Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Thượng Đình

Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Thượng Đình

TOÁN

 ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000

I. Mục tiêu

 Giúp HS ôn tập về :

- Cách đọc, viết các số đến 100 000.

- Phân tích cấu tạo số

- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV kẻ sẵn BT2

- HS : bảng con

III Các hoạt động dạy học chủ yếu

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 405Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 1 - Trường tiểu học Thượng Đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán
 Ôn tập các số đến 100 000
I. Mục tiêu
 Giúp HS ôn tập về :
- Cách đọc, viết các số đến 100 000.
- Phân tích cấu tạo số
- Giáo dục ý thức chăm chỉ học tập.
II. Đồ dùng dạy học
- GV kẻ sẵn BT2
- HS : bảng con
III Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Bài cũ:
 Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập của HS
2.Bài mới :
a.Ôn cách đọc số, viết số và các hàng.
- GV viết số 83251 lên bảng, yêu cầu HS đọc số này, nêu rõ chữ số hàng đơn vị, chữ số hàng chục, chữ số hàng trăm, chữ số hàng nghìn, chữ số hàng chục nghìn là chữ số nào.
Tương tự với các số 83001, 80201, 80001.
- Cho HS nêu quan hệ giữa hai hàng liền kề.
- Cho HS nêu các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn, tròn chục nghìn.
b. Thực hành:
Bài 1.
- GV gọi HS nêu yêu cầu BT
-Yêu cầu HS tự làm
- GV chữa bài,yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b.
+ Các số trên tia số được gọi là những số gì?
+ Hai số đứng liền nhau trên tia số hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
+ Em có nhận xét gì về dãy số này?
+ Hai số đứng liền nhau trong dãy số tự nhiên thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Bài 2.GV yêu cầu HS tự làm bài 
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra kết quả
- Gọi 3 HS lên bảng
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét
- GV kết luận
Bài 3.
GV yêu cầu HS đọc bài mẫu 
+ BT yêu cầu làm gì?
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm
Bài 4.( HS KG)
BT yêu cầu làm gì?
+ Muốn tính chu vi của 1 hình ta làm như thế nào?
GV chấm vở 
Gọi HS nêu kết quả và giải thích cách làm
 Nhận xét và chữa bài
3. Tổng kết dặn dò
- GV nhận xét tiết học, CB cho giờ sau.
- 1 chục bằng 10 đơn vị
 1 trăm bằng 10 chục..
- 10, 20, 30
 100,200, 300
1 HS nêu yêu cầu
2 HS lên bảng, lớp làm vở.
HS nêu
2HS lên bảng làm, lớp làm vở.
HS đổi vở, chữa bài
3 HS làm bảng lớp.
HS nêu
Cả lớp làm vở.
 Thứ hai ngày 7 tháng 9 năm 2009
Tuần 1
Tập đọc
Dế Mèn bênh vực kẻ yếu
I. Mục tiêu
1Đọc lưu loát toàn bài
 - Đọc đúng các tiếng, từ câu,đọc đúng các tiếng có âm vần dễ lẫn: non,lương.
 - Đọc diễn cảm toàn bài phù hợp với diễn biến câu chuyện,với lời lẽ và tính cách của từng nhận vật(Nhà Trò, Dế Mèn).
 2 Hiểu các từ ngữ trong bài: cỏ xước, Nhà Trò, bự, ăn hiếp,mai phục.
 3 Hiểu ý nghĩa câu chuỵện : Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp - bênh vực kẻ yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Tranh minh hoạ SGK, bảng phụ chép đoạn văn cần luyện đọc
 - HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
A Bài cũ: Kiểm tra sách vở
B Bài mới
1Giới thiệu bài
. Giới thiệu 5 chủ điểm của SGK TV4-Tập 1
- Giới thiệu chủ điểm và bài đọc:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn : 4 đoạn
- GV gọi 4 HS nối tiếp nhau đọc bài. GV sửa lỗi phát âm và ngắt nghỉ hơi , giọng đọc chưa phù hợp.
