Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 (buổi 2)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 (buổi 2)

Môn: Tập đọc

Tiết 33 NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG

I. Mục đích yêu cầu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn.

- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn (Trả lời được các câu hỏi SGK).

 II. Chuẩn bị:

- Tranh minh hoạ trang 146 SGK

- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc

 

doc 21 trang Người đăng hang30 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH DẠY HỌC TUẦN 17
(Từ ngày 7/12® 1112)
THỨ
MÔN
TÊN BÀI DẠY
Hai
7/12
Chào cờ
Tập đọc
Toán
Chính tả
Kể chuyện 
Ngu Công xã Trịnh Tường
 Luyện tập chung
Nghe - viết: Người mẹ của 51 đứa con
Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Ba
8/12
Luyện từ & câu
Toán
Tiếng việt *
Ôn tập về từ loại và cấu tạo từ
Luyện tập chung
 Ôn tập
Tư
9/12
Tập đọc
Toán 
Luyện từ & câu
Luyện viết
Toán *
 Ca dao về lao động sản xuất
 Giới thiệu máy tính bỏ túi 
Ôn tập về câu
Bài 17 
Luyện tập
Năm
10/12
Tập làm văn
Tiếng việt *
Toán 
 Ôn tập về viết đơn
Luyện tập
Luyện tập sử dụng máy tính bỏ túi đẻ giải toán về tỉ..
Sáu
11/12
Tập làm văn
Toán 
Toán * 
SHTT
Trả bài văn tả người
Hình tam giác
Luyện tập
?&@
Ngày soạn: 5 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Môn: Tập đọc
Tiết 33 	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn.
- Hiểu ý nghĩa bài văn: Ca ngợi ông Lìn cần cù sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn (Trả lời được các câu hỏi SGK).
 II. Chuẩn bị:
- Tranh minh hoạ trang 146 SGK
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nối tiếp đọc bài thầy cúng đi bệnh viện và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV nhận xét ghi điểm 
 B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài 
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ và mô tả những gì vẽ trong tranh
- GV giới thiệu bài, ghi đề.
2. Luyện đọc và tìm hiểu bài
 a) Luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bài
- GV chia đoạn: 3 đoạn
- HS đọc nối tiếp 3 đoạn
- Gọi HS nêu từ khó
- GV viết từ khó lên bảng
- Gọi HS đọc từ khó
- 3 HS đọc nối tiếp L2
- Nêu chú giải
- HS Luyện đọc theo cặp
- Vài cặp thi đọc bài
- GV đọc mẫu chú ý cách đọc 
b) Tìm hiểu bài
- HS đọc thầm bài và câu hỏi
- Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn?
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở nông thôn phìn Ngan đã thay đổi như thế nào?
- Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng bảo vệ dòng nước.
- Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan?
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Em hãy nêu nội dung chính của bài?
- GV ghi nội dung chính của bài lên bảng
KL: Ông Lìn là một người dân tộc dao tài giỏi , không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn làm thay đổi cuộc sống của thôn từ nghèo khó vươn lên giàu có...
 c) Đọc diễn cảm
- 3 HS đọc nối tiếp bài 
- GV treo bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc 
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- GV nhận xét đánh giá 
 3. Củng cố dặn dò
- Bài văn có ý nghĩa như thế nào?
- nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ca dao về lao động sản xuất.
- 3 HS đọc nối tiếp và trả lời
- HS quan sát: tranh vẽ người đàn ông dân tộc đang dùng xẻng để khơi dòng nước .Bà con đang làm cỏ, cấy lúa cạnh đấy.
- HS đọc 
- Đ1: Từ đầu..............trồng lúa
