Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 13

Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 13

NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO

I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 23)

II. Các hoạt động dạy - học:

Các hoạt động Hoạt động dạy - học chủ yếu

 1. Bài cũ:

MT: Kiểm tra kiến thức đã học.

- GV gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Vẽ trứng” và trả câu hỏi về nội dung bài.

- Gọi 1 HS đọc toàn bài.

- GV nhận xét, ghi điểm.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 465Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 13", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 13
Thứ hai ngày 22 tháng 11 năm 2010
Hoạt động tập thể: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
Tập đọc: NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 23)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học. 
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc tiếp nối bài “Vẽ trứng” và trả câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- GV nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới:
MT: Biết về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki.
ĐDDH: Tranh minh hoạ.
PP: Quan sát, truyền đạt.
- GV cho HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu: Đây là nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki, người Nga 
(1857-1935), ông là một trong những người đầu tiên tìm đường lên khoảng không vũ trụ. Ông đã vất vả, gian lao như thế nào để tìm được đường lên các vì sao. (GV ghi đề bài).
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
MT: - Đọc đúng, đọc trôi chảy và diễn toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung.
 - Hiểu nghĩa các từ ngữ mới và nội dung của bài.
ĐDDH: SGK, bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn cần luyện đọc.
PP: Hỏi - đáp, thảo luận nhóm, truyền đạt.
B1: Luyện đọc:
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.(HS đọc 3 lượt). GV kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc của HS; hướng dẫn HS hiểu nghĩa các từ ngữ mới.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 2. 
- Gọi 1,2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc toàn bài.
B2: Tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trao đổi và trả lời câu hỏi:
 + Xi-ôn-cốp-xki mơ ước điều gì?
 + Khi còn nhỏ ông đã làm gì để có thể bay được?
 + Theo em, hình ảnh nào đã gợi ước muốn tìm cách 
bay trong không trung của ông?
 + Đoạn 1, cho em biết điều gì?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2,3 trao đổi theo nhóm 2 và trả lời câu hỏi:
 + Để tìm hiểu bí mật đó, Xi-ôn-cốp-xki đã làm gì?
 + Những chi tiết nào cho thấy ông kiên trì thực hiện ước mơ của mình?
 + Nguyên nhân chính giúp ông thành công là gì? (Đây cũng chính là nội dung của đoạn 2,3). 
- Yêu cầu HS đọc đoạn 4. (1 HS đọc), cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Ý chính của đoạn 4 là gì? (HS trả lời).
- Gọi 1 HS đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm theo, suy nghĩa trả lời:
 + Nội dung chính của bài là gì? (Ca ngợi nhà khoa học vĩ đại Xi-ôn-cốp-xki nhờ công khổ nghiên cứu, kien trì bền bỉ suốt 40 năm đã thực hiện thành công mơ ước lên các vì sao).
- GV ghi nội dung lên bảng. Gọi HS nhắc lại.
B3: Đọc diễn cảm:
- Yêu cầu 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn. Cả lớp theo dõi để tìm ra giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn văn cần luyện đọc. Gọi 1 HS đọc.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn.
- GV nhận xét về giọng đoc và ghi điểm.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
MT: Giúp HS rút ra bài học cho bản thân qua nội dung của câu chuyện.
PP: Hỏi - đáp.
- GV hỏi, HS trả lời các câu hỏi: 
+Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
+ Em học được điều gì qua cách làm việc của nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “Văn hay chữ tốt”.
Toán: GIỚI THIỆU NHÂN NHẨM SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI 11 
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 66)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
- GV gọi HS lên bảng làm bài tập. GV kiểm tra VBT một số HS.
- GV nhận xét chung.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhân nhẩm số có hai chữ số với 11
