Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Lê Thị Quyên

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Lê Thị Quyên

TẬP ĐỌC: THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

 I. MỤC TIÊU

1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thư

 

doc 160 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Lê Thị Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
 Thứ hai ngày 16 tháng 8 năm 2010
Tập đọc: Thư gửi các học sinh
 I. Mục tiêu
1. Đọc trôi chảy, lưu loát bức thư của Bác Hồ:
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
2. Hiểu bài:
- Hiểu các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước Việt Nam mới.
3. Thuộc lòng một đoạn thư
II- Đồ dùng dạy học 
- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
- Bảng phụ viết đoạn thư HS cần học thuộc lòng.
III. Các hoạt động dạy - học
 1- mở đầu
 GV nêu một số điểm cần chú ý về yêu cầu của giờ tập đọc ở lớp 5, việc chuẩn bị cho giờ học, nhằm củng cố nền nếp học tập của HS.
2- bài mới :
 - GV giới thiệu chủ điểm : Việt Nam - Tổ quốc em.
 Yêu cầu HS xem và nói những điều các em thấy trong bức tranh minh hoạ chủ điểm: Hình ảnh Bác Hồ và HS các dân tộc trên nền là cờ Tổ quốc bay thành hình chữ S - gợi dáng hình đất nước ta.
- Giới thiệu Thư gửi các học sinh: Là bức thư Bác Hồ gửi HS cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, sau khi nước ta giành được độc lập, chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp, phát xít Nhật và vua quan phong kiến. Thư nói về trách nhiệm của HS Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh luyện đọc 	 
- Một HS khá, giỏi đọc một lượt toàn bài.
 - lá thư chia làm 2 đoạn như sau: + Đoạn 1: Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?
 + Đoạn 2: Phần còn lại.
- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài. (GV chỉ định HS nối tiếp nhau đọc hết bài) - đọc 2 - 3 lượt, để nhiều HS trong lớp được đọc.)
Khi HS đọc, GV kết hợp:
+ Khen những em đọc đúng, xem đó như là mẫu cho cả lớp noi theo: kết hợp sửa lỗi cho HS nếu có em phát âm sai, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, hoặc giọng đọc không phù hợp (VD: đọc lá thư của Bác với giọng rời rạc, đọc không đúng câu nghi vấn: Vậy các em nghĩ sao?)
+ Sau lượt đọc vỡ, giúp HS hiểu các từ ngữ mới và khó.( Cách làm: HS đọc thầm 
phần chú giải các từ mới ở cuối bài học (80 năm giải phóng nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết, các cường quốc năm châu), giải nghĩa các từ ngữ đó, đặt câu hỏi với các từ cơ đồ, hoàn cầu để hiểu đúng hơn nghĩa của từ.)
 GV giải thích rõ thêm: những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam đã lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, giành độc lập cho Tổ quốc, tự do cho nhân dân. GVgiải thích thêm một số từ ngữ khác: giời (trời), giở đi (trở đi).
- HS luyện tập theo cặp (mỗi HS đều được đọc cả bài).
- Một HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài (giọng thân ái, thiết tha, hi vọng, tin tưởng)
 Hoạt động 2: Tìm hiểu bài :
 - HS đọc thầm đoạn 1 (Từ đầu đến Vậy các em nghĩ sao?), trả lời câu hỏi 1: Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
(+ Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ.
+ Từ ngày khai trường này, các em HS bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam)
 -HS đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2 và 3.
Câu hỏi 2: Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
(Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu)
Câu hỏi 3: HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
(HS phải cố gắng, siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước, làm cho dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang, sánh vai các cường quốc năm châu)
- GV gợi ý rút ra nội dung bài : (như phần 2 – mục tiêu)
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV hướng dẫn HS cả lớp luyện đọc diễn cảm đoạn 2
Cách làm: 
+ GV đọc diễn cảm đoạn thư để làm mẫu cho HS.
+ HS luyện đọc diễn cảm đoạn thư theo cặp.
+ Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi, uốn nắn.
HS HTL đoạn (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em). Đọc nhấn giọng các từ ngữ xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn. Nghỉ hơi đúng giữa các cụm từ: ngày nay/chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta; nước nhà trông mong/chờ đợi ở các em rất nhiều.
- Chú ý: Giọng đọc cần thiết thể hiện tình cảm thân ái, trìu mến và niềm tin của Bác vào HS - những người sẽ kế tục sự nghiệp cha ông.
