Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Cẩm Trung

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Cẩm Trung

TẬP ĐỌC : TIẾT 1

 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH

I- MỤC TIÊU

1. Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ:

- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.

- Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.

2. Hiểu bài:

- Hiểu được các từ ngữ trong bài.

- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước VN mới.

3. Thuộc lòng một đoạn thư.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK

-Bảng phụ viết đoạn thư HS cần HTL

 

doc 62 trang Người đăng hang30 Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 1 - Trường Tiểu học Cẩm Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1
Ngày soạn 20/11 
Thứ hai ngày thỏng năm 2011	
	 Sĩ số 30 . vắng : ..
Tập đọc : TIếT 1 
 Thư gửi các học sinh
I- MỤC Tiêu
Đọc lưu loát, trôi chảy bức thư của Bác Hồ: 
- Đọc đúng các từ ngữ, câu trong bài.
- Thể hiện được tình cảm thân ái, trừu mến, thiết tha, tin tưởng của Bác đối với thiếu nhi Việt Nam.
Hiểu bài:
- Hiểu được các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông, xây dựng thành công nước VN mới.
Thuộc lòng một đoạn thư.
II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
-Bảng phụ viết đoạn thư HS cần HTL
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. Kiểm tra bài cũ :5p
- Kiểm tra việc chuẩn bị sách vở, đồ dùng của HS
B. Bài mới: 30p
1. Giới thiệu bài: 
 Giới thiệu chủ điểm
 Giới thiệu bài bằng tranh - Ghi đầu bài
 HS để sách vở lên bàn
 HS lắng nghe, đọc thầm
 HS ghi vở tên bài
2. Hướng dẫn HS luyện đọc: 10-12p
Hoạt động của thầy
Hoạt động củatrò
 GV chia đoạn: 2 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến  các em nghĩ sao?
+ Đoạn 2: Còn lại
* GV tổ chức cho HS đọc nối tiếp đoạn.
 + Gọi HS đọc lần 1: Đọc phỏt õm,cõu dài, đọc thầm chú giải.
 + Gọi Hs đọc lần 2: giải nghĩa một số từ: 
 + Gọi HS đọc lần 3 - đánh giá ,nhận xét. 
 Tổ chức cho HS luyện đọc theo cặp
 GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hướng dẫn tìm hiểu bài 10p
* Y/C HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: 
- Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Em hiểu những cuộc chuyển biến khác thường mà Bác Hồ nói trong thư là gì ?
- Nêu ý chính ?
 * Y/C HS đọc thầm đoạn 2, 3 TLCH
- Sau Cách mạng tháng Tám, nhiệm vụ của toàn dân là gì?
- HS có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
- Nêu ý chính ?
4. Luyện đọc diễn cảm (10p)
- GV nhận xét, chốt giọng đọc:
- GV đưa bảng phụ chép đoạn văn cần đọc diễn cảm (Từ Sau 80 năm  rất nhiều.)
 GV HD đọc đoạn văn trên: nhấn giọng một số từ - xây dựng, trông mong, sánh vai, phần lớn, tươi đẹp và đọc với giọng thân ái, thiết tha.
- Cho HS thi đọc diễn cảm đoạn văn trên trước lớp.
 -- GV nhận xét, cho điểm
- Tổ chức cho HS đọc thuộc đoạn văn 
- GV nhận xét, cho điểm .
*1 H/S đọc toàn bài một lượt
- HS đánh dấu đoạn sgk
2 HS nối tiếp đọc 
2 HS nối tiếp đọc
 HS giải nghĩa từ
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bao nhiêu cuộc chuyển biến khác thường, 80 năm giời nô lệ, cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết. 
2 h/s đọc nối tiếp.
1.Nét khác biệt giữa khai trường tháng 9/1945 với các ngày khai trường trước đó.
- Ngày khai trường đầu tiên ở nước ta, ngày khai trường ở nước Việt Nam độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Các em bắt đầu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn VN
