong bảng tổng kết.
II.Đồ dùng dạy học:
 Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV tập 2 để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
18’
14’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài “Đất nước” và trả lời câu hỏi 2-3 SGK.
Giáo viên nhận xét –Ghi điểm.
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài : (Nêu MĐ – YC)
b) Giảng bài :
 v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (Khoảng 1/5 số HS trong lớp)
- Gọi HS đọc.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
-GV dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bảng tổng kết
GV hướng dẫn:BT yêu cầu các em tìm ví dụ minh họa cho từng kiểu câu. Cụ thể:
+Câu đơn: 1 VD
+ Câu ghép: Câu ghép không dùng từ nối: 1 VD/ Câu ghép dùng từ nối: Câu ghép dùng quan hệ từ (1VD) – Câu ghép dùng cặp hô ứng ( 1VD)
-GV nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Học sinh đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
-HS lên bốc thăm chọn bài
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-HS nêu
HS làm bài cá nhân, các em nhìn bảng tổng kết, tìm ví dụ, viết vào vở bài tập
-HS nối tiếp nhau nêu ví dụ minh họa cho từng kiểu câu.
- 4 HS làm bài trên bảng nhóm
-Cả lớp nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM:
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường thời gian..
Củng cố đổi đơn vị đo độ dài, đơn vị đo thời gian, đơn vị đo vận tốc.
II. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
34’
1’
 33’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 4 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới :
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Bài mới: Luyện tập
Bài 1: Gv cho Hs đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
-Gv hướng dẫn HS nhận ra: Thực chất bài toán yêu cầu so sánh vận tốc của ô tô và xe máy.
-Cho cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng giải.
-Gv hướng dẫn HS làm theo cách khác
Bài 2 :
 Gv gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán, nói cách tính vận tốc.
-Cho HS tự làm vào vở.
GV hướng dẫn HS tính vận tốc của xe máy với đơn vị đo là m/phút
Gv cho Hs tự làm bài,sau đó thống nhất kết quả.
GV hướng dẫn những HS yếu 
Bài 3 : GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
-GV cho HS đổi đơn vị 
GV cho HS trao đổi về cách giải
Bài 4 :
-GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
-GV cho HS đổi đơn vị 
-Cho HS tự làm rồi chữa bài.
4.Tổng kết - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
 Giải
 4 giờ 30 phút = 4,5 giờ
 Mỗi giờ ôtô đi được:
: 3 = 45 (km)
 Mỗi giờ xe máy đi được:
135 : 4,5 = 30 (km)
 Mỗi giờ ôtô đi nhiều hơn xe máy là:
 45 - 30 = 15 (km)
 Đáp số :15 km
- HS làm bài vào vở
- 2 HS lên bảng sửa bài
 Giải
: 2 = 625 ( m/phút)
 1 giờ = 60 phút 
 Mỗi giờ xe máy đi được:
x 60 = 37500 (m)
 37500 m = 37,5 km
 Vận tốc của xe máy là: 37,5 km/giờ 
HS đọc bài
- HS đổi đơn vị 
 15,75 km = 15750 m 
1 giờ 45 phút = 105 phút
HS tự tính và đọc kết quả.
- HS nêu yêu cầu bài toán 
- HS đổi đơn vị 
 72 km/giờ = 72000 m/giờ
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
 Giải
72 km/giờ = 72000 m/giờ
Thời gian để cá heo bơi 2400 m là:
2400 : 72000 = 1/30 ( giờ)
 1/30 giờ = 60 phút x 1/30 = 2 phút
 Đáp số: 2 phút
-Cả lớp nhận xét.
RÚT KINH NGHIỆM:
 Thứ ba, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
Rèn luyện kĩ năng thực hành tính vận tốc, quãng đường thời gian..
- Làm quen với bài toán chuyển sđộng ngược chiều trong cùng một thời gian.
II. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
34’
1’
 33’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 4 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Bài mới : Luyện tập
Bài 1: a) Gv cho Hs đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
GV hướng dẫn HS tìm hiểu có mấy chuyển động đồng thời trong bài toán; chuyển động cùng chiều hay ngược chiều nhau?
GV vẽ sơ đồ lên bảng. (SGK)
Gv giải thích: Khi ôtô gặp xe máy thì cả ôtô và xe máy đi hết quãng đường 180km từ 2 chiều ngược nhau.
- Làm như SGK.
b). GV cho HS làm tương tự như phần (a)
-Cho cả lớp làm bài vào vở.
Gọi 1 HS lên bảng giải.
-Mỗi giờ 2 ôtô đi được bao nhiêu km?
-Sau mấy giờ 2 ôtô gặp nhau?
-GV nhận xét
Bài 2:
 Gv gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán
-Cho HS nêu cách làm
-Cho HS tự làm vào vở.
GV hướng dẫn những HS yếu 
GV cho HS nhận xét.
Bài 3: GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
-Cho HS nhận xét về đơn vị đo quãng đường trong bài toán.
-GV cho HS đổi đơn vị đo quãng đường theo mét hoặc đổi đơn vị đo vận tốc theo m/phút.
GV cho HS trao đổi về cách giải
Bài 4 :
- GV cho HS nêu yêu cầu bài toán.
-GV cho HS nêu cách làm
-Cho HS tự làm rồi chữa bài.
4.Tổng kết - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Lớp nhận xét.
- Hs đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
- Có 2 chuyển động đồng thời ngược chiều nhau.
- HS theo dõi.
- Hs đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài toán.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
 Giải
 Mỗi giờ hai ôtô đi được: 
 42 + 50 = 92 (km)
Thời gian để 2 ôtô gặp nhau là:
 276 : 92 = 3 (giờ)
 Đáp số : 3 giờ
- HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài toán
- HS nêu cách làm
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
- HS nêu yêu cầu bài toán 
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
 Giải
 C1: 15 km = 15000 m
Vận tốc chạy của con ngựa:
 15000 : 20 = 750 ( m/ phút)
C2:
Vận tốc chạy của con ngựa:
: 20 = 0,75 (km/phút)
 0,75 km/phút = 750 m/phút
-Cả lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu bài toán.
- HS nêu cách làm
- HS làm bài vào vở
- 1 HS lên bảng sửa bài
RÚT KINH NGHIỆM:
Chính tả
ÔN TẬP (TIẾT 2)
I. Mục đích, yêu cầu:
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
-Củng cố khắc sâu kiến thức về cấu tạo câu (câu đơn, câu ghép): làm đúng bài tập điền vế câu vào chỗ trống để tạo thành câu ghép.
II.Đồ dùng dạy học:
 Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV tập 2 để HS bốc thăm.
- Hai tờ phiếu viết 3 câu văn chưa hoàn chỉnh của bài tập 2.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
18’
14’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- GV gọi HS đọc bài “Đất nước” và trả lời câu hỏi 2-3 SGK.
Giáo viên nhận xét - Ghi điểm.
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC )
b) Giảng bài :
 v	Hoạt động1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (Khoảng 1/5 số HS trong lớp)
- Gọi HS đọc.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
-Hs đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào vở BT.
-GV phát giấy đã viết nội dung bài cho 2 HS
-HS dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bài
-Cả lớp và giáo viên nhận xét sửa chữa, kết luận những HS làm bài đúng.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Học sinh đọc theo yêu cầu và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
-HS lên bốc thăm chọn bài
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
HS làm bài cá nhân, viết vào vở bài tập
-HS nối tiếp nhau nêu câu văn của mình.
- 2 HS làm bài trên bảng nhóm
-Cả lớp nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM
Luyện T&C	 
ÔN TẬP (TIẾT 3)
I. Mục đích, yêu cầu :
-Tiếp tục kiểm tra lấy điểm tập đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
-Đọc – hiểu nội dung ý nghĩa của bài “tình quê hương”; tìm được các câu ghép; từ ngữ lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
 II.Đồ dùng dạy học:
 Phiếu viết tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV tập 2 để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
33’
1’
32’
12’
20’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- GV gọi HS đọc lại các câu văn đã viết lại ở tiết trước.
