Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17

ĐẠO ĐỨC

 Bài 7 : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ

A/ MỤC TIÊU:

 - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.

 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.

 - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.

 * Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.

 * Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ khác trong cuộc sống

hằng ngày.

 * Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lòng nhân ái, vị tha.

 * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giao tiếp.

 

doc 106 trang Người đăng hang30 Lượt xem 407Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thời khĩa biểu
THỨ 2
THỨ 3
THỨ 4
THỨ 5
THỨ 6
CC
CT
KC
TLV
TLV
ĐĐ
LT&C
ÂN
LT&C
MT
AV
T
TD
T
T
TĐ
KH
TĐ
KH
LS
TD
KT
AV
ĐL
KC
T
HĐNGLL
SHL
KẾ HOẠCH BÀI SOẠN TUẦN 15
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
HAI
28/11/2011
CC
Sinh hoạt dưới cờ
ĐĐ
Tơn trọng phụ nữ (Tiết 2)
AV
TĐ
Buơn Chư Lênh đĩn cơ giáo
TD
TOÁN
Luyện tập
BA
29/11/2011
CT
Buơn Chư lênh đĩn cơ giáo (Nghe viết)
LTVC
Mở rộng vố từ : Hạnh phúc
TOÁN
Luyện tập chung
KH
Thủy tinh
KT
Lợi ích của việc nuơi gà
HĐNGLL
Biết ơn thầy cơ giáo (Hoạt động 4: Ngày hội mơi trường)
TƯ
30/11/2011
TOÁN
Luyện tập chung
ÂN
TD
TĐ
Về ngơi nhà đang xây
AV
NĂM
01/12/2011
TLV
Luyện tập tả người (Tả hoạt động)
LTVC
Tổng kết vốn từ
TOÁN
Tỉ số phần trăm
KH
Cao su
ĐL
Thương mại và du lịch
SÁU
02/11/2011
TLV
Luyện tập tả người (Tả hoạt động) 
MT
TOÁN
Giải tốn về tỉ số phần trăm
LS
Chiến thắng Biên giới thu – đơng 1950
KC
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
SHL
Tổng kết tuần 15
Thứ hai ngày 28 tháng 11 năm 2011
ĐẠO ĐỨC
 Bài 7 : TÔN TRỌNG PHỤ NỮ
A/ MỤC TIÊU:
 - Nêu được vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
 - Nêu được những việc cần làm phù hợp với lứa tuổi thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
 - Tôn trọng, quan tâm, không phân biệt đối xử với chị em gái, bạn gái và người phụ nữ khác trong cuộc sống hằng ngày.
 * Biết vì sao phải tôn trọng phụ nữ.
 * Biết chăm sóc, giúp đỡ chị em gái, bạn gái và người phụ khác trong cuộc sống 
hằng ngày.
 * Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh: Lòng nhân ái, vị tha.
 * Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán; kĩ năng ra quyết định; kĩ năng giao tiếp.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC:
 - Tranh SGK.
 - Phiếu học tập, bảng nhóm, phiếu bài tập.
 - Các câu chuyện, bài hát, ca dao, tục ngữ ca ngợi người phụ nữ.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- YC HS nêu 1 số việc làm thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- GV nhận xét.
- Vài HS nêu.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
 XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
 (Bài tập 3)
- Chia lớp thành 6 nhóm.
- YC 3 nhóm xử lí tình huống a) của BT3, 3 nhóm xử lý tình huống b) của BT3 và giải thích tại sao chọn cách giải quyết đó.
- Mời các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, khen ngợi các nhóm xử lý có thể hiện sự tôn trọng phụ nữ.
- HS ngồi theo nhóm.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 tình huống). Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 2