- GV gọi 4 HS khác đọc 
- GV kết hợp giúp HS hiểu từ mới và từ khó 
- Luyện đọc theo cặp
- GV đọc diễn cảm cả bài 
b) Tìm hiểu bài và hướng dẫn đọc diễn cảm
+ Truyện có những nhân vật chính nào?
+ Kẻ yếu được Dế Mèn bênh vực là ai?
+ Vì sao Dế Mèn lại bênh vực chị Nhà Trò?
* Đoạn1: 
- GV yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Dế Mèn nhìn thấy Nhà Trò trong hoàn cảnh như thế nào?
+ Đoạn 1 ý nói gì?
- GV ghi ý chính đoạn 1
- GV chuyển ý
* Đoạn 2: 
- GV gọi HS đọc đoạn 2 
+ Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt?
+ Sự yếu ớt của Nhà Trò được nhìn thấy qua con mắt của nhân vật nào? 
+Dế Mèn đã thể hiện tình cảm gì khi nhìn Nhà Trò?
+ Khi đọc những câu văn tả hình dáng, tính tình của chị Nhà Trò, cần đọc với giọng như thế nào?
- GV gọi 2 HS đọc lại đoạn 2
+Đoạn này nói lên điều gì?
- GV ghi ý chính đoạn 2
-GV chuyển ý
*Đoạn 3: 
+Nhà Trò bị bọn nhện ức hiếp, đe dọa như thế nào?
+ Đoạn này là lời của ai?
+ Qua lời kể của Nhà Trò , chùng ta thấy được điều gì?
-GV ghi ý chính đoạn 3
+Ta cần đọc đoạn 3như thế nào để thể hiện được thái độ của Dế mèn?
- GVgọi HS đọc đoạn 3
*Đoạn 4
CHo HS đọc thầm đoạn 4 và TLCH:
+Những lời nói và cử chỉ nào nói lên tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn?
+Qua câu chuyện, tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
-GV gọi 2 HS nhắc lại
+Trong truyện có nhiều hình ảnh nhân hoá, em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?
c)Luyện đọc diễn cảm
HD HS đọc diễn cảm đoạn3
GV đưa bảng phụ có ghi đoạn văn 
 GV đọc mẫu
Luyện đọc diễn cảm theo cặp
Thi đọc diễn cảm
-GV tổ chức cho HS thi đọc 1 đoạn
3.Tổng kết, dặn dò-GV nhận xét giờ học,dặn HS CB cho giờ sau.
HS đọc 
HS đọc, cả lớp theo dõi.
1HS đọc chú giải
HS theo dõi
HSTL
HS đọc
ý1:Hoàn cảnh Dế Mèn gặp chị Nhà Trò
HS đọc
HSTL
Đọc chậm,thể hiện sự yếu ớt của chị Nhà Trò
ý 2:Hình dáng yếu ớt tội nghiệp của chị Nhà trò
HSTL
ý 3:Nhà Trò bị ức hiếp đe dọa
HS nêu cách đọc đoạn 3: giọng kể lể, đáng thương.
1 HS đọc
HS nêu
ND: Ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp sẵn sàng bênh vực kẻ yếu của Dế Mèn
2 HS nhắc lại
HSTL
HS luyện đọc
Thi đọc theo 2 nhóm
Đạo đức
 Trung thực trong học tập
I.Mục tiêu
 Học xong bài này, HS có khả năng :	
 * Nhận thức được :	
 - Cần phải trung thực trong học tập.
 - Giá trị của trung thực nói chung và trung thực trong học tập nói riêng.
* Biết trung thực trong học tập.
* Biết đồng tình, ủng hộ những hành vi trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập.
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: Các mẩu chuyện, tấm gương về sự trung thực trong học tập.
 Tranh Trung thực trong học tập 
- HS: Sgk
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung bài dạy
* Hoạt động 1: Xử lí tình huống ( trang 3, SGK)
- GV tóm tắt thành mấy cách giải quyết chính.
a) Mượn tranh, ảnh của bạn cho cô giáo xem.
b) Nói dối cô là có sưu tầm và để quên ở nhà.
c) Nhận lỗi và hứa với cô sẽ sưu tầm , nộp sau.
