Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 4

Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 4

TẬP ĐỌC

MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC

I- Mục tiêu:

 Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc chuyện với giọng kể trôi chảy, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành.

 Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng thời xưa.

II. Các hoạt động dạy học

 1. Kiểm tra: GV kiểm HS tra đọc nối tiếp truyện Người ăn xin.

 2. Bài mới.

 1. Giới thiệu chủ điểm và bài học.

 2. luyện đọc và tìm hiểu bài.

 Luyện đọc:

 HS nối tiếp đọc 3 đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.

 HS luyện đọc theo cặp.

 Hai HS đọc cả bài.

 GV đọc diễn cảm.

 

doc 16 trang Người đăng hang30 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 4 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
Thứ hai ngày 13 tháng 9 năm 2010
TẬP ĐỌC
MỘT NGƯỜI CHÍNH TRỰC
I- Mục tiêu:
 	Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc chuyện với giọng kể trôi chảy, rõ ràng. Đọc phân biệt lời các nhân vật, thể hiện rõ sự chính trực ngay thẳng của Tô Hiến Thành.
 	Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện: Ca ngợi sự chính trực, thanh liêm tấm lòng vì dân, vì nước của Tô Hiến Thành vị quan nổi tiếng thời xưa.
II. Các hoạt động dạy học
 	1. Kiểm tra: GV kiểm HS tra đọc nối tiếp truyện Người ăn xin.
 	2. Bài mới.
 	1. Giới thiệu chủ điểm và bài học. 
	2. luyện đọc và tìm hiểu bài.
 	Luyện đọc: 
	HS nối tiếp đọc 3 đoạn truyện, GV kết hợp sữa lỗi và giảng từ mới.
	HS luyện đọc theo cặp.
	Hai HS đọc cả bài. 
 	GV đọc diễn cảm.
 	3. Tìm hiểu bài.
 	- HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Đoạn này kể chuyện gì?
 	Trong việc lập ngôi vua, sự chính trực của Tô Hiến Thành được thể hiện như thế nào? (...ông không nhận vàng bạc đút lót làm sai di chiếu của người vua cha đã mất...)
 	- HS đọc thầm đoạn 2, trả lời: khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc ông?
 	- HS dọc thầm đoạn 3 trả lời: Tô Hiến Thành tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình.
 	Vì sao Thái hậu ngạc nhiên khi Tô Hiến Thành tiến cử Trần Trung Tá. Trong việc tìm người giúp nước, sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 	Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như Tô Hiến Thành?
 	HS đọc diễn cảm.
 	Ba HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn.
	Hướng dẫn HS tìm giọng đọc và thể hiện đúng giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn.
 	GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm, thi đọc diễn cảm đoạn đối thoại theo 3 vai.
III-Củng cố, dặn dò.
 	Nhận xét giờ học. Dặn HS về nhà tiếp tục luyện đọc.
------------------000-------------------
TOÁN
SO SÁNH VÀ VIẾT THỨ TỰ CÁC SỐ TỰ NHIÊN
I- Mục tiêu: Giúp HS biết:
	- So sánh hai số tự nhiên.
	- Đặc điểm về thứ tự của số tự nhiên.	
II. Hoạt động dạy học
	1. Hướng dẫn HS nhận biết cách so sánh hai số tự nhiên.
	Căn cứ vào trường hợp so sánh hai số tự nhiên(SGK) GV nêu ví dụ bằng số rồi cho HS so sánh từng cặp số và nêu nhận xét.
	VD: 
	- Trường hợp hai số có số chữ số khác nhau: 100 và 99
	 Số tự nhiên số nào có số chữ số nhiều hơn thì số đó lớn hơn.