LÀM VIỆC VỚI PHIẾU BÀI TẬP
(Bài tập 4)
- YC HS làm việc theo nhóm 4, phát phiếu học tập.
- YC các nhóm thảo luận để hoàn thành các bài tập ở phiếu.
- Xong, mời đại diện một số nhóm trình bày trước lớp.
- GV kết luận lại.
PHIẾU HỌC TẬP
- HS ngồi theo nhóm, nhận phiếu.
- Các nhóm thảo luận.
- 2 nhóm trình bày (mỗi nhóm 1 câu), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
ĐÁP ÁN
Em hãy đánh dấu x vào trước ý đúng:
1. Ngày dành riêng cho phụ nữ là:
 Ngày 20 tháng 10
 Ngày 2 tháng 9
 Ngày 8 tháng 3
2. Những tổ chức dàng riêng cho phụ nữ là:
 Câu lạc bộ nữ doanh nhân
 Hội phụ nữ
 Hội sinh viên
x
x
x
x
HOẠT ĐỘNG 3
 CA NGỢI NGƯỜI PHỤ NỮ VIỆT NAM
(Bài tập 5)
- YC HS kể cho bạn bên cạnh nghe một câu chuyện về người phụ nữ, hoặc bài hát, ca dao, tục ngữ, bài thơ ca ngợi người phụ nữ.
- Gọi một số HS kể / hát / đọc trước lớp.
- GV nhận xét, tuyên dương những HS kể được câu chuyện, bài hát, bài thơ, ... hay.
- GV hỏi:
 + Em hãy nêu suy nghĩ của em về người phụ nữ Việt Nam.
 + Họ đã có những đóng góp gì cho xã hội, cho giáo dục. Nêu ví dụ.
- HS trao đổi theo cặp.
- 5-6 HS kể trước lớp. Cả lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS phát biểu:
 + Phụ nữ Việt Nam kiên cường, gan dạ, giàu nghị lực, giỏi việc nước, đảm việc nhà, ...
 + Họ đã đóng góp rất nhiều cho gia đình, cho xã hội trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và cải tổ đất nước.
NHẬN XÉT – DẶN DÒ
- GV tổng kết bài.
- Gọi HS đọc lại Ghi nhớ SGK.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS nhắc nhở nhau luôn tôn trọng phụ nữ.
- Chuẩn bị tiết sau Hợp tác với những người xung quanh.
- HS lắng nghe.
- 3 HS đọc.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TẬP ĐỌC
 Tiết 29 : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
 - Phát âm đúng tên người dân tộc trong bài; biết đọc diễn cảm với giọng phù hợp nội dung từng đoạn.
 - Hiểu nội dung: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
 - Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3 ở SGK.
* TTHCM :Giáo dục về cơng lao của Bác với đất nước và tình cảm của nhân dân với Bác.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
 - Tranh minh họa bài đọc ở sách giáo khoa.
 - Băng giấy viết đoạn 2 để hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS đọc thuộc lòng những đoạn thơ yêu thích trong bài Hạt gạo làng ta và trả lời câu hỏi cuối bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 3 HS.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV giới thiệu dẫn vào bài.
- GV ghi tựa. 
- HS lắng nghe.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN ĐỌC VÀ TÌM HIỂU BÀI
Luyện đọc
- GV hướng dẫn HS đọc 1 số từ: Y Hoa, già Rock.
- Gọi HS đọc một lượt toàn bài.
- GV giới thiệu tranh minh họa.
- GV chia bài thành 4 đoạn.
- YC HS tiếp nối nhau đọc bài. GV chú ý sửa khi có HS đọc sai. Ở lượt đọc 2, 3 kết hợp giải nghĩa các từ ở phần chú thích.
- YC HS luyện đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- HS đọc.
- 1 HS khá-giỏi đọc, cả lớp theo dõi SGK.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS dùng viết chì đánh dấu vào SGK.
- 3 lượt HS đọc, mỗi lượt 4 HS.
- HS luyện đọc theo cặp.
- 1 HS đọc.
- Cả lớp lắng nghe.
Tìm hiểu bài