MT: Biết cách thực hiện nhân nhẩm số có hai chữ số với 11.
ĐDDH: Vở nháp.
PP: Hỏi-đáp; truyền đạt; thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài
B1: Phép nhân 27 x 11
- GV viết bảng 27 x 11
- GV yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính phép tính trên vào vở nháp.
- GV hỏi: Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân trên? (HS trả lời).
- Hãy nêu rõ bước thực hiện cộng hai tích riêng của phép nhân này. (HS nêu).
- Yêu cầu HS nhận xét về kết quả của phép nhân so với số 27. (HS trả lời).
- GV giới thiệu cách nhân nhẩm 27 với 11. (HS lắng nghe).
- GV đấn dắt vấn dề để chuyển sang bước 2.
B2: Phép nhân 48 x 11
- GV viết bảng 48 x 11.
- Yêu cầu HS áp dụng cách nhân nhẩm vừa học để nhân nhẩm 48 x 11. HS thực hiện và nêu cách nhẩm của mình (có thể đúng hoặc sai).
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính phép nhân này vào vở nháp.
- GV: Em có nhận xét gì về hai tích riêng của phép nhân này? (HS nêu).
- GV yêu cầu HS dựa vào bước cộng các tích riêng của phép nhân 48 x 11 để nhận xét các chữ số trong kết quả của phép nhân này.
- GV giới thiệu cách nhân nhẩm 48 x 11
- GV cho HS làm thêm một vài ví dụ khác.
* Hoạt động 2: Luyện tập
MT: Áp dụng nhân nhẩm số có hai chữ số với 11 để giải các bài toán có liên quan.
ĐDDH: VBT (ô li).
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/71.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập.
Bài 1: Tính nhẩm
Bài 3: Hướng dẫn HS giải bài toán:
 + Tìm số học sinh của khối lớp 4.
 + Tìm số học sinh của khối lớp 5.
 + Tìm số học sinh của cả hai khối lớp.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa bài (nếu cần).
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập VBT/71.
Đạo đức: HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ CHA MẸ (Tiết 2)
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 149)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ: 
MT: Kiểm tra kiến thức đã học
- GV yêu cầu HS đọc thuộc phần Ghi nhớ tiết Đạo đức trước.
- Nhận xét chung.
 2. Bài mới: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: Đóng vai
MT: HS biết cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ.
ĐDDH: SGK 
PP: Đóng vai
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV chia nhóm 4 HS và giao nhiệm vụ cho một số nhóm thảo luận, đóng vai theo tình huống 1; các nhóm còn lại thảo luận, đóng vai theo tình huống 2 trong SGK.
- Gọi các nhóm lên đóng vai. Cả lớp theo dõi, phỏng vấn các bạn đóng vai cháu về cách ứng xử và những bạn đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu.
- GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ. (HS lắng nghe).
* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm đôi
MT: Biết thực hiện những hành vi, những việc làm thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ trong cuộc sống.
ĐDDH: BT4/SGK
PP: Thảo luận nhóm
- GV nêu yêu cầu của bài tập.
- HS thảo luận theo nhóm đôi. GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho từng nhóm.
- GV gọi một số nhóm lên trình bày. Nhóm khác nhận xét.
- GV kết luận:
 + Ông bà, cha mẹ đã có công lao sinh thành, nuôi dạy chúng ta nên người.
 + Con cháu phải có bổn phận hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.
* Hoạt động 3: Hoạt động tiếp nối
- Về nhà thực hiện các nội dung ở mục “Thực hành” trong SGK.
- Chuẩn bị bài “Biết ơn thầy giáo, cô giáo”
Chính tả (Nghe-viết): NGƯỜI TÌM ĐƯỜNG LÊN CÁC VÌ SAO
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 23)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành.
- GV gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 bạn viết vào bảng phụ một số từ ngữ. Cả lớp viết vào vở nháp.
- Nhận xét bài của bạn trên bảng phụ.
- GV nhận xét chung.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Hướng dẫn viết chính tả
MT: Nghe - viết chính xác, trình bày đẹp đoạn từ Từ nhỏ Xi-ôn-cốp-xki ... hàng trăm lần trong bài Người tìm đường lên các vì sao. 
ĐDDH: Vở chính tả, vở nháp.
PP: Thực hành, hỏi-đáp.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
B1: Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- GV gọi HS đọc đoạn văn cần viết ở SGK. (2 HS dọc thành tiếng).
- GV hỏi, HS suy nghĩ, trả lời: 
