Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Nậm Sài

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Nậm Sài

Tiết 2 Đạo đức

Đ10: Tình bạn (tiết 2)

I. MỤC TIÊU

- HS hiểu được.

- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.

- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.

- Thân ái đoàn kết với bạn bè.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC

A. Kiểm tra bài cũ.

- Cần đối xử với bạn bè ntn? - 2 HS nêu, lớp nx

- GV nhận xét chung, đánh giá

 

doc 37 trang Người đăng hang30 Lượt xem 345Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường TH Nậm Sài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10
 Thứ hai ngày 12 tháng 10 năm 2009
	Tiết 1:	 Chào cờ 
Đ10:
Tập trung toàn trường
Tiết 2
Đạo đức
Đ10:
Tình bạn (tiết 2)
I. Mục tiêu
- HS hiểu được.
- Ai cũng cần có bạn bè và trẻ em có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Thực hiện đối xử tốt với bạn bè xung quanh trong cuộc sống hàng ngày.
- Thân ái đoàn kết với bạn bè.
II. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Cần đối xử với bạn bè ntn?
- 2 HS nêu, lớp nx
- GV nhận xét chung, đánh giá
B. Bài mới
* Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: đóng vai BT1/18
Mục tiêu: HS biết ứng xử phù hợp với tình huống bạn mình làm điều sai.
* Cách tiến hành
- Tổ chức HS thảo luận đánh vần
- HS đóng vai theo nhóm 4.
- Những việc làm sai trái: vứt rác không đúng nơi quy định, quay cóp trong giờ kiểm tra, làm việc riêng trong giờ học.
- HS chọn cách ứng xử và thể hiện.
- Trình bày
- Lần lượt các nhóm đóng vai thể hiện
- Nhiều HS nên
- Tổ chức HS trao đổi nội dung nhóm bạn thể hiện, chọn cách ứng xử đúng.
VD: Thấy bạn làm điều gì sai trái thì:
d. Khuyên ngăn bạn
- GV nhận xét chung, kết luận.
- Cần khuyên ngăn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, như thế mới là người bạn tốt.
2. Hoạt động 2: Tự liên hệ.
* Mục tiêu: HS biết tự liên hệ về cách đối xử với bạn bè.
* Cách tiến hành
- Tổ chức HS trao đổi nhóm 2
- HS cùng thảo luận.
- Đôi với bạn bè chúng ta phải trao đổi với nhau như thế nào?
- HS thảo luận theo nội dung của GV.
- Em đã làm gì đề có tình bạn đẹp? Kể về tình bạn của em?
- HS nêu.
- Trao đổi cả lớp.
- Nhiều HS kể về tình bạn tốt của mình, lớp cùng trao đổi.
- GV cùng HS nhận xét, kết luận.
* Kết luận: Tình bạn đẹp không phải tự nhiên đã có mà mỗi con người chúng ta cần phải cố gắng vun đắp giữ gìn.
3. Hoạt động 3: Củng cố dặn dò.
- Tổ chức HS kể chuyện, đọc chữ, đọc ca dao, tục ngữ về chủ đề tình bạn.
Tiết 3:
Toán
Đ46: 
Luyện tập chung
I. Mục tiêu.
- Giúp HS củng cố về.
- Chuyển phân số thập phân thành số thiên nhiên.
 Đọc số thập phân.
- So sánh số đo độ dài viết dưới dạng một số dạng khác nhau.
- Giải bài toán có liên quan đến nét về đơn vị hoặc tỉ số.
II. Các hoạt động dạy học.
A. Kiển tra bài cũ.
- So sánh sự khác nhau giữa việc chuyển đổi đơn vị đo độ dài và đơn vị đo diện tích?
- 1,2 HS nêu, cho ví dụ lớp cùng thực hiện.
Ví dụ?
- GV nhận xét chung
B. Bài mới
1. Giới thiệu bài.
2. Luyện tập
Bài 1:
- HS làm bảng con
- Một số HS lên bảng chữa, lớp nhận xét.
- GV cùng HS chốt đúng và yêu cầu HS đọc các số thập phân.