- GV YC HS đọc thầm lướt lại bài thơ để trả lời các câu hỏi:
 + Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì? 
 + Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
 + Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ”?
+ Nội dung chính của bài?
- GV gọi HS lặp lại.
- HS lần lượt đọc lướt và phát biểu trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung:
 + HS trung bình trả lời: ... để mở trường dạy học.
 + HS khá-giỏi trả lời: Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội. Họ trải đường đi cho cô giáo ... một nhát vào cột, thực hiện nghi lễ để trở thành người trong buôn.
 + HS khá trả lời: Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong, bao nhiêu tiếng cùng hò reo.
+ HS khá-giỏi: Người Tây Nguyên quý trọng cô giáo, mong muốn con em được học hành.
- Vài HS nhắc lại.
Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm 
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV dán băng giấy lên bảng, hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm đoạn 2 và đọc mẫu.
- YC HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- GV nhận xét lại và đề nghị tuyên dương HS đọc hay nhất.
- 4 HS đọc tiếp nối.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp. 
- 3, 4 HS thi đọc trước lớp. Cả lớp lắng nghe.
- HS phát biểu nhận xét, bình chọn.
- Cả lớp vỗ tay.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- YC HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- GV giáo dục HS lòng ham thích học tập.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về tập đọc lại bài, chuẩn bị trước Về ngôi nhà đang xây.
- Vài HS nhắc lại.
- Cả lớp lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe.
TOÁN 
 Tiết 71 : LUYỆN TẬP
A/ MỤC TIÊU :
 - Biết chia một số thập phân cho một số thập phân.
 - Biết vận dụng để tìm x và giải toán có lời văn. 
B/ CHUẨN BỊ :
 - SGK, vở bài tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Nhắc lại quy tắc.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập thêm.
- GV nhận xét, cho điểm.
- 1 HS nhắc.
- 1 HS khá chữa bài 3 tiết trước.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- GV ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP
Bài 1
- Gọi HS lần lượt lên bảng tính.
- GV kết luận kết quả đúng:
a) 4,5 ; b) 6,7 ; c) 1,18
- 3 HS TB lên bảng, còn lại làm vở.
- Cả lớp nhận xét kết quả làm bài của 3 HS trên bảng.
- HS tự chữa bài.
Bài 2a
- Gọi 1 HS lên bảng làm.
- GV chốt lại kết quả đúng: x = 40
- 1 HS lên bảng, còn lại làm vở.
- Cả lớp nhận xét bài làm trên bảng.
- HS chữa bài.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề.
- GV dùng hệ thống câu hỏi hưỡng dẫn HS giải.
- Gọi 1 HS lên bảng giải.
- GV nhận xét lại, cho điểm, chấm thêm một số vở.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS tham gia phát biểu, tìm ra cách giải.
- 1 HS khá lên bảng, còn lại làm vở.
- Cả lớp nhận xét bài trên bảng.
- 4 HS nộp vở.
Giải
1 lít dầu hỏa cân nặng:
3,952 : 5,2 = 0,76 (kg)
5,32 kg dầu hỏa thì có:
5,32 : 0,76 = 7 (lít)
Đáp số : 7 lít
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS về hoàn chỉnh lại các bài tập vào vở. HS khá-giỏi có thể làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị tiết sau Luyện tập chung.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
