Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Phan Thị Thanh Hòa

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Phan Thị Thanh Hòa

TẬP ĐỌC

TRÍ DŨNG SONG TOÀN

I. MỤC TIÊU:

 - Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật

 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ danh dự , quyền lợi của đất nước . ( Trả lời được các câu hỏi SGK).

 * KNS: Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 A. Kiểm tra bài cũ (3)

 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:

 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?

 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?

 - GV nhận xét ghi điểm.

 

doc 34 trang Người đăng hang30 Lượt xem 510Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 21 - Phan Thị Thanh Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai, ngày 30 tháng 1 năm 2012
Tập đọc
Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: 
 - Đọc diễn cảm bài văn, đọc phân biệt giọng các nhân vật
 - Hiểu ý nghĩa bài đọc: Ca ngợi Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ danh dự , quyền lợi của đất nước . ( Trả lời được các câu hỏi SGK).
 * KNS: Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân của mình, tăng thêm ý thức tự hào, tự trọng, tự tôn dân tộc).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ (viết đoạn cần luyện đọc)
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - 2 HS đọc bài Nhà tài trợ đặc biệt của cách mạng. HS trả lời các câu hỏi:
 + Việc làm của ông Thiện thể hiện phẩm chất gì?
 + Hãy nêu nội dung ý nghĩa của bài?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (1’) GV giới thiệu truyện kể Trí dũng song toàn.
 2. Hoạt động 1 (11’) Luyện đọc
 - GV cho 1-2 HS khá ( giỏi) đọc bài văn.
 - HS quan sát tranh minh hoạ sứ thần Giang Văn Minh oai phong, khảng khái đối đáp giữa triều đình nhà Minh.
 - GV chia bài văn thành 4 đoạn:
 + Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ.
 + Đoạn 2: Từ Thám hoa vừa khóc đến thoát khỏi nạn mỗi năm cống nạp một tượng vàng để đền mạng Liễu Thăng.
 + Đoạn 3: Từ Lần khác đến sai người ám hại ông.
 + Đoạn 4: Phần còn lại.
 - HS đọc nối tiếp nhau từng đoạn.
 + HS đọc xong lượt 1, GV hướng dẫn HS đọc các từ khó : thảm thiết, hỏi cho ra lẽ, giỗ tổ cụ, góp giỗ, Liễu Thăng...
 + HS đọc xong lượt 2, GV hướng dẫn giải nghĩa từ đã chú giải ở SGK. GV giải thích thêm: tiếp kiến (gặp mặt), hạ chỉ (ra chiếu chỉ, ra lệnh), than (than thở), cống nạp (nạp, nộp).
 - HS luyện đọc theo cặp.
 - 2 HS luyện đọc cả bài.
 - GV đọc diễn cảm bài văn.
 3. Hoạt động 2: (11’) Tìm hiểu bài
 * GV tổ chức cho HS đọc từng đoạn, trả lời các câu hỏi về nội dung bài đọc SGK.
 + Sứ thần Giang Văn Minh làm cách nào để vua nhà Minh bãi bỏ lễ góp giỗ Liễu Thăng? (... vờ khóc than vì không có mặt ở nhà để cúng giỗ cụ tổ năm đời;...).
 + GV phân tích thêm để HS nhận ra sự khôn khéo của Giang Văn Minh: đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, từ đó dù biết đã mắc 
mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ Liễu Thăng.
 + Hãy nhắc lại nội dung đối đáp giữa Giang Văn Minh và đại thần nhà Minh? ( một 
số HS tiếp nối nhau nhắc lại cuộc đối đáp)
 + Vì sao nhà Minh sai người ám hại ông Giang Văn Minh?( Vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ Liễu Thăng nên căm ghét ông. Nay thấy Giang Văn Minh không những không chịu nhún nhường trước câu đối của đại thần trong triều, còn dám lấy việc quân đội của ba triều đại Nam Hán, Tống và Nguyên đều thảm bại trên sông Bạch Đằng để đối lại;...)
 + Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người có trí dũng song toàn?( Vì ông vừa mưu trí, vừa bất khuất;...)
 4. Hoạt động 3 (6’) Luyện đọc diễn cảm