 + Đoạn văn viết về ai?
 + Em biết gì về nhà bác học Xi-ôn-cốp-xki?
B2: Hướng dẫn viết từ khó
- GV yêu cầu HS nêu các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. (HS đọc)
- HS luyện viết các từ vừa tìm được vào vở nháp.
B3: Nghe – viết chính tả
- GV đọc, HS viết bài vào vở chính tả
- GV chú ý rèn tư thế ngồi viết cho HS.
B4: Chấm bài, nhận xét bài viết của HS.
- GV chấm bài khoảng 10 HS.
- Nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn làm bài tập chính tả
MT: Làm bài tập chính tả phân biệt các âm đầu: l/n, các âm chính i/iê. 
PP: Luyện tập, thực hành.
ĐDDH: VBT 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào VBT.
- Gọi 2 HS lên bảng làm lại, cả lớp nhận xét.
- GV chốt lại lời giải đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại các từ đã viết sai trong bài chính tả
Thứ ba ngày 23 tháng 11 năm 2010
Toán: NHÂN VỚI SỐ CÓ BA CHỮ SÔ
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 66)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. Cả lớp làm vào vở nháp. Nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét chung.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS nhân với số có ba chữ số: Phép nhân 164 x 123
MT: Biết cách thực hiện phép nhân với số có ba chữ số.
ĐDDH: Vở nháp.
PP: Hỏi-đáp; truyền đạt; thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài
B2: Đi tìm kết quả
- GV viết bảng: 164 x 123
- GV yêu cầu HS áp dụng tính chất một số nhân với một tổng để tính vào vở nháp. (HS thực hành).
- GV hỏi: Vậy 164 x 123 bằng bao nhiêu? (HS trả lời).
B2: Hướng dẫn đặt tính và tính
- GV nêu vấn đề để hướng dẫn HS tiến hành đặt tính và thực hiện tính theo cột dọc. (HS lắng nghe và thực hiện dặt tính phép tính 164 x 123 và vở nháp).
- GV gọi 1 HS lên bảng đặt tính. HS khác nhận xét.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phép nhân như SGK/72.
- GV giới thiệu:
 + 492 gọi là tích riêng thứ nhất.
 + 328 gọi là tích riêng thứ hai. Tích riêng thứ được viết lùi vào bên trái một cột vì nó là 328 chục, nếu viết đầy đủ phải là 3280.
 + 164 gọi là tích riêng thứ ba. Tích riêng thứ ba được viết lùi sang trái hai cột vì nó là 164 trăm, nếu viết đầy đủ phải là 16400.
- Yêu cầu HS đặt tính và thực hiện tính lại phép nhân: 164 x 123 vào vở nháp.
- Gọi 1 HS nêu lại từng bước nhân.
* Hoạt động 2: Luyện tập
MT: Áp dụng phép nhân với số có ba chữ sô để giải các bài toán có liên quan.
ĐDDH: VBT.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1,3 ở SGK/73.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Tính diện tích mảnh vườn hình vuông có cạnh 125 m
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- GV theo dõi, chấm, chữa bài (nếu cần).
* Hoạ ... nh
PP: Thảo luận nhóm
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bẵng cách trao đổi với bạn bên cạnh.
- GV đi giúp đỡ từng cặp HS yếu.
* Hoạt động 3: Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt
MT: Có tin thần họ hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
PP: Hỏi-đáp
- GV gọi một số HS có đoạn văn hay, bài được điểm cao đọc cho các bạn nghe. Sau mỗi HS đọc, GV hỏi đê HS tìm ra: cách dùng từ, lối diễn đạt. ý hay, 
Hoạt động 4: Hướng dẫn viết lại một đoạn văn 
ĐDDH: VBT
PP: Thực hành, luyện tập
- GV gợi ý cho HS viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả.
+ Đoạn văn lủng củng, chưa rõ ý.
+ Dùng từ chưa hay.
+ Mở bài trực tiếp viết lại thành mở bài gián tiếp.
+ Kết bài không mở rộng thành kết bài mở rộng.
- GV gọi HS đọc các đoạn văn đã viết lại.
- Nhận xét từng đoạn văn của HS.
Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà viết lại bài văn hay hơn.
- Chuẩn bị bài sau.
Thứ năm ngày 25 tháng 11 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP 
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 66)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập. GV kiểm tra vở của HS, chấm vở một số HS
- Nhận xét chung. 
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: - Củng cố kiến thức về nhân với số có hai, ba chữ số.
 - Áp dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân; tính chất nhân một số với một tổng ( hoặc một hiệu) để tính giá trị các biểu thức theo cách thuận tiện nhất; giải bài toán có lời văn.
