Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 08

Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 08

Luyện tập (T46)

I. MỤC TIÊU

 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số một cách thuận tiện nhất.

II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

 Bảng phụ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

 1. Giới thiệu bài: (1 phút)

 2. Hoạt động dạy - học

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 

docx 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 415Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 08", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
Soạn: Ngày 10/ 10/ 2009
Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Chào cờ.
Tiết 2: Toán (tiết 36)
Luyện tập (T46)
I. MỤC TIÊU
 - Tính được tổng của 3 số, vận dụng một số tính chất để tính tổng 3 số một cách thuận tiện nhất.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
 1. Giới thiệu bài: (1 phút)
	2. Hoạt động dạy - học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1: Đặt tính rồi tính tổng.
 - Cho HS đọc và phân tích yêu cầu đầu bài.
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
- Gv bao quát, giúp đỡ HS còn gặp lúng túng.
- Em áp dụng những tính chất nào của phép cộng để tính được kết quả thuận tiện như vậy?
- GV nhật xét và chốt bài.
 * Bài 4:
- Bài toán cho biết gì?
- Yêu cầu của bài toán là gì?
- Yêu cầu học sinh len bảng làm, ở dưới làm bài vào vở và nhận xét kết quả của bạn.
- GV chấm một số vở và nhận xét kết quả của HS.
3. Củng cố – Dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học.
 Hướng dẫn học sinh về nhà làm bài tập 3, 5. Chuẩn bị bài sau.
2 hs lên bảng làm bài tập.
Cả lớp làm bài trong vở.
 b) 26387 + 14075 + 9210 = 49672
 54293 + 61934 + 7652 = 123879
- Đọc yêu cầu đầu bài, thảo luận theo nhóm đôi và báo cáo kết quả .
a) 96 + 78 + 4 = ( 96 + 4 ) + 78 = 178
67 + 21 + 79 = 67 + ( 21 + 79 ) = 167
b)789 + 285 + 15 = 789 + ( 285 + 15 ) 
= 1089
448 + 594 + 52 = ( 448 + 52 ) + 594 
= 1094
 Đọc nội dung của bài tập.
- xã đó có 5256 dân, năm 1 tăng 79 người, năm 2 tăng 71 người.
a) Sau 2 năm xã đó tăng bao nhiêu ng?
b) Sau 2 năm dân số ? người. 
1 hs lên bảng làm bài tập.Cả lớp làm bài trong vở.
Bài giải
Sau hai năm số dân của xã đó tăng thêm là:
79 + 71 = 150 ( người )
Sau hai năm số dân của xã đó là:
5256 + 150 = 5406 ( người )
 Đáp số: a) 150 người
 b) 5406 người 
Tiết 2: Tập đọc (tiết 15)
Nếu chúng mình có phép lạ
I. MỤC TIÊU
 - Biết đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng vui, hồn nhiên.
 - Hiểu ND: Những ước mơ ngộ nghĩnh, đáng yêu, của các bạn nhỏ bộc lộ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài- 5’: Đọc bài: ở vương quốc Tương lai
- Nếu em là người có phép lạ em sẽ ước điều gì?
Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem các bạn mơ ước điều gì nhé.
2. Hoạt động dạy học.
a) Luyện đọc:13’
- Bài thơ được chia kàm mấy khổ thơ, bài thơ thuộc thể thơ nào?
- YC HS đock bài.
- Trong bài có những từ ngữ nào khó đọc, dễ lẫm?
- YC 5 HS đọc lần 2.
- GV HD HS cách đọc nhắt nhịp trong từng câu thơ.
Chớp mắt/ thành cây đầy quả
Hoá tráo bom/ thành trái ngon
- YC HS luyện đọc theo cặp. Kiểm tra một số cặp đọc.
GV mẫu đọc bài
c. Tìm hiểu bài:10’
 - Câu thơ nào được lặp lại trong bài nhiều lần ? Việc lặp lại nhiều lần câu thơ ấy nói lên điều gì ?
