Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hứa Tạo

 Tuần 17 Toán : HÌNH TAM GIÁC

 A/ Mục tiêu

 - Biết: Đặc điểm của hình tam giác : có ba cạnh, ba góc,ba đỉnh.

 - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)

 - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác

 B/ Đồ dùng dạy học:

 - Các dạng hình tam giác như sgk ; Ê – ke

 

doc 10 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 17 - Trường Tiểu học Hứa Tạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 Toán : HÌNH TAM GIÁC
 A/ Mục tiêu 
 - Biết: Đặc điểm của hình tam giác : có ba cạnh, ba góc,ba đỉnh.
 - Phân biệt ba dạng hình tam giác (phân loại theo góc)
 - Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác
 B/ Đồ dùng dạy học: 
 - Các dạng hình tam giác như sgk ; Ê – ke 
 C/ Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ 
 - Các dạng toán đã học về tỉ số phần trăm
2.Hoạt động 2: Bài mới (13 phút)
 Giới thiệu bài : Tìm hình tam giác
 a)Giới thiệu đặc điểm hình tam giác:
 - Giới thiệu hình tam giác ABC
 - Hình tam giác có mấy cạnh? Nêu tên cạnh?
- Hình tam giác có những đỉnh nào?
 - Hãy chỉ và nêu tên các góc của hình t. giác
 *Chốt ý: Hình tam giác có 3 cạnh, 3 góc , 3 
 đỉnh
 b) Các dạng hình tam giác (theo góc):
 - Hướng dẫn các em quan sát, nhận dạng góc 
 của các HTG
 *Chốt ý: 
 c) Giới thiệu đáy và đường cao: 
 - Hình vẽ tam giác ABC có: BC là cạnh đáy
 kẻ: AH là đường cao
 - Thế nào gọi là đường cao?
 + Giới thiệu 3 hình tam giác (sgk) vẽ đường 
 cao, cho hs dùng ê-ke kiểm tra
 3.Hoạt động 3: Luyện tập: (15 phút)
 Bài 1: Viết và đọc theo từng hình
 Bài 2: Thực hành
 Bài 3: HSK,G
 4.Hoạt động4: Tổng kết dặn dò
 - Nhận xét - 
 - Tự vẽ hình tam giác và kẻ đường cao
 - CB: Diện tích hình tam giác
- 3 hs thực hiện bảng 
 - Nhận xét
 - Nhóm 4: tìm hình tam giác trong bộ đồ 
 dùng học toán; chỉ cạnh, đỉnh, góc của 
 hình tam giác 
 - Lên chỉ và nêu trên bảng
 - Nhận xét
Quan sát trả lời:
 Hình 1: hình tam giác có 3 góc nhọn
 Hình 2: hình tam giác có 1 góc tù và 2 góc 
 nhọn
 Hình 3: Hình tam giác có 1 góc vuông và 2 
 góc nhọn
 Quan sát trả lời. Nhận xét
 Đoạn thẳng đi từ đỉnh, vuông góc với đáy 
 tương ứng là đường cao
 Dùng e-ke kiểm tra
-Lên bảng viết và đọc tên
 -Dùng ê- ke thực hành, trả lời
 - HS K,G quan sát hình vẽ SGK ghi vào vở
 	Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
 LTVC: ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
 I/ Mục tiêu
 -Tìm và phân loại được từ đơn, từ phức; từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa; từ đồng âm, từ nhiều nghĩa theo YC của bài tâp trong sách GK
 II/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động 1:Bài cũ (5 phút)
Làm bài 1a/159 
2.Hoạt động 2: Bài mới (2 phút)
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết dạy.
3.Hoạt động 3: Luyện tập (25 phút)
Bài 1: Đọc, nêu yêu cầu đề.
Trong T. Việt có những kiểu cấu tạo từ nào?
Yêu cầu HS làm bài
Tổ chức nhận xét chữa bài .
Cho HS tìm thêm mỗi loại 2 từ 
Bài 2: Cho HS đọc đề.
Yêu cầu HS gạch chân các từ cần giải nghĩa.
Thế nào là từ nhiều nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm?