- Đó là cuộc Cách mạng T8-1945 của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, lật đổ chế độ TD-PK, giành độc lập tự do cho Tổ Quốc, cho nhân dân.
2. Trách nhiệm của toàn dân tộc và của h/s trong công cuộc kiến thiét đất nước.
- Xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại, đưa nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu.
+ Nhiều HS nêu ý kiến của mình.
+ HS khác nhận xét
HS nêu ý chính của bài.
*Bác Hồ khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng rằng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của cha ông xây dựng thành công nước Việt Nam mới
- 2 HS đọc nối tiếp 2 đoạn và nêu giọng đọc từng đoạn
- H/s đọc và nêu cách đọc diễn cảm 
- 2 HS đọc và nêu
- HS đánh dấu vào đoạn.
- HS lắng nghe
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp, HS khác nhận xét, bình chọn.
 - HS tự nhẩm đọc thuộc lòng đoạn văn .
1 vài HS đọc trước lớp.
C. Củng cố –dặn dò
- Trong bức thư, Bác Hồ khuyên và mong đợi ở HS điều gì?
* Em đã làm được gì xứng đáng với lòng mong đợi của Bác?
* Sau 67 năm độc lập, ngày nay đất nước ta thay đổi như thế nào?
- Nhận xét tiết học
Về nhà : Chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
 RKN: ..................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
************************************
Kể chuyện: TIếT 1 
Lý Tự Trọng
I- Mục tiêu:
1. Rèn kĩ năng nói:
- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ, HS biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1-2 câu; kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.
- Hiểu được ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
2. Rèn kỹ năng nghe:
- Tập trung nghe cô kể chuyện, nhớ chuyện.
- Chăm chú nghe bạn kể chuyện; nhận xét, đánh giá đúng lời kể của bạn; kể tiếp được lời bạn, giáo dục HS lòng tự hào về truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
II- Đồ dùng dạy học:
Tranh minh hoạ truyện đọc trong SGK.
Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh.
III- hoạt động dạy học chủ yếu:
A- Kiểm tra bài cũ:5p
- Kiểm tra sách vở của HS.
- GV nhận xét.
B- Bài mới: 25p
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài:
GV giới thiệu bài và ghi đầu bài lên bảng.
b. GV kể chuyện:
*Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2.
- Giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3: lời Lý Tự Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng tiếc thương.
- GV kể lần 1: GV viết lên bảng các nhân vật trong chuyện, sau đó giúp HS giải nghĩa một số từ khó.
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ phóng to trên bảng.
c. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
Bài tập 1: 
- Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh.
 GV nhận xét. Chốt ý kiến đúng.
- GV đưa bảng phụ lời thuyết minh cho 6 tranh.
Bài tập 2-3:
- GV nhắc HS: Cần kể đúng cốt truyện, kể xong cần trao đổi với bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Thi kể chuyện trước lớp.
- GV nhận xét.
- HS ghi đầu bài vào vở.
- HS đọc thầm yêu cầu 1,2,3 SGK+ quan sát tranh T9
- HS lắng nghe.
- HS vừa nghe, vừa theo dõi tranh.
* 1 HS đọc yêu cầu.
- HS phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.
1. LTT rất sáng dạ, được cử đi học
2. Về nước anh được giao nhiệm vụ..
3. Trong công việc anh luôn 
4. Anh bắn chết một tên giặc và bị bắt
5. Trước toà anh hiên ngang
6. Ra pháp trường anh hiên ngang hát..
- Hs nêu ý kiến nhận xét.
- HS nối tiếp nhau đọc lời thuyết minh cho 6 tranh.
* 1 HS đọc yêu cầu bài 2-3.
 KC theo nhóm:
+ Kể từng đoạn (Mỗi em kể 1-2 tranh)
+ Kể toàn bộ câu chuyện.
- HS kể chuyện trước lớp.