Giáo viên nhận xét –Ghi điểm.
3. Bài mới : 
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Giảng bài :
 v	Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc và HTL: (Khoảng 1/5 số HS trong lớp)
- Gọi HS đọc.
- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc; cho điểm
v Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập 2
-Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài
-Hs đọc lần lượt từng câu văn, làm bài vào vở BT.
-GV giúp HS thực hiện lần lượt tùng yêu cầu của bài tập.
+Tìm các từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương?
+Điêù gì đã gắn bó tác giả với quê hương?
+Tìm các câu ghép trong bài văn.
-GV cùng HS phân tích các vế của câu ghép.
+ Tìm các từ ngữ được lặp lại, được thay thế có tác dụng liên kết câu trong bài văn.
- GV mời 1 HS nhắc lại kiến thức về 2 kiểu liên kết câu.
- Tìm các từ ngữ được lặp lại có tác dụng liên kết câu
- GV nhận xét
Tìm các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu
-GV phát giấy đã viết nội dung bài cho 2 HS
-HS dán lên bảng lớp tờ giấy đã viết bài
-Cả lớp và giáo viên nhận xét sửa chữa, kết luận những HS làm bài đúng.
4. Củng cố – Dặn dò :
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Học sinh đọc theo yêu cầu -HS nhận xét.
-HS lên bốc thăm chọn bài
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
-1 HS đọc bài Tình quê hương và chú giải từ ngữ khó
-1HS đọc các câu hỏi
-Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, suy nghĩ làm bài.
HS làm bài cá nhân, viết vào vở bài tập
-đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt , day dứt.
-Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
-Bài văn có 5 câu. Tất cả 5 câu trong bài điều là câu ghép.
-HS nêu
-HS đọc thầm bài tìm các từ ngữ được lặp lại
-Cả lớp nhận xét
HS đọc thầm bài tìm các từ ngữ được thay thế
-2 HS làm vào giấy gạch chân các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết.
-Cả lớp nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM 
Khoa học
 SỰ SINH SẢN CỦA ĐỘNG VẬT
A – Mục tiêu : Sau bài học , HS biết :
 _ Trình bày khái quát về sự sinh sản của động vật : vai trò của cơ quan sinh sản , sự thụ tinh , sự phát triển của hợp tử .
 ... nào.
- Gv nhận xét
Cho HS đọc lại 3 đoạn văn đã hoàn chỉnh.
4. Củng cố – Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Học sinh đọc theo yêu cầu -HS nhận xét.
-HS lên bốc thăm chọn bài
-HS đọc trong SGK (hoặc đọc thuộc lòng) 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
-1 HS đọc yêu cầu của bài
-HS đọc
-Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ, làm bài vào VBT.
-3HS làm bài vào giấy lớn đã phô tô.
-HS nhận xét
RÚT KINH NGHIỆM 
Luyện từ và câu:
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN III
š -------------›
Địa lí
CHÂU MĨ ( TT)
 I. Mục tiêu : Học xong bài này,HS:
 - Biết phần lớn người dân châu Mĩ là dân nhập cư.
 - Trình bày được một số đặc điểm chính của kinh tế châu Mĩ và một số đặc điểm nổi bậc của Hoa Kì
 - Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí của Hoa Kì.
II- Đồ dùng dạy học :
 1 - GV : - Bản đồ Thế giới.
	 - Một số tranh ảnh về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
 2 - HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
3’
30’
1’
29’
12’
10’
5’
2’
1’
I- Ổn định lớp : 
II - Kiểm tra bài cũ : “Châu Mĩ”
 + Tìm châu Mĩ trên Quả Địa cầu hoặc trên Bản đồ Tự nhiên Thế Giới .