GV đánh dấu những từ ngữ cần nhấn giọng (xây dựng lại, theo kịp, trông mong 
chờ đợi, tươi đẹp, sánh vai, một phần lớn) ,những chỗ phải nghỉ hơi để không gây 
hiểu lầm hoặc mơ hồ vê nghĩa (trông mong/chờ đợi)
 Hoạt động 4 : Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- HS nhẩm học thuộc những câu văn đã chỉ định HTL trong SGK (từ sau 80 năm giời nô lệ đến nhờ một phần lớn ở công học tập của các em)
- GV tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng
 3 - Củng cố, dặn dò	 
 GV nhận xét tiết học. Yêu cầu HS về nhà tiếp tục HTL những câu đã chỉ định; đọc trước bài văn tả cảnh Quang cảnh làng mạc ngày mùa
 ...........................................................................
 toán : Ôn tập khái niệm về phân số
I. Mục tiêu:
Giúp HS:
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ông tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng phân số. 
III. Đồ dùng dạy học.
- Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK. 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động 1: Ôn tập khái niệm ban đầu về phân số. 
- GV hướng dẫn HS quan sát từng tấm bìa rồi nêu tên gọi phân số, tự viết phân số đó và đọc phân số. Chẳng hạn: 
- Cho HS quan sát miếng bìa rồi nêu: Một băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần, tức là tô màu hai phần ba băng giấy, ta có phân số (viết lên bảng): ; đọc là: hai phần ba. 
Gọi một vài HS nhắc lại. 
- Làm tương tự với các tấm bìa còn lại. 
- Cho HS chỉ vào các phân số ; ; ; và nêu, chẳng hạn: hai phần ba, năm phần mười, ba phần tư, bốn mươi phần trăm là các phân số. 
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên, cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số. 
- GV hướng dẫn HS lần lượt viết 1: 3; 4: 10; 9:2;  dưới dạng phân số.
 Chẳng hạn:1 : 3 = ; rồi giúp HS tự nêu: một phần ba là thương của 1 chia 3. Tương tự với các phép chia còn lại. GV giúp HS nêu như ý 1) Trong SGK. (Có thể dùng phân số để ghi kết quả phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0. Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia đã cho).
- Tương tự như trên đối với các chú ý 2) 3), 4).
Hoạt động 3: Thực hành
 bài 1 :Đọc phân số : HS tự làm 
bài 2: GV hưóng dẫn bài mẫu 
Chẳng hạn : 3 : 4 = 
bài 3 : -HS đọc yêu cầu bài 
 -HS tự làm rồi nêu kết quả 
IV. Dặn dò.
Về làm bài tập trong SGK.
 .............................................................................
 Khoa học : Sự sinh sản
 I.Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản
 II..đồ dùng dạy – học
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm)
- Hình trang 4, 5 SGK.
 III.Hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: trò chơi “Bé là con ai?”
Bước 1: GV phổ biến cách chơi
- Mỗi HS sẽ được phát một phiếu, nếu ai nhận được phiếu có hình em bé, sẽ phải đi tìm bố hoặc mẹ của em bé đó. Ngược lại, ai nhận được phiếu có hình bố hoặc mẹ sẽ phải đi tìm con mình.- Ai tìm được đúng hình (trước Thời gian quy định)là thắng, ngược lại, hết Thời gian quy định không tìm được là thua.
Bước 2: GV tổ chức cho HS chơi như hướng dẫn trên.
Bước 3: Kết thúc trò chơi, sau khi tuyên dương các cặp thắng cuộc, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: - Tại sao chúng ta tìm được bố, mẹ cho các em bé?
	 - Qua trò chơi, các em rút ra được điều gì?
Kết luận:Mọi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Bước 1: GV hướng dẫn 
- Trước hết yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật trong hình.
- Tiếp theo, các em liên hệ đến gia đình mình. Ví dụ: Đối với gia đình bạn nào sống chung với ông bà, có thể bắt đầu như gợi ý sau: Lúc đầu, trong GĐ chỉ có ông bà, sau đó ông sinh ra bố (hoặc mẹ) và cô hay chú (hoặc dì hay cậu) (nếu có),rồi bố và mẹ lấy nhau sinh ra anh hay chị (nếu có) rồi đến mình,
Bước 2: Làm việc theo cặp : HS làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
 IV. dặn dò : Dặn HS học bài ở nhà.
 .......................................................................
 Kĩ thuật:
 Đính khuy hai lỗ
 I. Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết đính khuy hai lỗ.
- Đính được khuy hai lỗ đúng quy định, đúng kĩ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
 II. Đồ dùng dạy học
- Mẫu đính khuy hai lỗ.
- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
+ Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau (như vỏ con trai, nhựa, gỗ)với nhiều màu sắc, kích cỡ, hình dạng khác nhau.
+ 2-3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn (có trong bộ dụng cụ khâu, thêu lớp 5 ).
+ Một mảnh vải có kích thước 20 cm x 30cm.
+ Chỉ khâu, len hoặc sợi.
+Kim khâu len và kim khâu thường.
+ Phấn vạch, thước(có vạch chia thành từng xăng-ti-met), kéo.
III- Các hoạt động dạy học – học 
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK). GV đặt câu hỏi định hướng quan sát và yêu cầu HS rút ra nhận xét về đặc điểm hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ, hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp với quan sát hình 1b (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy đính trên sản phẩm.
- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc như áo, vỏ gối, và đặt câu hỏi để HS nêu nhận xét về khoảng cách giữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV hướng dẫn HS đọc lướt các nội dung mục II (SGK) và đặt câu hỏi yêu cầu HS nêu tên các bước trong quy trình đính khuy (vạch dấu các điểm đính khuy và đính khuy vào các điểm vạch dấu).
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 1 và quan sát hình 2(SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu cách vạch dấu các điểm đính khuy hai lỗ.
- Gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác  ...  mẫu số.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài
 Chẳng hạn: x x = = = ( tử và mẫu cùng có 1 thừa số là 5 nên ta rút gọn).
Hoạt động 2 :Củng cố giải toán 
Bài 3: GV cho HS nêu bài toán rồi làm và chữa bài.
5ha = 50000m2.
Diện tích hồ nước là:
50000 x = 15000 (m2).
Đáp số: 15000 m2
Bài 4:
- HS nêu bài toán, tìm dạng toán ( tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó).
- HS làm vào vở.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- GV chấm điểm những em làm nhanh.
3. Củng cố dặn dò: 
 - Dặn HS làm bài tập ở nhà
 - Chuẩn bị bài sau:Luyện tập chung.
.
Luyện từ và câu
Dùng từ đồng âm để chơi chữ
I - Mục tiêu: 
1. Hiểu thế nào là dùng từ đồng âm để chơi chữ
2. Bước đầu hiểu tác dụng của biện pháp dùng từ đồng âm để chơi chữ: tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
II- Đồ dùng dạy - học : Bảng lớp viết 2 cách hiểu câu Hổ mang bò lên núi
(Rắn) hổ mang (đang) mang bò lên núi
Hổ mang bò lên núi
(Con) hổ (đang) mang (con) bò lên núi
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra 2 - 3 HS làm lại BT 3 - 4 tiết LTVC trước.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : Phần nhận xét 
- HS đọc câu “Hổ mang bò”, trả lời 2 câu hỏi trong SGK.
- HS trả lời câu hỏi 1 xong, GV viết lên bảng 2 cách hiểu câu văn 
- Lời giải câu hỏi 2: Căn văn trên có thể hiểu theo 2 cách như vậy là do người viết sử dụng từ đồng âm để cố ý tạo ra 2 cách hiểu. Cụ thể:
+ Các tiếng hổ, mang trong từ hổ mang (tên một loài rắn) đồng âm với danh từ hổ (con hổ) và động tự mang.
+ Động từ bò (trườn) đồng âm với danh từ bò (con bò)
-Vậy thế nào là từ đồng âm ?
Hoạt động 2: HS đọc và nói lại nội dung ghi nhớ 
Hoạt động 3: Phần luyện tập 
Bài tập 1: - HS trao đổi theo cặp, tìm các từ đồng âm trong mỗi câu . Sau đó trình bày miệng -HS khác NX -GVchốt đúng:
+ Đậu trong ruồi đậu là dừng ở chỗ nhất định; còn đậu trong xôi đậu là đậu để ăn. Bò trong kiến bò là một hoạt động, còn bò trong thịt bò là con bò.
+ Tiếng chín thứ 1 là tinh thông, tiếng chín thứ 2 là số 9
+ Tiếng bác thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng bác thứ 2 là làm chín thức ăn bằng cách đun nhỏ lửa và quấy thức ăn cho đến khi sền sệt. Tiếng tôi thứ 1 là một từ xưng hô, tiếng tôi thứ 2 là đổ nước vào để làm cho tan.
+ Đá vừa có nghĩa là chất rắn tạo nên vỏ trái đất (như trong sỏi đá) vừa có nghĩa là đưa nhanh và hất mạnh chân vào một vật làm nó bắn ra xa hoặc bị tổn thương (như trong đá bóng , đấm đá). Nhờ dùng từ đồng âm, câu d này có 2 cách hiểu khác nhau.
