Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19

Tập đọc:

NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo)

I. Mục tiêu

- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời của các nhân vật.

- Hiểu nội dung ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ( Không yêu cầu giải thích lý do)

- HS khá giỏi biết đọc phân vai.

3. Thái độ: Kính yêu Bác Hồ.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Tranh SGK, Bến cảng Nhà Rồng

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 442Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 19", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 19
Thứ tư ngày13 tháng 1 năm 2010
Tập đọc:
NGƯỜI CÔNG DÂN SỐ MỘT (Tiếp theo)
I. Mục tiêu
- Biết đọc đúng một văn bản kịch, phân biệt được lời của các nhân vật.
- Hiểu nội dung ý nghĩa: Qua việc Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi tìm đường cứu nước, cứu dân, tác giả ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 ( Không yêu cầu giải thích lý do)
- HS khá giỏi biết đọc phân vai.
3. Thái độ: Kính yêu Bác Hồ.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Tranh SGK, Bến cảng Nhà Rồng
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: 2 học sinh đọc theo cách phân vai phần 1 của vở kịch trên.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc:
- Đọc diễn cảm đoạn kịch
- Kết hợp sửa lỗi phát âm, hướng dẫn học sinh hiểu nghĩa từ khó và đọc đúng giọng.
* Tìm hiểu bài
- Anh Lê, anh Thành là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có gì khác nhau? (Anh Lê: có tâm lí tự ti, cam chịu cảnh sống nô lệ vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
Anh Thành: Không cam chịu, ngược lại rất tin tưởng ở con đường mình đã chọn đó là ra nước ngoài học cái mới về cứu dân, cứu nước. 
- Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?
( Lời nói : “ Để giành lại non sông chỉ có hùng tâm, tráng khí chưa đủ”
“ Làm thân nô lệ yên phận nô lệ thì mãi mãi làm nô lệ cho người ta”
- Cử chỉ: xoè bàn tay ra “ Tiền đây chứ đâu”
- Người công dân số một trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?
( Đó chính là Nguyễn Tất Thành, sau này là chủ tịch Hồ Chí Minh. Có thể gọi như vậy vì ý thức là một người công dân của một nước Việt Nam độc lập được thức tỉnh rất sớm ở Người. Với ý thức này Nguyễn Tất Thành đã đi ra nước ngoài đẻ tìm con đường cứu dân cứu nước)
- Đoạn kịch này muốn nói với chúng ta điều gì?
( Ý chính: Ca ngợi lòng yêu nước, tầm nhìn xa và quyết tâm cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành. )
* Đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn học sinh đọc phần 2 của trích đoạn kịch theo cách phân vai.
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh luyện đọc bài.
- 2 học sinh 
- Lắng nghe.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1-2 học sinh đọc toàn bộ trích đoạn kịch.
- 1 học sinh đọc đoạn 1.
- Học sinh trả lời.
- 1 học sinh đọc đoạn 2.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh trả lời.
- Học sinh nêu nội dung của trích đoạn kịch.
- Lắng nghe.
- Học sinh luyện đọc theo cách phân vai.
- Một số nhóm thi đọc theo cách phân vai.
- Lắng nghe
- Về đọc bài
Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	- Biết cách tính diện tích tam giác vuông, hình thang.
	- Giải toán liên quan đến diện tích và tỉ số %
2. Kỹ năng: Thực hành làm được các BT
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- Nêu cách tính diện tích hình tam giác vuông.
	- Nêu cách tính diện tích hình thang.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Tính diện tích hình tam giác vuông
- Yêu cầu học sinh tự làm bài sau đó chữa bài
a) 3 × 4 : 2 = 6 (cm2)
b) 2,5 × 1,6 : 2 = 2 (m2)
c) 
Bài 2:
- Yêu cầu học sinh quan sát hình ở SGK, tự làm bài sau đó chữa bài
Bài giải
Diện tích hình thang ABED là:
(2,5 + 1,6) x 1,2 : 2 = 2,46 (dm2)
Bài 3:
- Yêu cầu học sinh tự giải bài, 1 học sinh chữa bài ở bảng (ý a)
Bài giải
a) Diện tích mảnh vườn hình thang là:
(50 + 70) × 40 : 2 = 2400 (m2)
Diện tích trồng đu đủ là:
2400 : 100 × 30 = 720 (m2)
Số cây đu đủ trồng được là:
720 : 1,5 = 480 (cây)
 Đáp số: 480 cây
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ôn lại kiến thức của bài.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Làm bài, chữa bài
- 1 học sinh nêu bài toán
- Nêu yêu cầu BT
- Quan sát hình rồi làm bài
- 1 học sinh nêu bài toán
- 1 học sinh nêu yêu cầu
- Giải bài ở bảng phụ
- Lắng nghe
- Về học bài, ôn bài
Thứ năm ngày 14 tháng 1 năm 2010
Toán ( Tiết 94)
HÌNH TRÒN ĐƯỜNG TRÒN
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nhận biết về hình tròn, đường tròn và các yếu tố của hình tròn như: tâm đường kính, bán kính.
2. Kỹ năng: Biết sử dụng com pa để vẽ hình tròn
3. Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:Com pa.
	- Giáo viên: Hình tròn ở bộ đồ dùng dạy học, com pa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
	- 1 học sinh làm ý c) BT1 (95)
	- 1 học sinh làm BT3 ý b) (trang 95)