- HS nhận xét. Bình chọn bạn kể hay nhất, tự nhiên nhất; bạn hiểu câu chuyện nhất.
C. Củng cố – dặn dò:4-5p
- Nêu ý nghĩa truyện? 
* Em biết những ngôi trường nào mang tên Anh?
* Em còn biết những tấm gương yêu nước nào khác?
 Nhận xét giờ học 
 Về nhà: Kể cho người thân nghe. 
 Chuẩn bị giờ sau.
RKN: ............................................................................................................................
........................................................................................................................................
............................................................................................................................................
**************************
	Thứ ba ngày 16 thỏng 8 năm 2011	
 Sĩ số 32 . vắng : ..
 Luyện từ và câu : BàI 1
 Từ đồng nghĩa
 I. Mục tiêu :
 1. Hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn và từ đồng nghĩa không hoàn toàn.
 2. Vận dụng những hiểu biết đã có làm đúng các bài tập, thực hành tìm từ đồng nghĩa
 3. Biết đặt câu phân biệt từ đồng nghĩa.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Bảng phụ viết sẵn các từ in đậm ở bài tập 1a, 1b (phần nhận xét).
 - Một số tờ giấy khổ A4 để học sinh làm bài tập 2, bài tập 3 (phần bài tập).
 III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
 A. Kiểm tra bài cũ ( 5p )
- GV kiểm tra sách vở của học sinh HD sử dụng VBT
- HS giở sách vở
B. Bài mới : (30p )
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài : 
Giáo viên giới thiệu, ghi đầu bài lên bảng
b. Phần nhận xét : 10-12p
Bài tập 1 :So sánh nghĩa của các từ in đậm
*Yêu cầu của bài tập là gì?
- Nêu các từ in đậm?
( Gv viết và xếp các từ theo hai nhóm nghĩa)
- Hãy nhận xét nghĩa của các từ “xây dựng – kiến thiết”, “vàng xuộm, vàng hoe, vàng rợn” 
GV chốt: Những từ có nghĩa giống nhau là các từ đồng nghĩa 
Bài tập 2 :Thay từ in đậmrút ra nhận xét *Yêu cầu của bài tập là gì?
- GV hướng dẫn HS thực hiện 2 yêu cầu:
+ Yc1: Thay những từ in đậm cho nhau 
+ Yc2: Rút ra nhận xét những từ nào thay thế được cho nhau, những từ nào không thay thế được cho nhau
GV chốt : có những từ đồng nghĩa hoàn toàn, có những từ đồng nghĩa không hoàn toàn. Khi dùng ta phải lựa chọn cho thích hợp.
- Thế nào là từ đồng nghĩa, từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn? 
c. Luyện tập 18- 20p
Bài 1 : Đọc đoạn văn - Xếp các từ in đậm thành nhóm từ đồng nghĩa:
 Nước nhà - non sông
 Hoàn cầu – năm châu
- Y/C HS làm bài vào vở 2 HS làm vào phiếu
- Gọi chữa, nhận xét
* Vì sao em có thể xếp như vậy ? Có thể đổi vị trí của hai từ trong mỗi nhóm ko?
GV chốt: Nhận biết từ đồng nghĩa hoàn toàn
Bài 2 : Tìm từ đồng nghĩa 
- Bài tập có mấy y/c?
- Cho HS trao đổi theo cặp sau đó làm bài vào vở
- Gọi chữa, nhận xét
GV chốt: Mỗi cột từ là những từ đồng nghĩa.
Bài 3 :Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa
- Bài tập có mấy y/c?
- Hướng dẫn HS đặt câu với mỗi cặp từ tìm được ở bài tập 2, lưu ý mỗi câu đặt 1 từ hoặc mỗi câu đặt với 2 từ đồng nghĩa càng tốt.
- Yêu cầu lớp làm bài vào vở
- GV nhận xét, sửa cho HS.
C2: Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa
 - HS ghi vở
I.Phần nhận xét
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
 * xây dựng, kiến thiết
 *vàng xuộm, vàng hoe, vàng rợn
- HS so sánh : Nghĩa của các từ này giống nhau vì cùng chỉ một hoạt động(a), một màu (b). 
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm
- HS nêu 2 yêu cầu
a. xây dựng – kiến thiết -> thay thế được cho nhau => nghĩa giống nhau hoàn toàn.
