Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 2

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 2

BÀI EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 2)

I. Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh biết:

 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

 - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.

 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.

II.Tài liệu và phương tiện:

- Các bài hát, tranh vẽ về chủ đề Trường em.

- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.

III. Hoạt động dạy và học: (Tiết 2)

 A. Kiểm tra bài cũ:

 - ? Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?

 - Kiểm tra sự chuẩn bị cuả HS

 

doc 5 trang Người đăng hang30 Lượt xem 387Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2:
Thứ 2: Ngày soạn: 28/8/2009
	Ngày giảng: 7/9/2009
BÀI EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (Tiết 2)
I. Mục tiêu: Sau khi học bài này học sinh biết:
	- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
	- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức. Biết nhắc nhở các bạn cần có ý thức học tập, rèn luyện.
	- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5. 
II.Tài liệu và phương tiện:
- Các bài hát, tranh vẽ về chủ đề Trường em.
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
III. Hoạt động dạy và học: (Tiết 2)
	A. Kiểm tra bài cũ:
	- ? Em phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
	- Kiểm tra sự chuẩn bị cuả HS
B. Bài mới:
 	1.Giới thiệu bài
a) Hoạt động1: Thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
*Mục tiêu: - Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
 - Động viên HS có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt để xứng đáng
 là HS lớp 5.
*Cách tiến hành: 
- Mỗi HS trình bày kế hoạch của mình trong nhóm- Nhóm trao đổi góp ý kiến.
- HS trình bày trước lớp - Lớp trao đổi, nhận xét.
- GV nhận xét chung và kết luận: Để xứng đáng là HS lớp 5,chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu, rèn luyện một cách có kế hoạch.
b) Hoạt động2: Kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu
*Mục tiêu: HS biết thừa nhậnvà học tập theo các tấm gương tốt
*Cách tiến hành:
- HS kể về các HS lớp 5 gương mẫu
 - Cả lớp thảo luận về những điều có thể học tập từ các tấm gương đó.
 - GV giới thiệu thêm một số tấm gương khác sau đó kết luận: Chúng ta cần học tập theo các tấm gương tốt...
c) Hoạt động3: Hát, múa, đọc thơ, giới thiệu tranh vẽ về chủ đề Trường em.
*Mục tiêu: GDHS tình yêu và trách nhiệm đối với trường, lớp.
*Cách tiến hành:	- HS giới thiệu tranh vẽ của mình với cả lớp.
- HS múa,hát, đọc thơ về chủ đề Trường em.
- GV nhận xét và kết luận: Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5; chúng ta rất yêu quý và tự hàovề trường lớp mình.Chúng ta phải học tập rèn luyệntốt để xứng đáng là HS lớp 5.
 2/Củng cố, dặn dò:
- Đọc ghi nhớ SGK.
- GV hệ thống bài học; Giáo dục HS luôn có ý thức gương mẫu trong mọi hoạt động.
- HS đọc trước truyện “Chuyện của bạn Đức”.
- Nhận xét giờ học./.
Toán:
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: - Giúp HS biết đọc, viết các phân số thập phân trên một đoạn của tia số. Biết chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Cần làm BT 1,2,3.
- Giáo dục HS tính cẩn thận trong khi học toán.
	II. Chuẩn bị: - GV: Kẻ tia số BT 1.
	 - HS: SGK + Bảng con +Vở toán.
III. Các hoạt động dạy - học :
A/Bài cũ: 
- GV gọi HS làm bài tập 4d . 
 - GV kiểm tra bài của học sinh làm ở nhà (VBT).
B/ Bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bảng.
* GV tổ chức cho HS luyện tập
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Viết phân số thập phân vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số: 
	 0 	- 1 HS lên bảng làm bài - lớp làm nháp rồi chữa bài. 
 + Cho học sinh tự viết các phân số thập phân để được:
 ; ; ... ; vào các vạch tương ứng trên tia số. 
 	+ Sau khi chữa bài nên gọi học sinh đọc lần lượt các phân số thập phân từ:
 ; ... ; và nêu đó là các phân số thập phân.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Viết các phân số sau thành phân số thập phân: 
- Cho học sinh làm N2 rồi chữa bài. Khi chữa bài, HS cần nêu cách chuyển từng phân số thành phân số thập phân. 
- Chữa bài: 
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Viết các phân số sau thành phân số thập phân có mẫu số là 100.
- HS làm vào vở - thu chấm - chữa bài. 
Bài 4,5 : Dành cho HS khá, giỏi.
	- GV h.dẫn HS làm nháp - chữa bài: 
Bài 5 : 2 HS đọc đề toán.
 	- Cho học sinh nêu tóm rồi giải bài toán.
- GV chấm bài , sau đó gọi học sinh lên chữa bài.
Bài giải
Số HS giỏi Toán của lớp đó là:
30 x (học sinh) hoặc: 30 : 10 x 3 = 9
Số HS giỏi Tiếng Việt của lớp đó là:
30 x (học sinh)
Đáp số: 9 HS giỏi Toán
 6 HS giỏi Tiếng Việt
C. Củng cố, dặn dò: - HS nhắc lại cách so sánh 2 phân số.
- Xem lại bài và làm vở bài tập.
- GV nhận xét giờ học, tuyên dương những em làm bài đạt điểm cao.
- Về nhà : Xem lại bài: Ôn tập phép cộng và phép trừ hai phân số./.
Tập đọc:
NGHÌN NĂM VĂN HIẾN
I. Mục tiêu : Giúp HS :
- Biết đọc đúng văn bản khoa học thường thức có bảng thống kê.
- Hiểu nội dung : Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.(Trả lời được các câu hỏi SGK). 
II. Chuẩn bị : - GV : - Tranh văn miếu Quốc Tử Giám
- Bảng phụ viết sẵn 1 đoạn của bảng thống kê để hướng dẫn HS luyện đọc. 
	 - HS : SGK + vở ghi đầu bài.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ:
- 2 HS đọc bài "Quang cảnh làng mạc ngày mùa", trả lời CH 1 và 4 (SGK 11)
- GV nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới : 
1/ Giới thiệu bài : - HS quan sát tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
2/ Hướng dẫn dọc và tìm hiểu bài: 
a/ Luyện đọc: 
-1 HS đọc toàn bài
-GV chia 3 đoạn:	Đoạn 1 : Từ đầu đến lấy đỗ gần 3000 tiến sĩ, cụ thể như sau. 
 	 Đoạn 2 : Bảng thống kê. 
 	 Đoạn 3 : Phần còn lại 
- GV đọc bảng thống kê.
* 3 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn bài văn lần 1:
- Luyện đọc: đỗ, tiến sĩ, chứng tích...
* 3 HS đọc nối tiếp lần 2: Nhận xét, hiểu các từ ngữ (văn hiến, văn miếu, Quốc Tử Giám, tiến sỹ, chứng tích). 
* 3 HS đọc nối tiếp lần 3: - nhận xét.
- HS luyện đọc theo N2, 1 nhóm đọc bài. Nhận xét.
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
b/ Tìm hiểu bài :
Đọc thầm đoạn 1- TLCH:
Câu1:( HS thảo luận nhóm đôi). Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì ? (...ngạc nhiên khi biết rằng từ năm 1075, nước ta đã mở khoa thi tiến sỹ).
+ tiến sĩ
Câu 2 : Triều đại nào tổ chức nhiều kha thi nhất?(Triều đại Lê: 1078) 
Câu 3: Bài văn giúp em hiểu gì về truyền thống văn hoá Việt Nam?( Người Việt Nam có truyền thống coi trọng đạo học).
Câu 4: Đoạn còn lại của bài văn cho biết điều gì? (...chứng tích về một nền văn hoá lâu đời).
Câu 5: Bài văn Nghìn năm văn hiến nói lên điều gì?(...) 
c/ Luyện đọc lại :
- 3 HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn. Tìm giọng đọc. GV uốn nắn để các em có giọng đọc phù hợp với nội dung mỗi đoạn văn trong văn bản. 
- Chọn đoạn 3. Luyện đọc N4 - thi đọc, nhận xét - ghi điểm.
 3/ Củng cố, dặn dò : 
- HS rút nội dung của bài - GV bổ sung- HS nhắc lại.
* Nội dung: Việt Nam có truyền thống khoa cử, thể hiện nền văn hiến lâu đời.
- GDHS bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, thi đua học tập tốt. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện đọc lại bài văn và chuẩn bị bài sau: Sắc màu em yêu./. 
Chính tả: (Nghe viết)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
I. Mục tiêu : 
- Nghe viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng phần vần của tiếng (từ 8 – 10 tiếng) trong BT2 ; chép đúng vần của tiếng vào mô hình, theo yêu cầu BT3.
II. Đồ dùng dạy - học: - GV : SGK
- Bút dạ + vài tờ phiếu phóng to mô hình cấu tạo tiếng trong BT3.
- HS: bảng con + vở chính tả.
III. Các hoạt động dạy - học: 
A/ Bài cũ : - 2 HS lên bảng, trả lời và làm vào bảng lớp. 
 - Lớp làm vào bảng con.( Tìm và ghi lai 3 cặp từ theo yêu cầu). 
? Em hãy nhắc lại quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/k. Tìm 3 cặp từ bắt đầu bằng ng - ngh, gh/ gh, c/k. 
B/ Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
2/ Nghe viết : 
- GV đọc bài chính tả một lượt: giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục.
- Giới thiệu nét chính về Lương Ngọc Quyến ( SGV T65). 
- HS viết bảng con: Lương Ngọc Quyến, ngày 30/8/1917, khoét, xích sắt ...
- GV dặn HS trước khi viết: Lắng nghe, viết đúng, đẹp, sạch sẽ, rỏ ràng. 
- GV đọc cho HS viết theo qui trình.
- Đọc cho HS dò bài . 
-GV chấm bài, HS đổi vở soát lại bài - nhận xét - ghi điểm.
3/ Làm BT chính tả : 
* Hướng dẫn HS làm BT2.
- HS đọc yêu cầu của BT2 - HS làm vở BT. 
- Cho HS trình bày kết quả, GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng ( SGV T65)
* Hướng dẫn HS làm BT3: HS đọc yêu cầu BT: GV h.dẫn mẫu SGK(17) - HS làm việc cá nhân vào vở. 
- GV giao phiếu cho 3 HS, cho HS trình bày, GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng( SGV T65). 
4/ Củng cố, dặn dò :- Nhắc lại quy tắc viết chính tả đã học.
- Nhắc những em viết sai nhiều lỗi về nhà viết lại bài.
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn HS về nhà làm lại vào vở BT3.
- Xem bài sau: Thư gửi các học sinh./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 2THU 2.doc