- Mỗi khổ thơ nói lên một điều mơ ước của các bạn nhỏ. Những điều mơ ước ấy là gì ?
+ YC các nhóm khác nhận xét nhóm bạn.
- YC Đọc khổ thơ 3, 4.
- Hãy giải thích ý nghĩa của những cách nói sau:
a) Ước “ Không có mùa đông ”
b) Ước “Trái bom thành trái ngon”
- Em thấy những ước mơ của các bạn nhỏ trong bài thơ là những ước mơ như thế nào ?
-Em thích ước mơ nào trong bài thơ ?
- Còn em em mơ ước điều gì?
GV nhận xét:
d. HD đọc diễn cảm và HTL bài thơ-5’:
- HD HS đọc diễn cảm khổ thơ 3,4
GV đọc mẫu đoạn 3 
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
HS - GV nhận xét:
3. Củng cố - dặn dò:2’
- Nhắc lại ND của bài:
 - GV nhận xét tiết học, đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài, theo dõi nhận xét bạn đọc.
- HS nêu theo suy nghĩ của mình.
- 1 hs đọc toàn bài.
- Bài thơ được chia làm 5 khổ thơ, bài thơ thuộc thêt thơ 6 chữ.
- 5 hs đọc nối tiếp lần 1
- VD: mãi mãi, ngọt lành 
+ hs phát âm lại.
- 5 hs đọc nối tiếp lần 2, 1 hs đọc mục chú giải
HS đọc thầm - Đọc bài theo cặp
1 hs đọc toàn bài.
- Câu thơ nếu chúng mình có phép lạ ... Việc lặp lại nhiều lần nói lên ước muốn của các bạn nhỏ rất tha thiết. 
- Thảo luận nhóm đôi và nối tiếp trả lời theo từng khổ thơ.
+ Khổ 1: Các bạn nhỏ ước muốn cây mau lớn để cho quả.
+ Khổ 2: Các bạn ước trẻ em trở thành người lớn ngay để được làm việc.
+ Khổ 3: Các bạn ước trái đất không còn mùa đông.
+ Khổ 4: Các bạn ước trái đất không còn bom đạn, những trái bom biến thành trái ngon chứa toàn kẹo với bi tròn.
- HS đọc.
a) Ước “ Không có mùa đông ” là ước thời tiết lúc nào cũng dễ chịu, không còn thiên tai, không còn tai hoạ đe doạ con người.
b) Ước “Trái bom thành trái ngon” là ước thế giới hoà bình, không còn bom đạn chiến tranh.
- Những ước mơ rất nghộ nghĩnh đáng yêu, các bạn nhỏ khát khao về một thế giới tốt đẹp.
- HS tự do phát biểu.
- Nói theo ý thích của mình.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- Luyện đọc thuộc lòng cả bài thơ.
Thi đọc thuộc lòng trước lớp.
 Tiết 4: Tự chọn.
Ôn Toán
I. MỤC TIÊU
 - Giúp HS ôn tập các tính chất của phép cộng, kĩ năng thực hành phép cộng.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Bài 1- 5’: Đặt tính rồi tính.
- Cho HS đọc yêu cầu đầu bài, cho 2 HS TB, yếu lên bảng tính.
- Đọc yêu cầu đầu bài.
- 2 Hs lên bảng tính, ở dươid làm bài tập vào vở.
2814 + 1429 + 3046 = 7289
3925 + 618 + 535 = 5078
* Bài 2- 7’: Tìm x
- Cho HS đọc từng ý a, b sau đó cho HS nêu từng thành phần của phép tính, x đóng vai trò là gì trong phép tính cộng trừ?
+ Muốn tìm số bị trừ ta làm như thế nào? Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm như thế nào?
- HS đọc yêu cầu đầu bài.