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/75.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập ở VBT.
Bài 1: Đặt tính rồi tính
Bài 3: Tính theo cách thuận tiện nhất.
Bài 5a: Tính diện tích hình chữ nhất 
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT/74.
Luyện từ và câu: CÂU HỎI VÀ DẤU CHẤM HỎI
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 24)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
- GV gọi 2 HS lên bảng đọc lại đoạn văn viết về người có ý chí, nghị lực nên đã đạt được thành công.
- Gọi 3 HS kháclên bảng đặt câu với 2 từ ở BT1.
- GV nhận xét câu, đoạn văn của từng HS, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Tìm hiểu ví dụ
MT: - Hiểu tác dụng của câu hỏi.
 - Biết dấu hiệu chỉnh của câu hỏi là từ nghi vấn và dấu chấm hỏi.
ĐDDH: Bảng phụ viết sẵn đáp án Phần nhận xét.
PP: Hỏi-đáp, thảo luận nhóm, truyền đạt.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1:
- Yêu cầu HS mở SGK/125 đọc bài Người tìm đường lên các vì sao và tìm các câu hỏi trong bài.
- Gọi HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
Bài 2,3:
- GV hỏi, HS trả lời:
 + Các câu hỏi đó là của ai và để hỏi ai?
 + Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra đó là câu hỏi?
 + Câu hỏi dùng để làm gì?
 + Câu hỏi dùng để hỏi ai?
- GV treo bảng phụ, phân tích cho HS hiểu. Sau đó GV kết luận như SGV. (HS lắng nghe).
* Hoạt động 3: Ghi nhớ
- GV gọi 2 HS đọc phần Ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi để hỏi người khác và để hỏi mình.. (HS tự do phát biểu). GV nhận xét.
*Hoạt động 4: Hướng dẫn làm bài tập
MT: - Xác định mđược câu hỏi trong đoạn văn.
 - Biết đặt câu hỏi phù hợp với nội dung và mục đích.
ĐDDH: VBT; phiếu học tập.
PP: Thực hành, luyện tập; thảo luận nhóm.
Bài 1:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- GV chia nhóm 4 HS, phát phiếu cho các nhóm. Yêu cầu HS tự làm bài. ( HS hoạt động trong nhóm).
- nhóm nào xong trước đem bài dán lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV kết luận lời giải đúng. HS chữa bài (nếu sai).
Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu và mẫu.
- GV viết bảng câu văn: Về nhà, bà kể lại chuyện, khiến Cao Bá Quát vô cùng ân hận. (HS đọc thầm).
- Gọi 2 HS lên bảng thực hành hỏi-đáp. HS khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp.
- Gọi HS trình bày trước lớp. GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT. 
- GV chấm, chữa bài.
* Hoạt động 5: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu ngày 26 tháng 11 năm 2010
Toán: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 67)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra kiến thức đã học.
PP: Thực hành, luyện tập.
- GV yêu cầu HS lên bảng làm bài tập. GV kiểm tra vở của HS, chấm vở một số HS
- Nhận xét chung. 
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập:
MT: - Củng cố kiến thức về đổi các đơn vị đo khối lượng, điện tích đã học; các tính chất của phép nhân đã học.
 - Lập cộng thức tính diện tích hình vuông.
ĐDDH: VBT (ô li)
PP: Thực hành, luyện tập.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc về tính chất giao hoán, kết của phép nhân; nhân một số với một tổng, với một hiệu. ( Nhiều HS nêu lại).
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở SGK/75.
- Gọi HS nêu yêu cầu từng bài tập ở VBT.
Bài 1: Viết số thích hợp vào chỗ chấm.
(Hướng dẫn HS đổi các số đo khối lương, số đo diện tích)
Bài 2 (dòng 1): Đặt tính rồi tính. Và tính giá trị biểu thức
Bài 3: Tính theo cách thuận tiện nhất.
- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
- Chấm, chữa bài (nếu cần). Tuyên dương.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà làm bài tập ở VBT/75.
Tập làm văn: ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 24)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Củng cố kiến thức đã học.
- GV kiểm tra việc viết lại bài văn, đoạn văn của 1 số HS chưa đạt yêu cầu ở tiết trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập
MT: - Củng cố những đặc điểm của bài văn kể chuyện.
 - Biết kể được câu chuyện theo đề tài cho trước.
ĐDDH: Bảng phụ ghi sẵn các kiến thức cơ bản về văn kể chuyện.
PP: Thảo luận nhóm; hỏi-đáp, truyền đạt.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
Bài 1:
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- Gọi HS phát biểu.
