Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Cẩm Đàn

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

 Tiết 1: ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( tiết 1)

I. Mục tiêu: Giúp HS:

- Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.

- Kiểm tra kỉ năng đọc - hiểu.

- Yêu cầu HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học.

- Đọc diễn cảm thể hịên đúng nội dung văn bản nghệ thuật.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.

II. Đồ dùng dạy - học:

Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học.

Bút dạ và một số tờ giấy khổ to, kẽ sẵn nội dung ở bài tập 1.

III. Hoạt động dạy học:

1.Giới thiệu bài:

2.Kiểm tra tập đọc và HTL:

- Từng HS lên bốc thăm chọn bài.

- HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.

- GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.

- GV cho điểm

Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.

- GV phát giấy cho HS các nhóm làm việc.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV tóm tắt ghi bảng.

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 10 - Trường tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Thứ hai, ngày 29 tháng 10 năm 2012
TẬP ĐỌC
 Tiết 1: ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( tiết 1)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
Kiểm tra lấy điểm tập đọc và HTL.
Kiểm tra kỉ năng đọc - hiểu.
Yêu cầu HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học.
Đọc diễn cảm thể hịên đúng nội dung văn bản nghệ thuật.
Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học.
II. Đồ dùng dạy - học:
Phiếu ghi tên các bài tập đọc và HTL trong 9 tuần học.
Bút dạ và một số tờ giấy khổ to, kẽ sẵn nội dung ở bài tập 1.
III. Hoạt động dạy học: 
1.Giới thiệu bài:
2.Kiểm tra tập đọc và HTL:
Từng HS lên bốc thăm chọn bài.
HS đọc trong SGK 1 đoạn hoặc cả bài theo chỉ định trong phiếu.
GV đặt 1 câu hỏi về đoạn, bài vừa đọc, HS trả lời.
GV cho điểm 
Bài tập 2: Lập bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9.
GV phát giấy cho HS các nhóm làm việc.
Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
GV tóm tắt ghi bảng.
3. Củng cố, dặn dò: 
GV nhận xét tiết học.
Về nhà tiếp tục luyện đọc.
..............................................................................
TOÁN
 Tiết 47: LUYỆN TẬP CHUNG 
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
Chuyển được các phân số thập phân thành số tập phân; đọc viết số tập phân.
So sánh được các số đo độ dài.
Chuyển đổi số đo độ dài, số đo diện tích thành số đo có đơn vị cho trước.
Giải được bài toán liên quan đến “rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số
II. Các hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: 
HS trả lời miệng bài 5.
Nhận xét.
2. Bài mới: 
 Bài 1: 
HS tự làm vào vở.
Chữa bài - gọi HS đọc số thập phân đó.
Kết qủa: a) 12,7 b) 0,65 c) 2,005 d) 0,008
Bài 2: 
 - Cho HS nêu miệng rồi so sánh kết quả các số đo độ dài ở b, d đều bằng 11,02 km 
Bài 3: 
HS nêu yêu cầu - Nhắc lại cách chuyển đổi 
4 m 85 cm = 4 m = 4, 85 m 
HS làm vào vở.
Bài 4: ( đồng ) 
Đọc đề bài – Tóm tắt - Hướng dẫn HS làm vào vở.
( Rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số ) 
Các bước giải: 
 180000: 12 = 15000 ( đồng ) 
 15000 Í 36 = 540000 
 ĐS: 540000 đồng
3.Củng cố - Dặn dò: 
Xem lại bài, chuẩn bị kiểm tra.
Nhận xét tiết học.
................................................................................
KHOA HỌC
 Tiết 19: PHÒNG TRÁNH TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nói được một số nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông và một số biện pháp an toàn giao thông.
 - Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông và cẩn thận khi tham gia giao thông. II. Đồ dùng dạy học: 