 - 5 HS đọc diễn cảm bài văn theo cách phân vai nhân vật trong bài.
 - Chọn đoạn 1 để hướng dẫn lớp đọc diễn cảm- HS thi đọc diễn cảm đoạn này.
 5. Củng cố, dặn dò (2’)
 + Bài văn muốn nói với chúng ta điều gì? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi, danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài).
 - GV nhận xét giờ học.
 - Dặn dò : về nhà tiiếp tục đọc diễn cảm bài này, chuẩn bị bài: Tiếng rao đêm
 Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu: 
 Tính được diện tích một số hình được cấu tạo từ các hình đã học.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ để HS làm bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Giới thiệu bài (1’)
 GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Hoạt động 1 : (10’) Giới thiệu cách tính
 Thông qua ví dụ nêu trong SGK để giúp HS hình thành quy trình tính như sau:
 - Chia hình đã cho thành các hình quen thuộc( các phần nhỏ) có thể tính được diện tích. Cụ thể, chia hình đã cho thành hai hình vuông và một hình chữ nhật.
 - Xác định kích thước của các hình mới tạo thành. Cụ thể: hình vuông có cạnh 20m; hình chữ nhật có các kích thước là 70m và 40,1m.
 - Tính diện tích của từng phần nhỏ, từ đó suy ra diện tích của toàn bộ mảnh đất.
 3. Hoạt động 2 (23’) Thực hành:
 Bài 1: Tính diện tích của mảnh đất theo kích thước trên hình vẽ
 + Để tính được diện tích hình vẽ ta cần tính được diện tích những hình nào?( chia hình đã cho thành hai hình chữ nhật, tính diện tích của chúng, từ đó tính diện tích của mảnh đất)
- HS làm bài cá nhân vào vở( 1HS làm vào bảng phụ). 3,5m
- GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
- GV cùng HS chữa bài. 3,5m 3,5m
 6,5m
 4,2m
 Bài 2: (Dành cho HS khá, giỏi)
 - GV hướng dẫn HS có thể chia khu đất thành ba hình chữ nhật hoặc có thể hướng dẫn HS nhận biết một cách làm khác:
 50m
 40,5m
 40,5m
 30m
 100,5m
 - GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò (1’) GV nhận xét tiết học. Dặn về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
Mĩ thuật
( GV đặc thù dạy)
 Lịch sử
Nước nhà bị chia cắt
I. Mục tiêu:
 - Biết đôi nét về tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954:
 + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 + Mĩ Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng’’, “diệt cộng’’, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
 - Chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bản đồ hành chính Việt Nam; hình minh hoạ ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ (3’)
 + Nêu các sự kiện tiêu biểu trong giaiđoạn 1945-1954 ?
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1’)
 GV nêu đặc điểm tình hình nổi bật của nước ta sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954 và vào bài mới.
 2. Hoạt động 1 : ( 15’) Tìm hiểu: Nội dung Hiệp định Giơ-ne-vơ:
 - GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu các vấn đề sau:
 + Tìm hiểu nghĩa các từ: Hiệp định, hiệp thương, Tổng tuyển cử, tố cộng - diệt cộng.
 + Tại sao có Hiệp định Giơ-ne-vơ?
 + Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơ-ne-vơ là gì?
 + Mong ước điều gì của nhân dân qua hiệp định này?
 - HS trình bày các nội dung của câu hỏi trên, chỉ giới tuyến quân sự tạm thời trên bản đồ, cả lớp nhận xét bổ sung.
 * GV kết luận, nhấn mạnh các nội dung chính : chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa 
bình ở Việt Nam ; quy định vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời. Quân ta sẽ tập kết ra Bắc. Quân Pháp sẽ rút khỏi miền Bắc, chuyển vào miền Nam. Trong 2 năm, quân Pháp phải rút khỏi miền Nam Việt Nam. Đến tháng 7 – 1956, tiến hành tổng tuyển cử, thống nhất đất nước.
 3. Hoạt động 2: ( 14’) Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ
 - Cho HS thảo luận nhóm 4- TLCH:
 + Vì sao đất nước ta bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc ? 
 + Nêu dẫn chứng về việc Mĩ – Diệm tàn sát đồng bào ta?
 + Những việc làm của đế quốc Mĩ đã gây hậu quả gì cho nhân nhân ta?
 + Muốn xoá bỏ nỗi đau chia cắt, dân tộc ta phải làm gì?
 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - mỗi nhóm chỉ phải nêu một vấn đề.
 - Các HS khác theo dõi đối chiếu kết quả, bổ sung.
 - GV nhận xét, kết luận : Tình hình nước ta sau hiệp định Giơ-ne-vơ :
 + Miền Bắc được giải phóng, tiến hành xây dựng xã hội chủ nghĩa.
 + Mĩ Diệm âm mưu chia cắt lâu dài nước ta, tàn sát nhân dân miền Nam, nhân dân ta phải cầm vũ khí đứng lên chống Mĩ – Diệm: thực hiện chính sách “tố cộng’’, “diệt cộng’’, thẳng tay giết hại những chiến sĩ cách mạng và những người dân vô tội.
 4 . Củng cố, dặn dò (2’)
 - HS nêu lại nội dung bài học.
 - Nhận xét tiết học.
 Thứ ba, ngày 31 tháng 1 năm 2012
Chiều:	Khoa học
Năng lượng mặt trời
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời trong đời sống và sản xuất: chiếu sáng, sưởi ấm, phơi khô, phát điện
II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh ảnh các phương tiện máy móc chạy bằng năng lượng mặt trời
 - Thông tin và hình ảnh ở SGK.
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - GV kiểm tra các nội dung:
 + Muốn làm cho các vật xung quanh biến đổi cần có gì?
 + Muốn có năng lượng để thực hiện các hoạt động như : cày cấy, học tập ... con người phải làm gì?
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài: (1’) GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Hoạt động 1: (10’) Tìm hiểu: Tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên.
 *Tổ chức HS làm việc theo nhóm- GV phát bảng học tập cho các nhóm- nhóm trao đổi thảo luận câu hỏi:
 + Mặt trời cung cấp năng lượng cho trái đất ở những dạng nào? ( ánh sáng và nhiệt).
 + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với sự sống? ( giúp cho mọi vật tồn tại).
 + Nêu vai trò của năng lượng mặt trời đối với thời tiết và khí hậu? (Năng lượng mặt 
trời gây ra nắng, mưa, gió, bão trên trái đất).
 - Các nhóm trình bày nội dung đã thảo luận- bổ sung - GV chốt các ý cơ bản và mở rộng.
 - GV cung cấp thêm: Than đá, dầu mỏ và khí tự nhiên được hình thành từ xác sinh vật qua hàng triệu năm. Nguồn gốc của các nguồn năng lượng này là Mặt Trời. Nhờ có năng lượng mặt trời mới có quá trình quang hợp của lá cây và cây cối mới sinh trưởng được.
3. Hoạt động 2: (12’) Tìm hiểu: Một số máy móc, hoạt động của con người sử dụng năng lượng mặt trời.
 - HS quan sát các hình 2, 3, 4 trang 84, 85 SGK và trả lời theo nội dung sau:
 + Kể một số ví dụ về sử dụng năng lượng mặt trời trong cuộc sống hàng ngày ( chiếu sáng; phơi khô các đồ vật, lương thực , thực phẩm , làm muối ...)
 + Kể tên một số công trình, máy móc sử dụng năng lượng mặt trời?
 + Kể một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng mặt trời ở gia đình và ở địa phương?
 - Lớp nhận xét ý kiến , bổ sung.
 - GV chuẩn các kiến thức mà HS đã nêu ra trong quá trình thảo luận, nêu thêm một số công trình có sử dụng năng lượng mặt trời có mục đích cung cấp thêm hiểu biết cho HS.
 4. Hoạt động 3: (8’) Tổ chức trò chơi để củng cố kiến thức về vai trò của năng lượng mặt trời.
 - Cử 2 nhóm tham gia (mỗi nhóm 5 HS).
 - GV vẽ hình mặt trời lên bảng- hai nhóm chuẩn bị tham gia chơi.
 - Các nhóm cử thành viên luân phiên nhau ghi những vai trò, ứng dụng của mặt trời đối với sự sống trên trái đất nói chung và con người nói riêng- sau đó nối với hình vẽ Mặt Trời.
 - Nhận xét kết quả cuộc chơi , biểu dương nhóm thắng cuộc.
 5. Củng cố, dặn dò (1’)
 - GV nhận xét tiết học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau.
 Tự học