Làm bài vào phiếu, vở BT
GV yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ đánh, đậu trong từng câu.
Bài 3: Cho HS đọc đề .
Cho HS thảo luận nhóm .
Vì sao không thể thay tinh ranh bằng tinh nghịch ?
Vì sao dùng từ dâng là đúng nhất?
Vì sao dùng từ êm đềm trong câu này?
Bài 4: Cho HS đọc đề .
Tổ chức trò chơi tìm từ trái nghĩa.
GV chốt lại kết quả đúng 
4.Hoạt động 4:Củng cố dặn dò (5 phút)
Đọc ghi nhớ cấu tạo từ, từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa, đồng âm
CB: Ôn cuối học kì 1
 Làm miệng. Nhận xét 
-Lập bảng phân loại từ
Trình bày miệng cấu tạo từ
Làm bảng, vở BT
Từ đơn: hai, bước, đi, trên, cát, ánh, biển, xanh, bóng , cha, dài...
Từ phức: cha con, mặt trời , chắc nịch (từ ghép), rực rỡ, lênh khênh (từ láy)
Nêu thêm từ theo yêu cầu
- 2hs đọc đề
Gạch chân từ in đậm sgk
Trình bày cá nhân
Làm bài cá nhân. Nhận xét bài bạn
a) Từ nhiều nghĩa
b) Từ đồng nghĩa
c) Từ đồng âm
HS giải thích. Nhận xét
-Đọc đề bài. Đọc bài Cây rơm
Thảo luận nhóm đôi trả lời các câu hỏi bên
Hai đội thi điền từ. Nhận xét kết quả
- mới /cũ.
- tốt / xấu
- mạnh/ yếu.
Cá nhân đọc
 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 LTVC: ÔN TẬP VỀ CÂU
 I/ Mục tiêu
 -Tìm được 1 câu hỏi, 1câu kể, 1câu cảm, 1câu khiến và nêu được dấu hiệu của mỗi kiểu 
 câu đó ( BT1)
 - Phân loại được các kiểu câu kể( Ai làm gì? Ai thế nào? Ai là gì?), xác định được
 đúng chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong từng câu theo YC của BT2.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ, băng giấy.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.Hoạt động 1:Bài cũ (5 phút)
Em hãy kể các kiểu câu đã học?
Đặt một câu với mẫu: Ai làm gì?
2. Hoạt động 2: Bài mới (2 phút)
Giới thiệu: GV nêu yêu cầu tiết học.
3.Hoạt động 3:Luyện tập (25 phút)
Bài 1: Cho HS đọc, nêu yêu cầu đề.
Câu hỏi dùng để làm gì? Có thể nhận ra câu hỏi bằng những dấu hiệu nào?
(Ôn tương tự với câu kể, câu cảm, câu khiến)
Cho HS tìm câu kể, câu cảm , câu hỏi câu khiến trong mẩu chuyện vui.
Bài 2: Đọc, nêu yêu cầu đề
Các em đã học những kiểu câu nào?
Đọc thầm mẩu chuyện và tìm ra kiểu câu.
Làm bài
4.Hoạt động 4:Củng cố dặn dò (5 phút)
Trò chơi : Đặt câu theo mẫu Ai là gì? Ai thế nào? Ai làm gì? 
Nhận xét tiết học.
CB: Ôn tập thi HKI
Trả lời miệng. Nhận xét 
Đọc mẫu chuyện: Nghĩa của từ "cũng". Trả lời câu hỏi nêu bên dưới
Cá nhân trả lời. Nhận xét
Thảo luận nhóm đôi tìm phần câu hỏi
Làm vở BT, một hs làm bảng (các phần còn lại)
Nhận xét bài
Phân loại các kiểu câu và xác định thành phần của câu 
Cá nhân trả lời
Đọc chuyện Quyết định độc đáo và tìm ra kiểu câu.
Làm vở BT, bảng lớp
Gạch chân, nêu trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ
Ví dụ: Kiểu câu: Ai làm gì ?
Cách đây không lâu, lãnh đạo hội đồng .... 
 TN CN
nước Anh /đã quyết định.... đúng chuẩn.
 VN 
Chia 2 đội thi đặt câu.
Tìm CN, VN, TN của mỗi câu.
Thứ ba ngày 13 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 KỂ CHUYỆN: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 I/ Mục tiêu