a. ( Mười hai phẩy bảy).
b. (Không phẩy sáu năm)
c. (Hai phẩy không không năm)
d. (Không phẩy không không tám).
- Nêu cách chuyển phân số thập phân thành phân số
- HS nêu.
Bài 2:
- HS đọc yêu cầu của bài
- Bổ chức HS tự làm bài, tự chữa bài.
- Lớp làm nháp
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng
- 1 HS lên bảng chữa trong các số đo độ dài, những số nào bằng 11,02 km?
Ta có:
a. 11,20 km > 11,02 km
b. 11,02 km = 11,02 km (khi viết chữ số không vào tận cùng bên phải phần thập phân của một số thập phân thì số đó không thay đổi).
c. 11 km 20m = 
d. 11020m = 11000m x 20 m = 11 km 20 m = 
- GV nhận xét cho điểm
- Vậy các số đo ở b,c,d bằng 11,02 km
Bài 3:
- 1 HS đọc đầu bài
- GV cùng HS nhận xét, chữa chốt bài đúng.
 - HS đọc yêu cầu của bài, tự làm vào vở.
HS yếu:
HS đại trà:
a. 4m58cm = 4,85m
b. 72ha = 0,72km
Bài 4
- HS đọc đề bài
- Bài toán yêu cầu gì?
- Mua 12 hộp đồ dùng học toán hết 180000 đồng
- Bài toán hỏi gì?
- Mua 36 hộp hết bao nhiêu tiền?
- Bài toán thuộc dạng toán gì?
- Quan hệ tỉ lệ.
- Nêu các bước giải toán.
- HS nêu
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Cả lớp làm.
- GV thu chấm một số bài nhận xét.
- 2 HS lên làm 02 cách.
Bài giải
- GV cùng HS nhận xét chốt bài đúng.
Cách 1
Giá tiền của một hộp đồ dùng là:
180000 : 12 = 15000 (đồng)
Mua 36 hộp đồ dùng như thế phải trả số tiền là:
15000 x 36 = 540000 (đồng)
 Đáp số: 540000 (đồng)
Cách 2
- Yêu cầu HS nêu cách giải khác.
36 hộp gấp 12 hộp số lần là:
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền phải trả để mua 36 hộp đồ dùng là: 
180000 x 3 = 540000 (đồng)
 Đáp số: 540000 (đồng)
V. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, về nhà ôn lại bài, chuẩn bị tiết sau
Tiết 4
Tập đọc
Đ19: 
Ôn tập giữa kỳ I (tiết 01)
I. Mục đích yêu cầu
- Kiểm tra lấy điểm đọc và HTL, kết hợp kiểm tra kỹ năng đọc – hiểu ( học sinh trả lời 1,2 câu hỏi về nội dung bài học).
- Yêu cầu kỹ năng đọc thành tiếng: HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học trong 09 tuần đầu của sách tiếng việt lớp 5 tập ( phát âm rõ tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/ phút. Biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
- Lập bảng thống kê các bài thơ đã đọc trong 3 chủ điểm Việt Nam, tổ quốc em. Cách chim hòa bình, Con người với thiên nhiên.
II. Đồ dùng dậy học
- Bộ phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu.
- Phiếu bài tập và bút dạ.
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Đọc bài: Đất cà mau, trả lời câu hỏi nội dung
- 2,3 HS đọc, lớp NX
- GVNX chung, ghi điểm 
B. Bài mới
1. Người giới thiệu
2. Bài mới
a, Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Kiểm tra sĩ số HS của lớp
- Tổ chức HS bốc thăm chọn bài
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài, bốc xong xem lại 1-2 phút.
- HS đọc trong SGK hay HTL theo chị định phiếu.
- HS đọc.
- Hỏi thêm câu hỏi về nội dung đoạn bài vừa đọc
- HS trả lời.
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá ghi điểm đọc
- HS đọc chưa đạt yêu cầu về nhà luyện đọc để kiểm tra tiết sau.
b. Lập bảng thống kê các loại bài thơ trong 9 tuần đã học.
