Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Thứ 6

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Thứ 6

Thể dục:

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC”

VÀ “KẾT BẠN”

I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.

 - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, sau quay.

 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.

II. Chuẩn bị: - GV: Còi + kẻ trò chơi

- HS: Vệ sinh sân trường

 III/ Các hoạt động dạy - học

 1/ Phần mở đầu: 8 phút

- Lớp tập hợp điểm số báo cáo

- GV phổ biến nhiệm vụ, yâu cầu giờ học.

- Lớp triển khai vòng tròn chơi trò chơi Tìm người chỉ huy

2/ Phần cơ bản: 22 phút

a) Đội hình, đội ngũ: 10 phút

- Ôn cách chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp.

- GV điều khiển cả lớp ôn lại 2 lần - nhận xét - sữa sai

- Chia 3 tổ tập luyện: - Tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát, nhận xté.

- Tập hợp lớp - thi đua trình diễn giữa các tổ

b) Trò chơi vận động: 12 phút

- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức; kết bạn.

- GV nhắc cách chơi và quy định chơi

- Cả lớp thi đua chơi - GV quan sát nhận xét - tuyên dương tổ chơi tốt

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 458Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Thứ 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ sáu:Ngày soạn: 25/8/2009
Ngày giảng: 28/8/2009
Thể dục:
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI: “CHẠY TIẾP SỨC” 
VÀ “KẾT BẠN”
I. Mục tiêu: - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, cách xin phép ra vào lớp.
	 - Thực hiện cơ bản đúng điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, sau quay.
	 - Biết cách chơi và tham gia chơi được các trò chơi.
II. Chuẩn bị:	- GV: Còi + kẻ trò chơi
- HS: Vệ sinh sân trường
	III/ Các hoạt động dạy - học
	1/ Phần mở đầu: 8 phút
- Lớp tập hợp điểm số báo cáo
- GV phổ biến nhiệm vụ, yâu cầu giờ học.
- Lớp triển khai vòng tròn chơi trò chơi Tìm người chỉ huy
2/ Phần cơ bản: 22 phút
Đội hình, đội ngũ: 10 phút
- Ôn cách chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- GV điều khiển cả lớp ôn lại 2 lần - nhận xét - sữa sai
- Chia 3 tổ tập luyện: - Tổ trưởng điều khiển. GV theo dõi quan sát, nhận xté.
- Tập hợp lớp - thi đua trình diễn giữa các tổ
b) Trò chơi vận động: 12 phút
- Chơi trò chơi: Chạy tiếp sức; kết bạn.
- GV nhắc cách chơi và quy định chơi
- Cả lớp thi đua chơi - GV quan sát nhận xét - tuyên dương tổ chơi tốt
3/ Phần kết thúc: 5 phút
- Thực hiện động tác thả lỏng
- GV cùng HS hệ thống bài học
- Dặn về nhà ôn đội hình đội ngũ và chơi các trò chơi.
- Nhận xét giờ học./.
Toán
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
	I/ Mục tiêu:
	- Biết đọc viết phân số thập phân. Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
	- Cần làm BT 1,2,3,4 (a,c)
	II/ Chuẩn bị: - GV: bảng nhóm 
	 - HS: bảng con + vở toán
	III/ Các hoạt động dạy học: 
	A) Bài cũ: - Nêu nhận xét đặc điểm của phân số lớn hơn 1,bằng 1và bé hơn 1.
	 - Làm bài tập 3
	B) Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng
	1) Giới thiệu phân số thập phân:
	- GV viết: 
	- Nêu đặc điểm của mẫu số, các phân số đó? (Mẫu số là 10, 100, 1000,...)
	=> Các phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,... gọi là các phân số thập phân.
	- Nhận xét
+ Phân số . Tìm phân số thập phân bằng . HS làm nháp 1 HS lên bảng làm.
	 ; 	 ; 	,...
	=> Có một phân số có thể viết thành phân số thập phân.
	=> Chuyển một phân số thành một phân số thập phân.
	2) Luyện tập:
	Bài 1: HS nêu yêu cầu: Đọc các phân số thập phân: 
	- 4 HS đọc nối tiếp - nhận xét.
	Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết các phân số thập phân
	- GV đọc - HS viết bảng con - nhận xét – 1 HS lên bảng viết.
	- Chữa bài: 
	Bài 3: HS nêu yêu cầu: Phân số nào dưới đây là phân số thập phân?
	- HS tìm và nêu - 1 HS lên bảng viết: 	là phân số thập phân.
? Vì sao các phân số trên gọi là phân số thập phân? (Vì có mẫu số là 10, 1000.)
	Bài 4: HS nêu yêu cầu: Viết số thích hợp vào ô trống: 
	- HS làm vở - thu chấm - chữa bài: ;	
	3/ Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại khái niệm về phân số thập phân.
	 - Ôn lại bài và làm vở bài tập.
	 - Chuẩn bị bài: Luyện tập.
	 - Nhận xét giờ học./.
Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
	I. Mục tiêu: - Nêu được những nhận xét về cách miêu tả cảnh vật trong bài Buổi sớm trên cánh đồng (BT1).
	- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (BT2).
	II. Chuẩn bị: - GV: Tranh vẽ cánh đồng, vườn cây.
	 - HS: Vở nháp đã ghi quan sát ở nhà.
	III. Các hđ dạy - học: 
	A/ Bài cũ: 	- Đọc ghi nhớ về bài văn tả cảnh.
	- Phân tích cấu tạo của bài văn Nắng trưa.
	- Nhận xét - ghi điểm.
	B/Bài mới: 	* Giới thiệu bài - ghi bảng.
1/ Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài1: HS nêu yêu cầu: Đọc bài văn: “Buổi sớm trên cánh đồng” và nêu nhận xét.
	- Lớp đọc thầm – hđ nhóm 2 - TLCH
	a/ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu?
	b/ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào?
	c/ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả?
- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét.	
- GV bổ sung.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Lập dàn ý một bài văn tả cảnh một buổi sáng(trưa chiều) trong vườn cây, trên cánh đồng, nương rẫy,...
- GV giới thiệu tranh: Cánh đồng, vườncây, ...
- GV kiểm tra kết quả quan sát ở nhà.
- Dựa vào kết quả quan sát ở nhà để lập dàn ý cho bài văn.
- HS làm VBT – 3 HS viết bảng nhóm.
- HS trình bày - nhận xét - bổ sung - chọn 1 dàn ý tốt nhất.
- GV cho HS tham khảo dàn ý: Tả một buổi sáng trên cánh đồng.
	a/ Mở bài: Giới thiệu bao quát cảnh yên tĩnh của cánh đồng vào buổi sáng.
	b/ Thân bài: - Tả các bộ phận của cảnh vật: + ruộng lúa, chim chóc, cây lúa,...
	 + chân trời, bầu trời, giọt sương,..
	 + Người, vật,...
c/ Kết bài: Em thích xuống ruộng lúa vào buổi sáng.
3/ Củng cố - dặn dò:	- HS nhắc lại cấu tạo của bài văn tả cảnh.
	- Về nhà lập dàn ý bài văn cho hoàn chỉnh.
	- Chuẩn bị bài: Luyện tập tả cảnh.
	- Nhận xét giờ học./.
Khoa học:
NAM HAY NỮ?
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: 
	- Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam, nữ.
- Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới; không phân biệt bạn nam, bạn nữ.
II. Đồ dùng dạy- học:	- Hình trang 6,7 SGK.
- Các tấm phiếu có nội dung như trang 8 SGK.
- HS chuẩn bị hình vẽ ( đã giao từ tiết trước).
III. Hoạt động dạy- học:	
A/Bài cũ: 	GV gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản?
- Nếu con người không có khả năng sinh sản thì điều gì có thể xảy ra? 
B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài:
 	 GV hỏi: Con người có những giới nào? ( HS trả lời). Sau đó GV giới thiệu: Trong bài học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về những điểm giống và khác nhau giữa nam và nữ.
	2/ Các hoạt động:
* Hoạt động 1: Thảo luận
a/ Mục tiêu: HS xác định được sự khác nhau giữa nam và nữ về mặt sinh học.
 b/ Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm 4, (5 phút)
- GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển nhóm mình thảo luận các câu hỏi 1,2,3,trang 6 SGK và sử dụng tranh vẽ ở nhà.
Bước 2: Thảo luận cả lớp.
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.( 3 nhóm lên trình bày), các nhóm khác bổ sung. 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ làm việc của các nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt rồi đưa ra kết luận.
=>Kết luận: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bạn trai và bạn gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục.
 Đến một độ tuổi nhất định, cơ quan sinh dục mới phát triển và làm cho cơ thể nữ và nam có nhiều điểm khác biệt về mặt sinh học.
* Ví dụ:- Nam thường có râu, cơ quan sinh dục nam tạo ra tinh trùng.(chỉ hình 2)
 - Nữ có kinh nguyệt, cơ quan sinh dục nữ tạo ra trứng.( Chỉ vào hình 3)
 GV hỏi : Nêu một số điểm khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học? ( 2-3 HS trả lời )
* Hoạt động 2: Trò chơi“ AI NHANH, AI ĐÚNG?”
a/ Mục tiêu: HS phân biệt được các đặc điểm về mặt sinh học và xã hội giữa và nữ.
 b/ Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
- GV phát cho mỗi nhóm các tấm phiếu như gợi ý trong trang 8 SGK và hướng dẫn HS cách chơi như sau:
1.Thi xếp các tấm phiếu vào bảng dưới đây:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
2.Lần lượt từng nhóm giải thích tại sao lại sắp xếp như vậy. Các thành viên của nhóm khác có thể chất vấn, yêu cầu nhóm đó giải thích rõ hơn.
3.Cả lớp cùng đánh giá, tìm ra sự sắp xếp giống nhau hoặc khác nhau giữa các nhóm, đồng thời xem nhóm nào sắp xếp đúng và nhanh là thắng cuộc.
Bước 2: HS làm việc theo nhóm 4, thời gian 5 phút.
Các nhóm làm việc theo hướng dẫn của GV.
Bước 3: Làm việc cả lớp
- Đại diện mỗi nhóm trình bày và giải thích tại sao nhóm mình lại sắp xếp như vậy.
- Trong quá trình thảo luận với nhóm bạn, mỗi nhóm vẫn có quyền thay đổi lại sự sắp xếp của nhóm mình, nhưng phải giải thích được tại sao lại thay đổi.
Bước 4: GV đánh giá, kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Đáp án:
Nam
Cả nam và nữ
Nữ
-Có râu
-Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng.
-Dịu dàng
-Mạnh mẽ
-Kiên nhẫn
-Tự tin
-Chăm sóc con
-Trụ cột gia đình
-Đá bóng
-Giám đốc
-Làm bếp giỏi
-Thư kí
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng.
-Mang thai
-Cho con bú
3/ Củng cố, dặn dò:
- GV chốt lại nội dung bài học.
- Dặn dò: Học bài, xem trước trang 9 để tiết sau học tiếp bài 2: Nam hay nữ?
- Nhận xét giờ học./.
Hoạt động tập thể:
SINH HOẠT LỚP
	I. Mục tiêu: - Giúp HS biết một số quy định của lớp. 
	- HS thấy được ưu khuyết điểm của mình trong tuần qua.
	- HS nắm được kế hoạch tuần tới.
	- Giáo dục HS có ý thức xây dựng tập thể lớp.
	II. Nội dung sinh hoạt:
	1/ Ổn định: Lớp hát bài Lớp chúng mình đoàn kết.
	2/ Nêu một số quy định của lớp:
	- Đến lớp đúng giờ, đầy đủ. – Có đầy đủ sách vở, đò dùng học tập.
	- Nghỉ học phải báo ngay cho GVCN.
	- Ngồi trong lớp lắng nghe cô, thầy giảng bài. – Phát biểu xây dựng bài.
	- Ở nhà học bài cũ và chuẩn bị bài mới.
	3/ Nhận xét hoạt động trong tuần qua:
- Lớp trưởng điều khiển lớp: + Tổ trưởng nhận xét tổ của mình trong tuần qua.
- Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nhận xét.
	4/ Kế hoạch tuần 2: 
	- Học nghiêm túc, có đầy đủ dụng cụ học tập.
	- Tham gia lao động vệ sinh trường lớp và tập mô hình khai giảng.
	- Phân công HS đem cờ Tổ quốc có cán cao 2 mét./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 1 THU 6.doc