- GV hỏi : Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào?
- GV chia nhóm theo sự lựa chọn của HS. Từng nhóm thảo luận xem vì sao chọn cách giải quyết đó 
- GV kết luận cách giải quyết c là phù hợp, thể hiện tính trung thực trong học tập
- Yêu cầu HS đọc ghi nhớ
* Hoạt động2: Làm việc cá nhân (BT1,SGK)
- GV nêu yêu cầu BT.
- GV kết luận:
+ Các việc c là trung thực trong học tập .
+ Ccác việc a,b là thiếu trung thực trong học tập .
* Hoạt động3: Thảo luận nhóm (BT2,SGK)
- GV nêu từng ý trong BT và yêu cầu mỗi HS tự lựa chọn và đứng vào 1 trong 3 vị trí, quy ước theo 3 thái độ: 
.Tán thành 
.Phân vân
.Không tán thành
- GV yêu cầu các nhóm HS có cùng lựa chọn thảo luận, giải thích lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận
+ ý kiến b, c là đúng.
+ý kiến a là sai.
-GV gọi HS đọc ghi nhớ.
 3. Tổng kết dặn dò
 GV nhận xét giờ học.
 Dặn chuẩn bị cho giờ sau.
HS xem tranh SGK và đọc nội dung tình huống 
HS liệt kê các cách giải quyết.
HS lựa chọn
Các nhóm thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
Lớp trao đổi, bổ sung
2 HS đọc
HS làm việc cá nhân
HS trình bày ý kiến, trao đổi, chất vấn lẫn nhau.
HS lựa chọn.
Cả lớp trao đổi, bổ sung.
2 HS đọc ghi nhớ.
Lịch sử
Môn Lịch sử và Địa lí
I. Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết:
 - Vị trí địa lí, hình dáng của đất nước ta.
 - Trên đất nước ta có nhiều dân tộc sinh sống và có chung một lịch sử, một Tổ quốc.
 - Một số yêu cầu khi học môn Lịch sử và Địa lí.
 - Giáo dục cho HS yêu thích học môn Lịch sử và Địa lí
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: BĐ ĐLTNVN, BĐ hành chính VN.
 Tranh, ảnh sinh hoạt của một số dân tộc ở một số vùng
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. Bài cũ
2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Nội dung giờ học
* Hoạt động1: Làm việc cả lớp
- GV Giới thiệu vị trí của đất nước ta và các cư dân ở mỗi vùng.
* Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- GV phát cho mỗi nhóm một tranh, ảnh về cảnh sinh hoạt của một đân tộc nào đó ở một vùng.
- GV yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh hoặc ảnh đó.
- GV kết luận: Mỗi dân tộc sống trên đất VN có nét văn hoá riêng đều có cùng một Tổ quốc, một lịch sử VN.
* Hoạt động 3: Làm việc cả lớp
- GV đặt vấn đề: Để Tổ quốc ta tươi đẹp như ngày hôm nay, ông cha ta đã trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Em nào có thể kể được một sự kiện chứng minh điều đó?
-GV kết luận
* Hoạt động 4: Làm việc cả lớp
GV HD HS cách học.
3. Tổng kết dặn dò 
 - GV nhận xét giờ học 
 - Dặn CB cho giờ sau.
HS lắng nghe
HS trình bày và xác định vị trí thành phố mà em đang sống trên BĐ.
HS nhận tranh, ảnh
Thảo luận
Đại diện nhóm trình bày
HS phát biểu ý kiến
 Thứ ba ngày 8 tháng 9 năm 2009
Toán
 Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp )
I.Mục tiêu
 Giúp HS ôn tập về: 
- Tính nhẩm.
- Tính cộng, trừ các số đến năm chữ số;nhân ( chia ) số có đến năm chữ số với ( cho )số có một chữ số.