- Nhóm 6 hoạt động, thư ký ghi phiếu, nhóm trưởng điều khiển.
- Trình bày.
- Các nhóm dán phiếu, đại diện trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
- GV nhận xét, chốt ý đúng.
Chủ điểm
Tên bài
Tên tác giả
Nội dung
Việt Nam tổ quốc em
Sắc mầu em yêu
Phạm Đình Ân
- Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật, con người trên đất nước Việt Nam.
Cánh chim hòa bình
Bài ca về trái đất
Định Hải
- Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ trái đất bình yên không có chiến tranh.
Ê - mili, con
Tố Hữu
- Chú Mori - Xơn đã tự thiêu trước Bộ quốc phòng Mỹ để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam.
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba la lai ca trên Sông Đà
Quang Huy
- Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thủy điện Sông Đà vào một đêm trăng đẹp.
Trước cổng trời
Nguyễn Đình Cảnh
- Vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ của một vùng cao.
Tiết 5:
Kỹ thuật
Đ10: 
Thêu chữ V (tiết3)
I. Mục tiêu: 
- Học sinh biết thêu chữ V và ứng dụng thêu chữ V 
- Thêu được các mũi thêu đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
- Biết đánh giá sản phẩm tự làm ra
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng dậy học - sản phẩm chưa hoàn thành của tiết học trước.
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng, sản phẩm của học sinh.
B. Bài mới: 
* Giới thiệu bài.
1. Hoạt động 1: Thực hành 
- Tổ chức học sinh tự thêu hoàn thành bài của mình 
- HS thực hiện thêu 
- GV quan sát, giúp đỡ học sinh còn lúng túng 
2. Hoạt động 2: Nhận xét đánh giá 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét đánh giá dựa theo yêu cầu phần đánh giá 
- Một số học sinh trưng bày sản phẩm 
- Một số học sinh cử lên đánh giá bạn 
- GV chốt lại, nhận xét chung 
IV. Dặn dò 
- Nhận xét sự chuẩn bị của HS 
- Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cho tiết 11
Buổi chiều
Toán.
Bài1.Tính:
Bài 2 Tìm x:
 X+1,38=5,89 X-67,8=5,44
Lớp 5a có 40 học sinh.số HS nữ bằng số HS nam.Tinh số HS nữ và HS nam?
Chính tả nghe viết:kỳ diệu rừng xanh.
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2009
Tiết 1
Toán
Đ47:
Kiểm tra định kỳ giữa kỳ I
Nhà trường ra đề
Tiết 2:
Luyện từ và câu
Đ19:
Ôn tập giữa học kỳ I (tiết 3)
I. Mục đích yêu cầu
- Tiếp tục kiểm tra và lấy điểm tập đọc và HTL
- Ôn lại các bài tập đọc là văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam: Tổ quốc em, cánh chim hòa bình, con người với thiên nhiên nhằm trao đổi kỹ năng cảm thụ văn học.
II. Đồ dùng dậy học
- Bộ phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL
- Hình ảnh minh họa các bài văn miêu tả đã học.
III. Các hoạt động dậy học
1. Giới thiệu bài
2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng (khoảng 1/4 số học sinh của lớp thực hiện như tiết 1).
3. Bài tập 2: 
- Gv ghi lên bảng 4 bài văn
- HS chọn 1 bài văn ghi lại chi tiết mình thích nấht trong bài văn và giải thích lý do mình thích.
- Trong bài tập đọc đã học bài văn nào là bài văn miêu tả
- Quang cảnh làng mạc ngày mùa
- Một chuyên gia máy xúc
- Kỳ diệu rừng xanh
- Đất cà mau
- Khuyến khích học sinh đọc nhiều hơn 1 bài văn nêu nhiều hơn 1 chi tiết.