b. Các từ(b) không thay thế được cho nhau=> Nghĩa của chúng giống nhau không hoàn toàn.	
- HS lắng nghe
II. Ghi nh ... iết bài văn miêu tả ngôi trường.
 - Viết một đoạn văn miêu tả ngôi trường từ dàn ý đã lập.
 II. Chuẩn bị: Giấy khổ to, bút dạ
 III.Lên lớp 
 A. Bài cũ: 5 phút
 Gọi 2 học sinh đọc đoạn văn tả cơn mưa.
 B. Bài mới: 25 phút
 1. Giới thiệu bài
 2. Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1 :15phút
- 1 HS đọc yêu cầu và các gợi ý trong SGK
+ Đối tượng em định miêu tả là cảnh gì?
+ Ngôi tưrờng của em.
+ Thời gian em quan sát là lúc nào?
+ Buổi sáng/Trước buổi học/ Sau giờ tan học.
+ Em tả những phần nào của cảnh trường?
+ Tả các cảnh:
Sân trường
Lớp học, Vườn trường
Phòng truyền thống.
Hoạt động của thày và trò
+ Tình cảm của em với mái trường?
+ Em rất yêu quý và tự hào về trường em.
- Yêu cầu học sinh tự lập dàn ý.
- Hs khá viết giấy khổ to- lớp làm VBT.
 GV: đọc kỹ phần lưu ý trong SGK để xác định góc quan sát, nắm bắt được những đặc điểm chung- riêng của cảnh vật. Quan sát bằng mắt nhìn, tai nghe và bằng các giác quan khác để phát hiện được những nét tinh tế của cảch vật về: màu sắc, đường nét, âm thanh, hương vị,sắc thái. Cần tập chung chú ý vào những điểm nổi bật nhất, cơ bản nhất của cảnh vật, những điểm gây cho em ấn tượng để tả. Sự liên quan, mối tương quan cảnh vật ấy với cảnh vật xung quanh- con người- thiên nhiên. 
Dàn ý
Mở bài: Giới thiệu bao quát.
+ Trường em mang tên..
+ Ngôi trường khang trang
Thân bài: Tả từng phần của trường.
+ Từ xa nhìn lại ngôi trường nhỏ bé, hiền hoà dưới những tán cây cổ thụ.
+ Tường được sơn trắng rất sang trọng.
+ Cổng trường sơn màu..
+ Sân trường: rải bêtông. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Những cây phượng, bằng lăng,hoa sữa làm ô che nắng. Sân trường nhộn nhịp vào gìơ ra chơi.
+ Lớp học: 2 dãy nhà cao tầng quay mặt lên đỉnh núi.
Lớp học rộng rãi, thoáng mát, có đèn điện, quạt trần. Cửa sổ và cửa ra vào sơn màu
Bàn ghế lúc nào cũng ngay ngắn, gọn gàng.
+Phòng đội trang hoàng rất đẹp.
+Thư viện có nhiều sách báo truyện.
+ Vườn trường có rất nhiều hoa và cây cảnh.
 Kết bài: Tình cảm của em đối với ngôi trường.
+ Em rất yêu quý và tự hào về mái trường của mình.
+ Mỗi ngày đến trường với em là một ngày hội.
Bài 2:10phút
- HS đọc yêu cầu .
 - Em chọn doạn văn nào để tả?
- Tiếp nối giới thiệu.
+ Em tả sân trường.
+ Em tả vườn trường.
+ Em tả lớp học
 - Gợi ý: nên viết một đoạn ở phần thân bài, chọn những phần của trường mà em có ấn tượng nhất.
- HS làm bài.
 - Gọi HS đọc đoạn văn của mình- Nhận xét cho điểm.
- HS đọc đoạn văn: 2-5 em.
Ví dụ: Thẳng phía cổng vào là sân trường, không rộng lắm nhưng đây là thiên đường của chúng em sau mỗi giờ học. Giữa sân trường cây bàng toả bóng xanh mát. Góc sân trường cây phượng thắp lửa một khoảng trời đỏ rực. Mảng sân rộng rãi thật đẹp. Chúng em thường chơi trò chơi hay đọc báo ở sân trờng.
 Trường em có hai dãy lớp học quay lưng ra biển. Mỗi dãy có 10 phòng học .Hành lang rộng, lúc nào cũng sạch sẽ. Tường vôi màu trắng thật sang trọng, cách cửa sổ, cửa lớn màu xanh thật hài hoà. Trước cửa mỗi phòng học được gắn tấm biển nhỏ màu xanh đề tên từng phòng học. Trước giờ học, chúng em thường mở hết các cửa sổ để cho không khí thoáng đãng. 
 C.Củng cố- dặn dò: 5 phút
-Khi viết đoạn văn cần lu ý gì?
-GV nhận xét tiết học. Yêu cầu về hoàn chỉnh dàn ý bài văn , đọc trước các đề văn trang 44-SGK- chuẩn bị kiểm tra viết.
--------------------------- – { — -----------------------
Thứ năm ngày 16 tháng 9 năm 2010
Luyện từ và câu
Tiết 8: Luyện tập về từ trái nghĩa