Thứ ba ngày 29 tháng 11 năm 2011
CHÍNH TẢ(Nhe – viết)
 Tiết 15 : BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
A/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Nghe – viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
 - Làm được BT2a, 3b.
 B/ CHUẨN BỊ:
 - Vở bài tập TV5 tập 1.
 - Bảng nhóm để HS làm BT2a.
 - Băng giấy viết nội dung BT3b.
C/CÁC H ...  3 dạng tam giác.
- 3 HS TB lần lượt giơ lên, cả lớp nhận xét.
- HS nhận dạng.
GIỚI THIỆU ĐÁY VÀ ĐƯỜNG CAO TƯƠNG ỨNG
- GV liên hệ thực tế, gợi ý để HS nêu được khái quát thế nào là đáy, thế nào là chiều cao.
- GV nhấn mạnh lại.
- GV đính mô hình tam giác lên bảng, ghi thêm tên ABC và YC HS nêu tên đáy, chiều cao.
- GV: Vậy chiều cao tam giác là gì?
- GV kết luận: Độ dài đoạn thẳng từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là chiều cao của hình tam giác.
- GV giới thiệu 3 dạng hình tam giác (như SGK.86) vừa thao tác, vừa nói: Muốn nhận biết đường cao của tam giác, ta dùng ê ke để kiểm tra.
- Gọi HS lên chỉ 3 đường cao của 3 tam giác trên bảng.
- GV kết luận lại và nói rõ thêm trường hợp đường cao nằm ngoài tam giác.
- HS phát biểu.
- HS quan sát, nêu.
- 1 HS khá phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, lắng nghe.
- 3 HS lần lượt lên chỉ, cả lớp quan sát, nhận xét.
- HS quan sát, lắng nghe.
THỰC HÀNH
Bài 1
- GV nêu YC của BT.
- Gọi HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, kết luận lại.
- HS lắng nghe.
- 3 HS TB cùng lên bảng viết, còn lại làm vở.
- Cả lớp nhận xét.
Bài 2 
- Tiến hành như bài 1.
 + Hình 1: Đáy AB, đường cao CH.
 + Hình 2: Đáy EG, đường cao DK.
 + Hình 3: Đáy PQ, đường cao MN.
- 3 HS khá.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV hỏi: 
 + Một hình tam giác gồm bao nhiêu cạnh, bao nhiêu đỉnh và bao nhiêu góc?
 + Chiều cao của tam giác là gì?
- GV nhận xét tiết học .
- Dặn HS ghi nhớ các kiến thức vừa học. HS khá-giỏi có thể làm BT3.
- Chuẩn bị tiết sau: Diện tích hình tam giác.
- 2 HS lần lượt phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
LỊCH SỬ
 Tiết 17 : ÔN TẬP CUỐI HỌC KỲ I
A/ MỤC TIÊU :
 Hệ thống những sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 đến trước chiến dịch Điện Biên Phủ 1954.
B/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 - Bảng thống kê các sự kiện lịch sử. 
 - Phiếu học tập.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- GV nhận xét.
- HS để vở ghi chép lên bàn.
GIỚI THIỆU BÀI
- GV nêu mục tiêu tiết học.
- Ghi tựa.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
LÀM VIỆC VỚI SÁCH GIÁO KHOA
- GV lần lượt nêu các câu hỏi ở SGK và các câu hỏi:
 + Em hãy nêu những khó khăn của nước ta sau cách mạng tháng Tám.
 + Nhân dân ta đã làm gì để chống lại “giặc đói”, “giặc dốt”?
 + Hãy nêu lại lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh.
 + Kể tên một số địa danh tiêu biểu trong chiến dịch Việt Bắc.
 + Ta mở chiến dịch Biên giới nhằm mục đích gì?
 + Hãy kể tên các anh hùng trong Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc tháng 5 năm 1952.
- GV nhận xét từng câu trả lời của HS.
- HS lần lượt phát biểu trả lời.
HOẠT ĐỘNG 2
THỐNG KÊ CÁC SỰ KIỆN LỊCH SỬ TIÊU BIỂU TỪ 1945 ĐẾN 1954
- Chia lớp thành 6 nhóm, phát phiếu học tập.