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài
b. Giới thiệu về hình tròn, đường tròn:
- Đưa ra hình tròn, chỉ vào đó và giới thiệu: “ Đây là hình tròn”
- Dùng com pa vẽ lên bảng một hình tròn rồi nói: “ Đầu chì của com pa vạch ra một đường tròn”
- Yêu cầu học sinh dùng com pa vẽ trên giấy một hình tròn.
- Giới thiệu cách tạo dựng một bán kính hình tròn. Chẳng hạn : Lấy một điểm A trên đường tròn, nối tâm O với điểm A, đoạn thẳng OA là bán kính của hình tròn.
***chưa vẽ hình tròn
- Yêu cầu học sinh phát hiện ra đặc điểm của các bán kính của một hình tròn.( Tất cả các bán kính của một hình tròn đều bằng nhau.)
- Giới thiệu tiếp về cách tạo dựng một đường kính của hình tròn.
*** chưa vẽ hình tròn
- Yêu cầu học sinh phát hiện đặc điểm của đường kính so với bán kính.
( Trong một đường tròn đường kính dài gấp hai lần bán kính)
c. Thực hành:
Bài1: Vẽ hình tròn có:
a) Bán kính 3cm.
b) Đường kính 5cm.
- Yêu cầu học sinh vẽ trên giấy hình tròn có các kích thước như yêu cầu.
Bài 2: Vẽ hai hình tròn tâm A và tâm B đều có bán kính 2cm biết AB = 4cm.
***Chưa vẽ hình
Bài 3: Vẽ theo mẫu:
- Yêu cầu học sinh quân sát mẫu ở SGK và vẽ theo mẫu trên giấy kẻ ô li.
4. Củng cố: Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài.
- 2 học sinh 
- Quan sát, lắng nghe.
- Quan sát, lắng nghe.
- Vẽ hình tròn.
- Nêu đặc điểm của các bán kính trong một hình tròn.
- Quan sát, thực hành theo giáo viên.
- Nêu đặc điểm của đường kính so với bán kính.
- Học sinh vẽ hình theo yêu cầu.
- Học sinh vẽ hình.
- Quan sát, vẽ theo mẫu.
Luyện từ và câu:
CÁCH NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP
I. Mục tiêu:
- Nắm được cách nối các vế câu ghép bằng các quan hệ từ và nối các vế câu ghép không dùng từ nối. ( ND ghi nhớ)
- Nhận biết được câu ghép trong đoạn văn ( BT1, ) Viết được đoạn văn BT2.
- Thái độ: Tích cực học tập
II. Chuẩn bị: 
	- Học sinh:
	- Giáo viên: Bảng phụ viết yêu cầu 1 của phần: Nhận xét.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu mục: Ghi nhớ của bài: Câu ghép.
- Lấy ví dụ về câu ghép.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Nhận xét:
- Nêu yêu cầu 1.
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở bài tập.
- Gọi một số học sinh chữa bài.
- Nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng.
C1(a) : Súng kíp của ta mới bắn được một phát / thì súng của họ.
 từ thì đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
C2 (a) Quân ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, / trong khi đó đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.
 đấu phẩy đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
C3 (b) Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: / hôm nay tôi đi học.
 dấu hai chấm đánh dấu ranh giới giữa hai vế câu.
C4 (c) Kia là những mái nhà đứng sau luỹ tre; /đây là mái đình cong cong; /kia nữa là sân phơi.
 các dấu chấm phẩy đánh dấu ranh giới giữa 3 vế câu.
- Nêu yêu cầu 2, yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi của yêu cầu 2.
- Chốt lại: Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng những từ có tác dụng nối hoặc nối trực tiếp bằng các dấu câu.
- Chốt lại phần : Nhận xét, rút ra ghi nhớ
c. Ghi nhớ:
- Yêu cầu học sinh đọc.
- Yêu cầu học sinh lấy ví dụ minh hoạ.
d. Luyện tập:
Bài tập 1: Trong những câu (SGK), câu nào là câu ghép? Các vế câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?
- Yêu cầu học sinh làm bài, phát biểu ý kiến
- Nhận xét, chốt lại đáp án đúng.
+) Đoạn a) có một câu ghép với 4 vế câu giữa các vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy.
+) Đoạn b) có một câu ghép với 3 vế câu: “ Nó nghiến răng ken két” và 3 vế câu được nối với nhau trực tiếp, giữa các vế câu có dấu phẩy.
+) Đoạn c) có một câu ghép với 3 vế câu “ Chiếc lá thoáng tròng trành” vế 1 và vế 2 nối trực tiếp, giữa hai vế câu có dấu phẩy; vế 2 nối với vế 3 bằng quan hệ từ “ rồi”
Bài tập 2: Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em trong đó có ít nhất một câu ghép. Các vế câu trong câu ghép nối với nhau bằng cách nào?
- Yêu cầu học sinh tự viết bài .
- Gọi học sinh đọc đoạn văn và chỉ ra đâu là câu ghép và cách nối các vế câu trong câu ghép đó.
- Giáo viên nhận xét, khen học sinh viết đoạn văn hay và thực hiện tốt yêu cầu của BT.
4. Củng cố:
	- Học sinh nêu lại mục : ghi nhớ.
	- Giáo viên củng cố bài, nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Dặn học sinh ghi nhớ kiến thức của bài
- 2 học sinh 
- Lắng nghe.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh chữa bài.
- Lắng nghe.
- Học sinh trả lời.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
- Học sinh đọc: Ghi nhớ
- Lấy ví dụ.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT1
- Yêu cầu học sinh làm bài, phát biểu ý kiến.
- 1 học sinh nêu yêu cầu BT2
- Học sinh viết bài.
- Đọc đoạn văn, chỉ ra câu ghép và cách nối các câu ghép.
- 1 học sinh đọc
- Lắng nghe
- Về học bài
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 19 PHT 4ttuan.doc