	- Trường hợp hai số có số chữ số bằng nhau.
	GV nêu từng cặp số, cho HS xác định số chữ số của mỗi số rồi so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể tử trái sang phải.
	- Trường hợp các số tự nhiên đó được sắp xếp trong dãy số tự nhiên.
	* So sánh hai số tự nhiên trong dãy số tự nhiên trên tia số.
	? Trong dãy số tự nhiên số đứng trước bé hơn hay lớn hơn số đứng sau. ( GV nêu câu hỏi ngược lại )
	GV hướng dẫn HS so sánh số tự nhiên trên tia số.
	2. Xếp thứ tự các số tự nhiên
	GV nêu các số tự nhiên: 7 698; 7 896; 7 968; 7 869
	 Yêu cầu HS sắp xếp thứ tự các số tự nhiên trên theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé.
	Số nào là số lớn nhất trong các số trên?
	Số nào là số bé nhất trong các số trên?
	Vì sao ta luôn sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự từ bé đến lớn và từ lớn đến bé?
	3. Luyện tập thực hành
	GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 2, 3, VBT toán. GV theo dõi, chấm chữa bài.
III- Củng cố dặn dò
------------------000-------------------
Thứ ba ngày 14 tháng 9 năm 2010
THỂ DỤC
ĐI ĐỀU VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI, ĐỨNG LẠI.
TRÒ CHƠI" CHẠY ĐỔI CHỖ BỖ TAY NHAU"
I-Mục tiêu
	Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện đúng động tác, đều, đúng khẩu lệnh.
	Ôn đi vòng phải, vòng trái, đứng lại.
	HS chơi thành thạo trò chơi: “Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau"
II- Nội dung và phương pháp lên lớp 
	1. Phần mở đầu
	Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
	Cho HS chơi trò chơi " tìm người chỉ huy"
	2. Phần cơ bản
	a. Ôn đội hình đội ngũ
	Ôn tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái
	Cán sự điều khiển lớp tập
	GV theo dõi, nhắc nhỡ thêm.
	Tổ chức thi đua giữa các tổ.
	Tuyên dương khen ngợi tổ tập tốt nhất. 
	b. Trò chơi " Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau "
	Tập hợp HS theo đội hình chơi, HS nêu lại cách chơi, luật chơi cho một tổ chơi thử. Cả lớp thi đua chơi
	GV theo dõi, nhắc nhỡ, nhận xét, biểu dương tổ thắng cuộc.
	GV theo dõi, nhắc nhỡ thêm.
	3. Phần kết thúc
	Tập trung HS theo đội hình 3 hàng ngang.
	Làm động tác thả lỏng, GV cùng HS hệ thống lại bài.
------------------000-------------------
TOÁN
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS
	- Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
	- Bước đầu làm quen với dạng x< 5; 68< x< 92( với x là số tự nhiên)
II. Hoạt động dạy học
	GV tổ chức cho HS làm bài rồi chữa bài.
	Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài:
	Kết quả: a, 0; 10; 100
	 b, 9; 99; 999
	Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
	Kết quả: a, có 10 số có một chữ ố là: 0, 1, 2, 3, 4, ...9.
	 b, Có 90 số có hai chữ số là: 10; 11; 12; ...99.
	Bài 3: HS tự làm
	Bài 4: 
a. GV giới thiệu.
	GV viết lên bảng x < 5 và hướng dẫn cho HS đọc " x bé hơn 5"; GV nêu: "Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5" Cho HS nêu các số tự nhiên bé hơn 5 rồi trình bày vào vở.
	b. Tập cho Hs tự nêu bài tập như sau: " Tìm số tự nhiên x biết: x lớn hơn 2 và x bé hơn 5, viết thành 28 <x < 48".
	Số tự nhiên lớn hơn 28 và bé hơn 48 và x số trong chục là số 30 số 40 vạy x là 30, 40"