- 2 HS lên bảng thực hiện, ở dưới làm bài tập vào vở.
x- 306 = 504 x + 254 = 680
 x = 504 + 306 x = 680 - 254
 x = 810 x = 226
* Bài 3- 7’: Tính bàng cách thuận tiện nhất.
480 + 85 + 92 677 + 969 + 123
520 + 180 + 77 202 + 145 + 798
- HS tính nhẩm theo cặp và lần lượt báo cáo kết quả và nói mình đã sử dụng tính cất nào để tính.
+ Nhắc lại tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng. 
* Bài 4- 12-: Cho HS làm bài tập 5 SGK trang 46.
- HS làm bài vào vở, 2 HS lên bảng chữa bài.
a) P = (16 + 12) x 2 = 56cm.
b) P = (45 + 15) x 2 = 120cm.
* Củng cố dặn dò:-2’
- Nhận xét giừo học, nhắc HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: Ngày 10/ 10/ 2009
Giảng: Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Tập đọc (tiết 16)
Đôi giày ba ta màu xanh
I. MỤC TIÊU
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng, hợp với nội dung kể chuyện).
- Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm ddens ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Tranh minh hoạ, bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài- 5’: 
- Đọc bài: Nếu chúng mình có phép lạ.
 - GV giới thiệu vào bài.
2. Các hoạt động dạy - học.
 a) Luyện đọc- 12’:
- Bài được chia ra làm mấy đoạn? Hãy chia đoạn?
- YC 2 HS đọc bài.
- Trong bài có những tiếng, từ nào khó đọc, dễ lẫn?
- YC HS đọc nối tiếp lần 2.
- GV HS đọc câu khó, dài trong bài.
- Chia nhóm đôi YC HS luyện đọc theo nhóm. KIểm tra đọc của một số nhóm.
- GV mẫu đọc bài
b. Tìm hiểu bài- 10’:
 - Nhân vật “ Tôi ” trong chuyện là ai ?
- Ngày bé, chị phụ trách đội từng mơ ước điều gì ?
-Tìm những câu văn tả đôi giày ba ta.
- Những chi tiết đó cho em thấy đôi giầy ba ta như thế nào?
- Ước mơ của chị phụ trách đội ngày ấy có đạt được không ?
- Đoạn 1 nói về điều gì?
- YC HS đọc đoạn 2.
- Chị phụ trách đội được giao việc gì?
- Chị phát hiện ra Lái thèm muốn cái gì ?
- Vì sao chị biết điều đó ?
- Chị làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp ?
- Tại sao chị lại chọn cách làm đó?
- Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày ?
d. Hướng dẫn hs đọc diễn cảm- 7’:
- GV treo bảng phụ và đọc mẫu đoạn 2 
Hướng dẫn hs đọc diễn cảm.
HS - GV nhận xét đánh giá.
3. Củng cố - dặn dò- 2’:
- GV nhận xét tiết học: Đọc bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc bài.
1 hs đọc toàn bài.
- Bài chia làm 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu . Các bạn tôi.
+ Đoạn 2: Sau này đến hết.
- 2 hs đọc nối tiếp lần 1. 1 HS đọc chú giải.
-  VD: hàng khuy, sẽ, ngọ nguậy
+ hs phát âm lại.
- 2 hs đọc nối tiếp lần 2
- HS đọc thầm - Đọc bài theo cặp.
- 1 hs đọc toàn bài.
- HS đọc đoạn 1.
- Là một chị phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong.
- Chị mơ ước có một đôi giày ba ta màu xanh như của anh họ chị.
- Cổ giày ôm sát chân. Thân giày làm bằng vải cứng, dáng thon thả, màu vải như màu da trời
- cho thấy đôi giầy ba ta rất đẹp.
- Mơ ước của chị ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng.
- ước mơ không đạt được của chị phụ trách.
- 1 em đọc cả lớp đọc thầm theo.
- Vận động Lái. Một cậu bé nghèo sống  trên đường phố đi học.