 Hình 40, 41 SGK; tranh ảnh về an toàn giao thông.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+/ Nêu các nguy cơ bị xâm hại?
+/ Cần làm gì để tránh bị xâm hại?
- Nhận xét chung.
2. Bài mới: GT bài:
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ1: Quan sát và thảo luận (quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong SGK)
- Yêu cầu làm việc theo nhóm 4: Quan sát tranh thảo luận trả lời câu hỏi:
+/ Hãy chỉ ra những việc làm vi phạm của người tham gia giao thông? 
	+/ Điều gì có thể xảy ra với những người vi phạm giao thông đó?
	+/ Hậu quả của vi phạm đó là gì?
- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
* Nhận xét chung, rút ra kết luận: Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng luật giao thông đường bộ.
b/ HĐ2: Quan sát thảo luận nhóm 2. (Tranh 5, 6, 7)
- Yêu cầu HS thảo luận theo cặp.
- Quan sát hình 5, 6 ,7 ttrang 41 SGK trả lời câu hỏi:
+/ Nêu những việc làm của người tham gia giao thông trong hình.
- HS thảo luận: (4').
- Cho từng cặp trình bày.
- Nhận xét kết luận, ghi lại một số ý kiến về an toàn giao thông lên bảng.
3. Củng cố dặn dò: 
- Liên hệ thực tế ở địa bàn nơi các em ở. Lưu ý khi đi ra các thành phố.
- Nhận xét tiết học.
........................................................................................................................................
Thứ ba, ngày 30 tháng 10 năm 2012
TOÁN
 Tiết 47: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ ( GIỮA HỌC KÌ I)
(Kiểm tra theo đề của sở)
.........................................................................................
ÂM NHẠC
 Tiết 10: ÔN TẬP HAI BÀI HÁT
 NHỮNG BÔNG HOA NHỮNG BÀI CA
GIỚI THIỆU MỘT SỐ NHẠC CỤ NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hát được bài hát theo giai điệu, thuộc lời ca của bài Những bông hoa những bài ca.
 - HS tập trình bày bài hát theo cách hát đối đáp, hoà giọng và vận động theo nhạc.
 - Hs nhận biết hình dáng, đọc được tên các loại nhạc cụ.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Nhạc cụ, bài soạn, tranh ảnh minh hoạ
 2. Học sinh: Nhạc cụ gõ, vở ghi, học bài cũ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong khi học bài mới.
 3. Bài mới.
 a. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
 b. Phần hoạt động:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Những bông hoa những bài ca.
 - GV đàn giai điệu cho HS nghe 1 lượt.
 - GV cho HS ôn bài theo cách hát đối đáp, hoà giọng kết hợp gõ đệm theo phách.
 - HS hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - GV tổ chức cho HS tập trình bày bài trước lớp theo N, CN.
 - HS nhận xét.
 - GV nhận xét và đánh giá.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài.
 - GV giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của nhạc cụ.
 - HS quan sát tranh minh hoạ và giới thiệu các nhạc cụ trên.
 - GV giới thiệu về tư thế biểu diễn nhạc cụ.
 - GV cho HS nghe âm sắc của các nhạc cụ qua đàn Oóc.
 - GV cho HS nghe âm sắc và mô phỏng lại tư thế biểu diễn nhạc cụ.
 c. Phần kết thúc.
 - HS hát lại bài Những bông hoa những bài ca.
 - GV nhận xét giờ học và nhắc HS về nhà học bài.
............................................................................................
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn luyện tập đọc và kiểm tra đọc HS .
 - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng, sạch bài “Nỗi niềm giữ nước, giữ rừn”.
 - có ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 Phiếu ghi câu hỏi để HS bốc thăm.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định: Cho HS hát; chuẩn bị phiếu để KT đọc
2. Bài mới: 
GV giới thiệu bài cho HS.
Bài ôn
a/ HĐ 1 : Ôn tập và kiểm tra tập đọc .
- Cho HS tiếp tục ôn luyện các bài TĐ-HTL từ tuần 1 đến tuần 9.
- Cho HS đọc lại các bài tập đọc.