- Đ2: Tiếp theo........như thế nữa
- Đ3: Phần còn lại
- 3 HS đọc nối tiếp đoạn
- HS nêu từ khó
- HS đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp
- HS nêu chú giải
- HS đọc cho nhau nghe
- Từng cặp thi đọc
- HS đọc thầm đoạn
- Ông đã lần mò trong rừng sâu hàng tháng trời để tìm nguồn nước. Ông đã cùng vợ con đào suốt một năm trời đợc gần 4 cây số mương nước từ rừng già về thôn.
- Nhờ có mương nước, tập quán canh tác ở Phìn Ngan đã thay đổi: đồng bào không làm nương như trước mà chuyển sang trồng lúa nước, không làm nương nên không còn phá rừng, đời sống của bà con cũng thay đổi nhờ trồng lúa lai cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- Ông đã lặn lội đến các xã bạn học cách trồng thảo quả về hướng dẫn bà con cùng trồng.
- Mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho bà con: nhiều hộ trong thôn môi năm thu mấy chục triệu , ông Phìn mỗi năm thu hai trăm triệu
- Ông Lìn chiến thắng đói nghèo, lạc hậu nhờ có quyết tâm cao và tinh thần vượt khó/ Muốn có cuộc sống ấm no, hạnh phúc con người phải dám nghĩ, dám làm.
- Phần Mục đích yêu cầu
- 3 HS đọc
- HS thi đọc trong nhóm
- Đại diện nhóm thi đọc
- HS nêu nội dung bài 
Điềi chỉnh bổ sung: 	
Môn: Toán 
	Tiết 81	LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thực hiện các phép tính với số thập phân và giải các bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. Bt 1b,2b,3a 
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT 2b, 3a.
- GV nhận xét ghi điểm. 
2. Luyện tập:
*BT1: Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho HS làm vào vở, 1 HS làm trên bảng. 
- Nhận xét.
*BT2: Tính
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Mời một HS nêu cách làm. 
-Cho HS làm vào vở.
-Mời 2 HS lên bảng làm bài.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*BT3a:
-Mời 1 HS đọc đề bài.
-GV cho HS nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số và cách tìm một số % của một số.
- Cho HS thảo luận nhóm, giải bài trên bảng nhóm, gắn bảng, nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV HD cách giải BT4 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa luyện tập và hoàn thành các BT.
- 2 HS làm bài
b) 216,72 : 42 = 5,16
(131,4 – 80,8) : 2,3 + 21,84 2
 = 50,6 : 2,3 + 43,68
 = 22 + 43,68
 = 65,68
Bài giải
a) Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 số người tăng thêm là:
 15875 –15625 = 250 (người)
 Tỉ số phần trăm số dân tăng thêm là:
 250 : 15625 = 0,016 
 0,016 = 1,6%
 Đáp số: a) 1,6%
Điềi chỉnh bổ sung: 	
 Môn: Chính tả
	Tiết: 16 	 Nghe – viết: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I . Mục đích yêu cầu:
Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
-Làm được BT2.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ kẻ mô hình cấu tạo vần BT2.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A.KTBC:
- GV đọc cho HS viết các từ: giá vẽ; giản dị, ...
- GV nhận xét, cho điểm.
B. Bạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: ghi bảng.
2. HDHS nghe viết:
- GV đọc bài lần 1. Giải thích một số từ khó: bươn chải (vất vả lo toan)
- 1 HS đọc lại đoạn viết.
? Nêu nội dung chính đoạn các em cần viết.
? Các em thấy trong đoạn này, những từ ngữ nào chúng ta viết hay bị sai?
- GV hướng dẫn HS viết từ khó.
? Khi viết những từ ngữ nào chúng ta phải viết hoa?
- GV chỉnh đốn tư thế, tác phong và đọc lần 2 cho HS viết bài vào vở.