 + Em hãy nêu đặc điểm của địa hình châu Mĩ.
- Nhận xét
III- Bài mới : 
 1. Giới thiệu bài: Châu Mĩ (tt)
 2. Hoạt động : 
 c) Dân cư châu Mĩ .
 * HĐ 1 :.(làm việc cá nhân)
 -Bước 1: HS dựa vào bảng số liệu ở bài 17 và nội dung ở mục 3, trả lời các câu hỏi sau:
 + Châu Mĩ đứng thứ mấy về dân số trong các châu lục?
 + Người dân từ các châu lục nào đã đến châu Mĩ sinh sống? 
 + Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở đâu?
 -Bước 2: 
 - GV yêu cầu một số HS trả lời câu hỏi trước lớp.
 - GV sửa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - GV giải thích thêm cho HS biết rằng, dân cư tập trung đông đúc ở miền Đông châu Mĩ vì đây là nơi dân nhập cư đến sống đầu tiên ; sau đó họ mới di chuyển sang phần phía tây.
 Kết luận : Châu Mĩ đứng thứ ba về dân số trong các châu lục và phần lớn dân cư châu Mĩ là dân nhập cư.
 d) Hoạt động kinh tế .
 * HĐ2: (làm việc theo nhóm)
 -Bước1: HS trong nhóm quan sát hình 4, đọc SGK ròi thảo luận nhóm theo các câu hỏi gợi ý sau:
 + Nêu sự khác nhau về kinh tế giữa Bắc Mĩ với Trung Mĩ và Nam Mĩ.
 + Kể tên một số nông sản ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ .
 + Kể tên một số ngành công nghiệp chính ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ .
 -Bước 2 : 
 GV sữa chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 - Bước 3 : GV yêu cầu các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
 Kết luận: Bắc Mĩ có nền kinh tế phát triển, công, nông nghiệp hiện đại ; còn Trung và Nam Mĩ có nền kinh tế đang phát triển, sản xuất nông phẩm nhiệt đới và công nghiệp khai khoáng.
 e) Hoa Kì .
 * HĐ3: (làm việc theo cặp)
 -Bước1: GV gọi một số HS chỉ vị trí của Hoa Kì vàThủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới.
 -Bước 2: GV sưả chữa và giúp HS hoàn thiện câu trả lời.
 Kết luận : Hoa Kì nằm ở Bắc Mĩ, là một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới. Hoa Kì nổi tiếng về sản xuất điện, máy móc, thiết bị với công nghệ cao và nông phẩm như lúa mì, thịt, rau.
IV - Củng cố :
 + Nêu đặc điểm của dân cư châu Mĩ ?
 + Nền kinh tế Bắc Mĩ có khác gì so với Trung Mĩ và Nam Mĩ ?
 + Em biết gì về đất nước Hoa Kì ?
V - Nhận xét – dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau: “Châu Đại Dương và châu Nam Cực” 
- Hát 
-HS trả lời
-HS nghe.
- HS nghe .
+ Châu Mĩ có dân số đứng thứ 3 trong các châu lục .
+ Người dân từ châu Á, châu Âu , châu Phi, đã đến châu Mĩ sinh sống .
+ Dân cư châu Mĩ sống tập trung ở miền ven biển và miền Đông .
- Một số HS trả lời câu hỏi
- HS nghe.
+ Tình hình chung của nền kinh tế : Bắc Mĩ phát triển và Trung và Nam Mĩ đang phát triển.
+ Bắc Mĩ: Lúa mì, bông, lợn, bò, sữa, cam, nho, 
 Trung và Nam Mĩ : chuối, cà phê, mía, bông, chăn nuôi bò, cừu,..
+ Bắc Mĩ : điện tử, hàng không vũ trụ .
 Trung và Nam Mĩ : chủ yếu là công nghiệp khai thác khoáng sản để xuất khẩu .
- Đại diện các nhóm HS trả lời câu hỏi. HS khác bổ sung .