- GV đọc to, rõ những tiếng HS dễ viết lẫn: Đuôi én, ngược , nương, ghềnh.
- Tiếp tục kiểm tra đọc HS .
b/ HĐ 2 : Nghe viết
- Cho 1 HS đọc bài viết 1 lần
+/ Tên 2 con sông được viết thế nào? Vì sao?
+/ Theo em, nội dung bài này nói gì?
* GV chốt lại đại ý của bài: Nỗi niềm trăn trở băn khoăn của tác giả về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn cuộc sống bình yên trên trái đất.
- GV đọc từng câu vế câu cho HS viết. Mỗi câu, mỗi cụm từ đọc từ 2 đến 3 lần.
- GV đọc lại toàn bài, HS nghe và soát lỗi.
	- HS đổi vở soát lỗi.
- GV chấm một số bài.
- GV nhận xét chung và rút kinh nghiệm.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học, dặn HS về viết lại những từ viết sai.
--------------------------------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (Tiết 3)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Ôn lại các bài văn miêu tả đã học trong 3 chủ điểm: Việt Nam-tổ quốc em, Cánh chim hoà bình, Con người với thiên nhiên nhằm trao đổi kĩ năng đọc- hiểu và cảm thụ văn học.
 - Đọc diễn cảm được một bài văn miêu tả thể hiện cảm xúc, làm nổi bật những hình ảnh miêu tả trong bài.
II. Đồ dùng dạy – học:
 	 Tranh, ảnh minh hoạ nội dung các bài văn miêu tả đã học; Bảng phụ 
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Bài mới: Giới thiệu bài cho HS.
 	Hướng dẫn ôn tập
a/ HĐ1: Ôn luyện tập đọc và HTL.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 1.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc lại các bài tập đọc Quang cảnh làng mạc ngày mùa, Một chuyên gia máy xúc, Kì diệu rừng xanh, Đất cà mau.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- GV lưu ý: Khi đọc mỗi bài các em cần chú ý những hình ảnh chi tiết sinh động, hấp dẫn của mỗi bài.
b/ HĐ 2: HDHS làm bài 2.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài 2.
- GV giao việc: Trong 4 bài văn miêu tả các em vừa đọc, em thấy chi tiết nào em thích nhất. Em ghi lại chi tiết đó và lí giải rõ vì sao em thích?
- Cho HS làm bài.
- Cho HS trình bày.
- GV nhận xét và khen những HS biết chọn những chi tiết hay và có lời lí giải đúng, thuyết phục.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
...................................................................................
BUỔI CHIỀU 
TIẾNG VIỆT (ÔN)
LTVC: ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA, TỪ TRÁI NGHĨA
 TỪ NHIỀU NGHĨA
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Làm được các bài tập về từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và từ nhiều nghĩa.
 - Có ý thức tự giác, tích cực học tập.
II. Đồ dùng dạy - học:
 GV: bảng phụ chép sẵn BT1,2,3
III. Các hoạt động dạy - học:
1/ Kiểm tra.
 - Thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ.
2/ Bài ôn.
* GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài.
Bài 1. Điền từ thích hợp vào từng chỗ trống trong các câu sau (Chọn trong các từ đồng nghĩa):
 a/ loại xe ấy .... nhiều xăng quá, không hợp với ý muốn của người ... nên rất khó .....
 (tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao)
 b/ Các ... là những người có tâm hồn .......
 (thi sĩ, nhà thơ)
Bài 2. Tìm các cặp từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau:
 a/ Én bay thấp mưa ngập cầu ao, én bay cao mưa rào lại tạnh.
 b/ Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng.
 c/ Khôn nhà dại chợ.
 d/ Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ.
 e/ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
Bài 3. Xác định nghĩa của từ lá trong các cụm từ và câu dưới đây rồi phân các nghĩa ấy thành hai loại: nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
	- Lá bàng đang đỏ ngọn cây.
	- Lá khoai anh ngỡ lá sen.
	- lá cờ căng lên vì ngược gió.
	- Cầm lá thư này lòng hướng vô Nam.
* HS tự làm bài vào vở BT. GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