 Luyện viết: trí dũng song toàn
I.Mục tiêu: 
 Củng cố kĩ năng viết chữ đúng theo mẫu, trình bày đẹp bài : Trí dũng song toàn.
II.Hoạt động dạy học
1.Hoạt động 1 : (10’) Hướng dẫn HS luyện viết 
 - GV đọc đoạn văn cần luyện viết bài Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần... đến hết bài); cả lớp đọc thầm đoạn v ... 6 ( m2)
 Độ dài cạnh BG là: 28 + 63 = 91 (m2)
 Diện tích hình tam giác BGC là: 91 x 30 : 2 = 1365 ( m2)
 Diện tích mảnh đất là: 5292 + 1176 + 1365 = 7833 ( m2)
 Đáp số: 7833 m2
 Bài 2: (Tương tự như BT1): HS khá, giỏi làm .
 - GV chấm và hướng dẫn HS chữa bài.
 4. Củng cố, dặn dò (1’)
 - GV nhận xét tiết học.
Chính tả
Nghe- viết: Trí dũng song toàn
I. Mục tiêu: HS cần:
 - Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi.
 - Làm được BT(2 a) và BT(3b).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Vở BT Tiếng Việt, bút dạ , phiếu học tập .
III. Hoạt động dạy học:
 A. Kiểm tra bài cũ (3’)
 - 1 HS viết ở bảng , cả lớp viết ở giấy nháp các từ chứa âm đầu r, d, gi.
 - GV nhận xét ghi điểm.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1’)
GV nêu nhiệm vụ học tập.
 2. Hoạt động 1: (20’) Viết chính tả
 - GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Trí dũng song toàn (Từ Thấy sứ thần... đến hết bài); cả lớp đọc thầm đoạn văn.
 + Đoạn văn kể về điều gì?( Giang Văn Minh khảng khái khiến vua nhà Minh tức giận, sai người ám hại ông,...)
 - Luyện viết từ khó: thảm bại, sai người ám hại , ông , linh cửu, thiên cổ...
 - HS đọc thầm lại đoạn văn.
 - Viết chính tả:
 + GV lưu ý HS cách trình bày bài, tư thế ngồi viết cách cầm bút .
 + GV đọc cho HS viết (đọc to, rõ ràng từng câu hoặc từng bộ phận)
 - Khảo bài: GV đọc chậm cho HS khảo bài , chữa lỗi.
 - GV chấm một số bài- nhận xét bài viết.
 3. Hoạt động 2: (10’) Luyện tập: GV tổ chức cho HS làm BT
 Bài tập (2) a:
 - HS đọc yêu cầu bài tập .
 - HS làm bài cá nhân .
 - GV dán 3 tờ phiếu lên bảng lớp - Gọi 3 HS lên bảng thi làm bài nhanh .
 - HS tiếp nối nhau đọc kết quả.
 - Cả lớp nhận xét , GV bổ sung nhận xét và chấm thi đua (các từ cần điền lần lượt là: dành dụm, để dành; rành, rành rẽ; cái giành) .
 Bài tập (3) b :
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
 - HS tự làm bài tập vào vở.
 - Gọi một số HS trình bày bài tập đã làm - GV nhận xét .
 + GV nêu ý nghĩa của mẫu chuyện cười.
 + Các từ cần điền : tưởng, mãi, hãi, giải , cổng, phải, nhỡ.
 4. Củng cố dặn dò: (1’)
 - Giáo viên nhận xét giờ học.
 - Dặn HS về nhà kể mẫu chuyện vui : Sợ mèo không biết cho người thân nghe.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I. Mục tiêu: 
 - Làm được BT 1,2.
 - Viết được đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân theo yêu cầu của BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
 - phiếu học tập, bút dạ .
III. Hoạt động dạy học:
 A. Bài cũ: (3’)
 - HS nêu miệng bài tập 1,2,3 (phần luyện tập) tiết LTVC trước.
 - GV nhận xét.
 B. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài (1’)
GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2. Luyện tập (28’)
 * GV tổ chức cho HS làm và chữa các BT trong SGK
 Bài tập 1:
 - HS đọc yêu cầu BT 1
 - HS làm bài cá nhân vào vở (3 HS làm vào phiếu học tập)
 - Dán bài làm trên bảng lớp - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV chốt lại lời giả đúng: 
 nghĩa vụ công dân công dân gương mẫu
 quyền công dân công dân danh dự
 ý thức công dân danh dự công dân
 bổn phận công dân
 trách nhiệm công dân
 Bài tập 2: HS đọc yêu cầu BT2- HS cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm BT cá nhân
 - 1 HS làm ở bảng phụ - theo bảng sau:
 Cụm từ
Nghĩa
ý thức
công dân
Quyền
công dân
Nghĩa vụ công dân
 Điều mà pháp luật, xã hội công nhận cho người dân được hưởng,...
 Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước. 
 Điều mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước,....
 - GV hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
 Bài tập 3:
 - HS đọc yêu cầu BT .
 - GV giải thích: Câu văn ở BT3 là câu Bác Hồ nói với các chú bộ đội nhân dịp Bác đến thăm đền Hùng. Dựa vào câu nói đó, mỗi em viết 1 đoạn văn 4-5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.
 - HS làm bài - GV kèm cặp những HS gặp khó khăn.
 - HS tiếp nối nhau trình bày.
 - Cả lớp nhận xét bổ sung.
 - GV tổng hợp ý kiến và kết quả bài làm của HS.
 3. Củng cố, dặn dò (3’)
 - GV nhận xét tiết học
 - Khen ngợi những HS làm việc tốt.
 - Dặn HS ghi nhớ, biết vận dụng đúng những từ mới học.
Luyện Tiếng Việt
Luyện: Mở rộng vốn từ: “ Công dân”
I. Mục tiêu 
 - Củng cố các kiến thức đã học ở tiết buổi sáng.
 - Luyện thêm một số BT nâng cao.
II. Hoạt động dạy và học
 1. Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm BT
 + BT1 (SGK) : HS đọc yêu cầu BT
 - Cho HS làm vào vở ô li.
 - Gọi một số HS trình bày – Cả lớp nhận xét.
 + BT3: HS đọc yêu cầu BT 
 - HS viết đoạn văn vào vở
 - GV gợi ý, hướng dẫn thêm cho HS yếu.
 - Gọi HS nối tiếp nhau trình bày – Cả lớp, GV nhận xét.
 2. Hoạt động 2 : Luyện BT nâng cao
 - Cho HS khá, giỏi làm thêm BT sau:
 Nối từ chỉ người cột trái với từ chỉ hoạt động ở cột phái cho phù hợp:
 học sinh nhà nước
 công dân bệnh viện
 bác sĩ cơ quan
 công chức nhà máy
 công nhân nhà trường
 3. Củng cố dặn dò: GV nhận xét giờ học
 Luyện Tiếng việt
Luyện viết:trí dũng song toàn
Mục tiêu: Giúp HS :
 - Rèn luyện kĩ năng nghe- viết đúng, đẹp, đạt tốc độ quy định.
 - Có ý thức trau dồi chữ viết
II.Đồ dùng dạy- học
 - Bài viết để HS luyện.
 - Một số bài viết mẫu, chữ mẫu.
III.Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
 1.GV nêu nội dung, yêu cầu tiết học.
 2.GV nhận xét chung về chữ viết của lớp, của từng HS tại thời điểm hiện nay; đặc biệt, GV chỉ ra những lỗi mà HS thường gặp như: chữ viết thiếu nét (Tuyên, Vũ, ...); chữ hẹp ( Nga, Hào,..); chữ quá cỡ ( Chiến, Nguyệt,...)...
 3.GV giúp HS sửa các lỗi sai trên và viết các từ khó vào vở nháp. 
 4.HS luyện viết:
 GV đọc HS viết bài: Trí dũng song toàn
 5.GV chấm, chữa một số bài viết
 6.Nhận xét, dặn dò: HS cần có ý thức, kế hoạch luyện chữ.
Luyện Toán
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục tiêu
 - Củng cố kĩ năng tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Vận dụng làm các bài tập trong vở bài tập.
 - Luyện thêm một số bài tâp nâng cao.( HS khá, giỏi)
II. Các hoạt động dạy và học
 1. Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS làm bài tập (VBT)
 - GV yêu cầu HS nhắc lại quy tắc, công thức tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông
 - GV ghi bảng: S = a x a S = a x b
 - GV hướng dẫn Hs làm các bài tập (VBT).
 - GV hướng dẫn thêm cho HS yếu.
 - Gọi một số HS lên bảng chữa bài – Cả lớp nhận xét.
 2. Hoạt động 2: Luyện BT nâng cao
 * Cho hình chữ nhật ABCD có chiều dài 51 m, chiều rộng 43 m. Gọi M , P, Q lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, DA. Tính diện tích hình MBCPQ?
 3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học.
Luyện toán
Luyện tập: Hình hộp chữ nhật. Hình lập phương
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố biểu tượng về hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Chỉ ra được các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
 - Hoàn thành hệ thống BT trong VBT và luyệ thêm một số BT nâng cao.
II.Các hoạt động dạy- học chủ yếu.
1.GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. Một số HS nhắc lại đặc điểm của hình hộp chữ nhật; hình lập phương.
3. HS tự hoàn thành hệ thống các BT trong VBT; GV giúp đỡ HS yếu.