- So sánh các số đến 100 000.
- Đọc bảng thống kê và tính toán, rút ra một số nhận xét từ bảng thống kê.
II.Đồ dùng dạy học 
- GV: Kẻ sẵn bảng phụ số liệu BT5
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Bài cũ
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hướng dẫn HS ôn tập 
A.Luyện tính nhẩm 
GV đọc từng phép tính, yêu cầu HS nhẩm trong đầu và ghi kết quả vào vở.
( Khoảng 4-5 phép tính )
Cho cả lớp thống kê kết quả , HS tự đánh giá.
B Thực hành:
Bài 1. 
GV gọi HS nêu yêu cầu BT
-Yêu cầu HS nối tiếp nhau thực hiện tính nhẩm trước lớp.
-GV nhận xét 
Bài 2.( HS Khá làm cả bài)
Yêu cầu HS lên bảng làm
-Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn 
-Yêu cầu HS nêu cách đặt và thực hiện phép tính.
Bài 3. .( HS Khá làm cả bài)
 GV hỏi:
+BT yêu cầu chúng ta làm gì?
-Yêu cầu HS làm bài.
-Gọi HS nhận xét bài làm của bạn và nêu cách so sánh.
-GV nhận xét cho điểm.
Bài 4b:
GV yêu cầu HS tự làm bài.
+Vì sao em sắp xếp được như vậy?
Bài 5. (HS KG)
GV treo bảng số liệu 
+Bác Lan mua mấy loại hàng, đó là những hàng gì? Giá tiền và số lượng mỗi loại hàng là bao nhiêu?
+ Bác Lan mua hết bao nhiêu tiền bát?
+ Em làm thế nào để tính được số tiền 
ấy?
-GV điền số 12 500đồng vào bảng, yêu cầu HS làm tiếp.
+Vở bác Lan mua hết bao nhiêu tiền? 
+Nếu có 100 000 đồng thì sau khi mua hàng bác Lan còn lại bao nhiêu tiền? 
Cho HS làm vào vở
Chấm , chữa bài
3. Tổng kết dặn dò 
 -GV nhận xét giờ học
VD:7000 + 2000 = 9000
 8000 : 2 = 4000 
1 HS đọc yêu cầu
8 HS nối nhau nhẩm
2 HS lên bảng, lớp đặt tính rồi thực hiện phép tính bảng con
4 HS nêu cách thực hiện.
HSTL
2 HS lên bảng .
HS nêu cách so sánh.
HS tự so sánh các số và sắp xêp các số theo thứ tự.
HS quan sát bảng số liệu.
HSTLvà là ... không hoàn toàn: xinh - nghênh
HS tìm và nối nhau nêu miệng kết quả.
 HS nêu nhận xét
HS làm vở.
D1: Chữ " út "
D2: Chữ "ú"
D3: Chữ " bút"
Tâp làm văn
 Thế nào là văn kể chuyện?
I.Mục tiêu
 - Hiểu được những đặc điểm cơ bản của văn kể chuyện. Phân biệt được văn kể chuyện với những loại văn khác.
 - Bước đầu biết xây dựng một bài văn kể chuyện .
II.Đồ dùng dạy học
- GV: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Bài cũ
2 Bài mới
a. Giới thiệu bài
b Giảng bài
a.Nhận xét
Bài1. Gọi HS đọc yêu cầu
- Gọi 1 HS kể tóm tắt câu chuyện Sự tích hồ Ba Bể.
- GV chia nhóm, phát bảng phụ cho HS
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 8 và thực hiện yêu cầu BT1.
- Gọi HS dán két quả thảo luận lên bảng
- Yêu cầu HS nhận xét bổ sung.
- GV ghi câu trả lời lên 1 bên bảng.
Bài 2. 1 HS đọc toàn văn yêu cầu của bài Hồ Ba Bể.
+ Bài văn có nhân vật không?
+ Bài văn có kể các sự việc xảy ra đối với nhân vật không ?
+ Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể?