- GV đọc lần 3, cho HS theo dõi và soát lỗi bài mình.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở dùng chì soát lỗi cho nhau.
- GV chấm một số vở và nhận xét nhanh trước lớp.
3. HDHS làm BT chính tả:
*BT2: 
a) Chép vần của từng tiếng trong câu thơ lục bát dưới đây vào mô hình cấu tạo vần 
- GV đưa bảng phụ có vẽ mô hình vần và hướng dẫn mẫu như SGK.
- Lớp làm vở bài tập, đại diện 1 HS làm bảng phụ.
- Nhận xét, đưa kết quả đúng và yêu cầu HS chữa bài vào vở.
b) Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ trên.
- Đọc và nêu yêu cầu.
- Em có nhận xét gì về phần vần của hai tiếng xôi; đôi?
* Tiếng xôi bắt vần với tiếng đôi
- Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8.
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà.
- Nhớ mô hình cấu tạo vần của tiếng. Viết lại những chữ sai CT.
- 2 HS lên bảng, lớp viết bảng con.
- Nhắc lại đầu bài.
- Nghe GV đọc lần 1.
- Chú ý đánh dấu thanh.
- 1 HS đọc đoạn viết và nêu nội dung.
* Ca ngợi đức hi sinh của người mẹ Việt Nam, tiêu biểu là mẹ Nguyễn Thị Phú đã hi sinh cả hạnh phúc riêng tư của mình cho những đứa trẻ mồ côi.
- HS nêu một số từ ngữ hay viết sai. Lý Sơn; Quảng Ngãi; thức khuya; bươn chải; cưu mang; ...
- Lớp viết vào vở nháp.
- HS trả lời.
- Dùng chì soát lỗi.
- 2 HS ngồi cạnh nhau đổi vở soát lỗi cho nhau.
- 1 HS đọc đề bài.
- Quan sát GV hướng dẫn mẫu.
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS làm bảng phụ.
- Đối chiếu, chữa bài vào vở.
- 1 HS đọc bài.
- Có phần vần giống nhau là ôi.
- Nghe.
Điềi chỉnh bổ sung: 	
Môn: Kể chuyện
Tiết 17 	KỂ GHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. Mục đích yêu cầu: 
- Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui và hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng đủ ý, biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
II. Chuẩn bị: 
- Một số tranh, truyện, bài báo có nội dung liên quan.
- Bảng phụ viết đề bài.
III. Các hoạt động dạy học: 
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC: 
- Kể lại một buổi sum họp đầm ấm của gđ em.
- Nêu cảm nghĩ của em về buổi sum họp đầm ấm đó.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu, ghi đầu bài. Treo bảng phụ đã ghi đề bài.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện.
a) Nắm lại yêu cầu của đề bài.
-Gạch chân những từ quan trọng trong đề:
- Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Câu chuyện các em sắp kể mang nội dung gì?
- Kể tên một số câu chuyện các em chuẩn bị kể cho tiết học này.
- Đọc gợi ý SGK.
- Em hiểu thế nào là người biết sống đẹp?
- Trong các câu chuyện các em đã học có câu chuyện nào có nội dung ca ngợi sống đẹp?
- Những câu chuyện này các em tìm thấy ở đâu?
b) Thực hành kể chuyện:
- Nháp nhanh ra giấy nháp dàn ý câu chuyện mình định kể.
- Thảo luận nhóm đôi về nội dung và ý nghĩa câu chuyện của mình.
- HS thi kể chuyện trước lớp. Sau mỗi câu chuyện các em trao đổi về ý nghĩa, nhân vật của câu chuyện như: Em học được gì qua nhân vật A? -Câu chuyện mang đến cho chúng ta thông điệp gì? Sau câu chuyện em có thái độ như thế nào với người xung quanh? ...
C. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS học ở nhà và chuẩn bị cho giờ học sau.
- 3 HS lần lượt lên kể.
- HS lắng nghe.
- 1 học sinh đọc và nêu yêu cầu.
- Mang nội dung về nét sống đẹp.
- Vài HS nêu tên câu chuyện của mình.
- HS nêu theo ý hiểu của mình.
- Bạn Na trong truyện Phần thưởng (lớp 2), những nhân vật trong truyện Chuỗi ngọc lam ...
