Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 5

Toán:

HỖN SỐ ( T1)

I/ Mục tiêu:

 - Giúp HS biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.

 - Cần làm BT1, BT2a.

 II/ Chuẩn bị: - GV: hình vẽ SGK + bảng phụ

- HS: bộ đồ dùng học toán

III/ Các hoạt động dạy học:

A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng làm BT 2 - lớp làm nháp - nhận xét - ghi điểm.

B/ Bài mới:

1) Giới thiệu bài: - Ghi bảng.

2) Giới thiệu hỗn số:

- GV giới thiệu hình vẽ SGK

- Cô cho bạn An 2 cái bánh và ¾ cái bánh. Hãy tìm cách viết số bánh mà cô cho bạn?

- HS trao đổi và nêu cách viết: 2 cái bánh và ¾ cái bánh; 2 + ¾ cái bánh; 2 cái bánh.

- GV giới thiệu: trong cuộc sống và trong toán học, . người ta dùng hỗn số.

- có 2 cái bánh và cái bánh ta viết: 2

- 2 gọi là hỗn số; đọc: hai và ba phần tư hoặc hai, ba phần tư.

 

doc 4 trang Người đăng hang30 Lượt xem 503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 2 - Thứ 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 5: Ngày soạn:6/9/2009
 Ngày giảng:10/9/2009
Âm nhạc:
HỌC HÁT: REO VANG BÌNH MINH
Đ/c Lực soạn và giảng.
Toán:
HỖN SỐ ( T1)
I/ Mục tiêu:
	- Giúp HS biết đọc, viết hỗn số; biết hỗn số có phần nguyên và phần phân số.
	- Cần làm BT1, BT2a.
	II/ Chuẩn bị: 	- GV: hình vẽ SGK + bảng phụ 
- HS: bộ đồ dùng học toán
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: 2 HS lên bảng làm BT 2 - lớp làm nháp - nhận xét - ghi điểm.
B/ Bài mới: 
Giới thiệu bài: - Ghi bảng.
Giới thiệu hỗn số: 
- GV giới thiệu hình vẽ SGK
- Cô cho bạn An 2 cái bánh và ¾ cái bánh. Hãy tìm cách viết số bánh mà cô cho bạn? 
- HS trao đổi và nêu cách viết: 2 cái bánh và ¾ cái bánh; 2 + ¾ cái bánh; 2 cái bánh.
- GV giới thiệu: trong cuộc sống và trong toán học, ... người ta dùng hỗn số. 
- có 2 cái bánh và cái bánh ta viết: 2
- 2 gọi là hỗn số; đọc: hai và ba phần tư hoặc hai, ba phần tư.
- HS viết bảng con 	2 
- Em có nhận xét gì phân số và 1.( phần phân số của hỗn số bao giờ cũng bé hơn 1.
3)Luyện tập:
Bài1: - HS nêu yêu cầu: dựa vào hình vẽ để viết rồi đọc hỗn số thích hợp.
- Em hãy viết hỗn số chỉ hình tròn đã tô màu: - HS viết bảng con 1
- Tương tự - HS viết: a) 2 	b) 2	c) 3
Bài 2: - HS nêu yêu cầu: Viết hỗn số thích hợp vào chỗ chấm dưới mỗi vạch của tia số.
- GV hướng dẫn HS làm bài 2a vào vở - thu chấm - chữa bài.
4) Cũng cố dặn dò: - Xem lại bài và viết bài tập 2b
- Chuẩn bị bài sau: Hỗn số (tiết 2)
- Nhận xét giờ học./.
Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
	I/ Mục tiêu:
	- Tìm được các từ đồng nghĩa trong đoạn văn (BT1); xếp được các từ vào nhóm từ đồng nghĩa(BT2).
	- Viết được đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có sử dụng một số từ đồng nghĩa(BT3).
	II/ Chuẩn bị: - GV: Bảng phụ
- HS: SGK + VBT
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Bài cũ: - Đặt câu có sử dụng từ đồng nghĩa với từ Tổ quốc?
 - Nhận xét - ghi điểm.
B/ Bài mới: 
1/ Giới thiệu bài: ghi bảng
2/ Hướng dẫn HS làm tập: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Tìm những từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- HS làm bài vào vở BT - 1HS lên bảng làm.
- Nhận xét - Chữa bài: Các từ đồng nghĩa: mẹ, má, u, bu, bầm, mạ.
Bài 2: HS nêu yêu cầu: Xếp những từ sau thành những nhóm từ đồng nghĩa .
- HS hoạt động nhóm 4 - làm vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét - bổ sung.
1
2
3
bao la
Lung linh
vắng vẻ
mênh mong
Long lanh
hiu quạnh
bát ngát
Lóng lánh
vắng teo
thênh thang
lấp loáng
vắng ngắt
lấp lánh
hiu hắt
- Các từ ở từng nhóm trên có nghĩa chung là gì ?