	Chấm, chữa bài 
III. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét giờ học. Dặn HS xem lại các bài làm sai.
------------------000-------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I- Mục tiêu
	-Nắm được hai cách chính cấu tạo từ phức Tiếng Việt: Ghép những tiếng có nghĩa với nhau (từ ghép); Phối hợp những tiếng có âm hay vần, hoặc cả âm đầu và vần giống nhau(từ láy)
	-Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy đơn giản, tập đạt câu với các từ đó.
II- Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: Từ phức khác với từ đơn ở điểm nào? Nêu ví dụ?
	GV nhận xét - ghi điểm.
	2. Bài mới
	a. Giói thiêu.
	b. Phần nhận xét.
	Một HS đọc nội dung bài tập và gợi ý, cả lớp đọc thầm.
	Một HS đọc câu " Tôi nghe...đời sau"
	Tìm các từ phức có trong câu thơ?
	Từ phức nào do tiếng có nghĩa tạo thành?
	Từ "truyện cổ" có nghĩa là gì?
	truyện: Tác phẩm văn học miêu tả nhân vật hay diễn biến của sự vật.
	Cổ: có từ xa xưa, lâu đời.
	Từ phức nào do những tiếng có âm hoặc vần lặp lại tạo thành?
	Thì thầm: lặp lại âm đầu " th"
	HS nhận xét, rút ra kết luận từ ghép là gì, từ láy là gì?
	Vài HS đọc phần ghi nhớ
	c. Luyện tập
	Bài 1: HS đọc thầm yêu cầu của đề
	Thảo luận theo cặp.
	Một số nhóm nêu kết quả.
	GV Vì sao em xếp từ " bờ bãi" vào từ ghép? Vì "bờ" và " bãi" đều có nghĩa.
	Bài 2: HS đọc yêu cầu bài tập
	Phát phiếu cho HS điền vào phiếu.
	Các nhóm thảo luận tìm từ ghi vào phiếu.
	HS có thể dùng từ điển để kiểm tra bổ sung.
	Đại diện các nhóm trình bày.
III. Củng cố, dặn dò
	Từ ghép là gì? Cho ví dụ?
	Từ láy là gì? Cho ví dụ?
------------------000-------------------
Thứ tư ngày 15 tháng 9 năm 2010
KỂ CHUYỆN
MỘT NHÀ THƠ CHÂN CHÍNH
I- Mục tiêu
	- Dựa vào tranh minh hoạ và lời kể của GV kể lại toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
	- Hiểu được ý nghĩa của câu truyện: Ca ngợi nhà thơ chân chính, có khí phách đẹp thà chết không chịu khuất phục cường quyền.
	- Biết nhận xét, đánh giá về lời kể của bạn. 
II. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra:
	Nêu ý nghĩa câu chuyên" Nàng tiên ốc"- Nhận xét, cho điểm.
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu tranh: Bức tranh vẽ cảnh gì?
	b. GV kể chuyện
	GV kể chuyện, giọng kể thong thả, rõ ràng, diễn cảm vừa kể vừa chỉ vào tranh minh hoạ và yêu cầu HS quan sát tranh.
	Nêu cầu HS đọc thầm các câu thơ ở bài 1.
	GV kể lần 2.
	c. Kể lại câu chuyện.
	 Tìm hiểu truyện
	HS thảo luận nhóm theo các câu hỏi SGK
	Đại diện các nhóm trả lời- Nhận xét, bổ sung.
	Câu a: Dân chúng truyền nhau hát bài hát lên án thói hóng hách bạo tàn của nhà vua.
	Câu b: Vua cho hòng bắt bằng được kẻ sáng tác bài ca phản loạn ấy...vua cho tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong.
	Câu c: Các nhà thơ lần lượt khuất phục. họ hát những bài thơ ca ngợi nhà vua, chỉ có một nhà thơ vẫn quyết im lặng.
	Câu d: Nhà vua thực sự khâm phục khí phách của nhà thơ.
	b. Hướng dẫn kể chuyện
	Dựa vào tranh minh hoạ và câu hỏi kể cho nhau nghe.
	Gọi HS kể( 4 HS kể nối tiếp) Nhận xét, ghi điểm.
	Một HS kể toàn bộ câu chuyện.
	GV nhận xét, ghi điểm.
	c. Tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyên.