- HS thực hiện theo yêu cầu
- Trình bày
- HS nối tiếp nhau nêu chi tiế mình thích và giải thích lý do mình thích.
- GV cùng HS nhận xét, khen HS tìm chi tiết hay và giải thích tốt.
VD:
a. Trong bài văn miêu tả quang cảnh làng mạc ngày mùa em thích nhất chi tiết.
Những chùm quả xoan vàng lìm không trông thấy cuống, như những chỗi chàng hạt bồ đề treo lơ lửng. Vì từ vàng lịm vừa từ màu sắc, vừa gợi cảm giữa vị ngọt của quả xoan chín mọng, còn hình ảnh so sánh chùm quả xoan với chuỗi hạt bồ đề treo lơ lửng thật bật ngờ và chính xác.
Hoặc bài b, một chuyên gia máy xúc.
Em thích chi tiết ngoại hình của anh A – lếch – xây cao lớn, mái tóc vàng óng, ửng lên như một mảng nắng ... bộ quần áo xanh công nhân, thân hình chắc khỏe khuôn mặt to chất phát... tất cả gợi lên ngay từ phút đầu những nét giản dị, thân mật của anh đối với công việc và con người Việt Nam.
c. Bày kỳ diệu rừng xanh.
Em thích nhất chi tiết một thành phố nấm lúp xúp dưới bóng cây thưa. Tác giả đã có sự so sánh thật chính xác và gần gũi. Mi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tiên kỳ, bản thân tác giả như một người khổng lồ. Cách miêu tả so sánh cảu tác gải làm cho người đọc có những liên tưởng thú vị bất ngờ.
IV. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học
- Về nhà ôn bài tập luyện từ và câu đã học. Chuẩn bị trang phục diễn vở kịch lòng dân.
Tiết 3
Khoa học
Đ19:
Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông
II Đồ dùng dậy học
- Sưu tầm các hình ảnh và thông tin về một số tai nạn giao thông
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Nêu một số tình huống dẫn đến nguy cơ bị xâm hại 
- HS nêu lớp nhận xét
- Nêu những điểm cần chú ý để phòng tránh bị xâm hại
- GV nhận xét chung, ghi điểm
B. Bài  ... :14=60m
Đáp số: 60m
IV. Củng cố dặn dò
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào?
- Nhận xét tiết học, về nhà và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:
Luyện từ và câu
Đ20:
Thi kiểm tra giữa kỳ học kỳ I 
môn: Tiếng việt (viết)
Nhà trường ra đề
(Thời gian 40 phút)
I. Chính tả: 5 điểm
1. Viết chính tả nghe - viết bài: Kỳ diệu rừng xanh (SGK tiếng việt tập 1 trang 75)
2. Bài tập:
- Điền vào chỗ trống vần iêu, ươn
+ Con ốc bvàng
+ Cánh dnó bay
+ Con h..cao cổ
+ Người con h. thảo
II. Tập làm văn: 5 điểm
Đề bài: Em hãy viết một bài văn tả cảnh đẹp ở địa phương em.
Đáp án:
I. Chính tả
1. Viết đúng chính tả: 4 điểm (mỗi lỗi chính tả học sinh sai trừ 0,25 điểm)
- Điền đúng mỗi từ được 0,25 điểm (bài tập: 1 điểm)
II. Tập làm văn: 5 điểm
____________________________________________
Tiết 1:
Mỹ thuật
Đ10:
Vẽ trang trí đối xứng qua trục
I. Mục tiêu
- HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục
- HS vẽ được bài trang trí đối xứng, giấy vẽ, chì, màu thước
II. Chuẩn bị
- Hình gợi ý cách vẽ trang trí
- Một số bài vẽ trang trí đối xứng, giấy vẽ, chì màu, thước
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
B. Bài mới
1. Hoạt động1: Quan sát và nhận xét
- Tổ chức quan sát hình vẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông
- HS quan sát
- Em có nhận xét gì về các phần hoạ tiết 2 bên trục