 - HS lên bảng chữa bài; khuyến khích HS TB, Yếu lên chữa bài
 - GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
 4. HS khá, giỏi làm thêm một số BT nâng cao:
 Một miếng đật hình thang có trung bình cộng hai đáy bằng 31 m. Biết rằng nếu tăng đáy lớn 6 m thì diện tích của miếng dất sẽ tăng thêm 48 m2. Tính diện tích miếng đất?
5. GV nhận xét giờ học.
Tự học
Làm bài tập khoa học
I. Mục tiêu: Củng cố cho HS về:
 - Kể tên một số loại chất đốt .
 - Nêu ví dụ về việc sử dụng năng lượng chất đốt trong đời sống và sản xuất.
 - Vận dụng các BT trong VBT.
II. Hoạt động dạy và học:
1. Hoạt động 1: Củng cố các kiến thức đã học
 - Em hãy kể tên một số loại chất đốt ?
 - Nêu một số ví dụ về việc sử dụng năng lượng đốt trong đời sống, sản xuất ?
2. Hoạt động 2 : Hướng dẫn HS làm BT( VBT).
 - Cho HS nêu yêu cầu BT1,2,3,4.
 - GV hướng dẫn thêm cho HS yếu.
 - HS tự làm vào vở
 - Gọi một số HS trình bày – cả lớp nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét giờ học.
Chiều
Hoạt động tập thể
Vệ sinh phong quang trường, lớp
I. Mục tiêu :
 - Hướng dẫn HS thực hành lao động vệ sinh phong quang trường, lớp.
 - Giáo dục cho HS ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường.
II. Hoạt động dạy và học :
GV phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
Phân công nhiệm vụ cho các tổ.
HS thực hành lao động vệ sinh xung quanh trường, lớp.
GV nghiệm thu kết quả làm việc của các tổ.
5. GV nhận xét giờ học.
 BT: Một tờ bìa hình thang có diện tích 86,4 cm2.
	a) Tính độ dài mỗi đáy của hình thang biết rằng đáy bé bằng đáy lớn và chiều cao bằng 9cm.
	b) Từ tờ bìa hình thang đã cho có thể cắt thành ba phần và ghép ba phần này (không chồng lên nhau) để đợc một hình chữ nhật. Em hãy vẽ hình thể hiện các cách cắt ghép của mình.
 5. GV giúp HS chữa bài
 6. GV nhận xét tiết học
 Thứ sáu, ngày 6 tháng 2 năm 2009
Tự học
Làm Bài tập toán
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố kĩ năng tính diện tích các hình đã học
 - Hoàn thành BT trong VBT
II.Hoạt động dạy- học chủ yếu.
 1.GV nêu MĐ, YC của tiết học
 2.Một số HS nhắc lại quy tắc tính diện tích các hình đã học: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình thoi, hình bình hành,...
 - GV nhận xét và giúp HS tìm các yếu tố khác trong các hình đã học
 3.GV tổ chức cho HS tự hoàn thành BT trong VBT; GV giúp đỡ HS yếu.
 4.HS lần lượt lên bảng chữa bài; GV chấm bài.
 5.HS Khá, Giỏi làm thêm một số BT nâng cao:
 BT: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng cạnh của một hình vuông. Biết chu vi của hình vuông kém chu vi hình chữ nhật 20 cm và diện tích hình chữ nhật hơn diện tích hình vuông 200cm2. Tính diện tích mỗi hình.?
 6.GV chấm, chữa bài.
Kĩ thuật
 Vệ sinh phòng dịch cho gà 
I. Mục tiêu: HS cần:
- Nêu được tmục đích, tác dụng và một số cách vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ như trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
1. Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Hướng dẫn hs đọc mục 1 SGK, kể tên các công việc vệ sinh phòng dịch cho gà.
- Một số HS trình bày. GV kết luận lại HĐ1.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách vệ sinh, phòng dịch cho gà .
- GV đặt câu hỏi - HS nêu các công việc vệ sinh phòng dich cho gà
a. Vệ sinh dụng cụ cho gà ăn, uống
b. Vệ sinh chuồng nuôi
c. Tiêm thuốc, nhỏ thuốc phòng dịch bệnh cho gà
- HS nêu tác dụng của từng việc trên.
- GV nhận xét, kết luận.
3. Hoạt động 3: Đánh giá kết quả học tập của HS
- HS làm bài trong VBT. GV kiểm tra và đánh giá
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của các nhóm và cá nhân HS.
- Hướng dẫn HS chuẩn bị cho bài Lắp ghép

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 21.doc