	Vì sao nhà vua hung bạo lại thay đổi thái độ đột ngột?
	Câu chuyện có ý nghĩa gì?
	Tổ chứ HS thi kể( mỗi em kể một đoạn)
III. Củng cố, dặn dò
	Nhận xét giờ học, HS nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện.
----------------------------------------------------
TẬP ĐỌC
TRE VIỆT NAM
I. Mục tiêu
	- Đọc đúng các tiếng: nắng nỏ, bão bùng, luỹ thành.
	- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm.
	- Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc.	
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: Hai HS nối tiếp nhau đọc bài "Một người chính trực". Trả lời câu hỏi nội dung bài - Nhận xét, ghi điểm.
	2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài
	b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
	+ Luyện đọc
	- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: Bốn HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa từ chú giải.
	- HS luyện đọc theo cặp
	- Một, hai em đọc cả bài.
	- GV đọc mẫu: - ba HS đọc một lượt toàn bài.
	+ Tìm hiểu bài
	HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam?
	Nêu ý đoạn 1.
	HS đọc đoạn 2,3, trả lời:Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
	Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình yêu thương đồng loại?
	Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng?
	Em thích hình ảnh nào về cây tre?
	HS nêu ý của đoạn 2, 3.( ca ngợi phẩm chất tốt đẹp cảu cây tre)
	HS đọc đoạn 4, trao đổi, trả lời các câu hỏi: Đoạn thơ cuối bài ý nói gì?( Sức sống mãnh liệt của cây tre)
	Cho HS nêu nội dung của bài thơ.
	+ Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
	GV đọc bài thơ- Tìm giọng đọc.
	HS luyện đọc theo cặp- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài thơ..
 	Nhận xét, tìm ra bạn đọc hay nhất,
III. Củng cố, dặn dò 
	Qua hình ảnh cây tre tác giả muốn nói điều gì? Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ.
------------------000-------------------
TOÁN
YẾN- TẠ - TẤN
I. Mục tiêu: Giúp HS : 
	- Bước đầu nhận biết được độ lớn của yến- tạ -tấn.
	-Nắm đượ ... ay đổi món?
------------------------------------------------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
THỂ DỤC
TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ.
I. Mục tiêu
	- Củng cố và năng cao kỷ thuật động tác: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
	- Tổ chức cho HS chơi trò chơi " Bỏ khăn".	
II. Nội dung và phương pháp lên lớp 
	1. Phần mở đầu
	Tập trung HS ra sân, GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
	Cho HS chơi trò chơi" Diệt các con vật có hại"
	2. Phần cơ bản
	a. Ôn đội hình đội ngũ
	Tổ chức cho HS ôn : Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại.
	Chia tổ luyện tập do tổ trưởng điều khiển.
	Tập hợp cả lớp, cho từng tổ thi đua trình diễn.
	GV theo dõi hướng dẫn thêm- biểu dương các tổ thi đua luyện tập tốt.
	b. Trò chơi " Bỏ khăn"
	Tập hợp HS theo đội hình chơi, HS nêu lại cách chơi, luật chơi.
	Một số em chơi thử, sau đó cho cả lớp thi đua chơi.
	3. Phần kết thúc
	Cho HS chạy quang sân một vòng tròn
	Làm động tác thả lỏng, GV cùng HS hệ thống lại bài.
------------------000-------------------
TẬP LÀM VĂN
CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu
	- Hiểu thế nào là cốt truyện.
	- Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến và kết thúc.
	- Sắp xếp các sự việc chính thành cốt truyện.
	- Kể lại câu chuyện sinh động, hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
II. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: 
	Một bức thư gồm có mấy phần chính?
	Cho một HS đọc bức thư mà mình viết cho bạn - Nhận xét, ghi điểm.
	2. Dạy bài mới
	a. Giới thiệu bài
	b. Tìm hiểu ví dụ
	Bài 1: HS đọc câu hỏi ở phần nhận xét.
	Theo em hiểu thế nào là sự việc chính?
	Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4- Đại diện các nhóm trình bày
	Đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính?
	Bài 2:	Chuỗi sự việc như bài 1. gọi là cốt truyện của truyện " Dế Mèn bênh vực kẻ yếu". Vậy cốt truyện là gì?
	( ... là một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.)
	Sự việc 1 cho em biết điều gì?
	Sự việc 2, 3, 4 kể lại chuyện gì?
	Sự việc 5 nói lên điều gì?
	GV chốt ý: Sự việc khơi nguồn cho các sự việc khác là phần mở đầu câu chuyện.
	Sự việc khác nhau nói lên tính cách nhân vật, ý nghĩa của truyện là phần diễn biến của truyện.
	Kết quả của các sự việc ở phần mở đầu và phần chính là phần kết thúc câu chuyện.
	Cốt truyện thường có những phần nào?
	( HS đọc phần ghi nhớ)
	* HS học cá nhân: Mở SGK trang 30 Đọc câu chuyên" Chiếc áo rách"và tìm cốt truyện của câu chuyên.
	HS trình bày, GV ghi điểm nhận xét.
	c. Luyện tập
	Bài 1: HS đọc nội dung yêu cầu bài tập. HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu thứ tự.
	HS lên bảng đánh dấu thứ tự- nhận xét , bổ sung.
	Bài 2: yêu cầu HS kể chuyện theo nhóm.
	Lần 1: kể các sự việc chính.
	Lần 2: thêm bớt một số câu văn, hình ảnh, lời nói cho câu chuyện hấp dẫn hơn.
III. Củng cố, dặn dò
	Câu chuyên Cây khế khuyên chúng ta điều gì?
	Về nhà tiếp tục kể lại câu chuyện.
------------------000-------------------
TOÁN
BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG
I. Mục tiêu: Giúp HS: 
	-Nắm được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đề-ca-gam, héc-tô-gam. Quan hệ của đề-ca-gam, héc-tô-gam và gam với nhau.
	-Nắm được tên gọi ký hiệu, thứ tự , mối liên hệ giữa các đơn vị đo khối lượng với nhau.
II Đồ dùng dạy học: Bảng phụ kẻ sẵn bảng đơn vị đo khối lượng.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Kiểm tra: Gọi hai HS chữa bài tập 3, 4 tuần trước
	Nhận xét- ghi điểm.
	2. Bài mới
	a. Giới thiệu
	b. Giới thiệu đề-ca-gam, héc-tô-gam	
	 Giới thiệu đế-ca-gam
	Để đo các vật nặng hàng chục g người ta còn dùng đơn vị đo là đề-ca-gam
	- 1 đề-ca-gam cân nặng bằng 10 gam.
	- Đề-ca-gam viết tắt là dag
	GV viết bảng: 10 g = 1 dag
	Mỗi quả cân nặng 1 g, hỏi bao nhiêu quả cân như thế thì nặng 1 dag?
	b. Giới thiệu héc-tô-gam
	Để đo khối lượng các vật nặng hàng trăm gam, người ta còn dùng đơn vị do là héc -tô-gam
	- 1 héc -tô-gam cân nặng bằng 10 dag và bằng 100g
	- Héc -tô-gam viết tắt là hg.
	GV ghi bảng: 1hg = 10dag = 100g
	Mỗi quả cân nặng 1 dag. Hỏi bao nhiêu quả cân nặng 1hg?
	c. Giới thiệu bảng đơn vị đo khối lượng
	Yêu cầu HS đọc các đơn vị đo khối lượng đã học( GV ghi bảng)
	Trong các đơn vị trên những đơn vị nào nhỏ hơn kg?