* Chấm, chữa bài và nhận xét.
* Đáp án:
 Bài 1. Thứ tự các từ cần điền:
	a/ tiêu hao, tiêu dùng, tiêu thụ.
 b/ nhà thơ, thi sĩ.
 Bài 2.
	a/ thấp/ cao	b/ nhác/ siêng	c/ khôn/ dại
	d/ đi/ về; già/ trẻ	e/ đói/ no 
 Bài 3. 
	Câu 1 và 2: Từ “lá” chỉ bộ phận của cây, mọc ở cành, thân; có hình dẹt, màu lục. Mang nghĩa gốc.
	Hai câu còn lại: Từ “lá” chỉ vật có hình tấm, mảnh, nhẹ như hình cái lá”. Mang nghĩa chuyển.
3/ Củng cố, dặn dò:
	GV nhận xét giờ học, dặn dò HS về ôn bài chuẩn bị KTĐK.
..............................................................................................
THỂ DỤC
 Tiết 19: ĐỘNG TÁC VẶN MÌNH
 TRÒ CHƠI: "AI NHANH VÀ KHÉO HƠN"
 I. Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện được động tác vươn thở, tay chân và vặn mình của bài thể dục phát trển chung.
- Chơi trò chơi " Ai  ...  20: TRÒ CHƠI “ CHẠY NHANH THEO SỐ”
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”. Yêu cầu nắm được cách chơi.
- Tập 4 động tác vươn thở, tay, chân và vặn mình của bài thể dục phát triển chung, thuộc 4 động tác đó.
II. Địa điểm và phương tiện:	
- Điạ điểm: Trên sân trường. Vệ sinh nơi tập. đảm bảo an toàn tập luyện.
- Phương tiện: Chuẩn bị một còi, kẻ sân cho trò chơi.
III. Nội dung, phương pháp lên lớp:
	1.Phần mở đầu: 6-10 phút:
- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học:1-2 phút.
- Chạy chậm theo địa hình tự nhiên, quanh nơi tập: 1phút
- Đứng theo vòng tròn quay mặt vào trong, khởi động các khớp và chơi trò chơi “Làm theo hiệu lệnh”: 1-2 phút
2. Phần cơ bản:18-22 phút
a) Ôn 4 động tác thể dục đã học:12-14 phút
b) Chơi trò chơi “Chạy nhanh theo số”: 6-8 phút
GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi, chia đội chơi. Cho HS chơi
Nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá
3. Phần kết thúc:4- 6 phút 
 - Thực hiện một số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân: 1-2 phút.
 - GV cùng HS hệ thống bài: 2 phút.
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài tập: 1-2 phút.
 - Giao bài tập về nhà: Ôn 4 động tác của bài thể dục phát triển chung.
 -----------------------------------------------
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( TIẾT 6)
 I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Tiếp tục ôn luyện về nghĩa của từ, nói được thế nào là từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm, từ nhiều nghĩa.
 - Vận dụng kiến thức đã học về nghĩa của từ để giải các bài tập.
 - Giáo dục HS vận dụng tốt từ ngữ đã học 
 II. Đồ dùng dạy học: 
 - Vở bài tập 
 III. Các hoạt động dạy - học:
A. Bài cũ: kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài - ghi đề
Hoạt động 2: Hướng dẫn giải tập
Bài tập 1: - 1 HS đọc yêu cầu bài tập
GV hỏi: vì sao cần thay những từ in đậm đó ? (..vì các từ đó dùng chưa chính xác)
HS làm việc cá nhân 
Vài HS trình bày trước lớp
Cả lớp và GV nhận xét đưa ra lời giải đúng
Bài tập 2:- HS đọc yêu cầu bài 
HS làm bài vào vở 
Vài HS trình bày.
GV yêu cầu HS thi đọc thuộc các câu tục ngữ.
Bài tập 3: 
- HS làm việc độc lập 
- HS nối tiếp nhau đọc các câu văn 
- Cả lớp và GV nhận xét 
Bài tập 4: HS đặt câu đúng với những nghĩa đã cho của từ đánh.
HS nối tiếp nhau đọc các câu văn 
HS viết vào vở 3 câu mỗi câu mang mỗi nghĩa từ đánh
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò
Dặn những HS chuẩn bị giấy bút tiết sau kiểm tra.
Nhận xét giờ học.
.............................................................................................
TOÁN
 Tiết 49: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Làm được các bài toán cộng các số thập phân, bài toán có nội dung hình học; tìm số trung bình cộng.
- Nói được tính chất giao hoán của phép cộng các số thập phân.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm làm BT1.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS nhắc lại cách cộng hai số thập phân