+ Bài Hồ Ba bể với bài Sự tích hồ Ba bể, bài nào là văn kể chuyện?
+Theo em thế nào là văn kể chuyện?
- GV KL: 
3. Ghi nhớ
- Gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD về câu chuyện là truyện kể.
4. Luyện tâp.
Bài1. Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS suy nghĩ làm bài
- Gọi HS đọc câu chuyện của mình
- GV cho điểm
Bài 2. Gọi HS đọc yêu cầu 
- Gọi HS trả lời
- GV kết luận
5. Tổng kết dặn dò
 - Nhận xét tiết học
 - Dặn CB cho giờ sau.
1 HS đọc yêu cầu
1 HS kể vắn tắt câu chuyện
HS thảo luận, ghi kết quả thảo luận ra bảng phụ
Các nhóm dán kết quả thảo luận.
Nhận xét bổ sung
Bài văn không có nhân vật
Không.
Chỉ có những chi tiết giới thiệu về hồ Ba Bể: vị trí, độ cao, chiều dài,đặc điểm địa hình....
- Bài Sự tích hồ ba bể là bài văn kể chuyện.Bài Hồ Ba Bể chỉ là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể
- Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật . Mỗi câu chuyện nói lên được một điều có ý nghĩa
2 HS đọc 
HS lấy VD
 HS đọc 
Làm bài
HS trình bày, nhận xét.
1 HS đọc 
HSTL
Tập làm văn
Nhân vật trong truyện
I.Mục tiêu
1. HS biết: Văn kể chuyện phải có nhân vật. Nhân vật trong truyện là người hay con vật , đồ vật, cây cối... được nhân hoá.
2. Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ của nhân vật.
3. Bước đầu biết xây dựng nhân vật trong bài văn kể truyện đơn giản.
II.đồ dùng dạy học
-GV: Bảng phụ
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Nhận xét
Bài1. 
Gọi HS đọc yêu cầu
+ Các em vừa học những câu chuyện nào?
- GV chia nhóm, phát bảng phụ và yêu cầu các nhóm hoàn thành BT
- Gọi 2 nhóm dán bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
+ Nhân vật trong chuyện có thể là ai?
- GV giảng
Bài 2. 
GV gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi
- Gọi HS TLCH
- GV nhận xét đén khi có câu TL đúng.
+ Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật?
- GV giảng
3.Ghi nhớ
- GV gọi HS đọc ghi nhớ
- Yêu cầu HS lấy VD
4. Luyện tập
Bài 1.
Gọi HS đọc nội dung.
+ Câu chuyện 3 anh em có những nhân vật nào?
+ Nhìn vào tranh em thấy ba anh em có gì khác nhau?
- Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và TLCH:
+ Bà nhận xét về tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào đâu mà bà nhận xét như vậy?
+ Em có đồng ý với nhận xét của bà không?Vì sao?
- GV giảng
Bài 2.
 Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS thảo luận về tình huống và TLCH:
+ Nếu là người biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
+ Nếu là người không biết quan tâm đến người khác bạn nhỏ sẽ làm gì?
- GV kết luận về hướng kể chuyện .
- GV chia lớp thành 2 nhóm .
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện.
- GV nhận xét cách kể của từng HS, kết luận HS kể hay nhất và cho điểm.
5. Tổng kết dặn dò
 - Nhận xét giờ học
 - Dặn VN viết lại câu chuyện vào vở.
1 HS đọc
HSTL
Làm việc theo nhóm
Dán phiếu, nhận xét ,bổ sung
NV trong truyện là mẹ con bà nông đân, bà cụ, người dự lễ hội, Dế Mèn, Nhà Trò, nhện, Giao Long
1 HS đọc yêu cầu
Thảo luận theo nhóm bàn
Qua cử chỉ, hành động, lời nói của NV
2 HS đọc
HS lấy VD
1 HS đọc 
HSTL
HS đọc chuyện
2 HS thảo luận và TL
1 HS đọc yêu cầu
HS thảo luận và Tl
HS suy nghĩ và làm bài độc lập
HS tham gia thi kể chuyện.