	Những đơn vị nào lớn hơn kg?
	Bao nhiêu g thì bằng 1dag?
	Bao nhiêu dag thì bằng 1hg?
	Tương tự GV nêu câu hỏi để hoàn thành bảng đơn vị đo khối lượng như SGK
	Mỗi đơn vị đo khối lượng gấp mấy lần so với đơn vị nhỏ hơn và liền với nó?
	Mỗi đơn vị đo khối lượng kém mấy lần so với đơn vị lớn hơn và liền với nó?
	d. Luyện tập thực hành
	Bài 1: HS làm, GV hướng dẫn thêm.
	- Mỗi chữ số trong số đo khối lượng đều ứng với một đơn vị đô.
	- Ta cần đổi 7 kg ra g, tức là đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé.
	- Đổi bằng cách thêm dần chữ số 0 vào bên phải số 7, mỗi lần thêm lại đọc tên một đơn vị đo liền kề sau đố,,,đến khi gặp đơn vị đo cần đổi thì dừng lại,.
	7 kg = 7000g
	Bài 2: Lưu ý HS thực hiện phép tính bình thường, sau đó ghi tên đơn vị vào kết quả.
	Bài 3: Nhắc HS đổi về cùng một đơn vị đo rồi mới so sánh.
	Chấm , chữa bài.
III. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
--------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LUYỆN TẬP VỀ TỪ GHÉP VÀ TỪ LÁY
I. Mục tiêu
	Bước đầu nắm được mô hình cấu tạo từ ghép, từ láy để nhận ra từ ghép và từ láy trong câu, trong bài.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, từ điển.
III. Các hoạt động dạy học
	1. Bài cũ: Thế nào là từ ghép ? Cho ví dụ?
	 Thế nào là từ láy? Cho ví dụ?
	2. Bài mới 
	a.Giới thiệu: Nêu mục đích, yêu cầu tiết học
	b. Hướng dẫn HS làm bài tập.
	Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
	Cả lớp suy nghĩ, phát biểu ý kiến. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 2: HS đọc nội dung bài tập
	GV : Muốn làm được bài tập này phải biết được từ ghép có hai loại:
	+ Từ ghép có nghĩa phân loại.
	+ Từ ghép có nghĩa tổng hợp.
	HS trao đổi làm bài vào vở bài tập.
	Đại diện các nhóm trình bày. GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
	Bài 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
	GV: Muốn làm đúng bài tập này, cần xác định các từ láy lặp lại bộ phận nào( lặp âm đầu, lặp phần vần hay lặp cả âm đầu và vần).
	- nhút nhát
	- lạt xạt, lao xao
	- rào rào
III. Củng cố, dặn dò
	HS nhắc lại phần ghi nhớ. Về nhà xem lại bài tập 2,3 SGK
------------------------------------
------------------000-------------------
Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN
I. Mục tiêu
	Thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn chủ đề nhân vật, câu truyện.
II. Hoạt động dạy học
	1. Bài cũ:
	Một HS đọc phần ghi nhớ tiết trước.
	Một HS đọc lại chuyện Cây khế dựa vào cốt truyện đã có.
	2.Bài mới
a. Giới thiệu
	b. Hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
	b1. Xác định yêu cầu của đề bài
	HS nêu yêu cầu của đề bài.
	GV lưu ý HS:
	- Để xây dựng cốt truyện với điều kiện đã cho ( có ba nhân vật: bà mẹ ốm, người con, bà tiên) Em phải tưởng tượng và hình dung điều gì sẽ xẩy ra, diễn biến của câu chuyện.
	b2. Lựa chọn chủ đề câu chuyện.
	Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1 và 2. Cả lớp theo dõi SGK
	HS nối tiếp nhau nói chủ đề câu chuyện em lựa chọn
	( Sự hiếu thảo hay tính trung thực)
	b3. Thực hành xây dựng cốt truyện.
	HS làm việc cá nhân, đọc thầm và trả lời lần lượt các câu hỏi khơi gợi tưởng tượng theo gợi ý 1 hoặc gợi ý 2.
	HS giỏi làm mẫu.
