Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy

Tập đọc- Tiết 45

 PHÂN XỬ TÀI TÌNH.

I- Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.

 - Học tập được tài năng và đức độ của vị quan án.

II- Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK.

 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 81 trang Người đăng hang30 Lượt xem 457Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 23 - Trường tiểu học IaLy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 23
Thứ ba ngày tháng năm 20 
Tập đọc- Tiết 45 
 PHÂN XỬ TÀI TÌNH.
I- Mục tiêu: 
 - Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn với giọng hồi hộp, hào hứng, thể hiện được niềm khâm phục của người kể chuyện về tài xử kiện của ông quan án.
 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi trí thông minh, tài xử kiện của vị quan án.
 - Học tập được tài năng và đức độ của vị quan án.
II- Chuẩn bị: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK..
 - Bảng phụ ghi các câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III- Các hoạt động dạy học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định tổ chức , bài cũ :
 -Địa thế đặc biệt của Cao Bằng được thể hiện qua những từ ngữ, chi tiết nào?
 -Qua khổ thơ cuối, tác giả muốn nói lên điều gì?
2- Bài mới :- Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài :
a)Luyện đọc:
-Cho 2 HS đọc bài.
- GV đưa tranh minh hoạ và hỏi: Tranh vẽ gì?
 -Cho HS đọc nối tiếp đoạn 3 lượt,
GV viết lên bảng các từ khó để HS luyện đọc:vãn cảnh, biện lễ, sư vãi, 
- Luyện đọc theo nhóm 3 HS. 
- Cho HS đọc cả bài.
-GV đọc diễn cảm bài văn.
b)Tìm hiểu bài: 
Đoạn 1: + HS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 1
- Hỏi:Hai người đàn bà đến công đường nhờ quan phân xử việc gì?
-GV chốt lại.
Đoạn 2: -ChoHS đọc thành tiếng, đọc thầm đoạn 2.
-Hỏi:Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp?
 Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp.
-GV chốt lại ý đoạn 2.
Đoạn 3:- Gọi HS đọc .
- Hỏi:+ Kể lại cách quan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa.
 + Vì sao quan án lại dùng cách trên?
 - GV chốt lại.
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
- GV cho 1 nhóm 4 HS đọc phân vai.
- GV đưa bảng phụ ghi sẵn đoạn cần luyện đọc lên bảng và hướng dẫn đọc
- GV cho HS luyện đọc.
-Một vài HS thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa uốn nắn, nhận xét
3-Củng cố, dặn dò :
 GV nhận xét tiết học, HS về nhà kể câu chuyện cho người thân nghe, tìm đọc những truyện về xử án.
-2 HS nối tiếp đọc
- HS trả lời.
- HS đọc nối tiếp đoạn
- HS đọc theo nhóm.
- HS đọc
- HS đọc,
- HS tìm hiểu và trả lời.
- HS nghe
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, bổ sung.
- HS nghe
-1 HS đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- HS trả lời, bổ sung
- HS nghe
- HS nghe
- HS đọc
- HS luyện đọc
- HS thi đọc, nhận xét
*********************************
TOÁN: Tiết 111:
Xăng-ti-mét khối.đề xi mét khối
A.Mục tiêu 
Giúp HS:
-Có biểu tượng về xăng ti mét khối,đề xi mét khối.
-Nhân biết về mối quan hệ gữa xăng- ti- mét khối,đề- xi- mét khối.
-Đọc,viết đúng các số đo thể tích,thực hiện chuyển đổi đúng đơn vị đo.
-Vận dụng để giải toán có liên quan.
B.Các đồ dùng dạy học 
- Mô hình lập phương 1dm3 và 1dm3 
- Hình vẽ về mối quan hệ giữa hình lập phương cạnh 1dm và hình lập phương 1cm.Bảng minh hoạ bài tập 1.
C.Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 Giới thiệu bài:Giờ học trước chúng ta đã được làm quen với đại lượng thể tích và biết so sánh thể tích của 2 hình đơn giản.Tương tự như các đại lượng đã biết,để đo thể tích người ta dùng những đơn vị đo.hôm nay chúng ta làm quen với 2 đơn vị đo thể tích là xăng-ti- mét khối,đề- xi-mét khối.
Hoạt động 1:Hình thành biểu tượng xăng-ti-mét khối,đề-xi-mét khối và quan hệ giữa 2 đơn vị đo thể tích
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- GV chữa bài, nhận xét cho điểm.
2. Dạy học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán trước các em đã học biết về thể tích của một hình. Vậy người ta dùng đơn vi nào để đo thể tích của một hình ? Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về đơn vị đo thể tích xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