- Lái ngẩn ngơ nhìn theo đôi giày ba ta màu xanh của một cậu bé đang dạo chơi.
- Vì chị đi theo Lái trên khắp các đường phố.
- Chị quyết định sẽ thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu Lái đến lớp.
- Vì:
+ Ngày nhỏ chị đã từng mơ ước một đôi giày ba ta màu xanh.
+ Chị muốn mang lại niềm vui cho Lái.
+ Chị muốn Lái hiểu chị thương Lái muốn Lái đi học.
- Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống bàn chân
- 2 HS nối tiếp nhau đọc.
 - hs luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhắc lại ND bài.
Tiết 2:Toán (tiết 37 )
Tìm hai số khi biết tổng và hiệu
I. MỤC TIÊU
 - Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài- 2’:
2. Các hoạt động dạy - học.
a) Hướng dẫn hs tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó- 15’.
Bài toán. GV đưa bảng phụ, HD.
Tóm tắt.
Tổng hai số: 70.
Hiệu hai số: 10.
Tìm hai số đó ?
- HD HS tóm tắt bằng sơ đồ dạon thảng.
+ Dựa vào sơ đồ muốn tìm số bé ta làm như thế nào?
+ Tìm đước số bé rồi ta có tìm được số lớn không ta tìm như thế nào?
(nêu HS không nhận ra GV cần HD tỉ mỉ để HS tìm được hai lần số bé, tìm số bé, tìm số lớn.)
- Theo cách giải muốn tìm số bé ta làm như thế nào?
+ Sau đó ta tìm được số lớn.
- Bây giờ muốn tìm số lớn trước theo em ta làm như thế nào?
- GV HD cho HS làm cách thứ hai và đưa ra nhận xét cách tìm số lớn: 
(tổng + hiệu) : 2 sau đó tìm số bé.
Chú ý: (cho HS)
Khi làm bài, hs có thể giải bài toán bằng một trong hai cách trên.
b) Luyện tập= 15’.
* Bài: 1
 ... rình tự tiếp nối nhau của các sự việc.
- Cho hs làm bài.
Cho hs trình bày trước lớp.
GV nhận xét: khen những hs kể hay, biết chọn đúng câu chuyện được kể theo trình tự thời gian.
3. Củng cố - dặn dò- 3’:
- GV nhận xét tiết học: 
- Chuẩn bị bài sau.
1 hs đọc, cả lớp lắng nghe.
HS đọc lại chuyện Vào nghề.
Đọc yc của bài tập.
- Mỗi hs làm bài cá nhân vào vở.
- 4 hs làm vào giấy lên dán kết quả lên bảng lớp.
- HS trình bày cả đoạn văn của mình trước lớp.
- Đọc yc của bài tập: 
a) Các đoạn văn được sắp xếp theo trình tự thời gian ( Việc gì sảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau ).
b) Các câu mở đầu đoạn có vai trò: thể hiện sự tiếp nối về thời gian để nối đoạn văn đó với đoạn văn trước đó.
- Đọc yc của bài tập:
- HS chuẩn bị cá nhân.
- Một số hs thi kể trước lớp.
- HS ghi nhớ: có thể phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian, nghĩa là việc nào xảy ra trước thì kể trước, việc xảy ra sau thì kể sau.
Tiết 3: Chính tả (tiết 8)
Nghe - viết: Trung thu độc lập
I. MỤC TIÊU
 - Nghe - viết đúng chính tả, trình bày sạch sẽ.
- Làm đúng BT2 a/ b hoặc BT3 a/b .
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài – 5’
-Viết từ: Phong trào, trợ giúp, họp chợ
 Trong tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ được nghe - viết một đoạn trong bài Trung thu độc lập.. 
2. Hoạt động dạy - học- 28’: 
a) Hướng dẫn hs nghe - viết
 - GV đọc một lượt toàn bài chính tả.