- Con ngựa (thật)/đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng)đá/không đá con ngựa (thật)
- Con ngựa (bằng) đá/ đá con ngựa (bằng) đá/ con ngựa (bằng) đá/ không đá con ngựa (thật)
 GV: Dùng từ đồng âm để chơi chữ trong thơ văn và trong lời nói hàng ngày tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây bất ngờ thú vị cho người nghe.
Bài tập 2 : - HS hoạt động cá nhân đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ đồng âm (như M: 
mẹ em rán đậu. Thuyền đậu san sát bên sông), cũng có thể đặt 1 câu chứa 2 từ đồng âm (như Bác bác trứng, tôi tôi vôi)
VD: + Mẹ em đậu xe lại, mua cho em một gói xôi đậu.
 + Bé thì bò, còn con bò lại đi.
 + Chúng tôi ngồi trên hòn đá/ Em bé đá chân thật mạnh.
 -2 HS làm trên bảng - HS khác NX - GV chốt đặt câu đúng .
 - GV khuyến khích HS đặt những câu dùng từ đồng âm để chơi chữ. 
VD: Chín người ngồi ăn nồi cơm chín; 
 Đừng vội bác ý kiến của bác.
Hoạt động 5. Củng cố, dặn dò: HS nêu lại td của cách dùng từ đồng âm
..
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I - Mục tiêu
1. Thông qua những đoạn văn hay, học được cách quan sát khi tả cảch sông nước.
2. Biết ghi lại kết quả quan sát và lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh sông nước cụ thể.
II- Đồ dùng dạy - học
 Tranh, ảnh minh hoạ cảnh sông nước: biển, sông, suối, hồ, đầm..
III. Các hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: - GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
 - Hai HS đọc “Đơn xin gia nhập đội tình nguyện..”
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh làm bài tập1 
- HS làm việc theo nhóm.4
-Đại diện nhóm trình bày KQ thảo luận - nhóm khác NX - GV chốt ý đúng :
- Phần trả lời câu hỏi ở phần a:
+ đoạn văn tả đặc điểm gì của biển?
(đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của mặt biển theo sắc của mây trời). GV hỏi thêm: Câu văn nào trong đoạn nói rõ đặc điểm đó? (Câu mở đoạn: Biển luôn thay đổi màu tuỳ theo sắc mây trời)
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào?
(Tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm dông gió)
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có liên tưởng thú vị như thế nào?
GV giải nghĩa từ liên tưởng: từ chuyện này, hình ảnh này nghĩ ra chuyện khác, hình ảnh khác, từ chuyện của người ngẫm nghĩ về chuyện của mình.
HS nêu lên những liên tưởng của tác giả: biển như con người, cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.)
GV bình luận: liên tưởng này đã khiến biển trở nên gần gũi với con người hơn.
- Phần trả lời câu hỏi ở phần b:
+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày?
Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày: suốt ngày, từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.
+ Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào?
Tác giả quan sát bằng thị giác: để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch hoác; thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày: buổi sáng phơn phớt màu đào; giữa trưa; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; về chiều; biến thành một con suối lửa
Tác giả còn quan sát bằng xúc giác để thấy nắng nóng như đổ lửa.
+ Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh.?
GV yêu cầu HS đọc những câu văn thể hiện liên tưởng của tác giả: ánh nắng rừng rực đổ lửa xuống mặt đất; con kênh phơn phớt màu đào; hoá thành dòng thuỷ ngân cuồn cuộn loá mắt; biến thành một con suối lửa lúc trời chiều.
HS nêu tác dụng của những liên tưởng trên: giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội, làm cho cảnh vật hiện ra sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.
Hoạt động 2: Bài tập 2
 -HS đọc yêu cầu của BT .
 -HS xác định yêu cầu BT.
 -HS hoạt động cá nhân - GV chấm 1 số bài. 
 -Gv củng cố về bố cục bài văn tả cảnh.
Hoạt động nối tiếp: Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét chung về tinh thần làm việc của lớp
- yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
Khoa học :
phòng bệnh sốt rét.
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận biết một số dấu hiệu của bệnh sốt rét.
- Nêu tác nhân, đường lây truyền bệnh sốt rét .
- Làm cho nhà ở và nơi ngủ không có muỗi.
- Tự bảo vệ mình và những người trong gia đình bằngcách ngủ màn (đặc biệt màn đã được tẩm chất phòng muỗi ), mặc quần áo dài để không cho muỗi đốt khi trời tối.
- Có ý thức trong việc ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người.