HĐ2: Thực hành
Bài 1: Tính rồi so sánh kết quả tính
- HS làm cặp, trình bày bài, nhận xét thống nhất kết quả đúng.
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a + b
5,7 + 6,24 = 11,94
14,9 + 4,36 = 19,26
0,53 + 3,09 = 3,62
b + a
6,24+ 5,7 = 11,94
4,36 + 14,9 = 19,26
3,09 +0,53 = 3,62
- GV gợi ý hs quan sát, nhận xét rút ra tính chất giao hoán của phép cộng hai số thập phân.
Bài 2: Thực hiện phép tính rồi dùng tính chất giao hoán để thử lại.
- HS làm cá nhân, 3HS làm bảng.
*Kết quả: a) 13,26 b)70,05 c) 0,16
Bài 3: HS đọc bài, tìm hiểu bài. HS làm vở, GV chấm một số bài. Kết hợp củng cố kĩ năng giải toán tính chu vi hình chữ nhật.
Bài giải
Chiều dài hình chữ nhật là: 16,34 + 8,32 = 24,66 (m)
 Chu vi hình chữ nhật là: (16,34 + 24,66) x 2 = 82 (m)
Đáp số: 82m.
Bài 4: HS làm vở. Một số HS trình bày bài. Kết hợp củng cố giải toán trung bình cộng.
Bài giải
Số vải cửa hàng bán được trong cả hai tuần là:
314,78 + 525,22 = 840 (m).
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
840 : (7 x 2) = 60 (m)
Đáp số: 60m.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.
.........................................................................................
TIẾNG VIỆT
 ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (tiết 7)
 kiểm tra: đọc hiểu, Luyện từ và câu
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Kiểm tra kết quả, trình độ của HS. 
II - Đồ dùng dạy học
- Phiếu kiểm tra
III – Các hoạt động dạy học
GV
HS
1. kiểm tra bài cũ
2. Dạy bài mới
 a. Giới thiệu bài: 
- Nêu MĐ, YC của tiết học.
b. HD HS thực hiện phần a
- Giao việc HD làm bài tập phần b.
(GV phát phiếu cho HS điền kết quả)
3. Củng cố- dặn dò
- GV thu bài, nhận xét tiết học, nhắc HS tiếp tục luyện tập chuẩn bị cho tiết 8 viết bài.
- HS nhận đề, tự đọc thầm bài “Mầm non”
- Dựa vào nội dung bài đọc và yc của đề để làm bài tập ra phiếu
- HS làm bài trên phiếu.
- Thu bài
..............................................................................
BUỔI CHIỀU 
LỊCH SỬ
 Tiết 10: BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
 I. Mục tiêu: Giúp HS nói được:
 - Ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập.
 - Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
 - Ngày 2-9 trở thành ngày Quốc khánh của dân tộc.
II. Đồ dùng dạy – học: 
 - Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Kiểm tra bài cũ:
+/ HN giành chính quyền vào ngày, nào tháng, năm nào?
+/ Nêu ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
	Dạy - học bài mới
a/ HĐ1: Quang cảnh HN ngày 2-9-1945.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945.
- Tổ chức cho HS thi tả quang cảnh ngày 2- 9-1945.
- GV cho HS bình chọn bạn tả hay và hấp dẫn nhất
- GV tuyên dương HS được cả lớp bình chọn.
- GV kết luận: 
+ HN tưng bừng cờ hoa, Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình.
+ Đồng bào Hà Nội không kể già, trẻ, gái, trai mọi người đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ. 
+ Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
b/ HĐ 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập.
- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
+/ Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc ta đã diễn ra như thế nào?
 	- GV tổ chức cho HS trình bày diễn biến của buổi lễ tuyên bố độc lập trước lớp.
+/ Khi đang đọc bản tuyên ngôn Độc lập, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dừng lại để làm gì?
+/ Theo em, việc Bác dừng lại và hỏi cho thấy tình cảm của Người đối với nhân dân ta như thế nào?
* GV chốt ý: Bác dừng lại để hỏi: “Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?”. Điều đó cho thấy Bác gần gũi, giản dị và vô cùng kính trọng nhân dân...