- Hướng dẫn hs viết từ khó:
- GV nhận xét:
b) Viết bài.
- YC HS gấp sách giáo khoa.
- GV đọc cho hs viết bài.
- GV đọc hs soát lại bài.
c) Chấm chữa bài:
- GV chấm bài, trả bài và nhận xét bài viết.
 d) Hướng dẫn hs làm bài tập:
* Bài 2( a ): Treo bảng phụ lên bảng.
- GV nhận xét:
- Câu truyện Đánh dấu mạn thuyền nói về điều gì ?
*Bài 3: Tìm các từ có tếng mở đầu bằng r / d/ gi có nghĩa như sau:
- Có giá thấp hơn mức bình thường.
- Người nổi tiếng.
- Đồ dùng để nằm ngủ, thường nằm bằng gỗ, tre, có khung trên mặt trải chiếu hoặc đệm.
- GV nhận xét- 2’:
3.Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học: Biểu dương những bạn học tốt. Chuẩn bị bài sau: 
- 2 HS lên bảng viết.
- HS đọc yêu cầu 1 trong SGK.
- 1 hs lên bảng viết . Cả lớp viết trong giấy nháp.
Từ khó: Trăng, khiến, xuống, sẽ soi sáng.
- HS gấp sách, viết bài.
 - Từng cặp hs đổi vở soát lỗi cho nhau, phát hiện và sửa lỗi sau đó trao đổi về các lỗi đã sửa.
- Đọc yêu cầu của bài tập 2. 
- Chia lớp thành 3 nhóm. Báo cáo kết quả.
Lời giải. Thứ tự các từ cần điền là:
Giắt, rơi, dấu, rơi, gì, dấu, rơi, dấu.
- Truyện nói về anh chàng ngốc đánh rơi kiếm xuống sông,chẳng có ý nghĩa gì.
Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
+ rẻ
+ danh nhân
+ giường.
Tiết 4: Thể dục: (Đồng chí dạy thể dục thực hiện)
	----------------------------------------------------------
Tiết 5: Đạo đức: (Đồng chí dạy đạo đức thực hiện)
	-----------------------------------------------------------
Tiết 6: Tự chọn:
Ôn Toán
I. MỤC TIÊU
 - Ôn lại cách thực hiện phép cộng, phép trù. Bài toán tìm hao số khi biết tônmgr và hiệu của hai số đó.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
Vở bài tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1: ổn định-2’:
2. Ôn tập- 31’:
* Bài 1: đặt tính rồi tính.
47985 + 26807 93862 - 25836
87254 + 5508 10000 - 6555
- Khi đặt tính em cần chú ý điều gì?
- Để kiểm ttra kết quả phép tính của mình có đúng không, em làm thư thế nào?
- Đọc yêu cầu bài tập.
- 4 HS lên bảng tính, ở dưới làm bài tập vào vở.
- Các số cùng hàng phải thẳng cột.
- thử lại bàng phép toán ngược lại.
* Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Tổ chức chia 2 đội chơi trò chơi, mỗi đội cử đại diện lên bảng thực hiện thi xem đội nào tính thuận tiện và đúng nhất.
- Nhận xét, tuyên dương HS
- Đại điện hai đội lên chơi trò chơi, các thành viên còn lại làm bài vào nháp và nhận xét đội bạn.
234 + 177 + 16 + 23 =
(234 + 16) + (177 + 23) = 250 + 200
= 450
1 + 2 + 3 + 97 + 98 + 99 = (1 +99) + (2 + 98) + (3 +97) = 300
* Bài 3: GV treo bảng phụ bài tập lên bảng.
- YC HS đọc và xá định dạng toán, làm bài tập vào vở.
- đọc bài toán.
- Thực hiện theo yêu cầu.
Bài giải:
Ô tô to chuyển được là:
(16 + 4) : 2 = 10 (tấn)
Ô tô bé chuyển được là:
16 - 10 = 6 (tấn)
Đáp số: 10 tấn hàng, 6 tấn hàng.