Thứ sáu ngày 11 tháng 9 năm 2009
Thể dục
Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, 
đứng nghiêm, đứng nghỉ 
 Trò chơi:" Chạy tiếp sức "
I. Mục tiêu
 - Củng cố và nâng cao kĩ thuật: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ. Yêu cầu tập hợp nhanh, trật tự, động tác điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ phải đều, dứt khoát, đúng theo khẩu lệnh hô của GV.
 - Trò chơi "Chạy tiếp sức". Yêu cầu HS biết chơi đúng luật hào hứng trong khi chơi.
II. Đồ dùng dạy học
 GV:Còi, bóng
II.Các hoạt động dạy học chủ yếu 
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Hoạt động của thày
Thời gian
Hoạt động của trò
1.Phần mở đầu
-GV nhận lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Nhắc lại nội qui tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện
- Đứng tại chỗ, vỗ tay và hát
*Trò chơi “Tìm người chỉ huy”
2.Phần cơ bản
a) Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng,điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ.
Cho HS tập cả lớp 2 lần, GV nhận xét sửa sai.
Chia tổ tập luyện, tập 3- 4 lần
Cho các tổ thi đua trình diễn 1 lần.
Cho HS tập cả lớp để củng cố kết quả tập luyện 2 lần 
b)Trò chơi"Chạy tiếp sức"
-GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV hoặc HS làm mẫu
- Tập hợp đội hình chơi.cho một tổ chơi thử
- Cho HS chơi chính thức có phân thắng thua.
3.Phần kết thúc
- Tập hợp lớp, thả lỏng người và chân tay
--GV hệ thống bài học 
-GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao BTVN
8 phút
1phút
2phút
2phút
3 phút
22 phút
12phút
3 phút
5 phút
2 phút
2 phút
10 phút
5 phút
x x x x
x x x x 
 GV
 x x x x 
 x x x x
 x x x x 
Toán
Luyện tập
I Mục tiêu
 Giúp HS: 
 - Luyện tính giá trị của biểu thức có chứa một chữ.
 - Làm quen công thức tính chu vi hình vuông có độ dài cạnh a.
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: chép sẵn bảng phụ BT 1a, 1b.
 - HS: bảng con
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1Bài cũ
2. Bài mới
a.Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài1.
 BT yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV treo bảng phụ chép sẵn BT1a và yêu cầu HS đọc đề bài.
+ Đề bài yêu cầu chúng ta tính giá trị của BT nào?
+ Làm thế nào để tính được giá trị của BT 6 x a với a = 5?
- Yêu cầu HS tự làm các phần còn lại.
- GV chữa bài phần a, b và yêu cầu HS làm tiếp phần c, d.
Bài 2.
Yêu cầu HS đọc đề bài, hướng dẫn HS thực hiện 
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 3.( HS KG)
GV kẻ bảng như SGK, yêu cầu HS đọc bảng số và cho biết cột thứ 3 trong bảng cho biết gì?
+BT đầu tiên trong bài là gì?
+Bài mẫu cho giá trị của BT là bao nhiêu?
+Hãy giải thích vì sao ở ô trống giá trị của BT cùng dòng với 8 x c lại là 40?
- GV hướng dẫn HS điền
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
Bài 4. Chọn 1 trong 3 trường hợp.
GV yêu cầu HS nhắc lại chu vi hình vuông.
+ Nếu hình vuông có cạnh là a thì chu vi là bao nhiêu?
- GV giới thiệu : Gọi chu vi hình vuông là p. Ta có: P = a x 4
- GV yêu cầu HS đọc BT4, sau đó làm bài.
- GV nhận xét cho điểm.
3. Tổng kết dặn dò
 - GV nhận xét tiết học 
 - BTVN:1c, 1d. 
HS nêu yêu cầu BT
1 HS đọc 
HSTL
Lớp làm nháp, 2 HS lên bảng
1 HS đọc, 4 HS lên bảng , cả lớp làm vào bảng con
1 HS đọc và TL
Lớp làm vở, 3 HS lên bảng.