- GV kết luận.
Bài 2: 
- GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. (2 HS tiếp nối nhau đọc từng bài).
- Gọi HS phát biểu về đề tài mình chọn.
a) Kể trong nhóm:
- Yêu cầu HS kể chuyện và trao đổi về câu chuyện theo cặp. (HS thảo luận, sửa chữa cho nhau theo gợi ý ở bảng phụ).
- GV treo bảng phụ có nội dung như SGV.
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Khuyến khích HS lắng nghe và hỏi bạn theo các câu hỏi gợi ý ở BT3.
- GV nhận xét, ghi điểm.
* Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà ghi lại các kiến thức cần nhớ về thể loại văn kể chuyện và chuẩn bị bài sau. 
Hoạt động tập thể: NHẬN XÉT TUẦN
 I. Yêu cầu:
 - HS nắm được ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân, tập thể lớp trong tuần.
 - Nắm kế hoạch tuần tới.
 II. Lên lớp:
 1. Tổ trưởng nhận xét các hoạt động trong tổ.
 2. Lớp trưởng nhận tình hình chung của lớp.
 3. GV đánh giá các hoạt động chung:
 - Học và làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp.
 - Khăn quàng, bảng tên đầy đủ.
 - Sôi nổi phát biểu xây dựng bài: Nguyên, Hoà, Tuyết, Hồng
 - Giữ gìn sách vở sạch đẹp: Tuyết, Nga
 - Vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ.
 - Có nhiều cố gắng trong học tập: Vũ, Vẽ.
 * Tồn tại:
 + Nói chuyện riêng trong lớp:ẻTứ
 + Chữ viết cẩu thả, cần luyện viết nhiều:ửTứ, Trinh
 4. Kế hoạch tuần tới:
 - Phát huy những ưu điểm, khắc phục những nhược điểm.
 - Thi đua học tập tốt, giành nhiều thành tích chào mừng ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 22-12.
 - Rèn chữ giữ vở.
 - Tham gia lao động làm vệ sinh sân trường sạch sẽ; khơi thông cống rãnh phía sau phòng học. 
 - Chăm sóc cây cảnh ở chậu cây của lớp.
 - Tiếp tục nộp các khoản tiền còn lại.
 5. Dặn dò.
NHẬN XÉT CỦA KHỐI TRƯỞNG
..
..
..
..
..
Mĩ thuật: VẼ TRANG TRÍ: TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM 
I. Mục tiêu: (Theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của Bộ GD-ĐT trang 63)
II. Các hoạt động dạy - học:
Các hoạt động
Hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Bài cũ:
MT: Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
- HS đặt vở, đồ dùng học tập theo nhóm. GV yêu cầu HS kiểm tra lẫn nhau. GV nhận xét chung.
 2. Bài mới: 
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
* Hoạt động 2: Quan sát, nhận xét
 MT: HS cảm nhận được vẻ đẹp và làm quen với ứng dụng của đường diềm trong cuộc sống.
ĐDDH: Một số đường diềm và đồ vật có trang trí đường diềm.
PP: Quan sát, hỏi-đáp, truyền đạt.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài.
- GV cho HS quan sát một số hình ảnh ở hình 1 SGK/32 và đặt một số câu hỏi gợi ý để các em quan sát, nhận xét:
 + Em thấy đường diềm thường được trang trí ở những đồ vật nào?
 + Ngoài những đồ vật ở hình 1, em còn biết những đồ vật nào được trang trí bằng đường diềm?
+ Những hoạ tiết nào thường được sử dụng để trang trí đường diềm?
+ Cách sắp xếp các hoạ tiết ở đường diềm như thế nào?
+ Em có nhận xét gì về màu sắc trong các đường diềm ở hình 1?
- Sau khi HS trả lời, GV tóm tắt và bổ sung. (HS lắng nghe).
* Hoạt động 3: Cách trang trí đường diềm
MT: Nắm cách vẽ đường diềm.
ĐDDH: Hình gợi ý cách vẽ.
PP: Giảng giải, quan sát.
- GV treo hình gợi ý cách vẽ, yêu cầu HS quan sát hình 2 để nhận ra cách làm bài:
 + Tìm chiều dài, chiều rộng của đường diềm sao cho cân đối với tờ giấy và kẻ hai đường thẳng cách đều, sau đó chia các khoảng cách đều nhau rồi kẻ các đường trục.
 + Vẽ các mảng trang trí khác nhau sao cho cân đối, hài hoà.
 + Tìm và vẽ các hoạ tiết.
 + Vẽ màu theo ý thích, có độ đậm, nhạt.
- GV vẽ lên bảng một hoặc hai cách sắp xếp hoạ tiết và vẽ màu khác nhau để gợi ý cho HS.
* Hoạt động 4: Thực hành
MT: Vẽ trang trí được đường diềm theo ý thích.
ĐDDH: Vở tập vẽ
PP: Thực hành.
- GV yêu cầu HS tự vẽ đường diềm vở.
- GV theo dõi chung, hướng dẫn thêm cho HS.
* Hoạt động 5: Nhận xét, đánh giá
MT: Chọn tranh và xếp loại tranh theo ý thích.
PP: Quan sát, hỏi-đáp
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành, treo lên bảng để HS nhận xét và xếp loại.
- Gợi ý HS nhận xét, xếp loại các bài vẽ này.
* Dặn dò
Về nhà hoang chỉnh bài vẽ và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4 tuan 13.doc