3. Củng cố - dặn dò- 2’:
- Nhận xét giờ học, nhắc HS học bài và chuẩn bị cho giờ học sau.
Tiết 7: Sinh hoạt sao (Liên đội thực hiện).
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Soạn: Ngày 13/ 10/ 2009
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2009
Tiết 1: Tập làm văn (tiết 16)
Luyện tập phát triển câu chuyện
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc tương lai.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài- 2’: Trong tiết học này, các em sẽ tiếp tục luyện tập cách phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
2. Hoạt động dạy - học- 30’:
 * Bài 1: Đọc lại trích đoạn kịch ở vương quốc tương lai và kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian. 
- Cho hs chuẩn bị.
- Cho hs trình bày: Cho 2 hs khá giỏi làm mẫu, chuyển thể lời thoại giữa Tin Tin với em bé thứ nhất.
- Cho hs thi kể.
- GV nhận xét:
* Bài 2: Em hãy kể lại câu chuyện theo chiều hướng đó.
- Cho HS chuẩn bị và trình bày
- GV nhận xét:
* Bài 3: So sánh cách kể bài tập 2 và bài tập 1.
- Cho hs làm bài. 
- GV đưa bảng phụ ghi bảng so sánh hai cách kể chuyện trong hai đoạn lên bảng.
3. Củng cố – dặn dò- 3’:
- Yêu cầu hs về nhà viết lại vào vở một hoặc cả hai đoạn văn hoàn chỉnh. Chuẩn bị bài sau.
1 hs đọc to, cả lớp lắng nghe.
- HS chuẩn bị cá nhân.
- Một số hs trinhd bày.
- Lớp nhận xét:
- Một số hs kể.
- Đọc yc của bài tập:
- HS tập kể theo cặp. Một vài hs thi kể.
- Đọc yc của bài tập:
a) Về trình tự sắp xếp các sự việc: Có thể kể đoạn Trong công xưởng xanh trước đoạn Trong khu vườn kì diệu hoặc ngược lại.
b) Từ ngữ nối đoạn 1 với đoạn 2 thay đổi.
- HS nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện: kể chuyện theo trình tự thời gian và kể chuyện theo trình tự không gian.
 Tiết 2: Toán (tiết 40)
Góc nhọn, góc tù, góc bẹt
I. MỤC TIÊU
 - Nhận biết được góc vuông, góc tù, góc bẹt, góc nhọn bằng trực giác hoặc bằng e - ke.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Ê ke, Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài-2’:
 2. Hoạt động dạy - học:
a) Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt-17’:
*) Giới thiệu góc nhọn.
GV đưa bảng phụ, hướng dẫn:
Đây là góc nhọn.
Đọc là: “ Góc nhọn đỉnh O ; cạnh OA, OB ”
- Tìm trong thực tế những vật hình góc nhọn ?
b) Giới thiệu góc tù.
Tương tự như trên.
c) Giới thiệu góc bẹt:
Tương tự như trên.
b) Luyện tập- 14’
*Bài 1: Trong các góc sau đây, góc nào là: góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
- GV nhận xét:
* Bài 2: Trong các hình tam giác sau:
- Hình tam giác nào có ba góc nhọn?
- Hình tam giác nào có ba góc vuông?
- Hình tam giác nào có ba góc tù ?
- GV nhận xét:
3. Củng cố - Dặn dò- 3’:
- Góc như thế nào được gọi là góc nhon, góc tù, góc bẹt?
- GV nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau
- HS qua sát, đọc tên góc.
 A
 O B
- HS tìm trong thực tế.
 M
 O N
 C D
 O
HS làm việc cá nhân.
Báo cáo kết quả.
+ Góc vuông : ICK
+ Góc nhọn: MAN ; VDU
+ Góc tù: PBQ ; GOH
+ Góc bẹt: XEY
- Đọc yêu cầu đầu bài.