 Chọn được một truyện nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui ,hạnh phúc cho người khác và kể lại được rõ ràng, đủ ý, biết trao đổi về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.HĐ1: Bài cũ (5 phút)
HS kể về một buổi sum họp gia đình.
2. HĐ 2: Bài mới (5 phút)
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
a/ Tìm hiểu đề:
GV gạch chân các từ ngữ cần chú ý: Kể một câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về con người biết sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
Gọi 1 HS đọc gợi ý
Yêu cầu 1 số HS nêu tên câu chuyện sẽ kể.
b/ Thực hành kể chuyện (10 phút)
Tổ chức cho HS kể chuyện nhóm đôi.
Thảo luận: Người biết đem lại niềm vui cho người khác sẽ được đón nhận những gì từ mọi người xung quanh ?
GV theo dõi giúp đỡ và gợi ý thêm cho các nhóm.
c/Tổ chức thi kể chuyện .(15 phút)
Cho HS nhận xét
4. HĐ 4: Củng cố dặn dò (3 phút)
Biết sống đẹp sẽ đem lại điều gì?
GV nhận xét tiết học.
CB: Ôn tập HKI
HS kể chuyện.
Đọc đề, tìm hiểu đề bài.
Đọc gợi ý, cả lớp đọc thầm.
Nêu tên câu chuyện sẽ kể
Kể chuyện theo nhóm đôi.
Thảo luận, trình bày: Được mọi người tôn trọng, được mọi người tin yêu, cảm hoá được người xấu , người sai trái.
- HS K,G tìm được truyện ngoài SGK, kể chuyện một cách tự nhiên,sinh động.
- Thi kể trước lớp 
- Cả lớp nhận xét, bổ sung và bầu chọn cá nhân kể chuyện hay nhất.
 	Thứ năm 15 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 CHÍNH TẢ: NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
 I/ Mụctiêu
 - Nghe- viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi 
 - Làm được BT2
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. HĐ 1: Bài cũ (5 phút)
Viết bảng con: ra vào, da dẻ, gia đình 
2. HĐ2: Bài mới (2 phút)
GV nêu yêu cầu tiết học.
3. HĐ 3: Nghe viết. (15 phút)
Gọi 1 HS đọc đoạn văn
Nội dung đoạn văn nói gì?
Luyện viết từ khó: Lý Sơn, Quảng Ngãi, bươn chải,cưu mang, nuôi dưỡng, 35 năm.
GV đọc cho HS viết.
4. HĐ 4: Luyện tập (10 phút)
Bài 2: Cho HS đọc bài tập.
GV treo bảng phụ, yêu cầu HS lần lượt điền mô hình cấu tạo vần của tiếng vào bảng.
Tiếng nào có đủ 3 phần của bộ phận vần?
Tiếng nào có nguyên âm chính là nguyên âm đôi?
Tiếng nào không có âm cuối?
Vậy trong bộ phận vần , bộ phận nào có thể vắng mặt?
5.HĐ 5: Củng cố dặn dò (3 phút)
-Tìm những tiếng bắt vần với nhau trong câu thơ sau: 
Nhận xét tiết học
CB: Ôn tập HKI
Cả lớp ghi bảng con
-Đọc đoạn văn, lớp đọc thầm
Trả lời cá nhân (sự hy sinh của 1 người phụ nữ biết sống đẹp, nuôi 51 đứa con của người khác bỏ rơi).
Viết bảng con các từ khó.
Viết chính tả vào vở, một hs viết bảng.
Đọc bài
Làm bài vào vở bài tập, bảng.
Dựa vào bảng trả lời
Nhận xét, bổ sung
-Dòng sông mới điệu làm sao
Sáng ra mặc áo lụa đào thướt tha.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 TLV : TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
 I/ Mục tiêu:
 - Biết rút kinh nghiệm để làm tốt bài văn tả người( bố cục, trình tự miêu tả, chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày)
 - Nhận biết được lỗi trong bài văn và viết lại một đoạn văn cho đúng.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn các lỗi sai cần sửa.
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.HĐ1: Bài cũ (5 phút)