- Giống nhau, bằng nhau, và được vẽ cùng màu
- Có thể vẽ trang trí, đối xứng
- tạo cho hình được trang trí đối xứng có vẻ đẹp cân đối
2. Hoạt động 2: Cách trang trí đối xứng
- Giới thiệu hình gợi ý các bước vẽ
- HS quan sát
- Nêu các bước trang trí đối xứng
- HS nêu tìm khuôn khổ và hình định trang trí, vẽ các trục đối xứng, vẽ phác mảng chính phụ, vẽ hoạ tiết phù hợp các hình mảng, vẽ màu theo ý thích
- GV chốt
3. Hoạt động 3: Thực hành 
- HS thực hành vào vở
- Yêu cầu trang trí hình vuông hoặc hình tròn theo ý thích
- HS thực hành theo các bước vẽ
- GV quan sát giúp đỡ HS còn lúng túng
- HS thực hành
4. Hoạt động 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS nhận xét, đánh giá xếp loại tuyên dương HS có bài vẽ tốt
- HS trưng bày sản phẩm
IV. Dặn dò
- Sưu tầm tranh ảnh cho ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
Tiết 1:
Thể dục
Đ20:
Trò chơi: “Chạy nhanh theo số”
I. Mục tiêu
- Học trò chơi: “Chạy nhanh theo số” yêu cầu nắm được cách chơi
- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân của bài thể dục phát triển chung
II. Địa điểm phương tiện
- Sân trường, vệ sinh an toàn
- 1 còi, kẻ sân chơi, trò chơi.
III. Nội dung và phương pháp
Nội dung
Đ/lượng
Phương pháp tổ chức
1. Phần mở đầu
- Lớp trưởng tập trung báo
6 – 10’
ĐHTT + + + +
- GV nhận lớp phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học
 + + + +
	 + + + +
- Khởi động: xoay các khớp 
 ĐHKĐ 
- Chạy chậm thành vòng tròn
- Trò chơi: làm theo hiệu lệnh
- 1 số HS tập
- Kiểm tra bài cũ: tập động tác vặn mình
2. Phần cơ bản
18 - 22’
- ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình
1 - 2L
 + + + + 
 + + + + 
 + + + + 
 D
- Lớp trưởng hô cả lớp thực hiện
- GV quan sát giúp đỡ những em sai
- Chơi trò chơi: chạy nhanh theo số
- GV nêu tên trò chơi, cách chơi, chia đội chơi, cho HS chơi thử, chơi chính thức.
3. Phần kết thúc
4’
ĐHTT + + + +
- Tập 1 số động tác thả lỏng tại chỗ
 + + + +
- Hệ thống bài
 + + + +
- Nhận xét giờ học
 D
- Về nhà ôn lại 4 động tác đã học
	Tiết6:	Hoạt động ngoài giờ
 Tập trung toàn trường múa hát tập thể
_____________________________________________
Thư sáu ngày 16tháng 10 năm 2009
Tiết 1
Toán
Đ50: 
Tổng nhiều số thập phân
I. Mục tiêu:
- Giúp học sinh
- Biết tính tổng nhiều số thập phân (tương tự như tính tổng hai số thập phân)
+ Nhận biết tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân và biết vận dụng các tính chất của phép cộng bằng cách thuận tiện nhất 
II. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ
- Muốn cộng hai số thập phân ta làm như thế nào ? Lấy ví dụ và thực hiện 
- 3HS nêu và lấy ví dụ
- Lớp nhận xét 
- GV nhận xét chung, ghi điểm 
B. Bài mới 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn HS tự tính tổng nhiều số thập phân 
a. Ví dụ1: GV nêu ví dụ SGK và nêu yêu cầu thực hành 
27,5 + 36,75 + 14,5 = ? (1)
- Nêu cách đặt tính 
- Viết lần lượt các số hạng sao cho các chữ số cùng 1 hàng đẳth thẳng cột với nhau 
- Yêu cầu tự tính 
- GV cùng học sinh nhận xét, chốt đúng trao đổi, nhắc lại cách đặt tính và tính
- 1HS lên bảng, lớp làm nháp
27,5
+ 36,75
 14,5
78,75
- So sánh cách tính tổng nhiều số thập phân với cách tính tổng của 2 số thập phân 