1 HS nhắc lại 
HSTL
3 HS lên bảng, cả lớp làm vở.
Kể chuyện
Sự tích hồ Ba Bể.
I.Mục tiêu
1. Rèn kĩ năng nói:
 -Dựa vào lời kể củat GV và các tranh minh hoạ , HSkể lại được câu chuyện đã nghe, có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên .
 - Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện: Ngoài việc giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn ca ngợi những con người giàu lòng nhân ái, khẳng định những người giàu lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. 
2. Rèn kĩ năng nghe:
 - Có khả năng tập trung nghe GV kể chuyện và nhớ chuyện. 
 - Chăm chú nghe bạn kể chuyện. Nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn.
II. Đồ dùng dày học
- GV: Tranh minh hoạ Hồ Ba Bể SGK phóng to
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1.Baì cũ
2.Bài mới
a. Giới thiệu bài
b.GV kể chuyện
- GV kể lần1
- GV kể lần 2
- GV yêu cầu HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạTLCH:
+Bà cụ ăn xin xuất hiện như thế nào?
+Mọi người đối xử với bà ra sao?
+Ai đã cho bà cụ ăn và nghỉ?
+Chuyện gì đã xảy ra trong đêm?
+Khi chia tay bà cụ dặn mẹ con bà goá điều gì?
+Trong đêm lễ hội, chuyện gì đã xảy ra?
+Mẹ con bà goá đã làm gì?
+Hồ Ba Bể được hình thành như thế nào?
2. Hướng dẫn HS kể chuyện
- GV chia nhóm, yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và các câu hỏi tìm hiểu, kể lại từng đoạn cho các bạn nghe.
- Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày
- Yêu cầu HS nhận xét
-Yêu cầu HS kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện trong nhóm.
-Tổ chức cho HS thi kể trước lớp và trao đổi ý nghĩa
-Yêu cầu HS nhận xét và tìm ra bạn kể hay nhất lớp
- GV cho điểm HS kể tốt
+ Ngoài mục đích giải thích sự hình thành hồ Ba Bể, câu chuyện còn nói với ta điều gì?
+ Câu chuyện cho thấy hậu quả do thiên nhiên gây ra. Chúng ta cần khắc phục và có ý thức bảo vệ môi trường.
3. Tổng kết dặn dò
-GV nhận xét giờ học
HS đọc
TLCH
Chia nhóm 4 HS 
Đại diện các nhóm lên trình bày
HS nhận xét
HS kể trong nhóm
2 HS kể toàn bộ câu chuyện.
HS nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất
ý nghĩa: ca ngợi những con người
Sinh hoạt tập thể
Đánh giá hoạt động tuần1
I.Mục tiêu
 - GV đánh giá ưu điểm, nhược điểm của từng cá nhân và tập thể trong tuần1
 - Rèn luyện cho HS ý thức tự giác, tích cực học tập.
 - Giáo dục cho Hs ý thức phê bình và tự phê bình, tinh thần đoàn kết tập thể cao.
II. Chuẩn bị
 - GV: Nội dung sinh hoạt
 - HS: ý kiến phát biểu
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. GV đánh giá ưu điểm của lớp.
- Đi học tương đối đều, khăn quàng guốc dép đầy đủ, duy trì hát đầu giờ 1, 3 nghiêm túc.
- Chuẩn bị sách vở đầy đủ, CB đồ dùng tốt.
- Bước đầu có ý thức học tập 
 2. Đánh giá nhược điểm
- Một số nề nếp còn chệch choạc : Giờ truy bài còn chưa nghiêm túc, một số em ăn mặc chưa gọn gàng, vệ sinh lớp học còn chậm và bẩn,
- Trong lớp các em chưa hăng hái phát biểu ý kiến.
 3. HS phát biểu ý kiến
 4.GV nêu phương hướng tuần 2
 5. Bình bầu cá nhân xuất sắc
- Bầu theo tổ
- Bầu theo lớp

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 1.doc