 I. Mục đích yêu cầu:Giúp học sinh:
 - Thực hành luyện tập về từ trái nghiã, tác dụng của từ trái nghĩa
 - Tìm được từ trái nghĩa trong câu văn, sử dụng từ trái nghĩa,đặt câu với từ trái nghĩa
 II. Chuẩn bị:Từ điển, bảng phụ viết bài 1,2,3
 III.Lên lớp 
 A. Bài cũ: 5 phút
 -Thế nào là từ trái nghĩa?
-Từ trái nghĩa có tác dụng gì?Cho ví dụ?
 B. Bài mới: 25 phút
 1. Giới thiệu bài
 2. Bài tập
Bài 1. 5phút
- HS đọc yêu cầu+ nội dung bài tập.
Gợi ý: chỉ gạch chân dưới các từ trái nghĩa có trong các câu thành ngữ, tục ngữ.
- HS tự làm bài.
- Chữa bài nhận xét.
a. Ăn ít ngon nhiều.
b. Ba chìm bảy nổi.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
d. Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà; kính già già để tuổi cho. 
+ Em hiểu nghĩa của những câu thành ngữ, tục ngữ như thế nào?
a. Ăn ít ngon nhiều: ăn ngon, chất lượng tốt hơn ăn nhiều mà không ngon.
b. Ba chìm bảy nổi: cuộc đời vất vả, gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống.
c. Nắng chóng trưa, mưa chóng tối: trời nắng có cảm giác chóng đến trưa, trời mưa có cảm giác nhanh tối.
d. Yêu trẻ, trẻ hay đến nhà,kính già già để tuổi cho: yêu quý trẻ em thì trẻ em hay đến nhà chơi, kính trọng người già thì mình cũng được thọ như người già. 
Bài 2:4phút
- HS đọc yêu cầu+ nội dung bài tập.
GV gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- HS tự làm bài- 1 Hs lên bảng.
- Chữa bài nhận xét.
a. Trần Quốc Toản tuổi nhỏ mà chí lớn
b. Trẻ già cùng đi đánh giặc.
c. Dưới trên đoàn kết một lòng.
d. Xa-da-cô chết nhưng hình ảnh của em còn sống mãi trong kí ức loài người như lời nhắc nhở về thảm hoạ của chiến tranh huỷ diệt.
Bài 3:4phút
HS đọc yêu cầu + nội dung.
Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài
- HS làm bài cá nhân – chữa bài- nhận xét
a. Việc nhỏ nghĩa lớn.
b. áo rách khéo vá, hơn lành vụng may. 
c. Thức khuya dạy sớm.
d. Chết trong còn hơn sống đục.
Bài 4:7phút
- HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu
- Yêu cầu thảo luận nhóm- GV giao việc.
- Thảo luận nhóm 4- mỗi nhóm làm 1 phần
Gợi ý: Những từ trái nghĩa thường có cấu tạo giống nhau cùng là từ đơn, từ ghép hoặc từ láy.
- Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng- đọc các cặp từ tìm được. 
- HS trình bày- nhận xét- bổ sung. 
a. Tả hình dáng: 
- cao/thấp, cao/lùn; cao vống/ lùn tịt
- to/bé, to/nhỏ; to xù/ bé tí; to kềnh / bé tẹo.
- Béo/ gầy, mập / ốm; béo múp/ gầy tong.
b. Tả hành động:
- khóc/ cười, đứng/ ngồi, lên/ xuống, vào/ ra, đi lại/ đứng im,.
c. Tả trạng thái:
- Buồn/vui; lạc quan/ bi quan; phấn chấn/ ỉu xìu;
- Sướng /khổ; vui sớng/ khổ cực; hạnh phúc/ bất hạnh;.
- Khoẻ/ yếu; khoẻ mạnh/ ốm đau; sung sức/ mệt mỏi;
d. Tả phẩm chất:
- Tốt / xấu; hiền/ dữ, lành/ác; ngoan/ hư; khiêm tốn/ kiêu căng; hèn nhát/ dũng cảm; thật thà/ dối trá; trung thành/ phản bội; cao thượng/ hèn hạ;tế nhị/ thô lỗ; 
Bài 5:5phút
- HS đọc yêu cầu
Gợi ý: có thể đặt 1 câu chứa cả cặp từ trái nghĩa hoặc đặt 2 câu, mỗi câu chứa 1 từ
- 3 HS lên bảng đặt câu
- Lớp làm VBT
- Gọi học sinh dưới lớp đọc câu mình đặt
- Nối nhau đọc câu mình đặt
- Nhận xét, sửa chữa cho từng học sinh. 
+ Nhà em có hai giống cau: một loại cao quả hơi dài, một loại thấp quả tròn.
+ Lan và Hoa là hai chị em sinh đôi mà Lan thì mập còn Hoa thì gầy.
+ Cô ấy lúc vui lúc buồn.
+ Xấu người, đẹp nết còn hơn đẹp người
 C.Củng cố- dặn dò: 5 phút
 Thế nào là từ trái nghĩa?Từ trái nghĩa có tác dụng gì?
 Nhận xét tiết học
 Về học thuộc lòng các câu thành ngữ, tục ngữ trong bài 1+3.
 --------------------------- – { — -----------------------