II.đồ dùng dạy – học
Thông tin và hình trang 26,27 SGK 
III.Hoạt động dạy – học
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS lên bảng nêu ghi nhớ của bài trước.
B. Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1 : làm việc với SGK.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Quan sát và đọc lời thoại của các nhân vật trong các hình 1, 2 trang 26 SGK.
- Trả lời các câu hỏi:
	1. Nêu một số dấu hiệu chính của bệnh sốt rét.
	2. bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào?
	3. Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì?
	4. Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
Bước 2: làm việc theo nhóm
 Các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết qủa làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trình bày một câu hỏi. Các nhóm khác bổ sung.
GV mo rong :
1. Dấu hiệu: Cách 1 ngày lại xuất hiện một cơn sốt. Mỗi cơn sốt có 3 giai đoạn 
* Bắt đầu là rét run: Thường nhức đầu, người ớn lạnh hoặc rét run từ 15 phút đến 1 giờ.
* Sau rét là sốt cao: Nhiệt độ cơ thể thường 40oC hoặc hơn. Người bệnh mệt, mặt đỏ và có lúc mê sảng. Sốt cao kéo dài nhiều giờ.
* Cuối cùng, người bệnh bắt đầu ra mồ hôi, hạ sốt.
2. Bệnh sốt rét nguy hiểm: Gây thiếu máu; bệnh nặng có thể chết người (vì hồng cầu bị phá huỷ hàng loạt sau mỗi cơn sốt rét)
3. bệnh sốt rét do một loại kí sinh trùng gây ra.
4. Đường lây truyền: Muỗi a-nô-phen hút máu người bệnh trong đó có kí sinh trùng sốt rét rồi truyền sang cho người lành.
Hoạt động 2: quan sát và thảo luận.
Bước 1: Thảo luận nhóm
 GV viết sẵn các câu hỏi ra các phiếu và phát cho các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận:
1. Muỗi a – nô -phen thường ẩn náu và đẻ trứng ở những chỗ trong nhà và xung quanh nhà?
2, Khi nào thì muỗi bay ra để đốt người?
3. Bạn có thể làm gì để diệt muỗi trưởng thành?
4. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản?
5. Bạn có thể làm gì để ngăn chặn không cho muỗi đốt người?
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- Sau khi các nhóm đã thảo luận, GV yêu cầu đại diện của một nhóm trả lời câu hỏi thứ nhất. Nếu HS này trả lời tốt thì có quyền chỉ định một bạn bất kì thuộc nhóm khác trả lời câu hỏi thứ 2 và cứ như vậy cho đến hết. Nếu HS của nhóm nào trả lời chưa đầy đủ thì HS khác của nhóm phải bổ sung. Nếu câu trả lời tốt mới có quyền chỉ định tiếp các bạn nhóm khác trả lời câu tiếp theo.
Gợi ý các trả lời:
1. Muỗi a nô phen thường ẩn náu ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, bụi rậm,. Và đẻ trứng ở những nơi nước đọng, ao tù hoặc ở ngay trng các mảnh bát, chum, vại, lon sữa bò,..có nước.
2. Vào buổi tối và ban đêm, muỗi thường bay ra nhiều để đốt ngừơi.
3, Để diệt muỗi trưởng thành ta có thể phun thuốc trừ muỗi (hình 3 trang 27 SGK); tổng vệ snih và không cho muỗi có chỗ ẩn nấp (hình 4 trang 27 SGK).
4. Để ngăn chặn không cho muỗi sinh sản có thể sử dụng các biện pháp sau: chôn kín các rác thải và dnj sạch những nơi có nước đọng, lấp những vũng nước thả că để chúng ăn bọ gậy,..
5. Để ngăn chặn không cho muỗi đốt người: Ngủ màn, mặc quần dài, áo dài tay buổi tối, ở một số nới người ta còn tẩm màn bằng chất phòng muỗi (hình 5 trang 27 SGK)
Kết thúc tiết học, GV yêu cầu HS đọc mục Bạn cần biết trang 27 SGK.
Lưu ý: GV cần phân biệt “tác nhân” và “nguyên nhân” gây bệnh:
- Tác nhân gây bệnh: Chỉ trực tiếp vi khuẩn, vi-rút, kí sinh trùng,.. gây bệnh.
- Nguyên nhân gây bệnh: Hiểu theo nghĩa rộng hơn, bao gồm tác nhân và cá yếu tố gây bệnh khác như môi trường, chế độ dinh dữơng,
3. Củng cố dặn dò: 
 - Dặn HS học bài ở nhà
 - Chuẩn bị bài sau.
 .

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(25).doc