c/ HĐ 3: Một số nội dung của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- GV gọi 2 HS đọc 2 đoạn trích của Tuyên ngôn độc lập trong SGK.
+/ Hãy trao đổi với bạn và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản Tuyên ngôn Độc lập?
- GV cho HS phát biểu ý kiến trước lớp.
*KL: bản tuyên ngôn độc lập mà Bác Hồ đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định độc lập, tự do thiêng liêng của dân tộc VN, đồng thời cũng khẳng định DT VN quyết tâm giữ vững nền tự do và độc lập ấy.
d/ HĐ 4: Ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- GV phát phiếu học cho HS thảo luận:
+/ Sự kiện 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền đôc lập của dân tộc Việt Nam, đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở VN?
- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận và nhận xét.
*GV nhận xét và KL: Sự kiện Bác Hồ đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở VN đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ thực dân phong kiến, đáng dấu kỉ nguyên độc lập của nước ta...
+/ Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta? 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- HS về nhà học thuộc bài, làm các bài tập và chuẩn bị bài ôn tập. 
....................................................................................
RÈN CHỮ
( HS dùng vở luyện viết – tuần 10)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Sửa được các lỗi: Các nét khuyết trên, khuyết dưới của các con chữ: h, l, b... viết ngã ngửa. Các dấu thanh, dấu mũ đặt chưa đúng vị trí.
 - Viết được theo mẫu, chữ sạch – đều - đẹp. 
 - Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
 - Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 II/ Chuẩn bị: Bút, vở luyện viết.
III/ Tự rèn chữ: 
- GV cho HS tự đọc, quan sát bài mẫu trong vở luyện viết.
	- Cho HS viết bảng con những tiếng có âm h, l, g.... GV uốn nắn sửa cho HS.
 	- HS tự viết bài, GV quan sát giúp đỡ những em viết xấu, viết sai nhiều.
- GV chấm một số bài, chữa nhận xét tuyên dương những bài viết có tiến bộ, những bài viết đẹp. Nhắc nhở, sửa những bài viết sai, viết chưa đẹp.
IV/ Dặn dò: Về nhà viết lại bài ra vở rèn chữ.
.....................................................................................
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: VÒNG TAY BẠN BÈ
 NỘI DUNG: THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG NHÂN ĐẠO
I/ Mục tiêu hoạt động:
HS hiểu: Tham gia các hoạt động nhân đạo là việc làm thường xuyên, cần thiết để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
HS có những hành động thiết thực tham gia các hoạt động nhân đạo theo khả năng của mình.
II/ Tài liệu và phương tiện: Tranh ảnh, thông tin về hoạt động nhân đạo của trường, địa phương và của cả nước. Những món quà của cá nhân ( tập thể) HS trong buổi lễ trao quà quyên góp.
III/ các bước tiến hành:
Bước 1: Chuẩn bị
Trước 2 tuần, GV nêu mục đích, ý nghĩa của hoạt động nhân đạo và phát động phong trào HS thi đua tham gia hoạt động này.
HS chuẩn bị các món quà quyên góp phù hợp với khả năng của bản thân ( Có thể là sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cũ, sách truyện...)
Đóng gói quà, thống kê số lượng các món quà quyên góp.
Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ
Cử người dẫn chương trình
Bước 2: lễ quyên góp, ủng hộ
- Người dẫn chương trình ( MC) tuyên bố lí do, giới thiệu chương trình, giới thiệu ban tổ chức ( GV chủ nhiệm, lớp trưởng, lớp phó, 3 tổ trưởng)
- Văn nghệ chào mừng
- MC mời lần lượt từng cá nhân lên trao quà ủng hộ cho ban tổ chức
- HS phát biểu cảm tưởng
 - GVCN ( trưởng ban tổ chức) cảm ơn tấm lòng hảo tâm của tất cả HS trong lớp, và thông báo các món quà sẽ được thống kê chung mang tên lớp để trao tặng trong buổi lễ quyên góp của nhà trường
- Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 tuan 10.doc