Chấm vở kiểm tra bảng thống kê của tiết trước.
2. HĐ 2: Bài mới (10 phút)
Nêu mục đích yêu cầu của tiết học 
Nhận xét chung và sửa 1 số lỗi điển hình:
-Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của cả lớp. ( ưu điểm, nhược điểm)
-Treo bảng phụ, hướng dẫn HS sửa 1 số lỗi về ý, cách diễn đạt
-Gọi HS chữa từng ý, câu.
3.HĐ 3: Chữa bài (10 phút)
-GV phát vở.
Chữa lỗi cho HS về CT, cách dùng từ, diễn đạt ý, ngữ pháp
 - GV chấm bài HS, nhận xét 
4.HĐ 4:Củng cố dặn dò (5 phút)
Biểu dương những HS đạt điểm cao
Nhận xét tiết học .
Dặn: Học thuộc các bài tập đọc và học thuộc lòng để kiểm tra cuối kì 1.
Trình bày bảng thống kê
Nêu những lỗi sai
Chữa lỗi chính tả
Thảo luận nhóm đôi chữa lỗi từ, câu 
Cả lớp tự chữa vào vở.
Tự chữa lỗi trong bài làm của mình.
Đổi vở để rà soát lại việc chữa bài của nhau.
Viết lại 1 đoạn văn trong bài cho hay hơn.
 HS trình bày đoạn văn đã viết lại
 Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2011
 Tuần 17 Tập đọc: NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I/ MỤC TIÊU: 
 -Biết đọc diễn cảm bài văn. 
 -Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi ông Lìn cần cù ,sáng tạo, dám thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ ghi câu luyện đọc
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1.HĐ 1: Bài cũ: (5 phút)
Tại sao thầy Ún bệnh lại không chịu đi bệnh viện ?
Em nghĩ gì về câu cuối của bài ?
Nhận xét, ghi điểm.
2. HĐ 2: Bài mới: (12 phút) 
Luyện đọc: Tổ chức cho HS luyện đọc
Luyện đọc từ: Phàn Phù Lìn, ngoằn ngoèo, Phìn Ngan, xuyên, .
GV phân đoạn : 3 đoạn
Hướng dẫn đọc hào hứng ở đoạn 2,3.
GV đọc mẫu.
3. HĐ 3: Tìm hiểu: (10 phút)
-Ông Lìn làm thế nào để đưa nước về thôn?
Giảng từ: lần mò.
Rút ý 1: Ông Lìn vất vả đưa nước về thôn.
-Nhờ có nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở xã Phìn Ngan thay đổi như thế nào?
Giảng: Trồng cây giữ nước.
Rút ý 2: Ông Lìn trồng rừng để giữ nước.
-Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để bảo vệ rừng và giữ nguồn nước?
- Em học tập ở ông Lìn điều gì?
- Việc làm của ông đã đem lại kết quả gì ?
Ý3: Ông Lìn làm thay đổi cuộc sống cả thôn
Nêu nội dung đoạn 3
4. HĐ 4: Luyện đọc diễn cảm: (5 phút)
Hướng dẫn HS thể hiện đúng giọng đọc từng đoạn 
Tổ chức luyện đọc đoạn 3 ,4.
Tổ chức thi đọc.
5. HĐ 5:Củng cố dặn dò: (5 phút)
Nêu ý nghĩa bài văn.
CB: Ca dao về LĐSX
Đọc bài, trả lời, cả lớp nghe, nhận xét, bổ sung.
Đọc toàn bài
Đọc nối tiếp đoạn
Đọc cá nhân từ khó
Đọc chú giải
Luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
-Trả lời cá nhân (Lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước).
Nêu nội dung đoạn 1
-Hội ý nhóm đôi (Dân không đốt rừng làm rẫy và sống du cư nữa mà trồng lúa nước và sống định canh).
Nêu nội dung đoạn 2
-Trả lời cá nhân
(Trồng thảo quả xuất khẩu).
Tự trả lời 
Đọc thầm bài, nêu nội dung
- Cả lớp nhận xét, bổ sung
 Luyện đọc theo nhóm đoạn 3,4.
- HS thi đọc trước lớp theo tổ
-Cả lớp theo dõi, nhận xét
- Cả lớp suy nghĩ, trả lời
 Thứ năm ngày 15 tháng 12 năm 2011
 TẬP ĐỌC: CA DAO VỀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 I/ MỤC TIÊU: 