- YC HS tự nhớ lại, thảo luận với các bạn trong nhóm để hoàn thành bảng thống kê ghi ở phiếu học tập.
- YC các nhóm trình bày.
- GV nhận xét và đính giấy khổ to có bảng thống kê lên bảng và gọi HS lặp lại.
- HS ngồi theo nhóm, nhận phiếu.
- HS thảo luận.
- Đại diện 2 nhóm trình bày (1 nhóm 4 mốc thời gian), các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Vài HS lặp lại.
BẢNG THỐNG KÊ
Thời gian
Sự kiện lịch sử tiêu biểu
Cuối 1945 đến 1946
Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt”.
19 – 12 – 1946
Trung ương Đảng và Chính phủ phát động toàn quốc kháng chiến.
20 – 12 – 1946 
Đài tiếng nói Việt Nam phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịc Hồ Chí Minh.
20 – 12 – 1946 đến tháng 2 – 1947 
Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu biểu là cuộc chiến đấu của nhân dân Hà Nội với tinh thần “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Thu – đông 1947
Chiến dịch Việt Bắc – “mồ chôn giặc Pháp”
Thu – đông 1950
16 đến 18 – 9 – 1952 
Chiến dich Biên giới.
Trận Đông Khê – Gương chiến đấu của anh La Văn Cầu.
Sau chiến dịch Biên giới
Tháng 2 – 1951
1 – 5 – 1952
Trung ương Đảng xây dựng hậu phương vững mạnh, chuẩn bị cho tiền tuyến sẵn sàng chiến đấu
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến
Khai mạc Đại hội Chiến sĩ thi đua yêu nước và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. Đại hội bầu ra 7 anh hùng tiêu biểu.
30 – 3 – 1954 
đến 7 – 5 – 1954 
Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai.
(Phần in nghiêng là HS điền vào)
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn về xem lại tất cả các bài đã học để chuẩn bị Kiểm tra cuối học kì I.
- HS lắng nghe.
KỂ CHUYỆN
 Tiết 17 : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
A/ MỤC TIÊU :
 - Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nọi dung, ý nghĩa câu chuyện.
 * HS khá-giỏi kể được một câu chuyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên, sinh động.	
B/ CHUẨN BỊ :
 - Bảng lớp ghi đề bài.
 - Sách, báo, truyện HS sưu tầm.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
KIỂM TRA BÀI CŨ
- Gọi HS kể lại chuyện đã chứng kiến, tham gia (tiết trước).
- GV nhận xét.
- 2 HS kể trước lớp.
GIỚI THIỆU BÀI 
- GV nêu MĐ - YC tiết học.
- GV ghi đề bài lên bảng.
- HS lắng nghe.
HƯỚNG DẪN HỌC SINH KỂ CHUYỆN
Tìm hiểu yêu cầu của đề bài
- Gọi HS đọc đề.
- GV gạch dưới những từ ngữ cần chú ý của đề và giúp HS xác định đúng yêu cầu, tránh lạc đề.
- Gọi HS đọc Gợi ý ở SGK.
- Kiểm tra phần ghi chép, chuẩn bị của HS.
- YC HS nêu tên truyện mình sẽ kể.
- YC HS lập sơ lược dàn ý câu chuyện mình sẽ kể.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm SGK.
- HS lắng nghe.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc, cả lớp dọc thầm SGK.
- HS để vở nháp lên bàn.
- Một số HS tiếp nối nhau nêu.
- HS lặp dàn ý.
Học sinh thực hành kể chuyện
Kể trong nhóm
- GV nhắc HS: Nếu truyện dài, không thể tóm gọn được thì kể 1-2 đoạn cho bạn nghe, giờ rảnh sẽ kể tiếp.
- YC HS kể trong nhóm, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS lắng nghe.
- HS kể với bạn ngồi cạnh, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
Thi kể trước lớp
- Khuyến khích HS thi kể trước lớp.