- Giống nhau về cách đặt tính và thực hiện phép cộng
- Khác nhau có 3 phép tính và 2 phép tính.
b. Bài toán: GV nêu bài toán, vẽ hình
- HS nêu yêu cầu bài
- Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm như thế nào ? 
- Cộng số đo ba cạnh với nhau. 
- Yêu cầu HS tự làm bài 
- 1HS lên bảng chữa, lớp làm nháp 
- GV cùng HS nhận xét, chốt bài đúng 
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là: 
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm) 
Đáp số: 24,95 dm 
3. Thực hành:
Bài 1: 
- Học sinh đọc yêu cầu và tự làm bài, 
Học sinh yếu: 
HS đại trà
6,4
20,08
5,27
+ 18,36
+ 32,91
+ 14,35
 52
 7,15
9,25
76,76
60,14
 28,87
- GV nêu yêu cầu, kẻ bảng 
- HS thực hiện vào nháp 
- 2HS nêu lên bảng làm một cột
(a+b) + c
- GV cùng HS nhận xét, chốt kết quả 
A
b
c
(a + b) + c
a + (b + c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 9,3 +1,2 = 10,5
(2,5 + 6,8) + 1,2 = 10,5
1,34
0,52 
4
(1,34 + 0,52) + 4 = 1,86 + 4 = 5,86
1,34+(0,52+4)=1,34+4,52=5,86
- Em có nhận xét gì về kết quả 
- HS nêu: (a+b) +c = a + (b+c)
(a+b) + c và a + (b+c)
- Yêu cầu HS nêu kết quả của a+(b+c) ở trên bảng ?
- Từ đó rút ra quy tắc 
- HS nêu quy tắc SGK/52
(a+b) + c = a + (b+c) 
- HS nhắc lại 
Bài 3: 
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét 
- HS đọc yêu cầu bài, lớp đổi chéo vở kiểm tra.
- GV cùng HS nhận xét chốt bài đúng, trao đổi cách làm bài
a. 12,7 + 5,89 + 1,3 = 12,7 + 1,3 + 
 5,89 = 14 + 5,89 = 19,89
- Em đã sử dụng tính chất nào khi làm bài
b. 38,6 + 2,09 +7,91 = 38,6 + (2,09 + 
 7,91) = 38,6 + 10 = 48,6
c. 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 = (5,75 + 
 s4,25) + (7,8 + 1,2) = 10 + 9 = 19
d. 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55 = (7,34 
 + 2,66) + (0,45 + 0,55)=10 + 1 = 11
IV. Củng cố dặn dò
- Nêu tính chất kết hợp trong phép cộng các số thập phân 
Nhận xét tiết học sau
Tiết 2:
Tập làm văn
Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ I
Nhà trường ra đề 
Môn: Tiếng Việt 
Tiết 3
Khoa học
Đ20:
Ôn tập con người và sức khoẻ
I. Mục tiêu:
- Sau bài học HS có khả năng
- Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ phát triển của con người kể từ lúc mới sinh
- Vẽ hoặc viết sơ đồ cách phòng tránh: bệnh sốt rét sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan.
II. Đồ dùng dậy học:
- Sơ đồ trang 42,43
- giấy, bút dạ
III. Các hoạt động dậy học
A. Kiểm tra bài cũ.
- Nêu một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông 
- 1 số HS nêu lớp nhận xét. 
- Nêu 1 số biện pháp an toàn giao thông ?
- GV nhận xét chung, ghi điểm 
B. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm việc với SGK 
* Mục tiêu: Ôn lại cho học sinh một số kiến thức trong bài; nam hay nữ, từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì 
* Cách tiến hành 
- Tổ chức HS trao đổi theo cặp 3 yêu cầu SGK 
- HS từng cặp thực hiện 
- GV vẽ sơ đồ lên bảng 
- Yêu cầu 1: 1, 2 HS lên bảng hoàn thiện sơ đồ 
- Trình bày
- Tuổi dậy thì ở nữ 10 - 15 tuổi 
- Tuổi dậy thì ở nam 13 - 17 tuổi 
- Yêu cầu 2: Phần d là phần đúng nhất. 
- Yêu cầu 3: Phần c kà phần đúng nhất. 
- GV nhận xét, chốt đúng 