- Hình tam giác ABC
- Hình tam giác DEG
- Hình tam giác MNP
- Góc nhỏ hơn góc vuông được gọi là góc nhọn
Tiết 3: Luyện từ và câu (tiết 16)
Dấu ngoặc kép
I. MỤC TIÊU
 - Nắm được tác dụng của dấu ngoặc kép, cách dùng dấu ngoặc kép.
- Biết vận dụng những hiểu biết đã học để dùng dấu ngoặc kép khi viết.
II.ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
 Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài- 5’: GV kiểm tra phần dấu hai chấm, sau đó giới thiệu và dấu ngoặc kép.
2. Hoạt động dạy - học: 
a) Nhận xét- 13’:
* Bài 1: Những từ ngữ và câu đặt trong dấu ngoặc kép dưới đây là lời của ai ? Nêu tác dụng của dấu ngoặc kép:
- GV nhận xét:
* Bài 2: 
Trong đoạn văn trên, khi nào dấu ngoặc kép được dùng độc lập ? Khi nào dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm ?
- GV nhận xét:
* Bài 3: Trong khổ thơ sau, từ lầu được dùng với ý nghĩa gì ? Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng làm gì ?
b) Ghi nhớ- 5’:
- GV yc hs đọc nội dung phần ghi nhớ.
c) Luyện tập- 10’:
* Bài 1:Tìm lời nói trực tiếp trong đoạn văn sau:
- GV nhận xét:
*Bài 2:
Có thể đặt những lời nói trực tiếp trong đoạn văn ở bài tập 1 xuống dòng, sau dấu gạch ngang đầu dòng không ? Vì sao ?
- GV nhận xét:
3. Củng cố – dặn dò- 2’:
GV nhận xét tiết học. Học bài, làm bài tập 3. Chuẩn bị bài sau.
- Thảo luận nhóm đôi. Báo cáo kết quả.
- Những từ ngữ và câu đặt trong ngoặc kép dẫn lời nói của Bác Hồ.
- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu chỗ trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.Đó có thể là:
+ Một từ hay cụm từ “ Người lính”, “ Đầy tớ trung thành của nhân dân”
+ Một câu trọn vẹn hay đoạn văn: “ Tôi chỉ có một ham muốn ”
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Dấu ngoặc kép được dùng độc lập khi lời dẫn trực tiếp chỉ là một từ hay cụm từ.
- Dấu ngoặc kép được dùng phối hợp với dấu hai chấm khi lời dẫn trực tiếp là một câu trọn vẹn hay một đoạn văn.
- Đọc khổ thơ.HS làm cá nhân.
+ Báo cáo kết quả.
- Trong khổ thơ, từ lầu được dùng với ý nghĩa: Gọi các tổ nhỏ của tắc kè bằng từ lầu để đề cao giá trị của cái tổ đó.
- Dấu ngoặc kép trong trường hợp này được dùng để đánh dấu từ lầu là từ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
- Nối tiếp từng em đọc phần ghi nhớ.
- HS đọc đoạn văn. HS làm cá nhân.
Báo cáo kết quả.
“ Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ ” và “ Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa. ”
- Không thể viết xuống dòng và gạch ngang đầu dòng.
Vì:
Đó không phải là lời đối thoại trực tiếp.
 SINH HOẠT
I) Lớp trường nhận xét các hoạt động trong tuần 8.
II) GV nhận xét chung:
1) Đạo đức:
2) Học tập:
 3) Lao độngvà các hoạt động khác.
III) Phương hướng hoạt động tuần 9
 1. Tích cực thực hiện 2 tốt. 
 2. Tỉ lệ chuyên cần đạt 100 %
 3. Tích cực tham gia mọi hoạt động của nhà trường.
 4. Thực hiện tốt phong trào thi đua đợt 1.
 5. Thi đua học tốt để chào mừng ngày phụ nữ Việt Nam.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an lop 4 tuan 8 A.docx