- Lớp làm việc cá nhân ra giấy nháp.
- 2 học sinh ngồi cạnh nhau kể chuyện của mình chuẩn bị cho nhau nghe.
- Đại diện một số nhóm kể chuyện trước lớp.
- Trao đổi, thảo luận với nhau về lời kể hay, câu chuyện tốt. ...
Điềi chỉnh bổ sung: 	
Ngày soạn: 6 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm 2009
Môn: Luyện từ và câu 
	Tiết 33: 	ÔN T ...  túi.
- Gọi HS lên bảng thực hiện, lớp kiểm tra kết quả của bạn bằng máy tính.
Bài tập 2:
- Mục tiêu: HS biết dùng máy tính để chuyển các phân số thành sốthập phân.
- Cách tiến hành: HS tự làm rồi chữa bài.
Bài tập 3: 
- Mục tiêu: HS biết quan sát các phím đã cho để nêu được phép tính.
- Cách tiến hành: HS tự làm rồi nêu miệng kết quả.
IV. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
Ngày soạn: 8 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 12 năm 2009
Môn: Tập làm văn 
Tiết: 34	ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết điền đúng nội dung vào một lá đơn in sẵn (BT1).
- Viết được đơn xin học môn tự chọn Ngoại ngữ (hoặc tin học) đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
II. Chuẩn bị:
- Bảng phụ viết sẵn mẫu đơn của BT 1.
- Phiếu phô tô mẫu đơn của BT 1.
III. Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC: Mời HS đọc lại biên bản Cụ Ún trốn viện.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích YC tiết học.
2. HDHS làm BT:
* BT1: HS đọc đề – GV ghi đề lên bảng
- GV giúp HS nắm vững YC đề
- GV cùng lớp nhận xét, sửa chữa.
* BT2: Gọi HS đọc đề 
- GV ghi đề bài lên bảng
- Giúp HS nắm vững YC BT: Viết đơn gửi ban giám hiệu xin được học môn tự chọn về ngoại ngữ hoặc tin học.
- Gọi một số HS trình bày bài làm.
- Lớp và GV nhận xét bổ sung.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét học
- Dặn HS ghi nhớ các mẫu đơn đẻ viết đơn đúng thể thức khi cần thiết.
- 2 HS lần lượt trình bày.
- HS đọc đề.
- HS làm việc cá nhân và báo cáo kết quả.
- Vài HS đọc
- HS làm bài vào vở
- HS tiếp nối nhau đọc bài.
- HS bình chọn bạn viết đơn tốt nhất.
Điềi chỉnh bổ sung: 	
	Tiếng việt *
 Tập đọc
CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
I. Mục đích yêu cầu : Giúp HS tiếp tục củng cố :
1. Đọc các bài ca dao( thể lục bát) lưu loát với giọng tâm tình nhẹ nhàng.
2. Hiểu ý nghĩa của các bài ca dao: Lao động vất vả trên ruộng đồng của những người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
II. Chuẩn bị: 
- Tranh minh hoạ cho bài đọc trong SGK
III. Các hoạt động dạy - học :
A. Bài cũ: HS đọc lại bài ca dao và nêu ý nghĩa của bài.
Nhận xét bổ sung.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Luyện đọc:
- Đọc đúng: thánh thót, muôn phần, ruộng hoang,
- GV hướng dẫn hs cách đọc ngắt nhịp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn ôn tập ba bài ca dao:
Yêu cầu HS đọc nối tiếp ba bài ca dao và trả lời câu hỏi SGK
GV cho HS nhắc lại: + Bài thứ nhất: khuyên nông dân chăm chỉ cấy cày. 
+ Bài thứ hai: Thể hiện quyết tâm trong lao động sản xuất.
+ Bài thứ ba: Nhắc người ta nhớ ơn người làm ra hạt gạo.
- HS nêu nội dung ý nghĩa của các bài ca dao.
Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm 3 bài ca dao .
- HS thi đọc thuộc lòng cả 3 bài ca dao.
IV. Củng cố - dặn dò: - Học thuộc lòng cả 3 bài ca dao
Môn:Toán 
Tiết 84: SỬ DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI ĐỂ GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM
I. Mục đích yêu cầu : 
- Biết sử dụng máy tính bỏ túi để giải các bài toán về tỉ số phần trăm.