- GV nhắc lại tiêu chuẩn đánh giá. YC HS dựa vào đó để đánh giá bài kể của các bạn.
- GV nhận xét lại và đề nghị tuyên dương.
- Vài HS xung phong kể, nêu ý nghĩa, cả lớp lắng nghe.
- HS nhận xét, đánh giá bình chọn bạn kể hay nhất; bạn có câu chuyện hay nhất và bạn đặt câu hỏi giao lưu thú vị nhất.
CỦNG CỐ – DẶN DÒ
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về kể lại cho người thân nghe.
- Chuẩn bị Ôn tập cuối HKI.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
SINH HOẠT LỚP
 Tiết 17 : TỔNG KẾT TUẦN 17
A/ MỤC TIÊU :
 - HS nắm được các ưu – khuyết điểm trong tuần qua. Từ đó rút ra được cách khắc phục các mặt còn tồn tại.
 - Giáo dục HS về An toàn giao thông, vệ sinh môi trường và chủ điểm Dân số - KHH.GĐ, ngày Thành lập QĐND Việt Nam 22 – 12.
 - HS có ý thức thi đua trong học tập.
 B/ ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC :
 - Bảng lớp kẽ sẵn bảng Tổng kết tuần.
 - Sổ theo dõi, kiểm tra của Ban cán sự lớp.
C/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :
HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CÁN SỰ + GV
HOẠT ĐỘNG CỦA CẢ LỚP
MỞ ĐẦU
- Lớp trưởng nêu tầm quan trọng của tiết học, chương trình làm việc, cách làm việc.
- Cả lớp lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 1
ĐÁNH GIÁ TUẦN QUA
- Lớp trưởng mời tổ trưởng tổ 1 báo cáo tình hình trong tổ tuần qua về mọi mặt.
- Thư ký điền vào bảng tổng kết tuần.
- Lớp trưởng nhận xét lại và đề nghị tuyên dương các bạn học tốt và phê bình các bạn vi phạm của tổ 1.
* Các tổ 2, 3, 4, 5 tiến hành tương tự.
- Sau khi xong cả 5 tổ, lớp trưởng nhận xét, so sánh ưu – khuyết điểm giữa các tổ.
- Thư ký tổng kết điểm và xếp hạng cho từng tổ.
- GV nhận xét khái quát lại, đề nghị tuyên dương các tổ và cá nhân thực hiện tốt trong tuần qua.
- GV nhắc nhở các tổ và cá nhân vi phạm nhiều; đồng thời hướng dẫn cách khắc phục.
- Tổ trưởng tổ 1 báo cáo, cả lớp lắng nghe.
- Lớp có ý kiến bổ sung.
- Lớp vỗ tay tuyên dương.
- Cả lớp lắng nghe.
- Lớp vỗ tay tuyên dương.
- HS lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 2
PHƯƠNG HƯỚNG – NHIỆM VỤ TUẦN 18
- Đại diện Ban cán sự nêu dự thảo kế hoạch tuần 18:
 + Tiếp tục duy trì nền nếp học tập tốt và các tiêu chí thi đua của lớp theo tổ / tuần.
 + Tăng cường vai trò nhóm tự học ở nhà.
 + Nhắc nhau dự học phụ đạo đầy đủ.
 + Tăng cường vệ sinh lớp học, sân trường.
 + Tiếp tục giúp bạn Cẩm Thúy, Đình Phong, Mỹ Hạnh, Minh Duy, Huỳnh Giao, Thu Vân học tốt hơn môn Chính tả, đặc biệt môn Toán. 
 + Ôn tập thật kĩ để chuẩn bị thi HKI ...
- GV nhấn mạnh lại nhiệm vụ tuần 18 và trong thời gian tới.
- Cả lớp lắng nghe.
- Lớp thảo luận để đi đến thống nhất chung.
- Cả lớp lắng nghe.
HOẠT ĐỘNG 3
GIÁO DỤC HỌC SINH
- GV giáo dục HS về ATGT, VSMT, Cúm A H1N1, KHH.GĐ, Ngày thành lập QĐND Việt Nam 22 – 12.
- GV nhắc nhở một số HS học chưa tốt trong tuần qua. 
- Lớp lắng nghe, sau đó phát biểu ý kiến của mình.
- HS lắng nghe.
KẾT THÚC
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS cố gắng thực hiện tốt nội quy ở tuần sau.
- HS lắng nghe.
BẢNG TỔNG KẾT ĐIỂM TUẦN 17
Tổ
Điểm tốt
Điểm vi phạm
Điểm còn lại
Học sinh vi phạm
Hạng
1
2
3
4
5

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an tuan 1720 lop 5.doc