+ N1: Chỉ một không gian rộng lớn. 
+ N2: Gợi tả vẻ lay động lung linh.
+ N3: Gợi tả sự vắng vẻ.
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Viết một đoạn văn tả cảnh khoảng 5 câu có dùng một số từ đã nêu ở bài tập 2.
- GV hướng dẫn HS viết bài vào vở - thu chấm - nhận xét.
- HS đọc bài viết hay.
- GV đọc bài văn mẫu.
3/ Củng cố dặn dò:
- Từ đồng nghĩa là gì?
- Về nhà hoàn chỉnh các bài ở vở bài tập.
- Chuẩn bị bài: Mở rộng vốn từ: Nhân dân.
- Nhận xét giờ học./.
Địa lý:
ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN
I/ Mục tiêu:
	- Nêu được đặc điểm chính của địa hình.
	- Nêu tên một số khoáng sản chính của Việt Nam.
	- Chỉ các dãy núi và đồng bằng lớn trên bản đồ(lược đồ).
	- Chỉ được một số mỏ khoáng sản chính trên bản đồ(lược đồ).
	II/ Chuẩn bị: 	 - GV: + Bản đồ địa lí Việt Nam
	 + Lược đồ khoáng sản Việt Nam.
	 - HS: SGK + vở BT
	III/ Các hoạt động dạy học:	
A/ Bài cũ: - Chỉ vị trí nước Việt Nam trên bản đồ?
	- Phần đất liền nước ta giáp với những nước nào?
	- Nhận xét – ghi điểm.
	B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài - ghi bảng.
	2/ Hoạt động1: Địa hình và khoáng sản:
	- HS quan sát lược đồ địa hình Việt Nam - Hoạt động nhóm 2 - quan sát SGK.
	+ Chỉ vùng núi và đồng bằng ở nước ta?
	+ So sánh diện tích của vùng đồi núi và vùng đồng bằng ở nước ta?
	+ Chỉ các dãy núi ở nước ta?
	+ Nêu tên và chỉ bản đồ các đồng bằng và cao nguyên ở nước ta?
	- Đại diện nhóm trình bày - nhận xét - bổ sung.
	- GV kết luận: Diện tích đồi núi > đồng bằng(gấp 3 lần) – ¾ diện tích là đồi núi; ¼ diện tích là đồng bằng...
	3/ Hoạt động 2: Khoáng sản Việt Nam:
	- GV treo lược đồ Khoáng sản Việt Nam - HS quan sát và trả lời câu hỏi.
	- HS cho biết tên lược đồ và dùng để làm gì? (Lược đồ khoáng sản Việt Nam giúp ta biết về khoáng sản Việt Nam.)
	- Nêu một số khoáng sản ở nước ta? (Quặng sắt, a-pa-tít, dầu mỏ,...).
	- GV kết luận: Nước ta có rất nhiều khoáng sản...
	4/ Hoạt động 3: Những lợi ích của địa hình khoáng sản:
	- Lợi ích của địa hình khoáng sản của đất nước ta là gì?
	- HS: + Đồng bằng phát triển ngành nông nghiệp.
	+ Khoáng sản phát triển ngành công nghiệp.
	- GV nhận xét - nêu bài học - 3 HS đọc SGK.
 5/ Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học.
- Chuẩn bị bài: Khí hậu.
- Nhận xét giờ học./.
Kĩ thuật:
ĐÍNH KHUY HAI LỖ (T2)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đính khuy hai lỗ.
- Đính được ít nhất một khuy hai lỗ. Đính khuy tương đối chắc chắn.
- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị: GV: - Bộ đồ dùng kĩ thuật
 HS: - Vật liệu, dụng cụ thực hành đính khuy 2 lỗ.
 III. Hoạt động dạy và học: 
 A/Bài cũ: 	 Kiểm tra kết quả thực hành ở tiết 1 và sự chuẩn bị của HS.
 	B/Bài mới:
1/ Giới thiệu bài: - ghi bảng
a) Hoạt động 1: - HS thực hành
- HS nhắc lại cách đính khuy 2 lỗ.
- GV nhắc một số điểm cần lưu ý khi đính khuy 2 lỗ.
- GV nêu yêu cầu và thời gian thực hành: Mỗi HS đính 1 khuy trong vòng 25 phút -Yêu cầu HS đọc phần đánh giá SGK.
- HS thực hành đính khuy 2 lỗ theo nhóm 4 để HS trao đổi, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau.
- GV quan sát, uốn nắn.
 	b) Hoạt động2: Đánh giá sản phẩm.
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
- Gọi HS nêu yêu cầu của sản phẩm - GV ghi bảng để HS dựa vào đó đánh giá
- Cử 2 - 3 HS đánh giá SP của bạn theo yêu cầu.
- GV đáng giá, nhận xét kết quả thực hành của HS.
2/ Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết thực hành
	 - Chuẩn bị tiết sau thực hành tiếp./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 2THU 5.doc