II. Chuẩn bị:
- Máy tính bỏ túi cho các nhóm HS
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC: 2 HS làm BT2 tiết trước (dùng máy tính để tính)
- Nhận xét, ghi điểm.
B. Bài mới:
a)VD1: Tính tỉ số phần trăm của 7 và 40.
-Cho HS nêu cách tính theo quy tắc:
+Tìm thương của 7 và 40.
+Nhân thương đó với 100
-GV hướng dẫn: Bước thứ 1 có thể sử dụng máy tính bỏ túi. Sau đó cho HS tính và suy ra kết quả.
b)VD 2: Tính 34% của 56
-Mời 1 HS nêu cách tính
-Cho HS tính theo nhóm đôi.
-HS nêu kết quả, GV ghi bảng. Sau đó nói: ta có thể thay thế 34 : 100 bằng 34%. Do đó ta có thể ấn phím như nêu trong SGK.
c)VD 3: Tìm một số biết 65% của nó bằng 78
-Mời 1 HS nêu cách tính.
-GV gợi ý cách ấn các phím để tính.
 d. Thực hành:
*BT1: Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-Cho từng cặp HS thực hành, một em bấm máy tính, một em ghi vào vở nháp. Sau đó đổi lại để KT kết quả.
-Mời một số HS nêu kết quả.
-Cả lớp và GV nhận xét.
*BT2: (Các bước thực hiện tương tự như bài tập 1)
*BT3: Mời 1 HS đọc đề bài.
-Cho HS trao đổi nhóm 5 để tìm cách giải trên bảng nhóm.
-Gắn bảng, nhận xét.
-Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
 -GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- 2 HS lần lượt lên bảng làm.
-HS nêu cách tính.
-HS sử dụng máy tính để tính theo sự hướng dẫn của GV.
-HS nêu: 56 34 : 100
-HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm đôi.
- HS nêu: 78 : 65 100
-HS thực hiện bằng máy tính theo nhóm 2.
*Kết quả:
 -An Hà: 50,81%
 -An Hải: 50,86%
*Kết quả:
 103,5kg 86,25kg
*Kết quả:
30 000 : 0,6 100 = 5 000 000
60 000 : 0,6 100 = 10 000 000
Điềi chỉnh bổ sung: 	
	Ngày soạn: 9 tháng 12 năm 2009
Ngày dạy: Thứ sáu ngày 11 tháng 12 năm 2009
Môn:Tập làm văn 
Tiết 34 TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I. Mục đích yêu cầu: 
- Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người (bố cục, trình tự miêu tả chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt trình bày).
- Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
II. Chuẩn bị: 
- Bảng phụ viết 4 đề bài, một số lỗi điển hình mà cả lớp hay mắc.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC:
- Chấm điểm Đơn xin học môn tự chọn của 3 HS.
- Nhận xét bài làm của HS.
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: GV nêu mục đích YC tiết học.
2. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp:
- GV mở bảng phụ viết sẵn 4 đề bài.
a. Nhận xét về kết quả làm bài:
* Ưu điểm: 
* Tồn tại:
b. Thông báo điểm số: G:......; K:....; TB:....;Y:.....
3. HDHS chữa bài:
- GV trả bài cho từng HS.
a. Chữa lỗi: Một số HS lên bảng chữa từng lỗi trên bảng phụ, cả lớp tự chữa trên vở nháp.
- HS cả lớp trao đổi về bài chữa trên bảng.
- GV chữa lại đúng bằng phấn màu.
b. HDHS sữa lỗi trong bài:
- Cho HS đoc. nhận xét của cô giáo, phát hiện thêm lỗi trong bài làm của mình và sửa lỗi.
c. HDHS học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
- GV đọc bài văn hay của em:..............cho lớp nghe.
- Yêu cầu mỗi HS chọn đoạn viết chưa hay viết lại cho hay hơn.
C. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc các bài tập để kiểm tra tập đọc lấy điểm trong tuần tới.
- 3 HS nộp vở.
- HS đọc đề bài.
- HS nhận bài.
- HS chữa bài.
- HS phát biểu.
- HS sửa lỗi, đổi bài cho bạn rà soát việc sửa lỗi.
- HS tìm cái hay, cái đáng học của bài văn từ đó rút kinh nghiệm cho mình.
- HS viết lai một đoạn.