	Từng cặp HS thực hành kể vắn tắt câu chuyện theo đề tài các em đã chọn.
	HS thi kể trước lớp, nhận xét bổ sung.
	HS viết vắn tắt vào vở cốt truyện của mình.
III. Củng cố, dặn dò: Gọi một hai HS nêu cách xây dựng cốt truyện. Dặn HS về nhà hoàn thành bài tập.
------------------000-------------------
TOÁN
GIÂY, THẾ KỶ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
	- Làm quen với đơn vị đo thời gian: giây, thế kỷ.
	- Nắm được mối quan hệ giữa giây và phút, giữa năm và thế kỷ.
II. Đồ dùng dạy học
	Một chiếc đồng hồ thật ,loại có ba kim, có vạch chia theo từng phút.
 III. Các hoạt động dạy học
	a.Bài cũ:
	Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập 3, 4 tiết trước 
	Nhận xét, ghi điểm
	2. Bài mới:
	a. Giới thiêu.
	b. Giới thiệu về thế kỷ
	1 thế kỷ = 100 năm
	Một trăm năm bằng mấy thế kỷ?
	GV giới thiệu:
	- Từ năm 1 đến năm 100 là thế kỷ một 
	- Từ năm 101 đến năm 200 là thế kỷ hai 
	- Vậy năm 1975 thuộc thế kỷ nào? Năm nay thuộc thế kỷ nào?
	Lưu ý HS: Người ta thường dùng chữ số La Mã để ghi thế kỷ. VD thế kỷ XX
	3. Thực hành
	Bài 1: HS đọc đề bài tự làm rồi chữa bài.
	Hướng dẫn HS cách đổi: 1 phút 8 giây = 60 giây + 8 giây= 68 giây
	Bài 2: Lưu ý HS ghi đầy đủ: VD" Bác Hồ sinh năm 1890 Bác Hồ sinh vào thế kỷ XIX"
	Bài 3: hướng dẩn HS tính khoảng thời gian từ năm này đến năm khác.
	VD: Từ năm 1010 đến nay ( năm 2005) đã được 2005 - 1010 = 995 ( năm) 
	Chấm chữa bài.
IV. Củng cố, dặn dò: Tuyên dương những HS làm bài tốt.
-------------------------------------------------------
KHOA HỌC
TẠI SAO CẦN ĂN PHỐI HỢP ĐẠM ĐỘNG VẬT VÀ ĐẠM THỰC VẬT
I-Mục tiêu: Sau bài học 
	- Học sinh giải thích được lý do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Nêu ích lợi của việc ăn cá
II-Hoạt động dạy học
1.Kiểm tra: Tại sao chúng ta nên ăn phối hợp nhiều loại thức ăn?
	2. Bài mới : 
	HĐ1: HS quan sát hình SGK trang 18 và nghiên cứu kênh chữ.
	? Nêu các laọi thức ăn chứa nhiều chất đạm mà bạn thường ăn hàng ngày như : Thịt các loại gia cầm, gia súc, các loại cá, tôm, cua, ốc, trai sò...các loại đậu?
	HĐ2: HS đọc mục bạn cần biết ( trang 19 ) ý 1
	? Tại sao không nên chỉ ăn đạm động vật hoặc chỉ ăn đạm thực vật?
	HS trả lời, GV bổ sung
	HĐ3: HS quan sát hình ( trang 19) đọc mục bạn cần biết ( trang 19) ý 2
	? Tại sao chúng ta nên ăn cá vào các bữa ăn (trong nguồn đạm động vật, chất đạm do thịt các loại gia cầm và gia súc cung cấp thường khó tiêu hơn chất đạm do các loại cá cung cấp, vì vậy nên ăn cá)
Kết luận : sách giáo khoa.
III-Củng cố nhận xét 
------------------------------------------------------------
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT CHI ĐỘI
Nội dung : 
I-GV nhận xét các hoạt động của chi Đội trong tuần qua
Về sỹ số : HS đi học đầy đủ và đúng giờ
Về học tập : Một số em ngoan, chú ý nghe giảng đạt được nhiều điểm cao như , Bên cạnh đó còn có một số em chưa chú ý học tập .
Về lao động : Vệ sinh trong và ngoài lớp sạch sẽ.
Nề nếp : Trống đánh vào học còn có một số em chạy ra khỏi lớp. Sinh hoạt 15 phút tương đối tốt.
II-Kế hoạch tuần tới:
Duy trì nề nếp sinh hoạt
Khắc phục những vi phạm trong tuần

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Lop 4 Tuan 4.doc