- Các nhóm trưng bày tranh ảnh và giới thiệu về hoạt động kinh tế ở châu Mĩ (nếu có)
-HS nghe.
- Một số HS lên bảng chỉ vị trí của Hoa Kì vàThủ đô Oa-sinh-tơn trên Bản đồ Thế giới.
- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc trước lớp.
-HS nghe.
-HS nêu.
-HS nghe .
-HS xem bài trước.
RÚT KINH NGHIỆM:
Thứ sáu, ngày 18 tháng 3 năm 2011
Toán
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
 Giúp HS :
Củng cố về đọc, viết , rút gọn, quy đồng mẫu số , so sánh các phân số.
II. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
34’
1’
33’
1’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Học sinh sửa bài 5 (SGK).
Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Bài mới : 
Bài 1 Gv cho Hs tự làm bài rồi chữa bài
-Cho cả lớp làm bài vào vở.
-Yêu cầu HS đọc các phân số mới viết được.
Bài 2 :Rút gọn các phân số:
 Gv gọi HS đọc đề bài 
-Cho HS tự làm vào vở.
-Cho HS nêu cách làm.
Gv lưu ý HS khi rút gọn phân số phải nhận được phân số tối giản, do đó nên tìm xem tử số và mẫu số cùng chia hết cho số lớn nhất nào.
Chẳng hạn với phân số 18/24 ta thấy:
18 chia hết cho 2 , 3 , 6 , 9 , 18
24 chia hết cho 2,3,4,6,8,12,24
18 và 24 cùng chia hết cho 2,3,6,trong đó 6 là số lớn nhất.
Vậy 18/24 chia cả tử và mẫu cho 6
Bài 3 : Quy đồng mẫu số các phân số
GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài
-GV cho HS nêu miệng giải thích cách làm
-GV giúp HS tìm mẫu số chung bé nhất
Bài 4 :So sánh các phân số:
-Cho HS tự làm rồi chữa bài.
-GV nhận xét.
-Cho HS nêu cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số hoặc không cùng mẫu số; hai phân số có tử số bằng nhau.
Bài 5: Viết các phân số thích hợp vào vạch ở giữa 1/3 và 2/3 trên tia số.
-Cho HS tự làm
-HS nêu các cách khác nhau để tìm phân số thích hợp.
-GV nhận xét.
4.Tổng kết - Dặn dò: 
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau
Hát 
Lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
-HS chữa bài 
-HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS chữa bài 
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- HS nêu miệng giải thích cách làm
- HS tự làm rồi chữa bài
-HS làm vào vở.
2 HS lên bảng làm.
-Cả lớp nhận xét.
- HS làm bài vào vở
-HS chữa bài 
-HS đọc
-HS nêu cách so sánh.
- HS làm bài vào vở
- HS tự làm bài rồi chữa bài
RÚT KINH NGHIỆM:
Tập làm văn
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ LẦN III
Đạo đức
EM TÌM HIỂU VỀ LIÊN HỢP QUỐC
(Tiết 1)
I/ Mục tiêu :
 	-Kiến thức: HS có hiểu biết ban đầu về tổ chức Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này 
-Thái độ: Tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc ở VN.
II/ Tài liệu , phương tiện: 
-GV: Tranh, ảnh, bài báo về hoạt động của Liên Hợp Quốc và các cơ quan Liên Hợp Quốc ở VN
-HS :Xem trước thông tin tham khảo ở phần phụ lục (trang 7).
III. Các hoạt động dạy học :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
28’
1’
27’
15’
12’
2’
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Vì sao chúng ta cần yêu hòa bình chống chiến tranh?
- Chúng ta cần thể hiện lòng yêu hòa bình như thế nào?
GV nhận xét
3. Bài mới: 
a) Giới thiệu bài: (Nêu MĐ – YC)
b) Giảng bài :
HĐ1: Tìm hiểu thông tin (trang 40-41, SGK)
*Mục tiêu: HS có những hiểu biết ban đầu về Liên Hợp Quốc và quan hệ của VN với tổ chức này .