 Điềi chỉnh bổ sung: 	
	Môn:Toán 
Tiết 85 HÌNH TAM GIÁC
I. Mục đích yêu cầu : Biết:
- Đặc điểm của hình tam giác có: ba cạnh, ba đỉnh, ba góc.
- Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam gác.
II. Chuẩn bị:
- Các dạng hình tam giác như trong SGK. Ê ke.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
A. KTBC: HS làm BT3 tiết trước.
- GV chấm điểm một số HS.
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu đặc điểm của hình tam giác:
-Cho HS quan sát hình tam gác ABC:
+Em hãy chỉ ba cạnh của hình tam giác?
+Em hãy chỉ ba đỉnh của hình tam giác?
+Em hãy chỉ ba góc của hình tam giác?
 2. GT ba dạng hình tam giác (theo góc):
-GV vẽ 3 dạng hình tam giác lên bảng.
B
-Cho HS nhận xét góc của các tam giác để đi đến thống nhất có 3 dạng hình tam giác.
3. Giới thiệu đáy và đường cao (tương ứng):
-GV GT hình tam giác ABC, nêu tên đáy BC và đường cao AH.
-Độ dài từ đỉnh vuông góc với đáy tương ứng gọi là gì?
-Cho HS nhận biết đường cao của các dạng hình tam giác khác.
4.Luyện tập:
*BT1: 
-Mời 1 HS nêu yêu cầu.
-GV hướng dẫn HS cách làm.
-Cho HS làm vào vở. 
-Chữa bài.
*BT2: 
(Các bước thực hiện tương tự bài tập 1)
C. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học và hoàn thành BT.
- 2 HS lên bảng lam bài.
- HS quan sát.
A
A
BA
CA
HBA
-HS nối tiếp nhau lên bảng chỉ.
C
H
A
C
B
-Gọi là đường cao.
-HS dùng e ke để nhận biết.
*Lời giải:
-Tên 3 góc là: A, B, C ; D, E, G ; 
 M, K, N.
-Tên 3 cạnh là: AB, AC, BC ; DE, DG, EG ; MK, MN, KN.
*Lời giải: +) Đáy AB, đường cao CH.
 +) Đáy EG, đường cao DK.
 +) Đáy PQ, đường cao MN.
Điềi chỉnh bổ sung: 	
Toán *
LUYỆN TẬP 
I. Mục đích yêu cầu : Giúp HS tiếp tục:
- Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính với số thập phân.
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. Các hoạt động dạy - học 
A. Bài cũ:
- Yêu cầu cả lớp tìm 15 % của 250, nêu cách hiểu, cách làm.
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Bài tập 1.
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng thực hiện phép chia các số thập phân.
- Cách tiến hành: HS tự làm rồi chữa bài.
128 12,8
Hoạt động 2: Bài tập 2:
- Mục tiêu: Rèn kĩ năng tính giá trị biểu thức.
- Cách tiến hành: HS tự làm rồi chữa bài.
Hoạt động 3: Bài tập 3.
- Mục tiêu: HS giải được bài toán liên quan đến tỉ số %.
- Cách tiến hành: HS giải bài toán vào vở bài tập - GV chấm chữa bài.
Hoạt động 4: Bài tập 4.
- Mục tiêu: HS lựa chọn được phương án trả lời đúng.
- Cách tiến hành: HS tự làm rồi nêu phương án đúng của mình.
Phương án đúng: c.
III. Củng cố - dặn dò: Ôn lại bài.
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 
Tiết17
I. Mục đích yêu cầu :
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm, khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
II. Chuẩn bị:
 - Nội dung.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. ổn định: Hát
2. Tiến hành
a. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua.
- GV đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích.
3. Phương hướng tuần tới.
 - Học chương trình tuần 18
 - Tiếp tục bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Cho HS đăng kí điểm KTĐKCKI với các loại G, K
4. Sinh hoạt văn nghệ:
- Cả lớp hát, múa những bài hát và trò chơi theo chủ điểm 
- Nghe
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá.
- HS lắng nghe và thực hiện
- HS thực hiện
Điềi chỉnh bổ sung: 	

Tài liệu đính kèm:

  • docLop 5 tuan 17 chuan KTKN 2 buoi.doc