 - Ngắt nhịp hợp lí theo thể thơ lục bát 
 - Hiểu ý nghĩa: Lao động vất vả trên ruộng đồng của người nông dân đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
 - Thuộc lòng 2-3 bài ca dao 
 II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Bảng phụ ghi bài ca dao luyện đọc
 III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. HĐ 1: Bài cũ: (5 phút)
 Câu 1, 2 SGK
2. HĐ 2:Bài mới: (12 phút) 
 Luyện đọc: Tổ chức cho HS luyện đọc
Luyện đọc từ: thánh thót, bát cơm, ruộng hoang, công lênh..
Hướng dẫn đọc ngắt hơi trong từng dòng thơ
GV đọc mẫu.
3. HĐ 3:Tìm hiểu: (10 phút)
Tìm những hình ảnh nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân?
Giảng: Thánh thót, trông.
Ý 1: Nỗi vất vả và sự lo lắng của người nông dân trong sản xuất.
- Những câu thơ nào thể hiện sự lạc quan của người nông dân?
- Người nông dân khuyên nhau điều gì?
Ý 2: Tinh thần lạc quan , yêu lao động của người nông dân.
-Nêu ý nghĩa của các bài bài ca dao
- GV đúc kết, ghi bảng
4. HĐ 4: L.đọc diễn cảm: (5 phút)
GV hướng dẫn thể hiện đúng giọng đọc bài.
Tổ chức luyện đọc diễn cảm bài ca dao 3. 
Tổ chức thi đọc DC và thi đọc TL
5. HĐ 5: Củng cố dặn dò: (3 phút)
Nêu cảm nghĩ của em về công việc của người nông dân. 
Em cần làm gì để thể hiện lòng yêu quý họ? Nhận xét tiết học.
CB: Ôn HKI
Đọc, trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
1 HS đọc mẫu.
Đọc nối tiếp đoạn.
Đọc từ khó.
Đọc chú giải.
Luyện đọc theo hướng dẫn của GV.
Trả lời cá nhân (Cày đồng...muôn phần; Trông trời...tấm lòng)
Nêu nội dung đoạn 1
Hội ý nhóm đôi trả lời 
(Công lên... cơm vàng)
(Khuyên chăm chỉ cấy cày, quyết tâm lao dộng sản xuất, nhắc nhớ ơn người lao động)
Nêu nội dung đoạn 2
Đọc thầm bài, tìm hiểu nội dung, nêu nội dung
 -Luyện đọc trong nhóm.
 - Thi đọcDC.
 - Thi đọc TL 2-3 bài ca dao
 - HS nêu 
- Yêu quý hạt gạo, biết ơn
 Thứ ba ngày 15 tháng 12 năm 2011
 Tập làm văn : ÔN LUYỆN VỀ VIẾT ĐƠN
 I/ Mục tiêu
 - Biết viết được đơn xin phép đúng thể thức, đủ nội dung cần thiết.
 II/ Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn SGK
 III/ Các hoạt động dạy học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY 
 HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. HĐ 1: Bài cũ 
- Nêu cấu tạo của bài văn tả người
2. HĐ 2: Bài mới (2 phút)
 Nêu yêu cầu của tiết học 
3.HĐ 3:Luyện tập (25 phút)
 Đọc đề và nêu yêu cầu của đề
Em hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu và Giáo viên chủ nhiệm xin phép được nghỉ
học vì lí do bị ốm.
- Nêu cách trình bày đơn đúng quy định 
 - GV tổ chức cho HS cách viết
 - Cho HS thực hành
 -Cho HS trình bày
 - GV chấm bài một số em 
 - Nhận xét, sửa chữa
4. HĐ 4:Củng cố dặn dò : (5 phút)
Khi viết đơn lời lẽ trong đơn phải như thế nào?
Biểu dương những HS đạt điểm cao
Nhận xét tiết học .
CB: Học thuộc các bài tập đọc và học thuộc lòng để kiểm tra cuối kì 1.
 -2 HS trình bày
.- 2 HS thực hiện
- HS nêu , cả lớp nhận xét bổ sung 
Thảo luận nhóm đôi cách viết 
 HS tiến hành làm việc cá nhân ở vở
 - HS trình bày đơn đã viết trước lớp.
 -Cả lớp nhận xét, bổ sung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiaoanTV tuan 17.doc