- HS nhắc lại 
2. Hoạt động 2: 
- Trò chơi ai nhanh hơn 
* Mục tiêu: Học sinh viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học. 
* Cách tiến hành 
- GV treo sơ đồ SGK (43) 
- HS quan sát 
- Tổ chức HS hoạt động nhóm 
- Chia lớp thành 3 nhóm 
Hoạt động 4: Nhóm trưởng điều khiển. 
- GV phát phiếu, bút và giao nhiệm vụ 
- Chọn 1 số bệnh và vẽ sơ đồ phòng tránh các bệnh đó 
- Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt rét 
- Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết 
- Vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh viêm não.
- Nhóm nào xong trước là nhóm đó thắng cuộc 
- Theo sơ đồ, đại diện trình bày lớp nhận xét, trao đổi 
- GV chốt, khen nhóm thắng cuộc
- HS nhắc lại cách phòng tránh từng bệnh. 
a. Cách phòng bệnh sốt rét 
- Em hãy nêu cách phòng bệnh sốt rét 
- Tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, dọn sạch nước đọng, vũng lầy, chôn kín nước thải, phun thuốc trừ muỗi.
- Diệt muỗi diệt bọ gậy 
- Uống thuốc phòng bệnh 
- Chống muỗi đốt, mắc màn khi đi ngủ, mặc quần áo dài vào buổi tối. 
b. Cách phòng bệnh sốt xuất huyết 
- Em hãy nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh
+ Quét dọn sạch sẽ 
+ Khơi thông cống rãnh 
+ Đậy nắp chum, vai bể nước 
- Giữ vệ sinh nhà ở
+ Quét dọn nhà cửa sạch sẽ 
+ Mắc quần áo gọn gàng 
+ Giặt quần áo sạch sẽ 
- Diệt muỗi diệt bọ gậy 
- Chống muỗi đốt 
- Mắc màn khi đi ngủ
c. Cách phòng bệnh viêm não
- Nêu cách phòng bệnh 
- Giữ vệ sinh môi trường xung quanh 
+ Không để ao tù nước đọng 
- Giữ vệ sinh nhà ở 
+ Chuồng gia súc ở xa nơi ở
+ Dọn vệ sinh sạch sẽ 
+ Chôn rác thải 
- Diệt muỗi, diệt bọ gậy 
- Tiêm chủng, mắc màn khi đi ngủ.
d. Cách phòng tránh HIV/AIDS
- Nêu cách phòng tránh HIV 
- Xét nghiệm máu trước khi truyền 
- Thực hiện nếp sống lành mạnh, chung thuỷ
- Phụ nữ nhiêm HIV không nên có con.
- Không dùng chung bơm kim tiêm 
- Không sử dụng ma tuý
IV. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
Tiết 4
Âm nhạc
Đ10:
Ôn bài hát
- Những bông hoa những bài ca
- Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
I. Mục tiêu:
- Học sinh học thuộc lời ca, đúng giai điệu và thể hiện tình cảm tươi vui, náo nức của bài "Những bông hoa, những bài ca
- Tập trình bày bài kết hợp vận động theo nhạc 
- Nhận biết được hình dáng, nghe âm sắc một số nhạc cụ nước ngoài
II. Chuẩn bị:
- Nhạc cụ quen dùng 
III. Các hoạt động dậy học
1. Phần mở đầu
- Ôn tập bài hát: Những bông hoa những bài ca 
- HS nghe 
- Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài. 
- GV cho HS nghe âm sắc của 
2. Phần nội dung ?
[[[[
- Hát toàn bài 
- Cả lớp, tổ, hát toàn bài 
- Hát kết hợp động tác phụ hoạ 
- Từng dãy bàn thực hiện 
- GV nhận xét chung 
b. Nội dung: Giới thiệu một số nhạc nước ngoài 
- HS quan sát tranh SGK/20 
- Nêu tên và chỉ từng loại nhạc cụ nước ngoài ?
- Nhiều HS chỉ và nêu
- GV cho HS nghe âm sắc của các nhạc cụ đó bằng bàn phím điện tử nếu có 
3. Phần kết thúc: 
- Biểu diễn bài những bông hoa những bài ca 
- Lớp biểu diễn 
- GV nhận xét chung tiết học 
Tiết 5:
Sinh hoạt lớp
Đ10: 
Sơ kết tuần 10

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 10.doc