 Thứ sáu ngày 17 tháng 9 năm 2010
 Tập làm văn
 Tiết 8: Tả cảnh.
 I. Mục tiêu.
-Giúp học sinh thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh.
-Rèn cách trình bày một bài văn.
 II. Chuẩn bị.
Bảng phụ viết sẵn đề bài, cấu tạo bài văn tả cảnh.
 Mở bài: Giới thiệu bao quát về cảnh sẽ tả.
Thân bài: Tả từng bộ phận của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
 Kết bài: Nêu cảm nghĩ hoặc nhận xét của em.
 III. Lên lớp.
A. Bài cũ: 3 phút
Kiểm tra giấy bút của học sinh.
2.Thực hành viết:30phút
- GV viết đề lên bảng.
Đề bài: Em hãy tả lại cảnh trời mưa trên quê hương em.
Cho học sinh viết bài.
Giáo viên quan sát giúp đỡ những em yếu.
Thu chấm một số bài- Nhận xét.
 D. Củng cố- dặn dò: 2 phút
 Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài sau: Luyện tập làm báo cáo thống kê.
--------------------------- – { — -----------------------
Chính tả
 Tiết 4:Anh bộ đội cụ hồ gốc Bỉ
 I. Mục đích yêu cầu
Nghe viết đúng, trình bày đúng đẹp bài văn Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
Luyện tập về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 
 II. Chuẩn bị: bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần.
 III.Lên lớp 
 A. Bài cũ: 5 phút
 HS chép vần của các tiếng trong câu sau : chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình vào bảng cấu tạo vần.
Phần vần của tiếng gồm những bộ phận nào?( âm đệm,âm chính, âm cuối).
 B. Bài mới: 25 phút
 1. (15p)Hướng dẫn học sinh nghe viết
 - HS đọc đoạn văn.
+ Vì sao PhrăngBô-en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta?
- Vì ông nhận rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược.
+ Chi tiết nào cho thấy PhrăngBô-en rất trung thành với đất nước Việt Nam?
- Bị địch bắt, bị dụ dỗ,tra khảo, nhưng ông nhất định không khai.
+ Vì sao đoạn văn được đặt tên là: Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ?
- Vì PhrăngBô-en là người lính Bỉ nhưng lại làm việc cho quân đội ta, nhân dân ta thương yêu gọi anh là bộ đội Cụ Hồ .
- Hớng dẫn viết từ khó.
+ Yêu cầu học sinh tìm từ khó dễ lẫn
+ Yêu cầu học sinh viết các từ vừa tìm được.
Phrăng Đơ Bô-en, phi nghĩa, chiến tranh, Phan Lăng,dụ dỗ,chính nghĩa.
 - Dặn dò tư thế viết,qui tắc viết hoa .
 - GV đọc học sinh viết bài.
 - Đọc soát lỗi.
 - GV chấm từ 5- 7 bài. HS đổi chéo vở soát lỗi.
 - Nhận xét.
 2. (10p)Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
 Bài 2(6p)
- HS đọc yêu cầu.
- HS tự làm bài.
- Tiếng nghĩa và chiến về cấu tạo có gì giống và khác nhau?
- Giống: hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái.
- Khác nhau: tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối.
GV: tiếng chiến và tiếng nghĩa cùng có âm chính là nguyên âm đôi, tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có.
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Nghĩa
ia
Chiến
iê
n
Bài 3(4p)
GV yêu cầu em hãy nêu qui tắc viết dấu thanh ở các tiếng( chiến) và( nghĩa).
- Dấu thanh được đặt ở chính âm.
- Tiếng nghĩa không có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm đôi.
- Tiếng chiến có âm cuối, dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.
 KL: khi các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm. VD các tiếng mía, phíacòn các tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi ví dụ:kiến, tiến lên, tiên tiến 
 C.Củng cố- dặn dò: 5 phút
-Nêu quy tắc đánh dấu thanh trong các tiếng có nguyên âm đôi?
 -Nhận xét giờ học.
 -Tập rèn chữ ở nhà .
--------------------------------- ˜ ừ ™ --------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiaoan lop5 tuan 12.doc