*Cách tiến hành :-GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 40-41 và hỏi : Ngoài những thông tin trong SGK, em còn biêt thêm gì về tổ chức Liên Hợp Quốc ? 
-GV giới thiệu thêm một số tranh , ảnh về các hoạt động của Liên Hợp Quốc ở các nuớc, ở VN. Sau đó cho HS thảo luận 2 câu hỏi trang 41, SGK.
-GV kết luận :
+LHQ là tổ chức quốc tế lớn nhất hiện nay .
+Từ khi thành lập, LHQ đã có nhiêù hoạt động vì hoà bình, công bằng và tiến bộ xã hội.
+VN là một thành viên của LHQ.
HĐ 2:Bày tỏ thái độ (Bài tập 1, SGK)
*Muc tiêu: HS có nhận thức đúng về tổ chức LHQ .
*Cách tiến hành: -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận các ý kiến trong bài tập 1.
-Cho đại diện các nhóm trình bày (Mỗi nhóm trình bày về 1 ý kiến)
-Cho các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
-GV kết luận: Các ý kiến c, d là đúng .
 Các ý kiến a, b,đ là sai .
-GV yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
4.HĐ nối tiếp: -Về nhà tìm hiểu tên một vài cơ quan của LHQ ở VN ;về một vài hoạt động của các cơ quan LHQ ở VN .
 -Sưu tầm các tranh, ảnh, bài báo nói về các hoạt động của tổ chức LHQ ở VN hoặc trên thế giới 
Hát
-HS trả lời
-HS đọc thông tin và nêu những đều biết về Liên Hợp Quốc.
-HS theo dõi.
-HS lắng nghe.
-HS thảo luận theo nhóm .
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
- HS lắng nghe.
- HS đọc phần Ghi nhớ SGK .
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
 RÚT KINH NGHIỆM 
KỸ THUẬT (Tuần 28)
LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG (Tiết 2)
I. Mục tiêu. Học sinh :
- Chọn đúng và đủ số lượng các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.
- Biết cách lắp và lắp được máy bay trực thăng theo mẫu.
- Máy bay lắp tương đối chắc chắn.
* Với học sinh khéo tay: Lắp được máy bay trực thăng theo mẫu. Máy bay lắp chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi tực hành.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu máy bay: bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2. Dạy bài mới.
a. Giới thiệu bài : Lắp xe máy bay
- Gọi học sinh nhắc lại quy trình lắp.
- Nhận xét.
b. Hoạt động 3 : thực hành lắp. 
- Chọn chi tiết.
- Lắp từng bộ phận.
- Lắp ráp máy bay trực thăng.
c. Hoạt động 4 : Đánh giá sản phẩm.
- Nhận xét, bình chọn.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh tự chuẩn bị tiết sau.
- Cả lớp.
- Nghe, nhắc lại.
- 2 học sinh.
- Hoạt động theo nhóm.
- Nhóm trình bày sản phẩm.
- Đánh giá theo mục 3 SGK.
RÚT KINH NGHIỆM 
SINH HOẠT LỚP TUẦN 28
I) Mục đích:
- Nhận xét về các mặt hoạt động trong tuần.
- Đưa ra công việc tuần tới
II) Nội dung sinh hoạt
Ổn định: Hát tập thể
Nhận xét:
-Tổ trưởng từng tổ nhận xét tổ của mình.
-Lớp trưởng nhận xét chung.
-Ý kiến đóng góp của HS
-GV nhận xét chung về mọi mặt của lớp
+Ưu điểm
+Khuyết điểm
Công việc tuần tới:
Tiếp tục học chương trình cuối HK2; củng cố các kiến thức còn bị hỏng thể hiện qua thi giữa HK2.
- Phát phiếu liên lạc cho gia đình.
- Luyện tập chuẩn bị thi Nghi thức Đội nhân chào mừng 26/3.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoan-tuan 28.doc