2.2. Hình thành biểu tượng về xăng-ti-mét khối, đề-xi-mét khối.
- GV đưa ra hình lập phương cạnh 1dm và cạnh 1cm cho HS quan sát.
- GV giới thiệu : 
+ Xăng-ti-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Xăng-ti-mét khối viết tắt là cm3
+ Đề-xi-mét khối là thể tích của hình lập phương có cạnh dài 1dm.
+ Đề-xi-mét khối viết tắt là dm3
- GV đưa mô hình quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối cho HS quan sát.
- Hướng dẫn HS nhận xét để tìm mối quan hệ giữa xăng-ti-mét khối và đề-xi-mét khối.
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1cm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1dm3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1cm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1dm3.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1cm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1dm gồm 10x10x10=1000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1dm3 = 1000cm3
2.3 Luyện tập thực hành
Bài 1
- GV yêu cầu HS đọc đề bài trong SGK.
- GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- GV yêu cầu HS đọc mẫu và tự làm bài.
- GV mời 1 HS chữa bài yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra.
- GV nhận xét chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2a
- GV viết lên bảng các trường hợp sau :
5,8dm3 = ...cm3
- GV yêu cầu làm trường hợp trên.
- GV mời 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV yêu cầu HS làm bài đúng nêu cách làm của mình.
- GV nhận xét, giải thích lại cách làm nếu HS trình bày chưa chính xác, rõ ràng.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
* Bài 2b: Dành cho HS khá, giỏi
3. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét giờ học.
- Hướng dẫn HS làm các bài tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- Quan sát hình theo yêu cầu của GV.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu cm3.
+ HS nghe và nhắc lại.
Đọc và viết kí hiệu dm3.
- HS quan sát mô hình.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Lớp xếp đầu tiên có 10 hàng, mỗi hàng có 10 hình, vậy co 10 x 10 = 100 hình.
+ Xếp được 10 lớp như thế (Vì 1dm = 10cm)
+ Hình lập phương có thể tích 1dm3 gồm 1000 hình lập phương thể tích 1cm3.
- HS nhắc lại.
1dm3 = 1000 cm3
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS: Bài cho cách viết hoặc cách đọc các số đo thể tích có đơn vị là xăng-ti-mét khối hoặc đề-xi-mét khối, chúng ta phải đọc hoặc viết các số đo đó cho đúng.
- HS cả lớp làm bài vào vở .
-1 HS đọc bài chữa trước lớp, cả lớp theo dõi nhận xét sau đó chữa bài chéo.
- HS đọc thầm đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- 1 HS nhận xét, nếu bạn làm sai thì sửa lại cho đúng.
- HS trình bày :
5,8dm3 = ...cm3
Ta có 1dm3 = 1000cm3
mà 5,8 x 1000 = 5800
nên 5,8dm3 = 5800cm3
- HS đọc đề bài trong SGK.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở .
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
 Hướng dẫn thực hiện:
 Chú ý HS tự trình bầy biểu tượng đúng về 1cm3 và 1dm3,việc này cần đồ dùng trực quan mẫu.GV nên làm mô hình bằng gỗ (để sử dụng nhiều năm ).Phần tổ chức cho HS phát hiện mối quan hệ giữa 2 đơn vị này có thể sử dụng hình vẽ như SGK và câu hỏi gợi mở như đã thiết kế . 
************************
Thứ ba ngày tháng năm 2011 
TOÁN: Tiết 112: 
Mét khối
A.Mục tiêu
Giúp HS:
Có biểu tượng đúng về mét khối,biết đọc và viết đúng đơn vị đo mét khối.
Nhận biét đượcmối quan hệ về mét khối,đề- xi - mét khối,xăng-ti-mét khối,dựa trên mô hình.
Chuyển đổi đúng các số đo từ đơn vị lớn ra đơn vị nhỏ và ngược lại.
áp dụng giải các bài toán thực tiễn có liên quan.
B.Các đồ dùng dạy học 
- Tranh vẽ mét khối.
- Bảng đơn vị đo thể tích và các tấm thẻ.
C.Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
GV mời 2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 của tiết trước.
- Gọi 1 HS đứng tại chỗ trả lời những điều em biết về đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
2. Dạy - học bài mới
2.1 Giới thiệu bài
- GV : Trong tiết học toán này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về một đơn vị đo nữa, đó là mét khối.
2.2. Hình thành biểu tượng về mét khối và mối quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- GV đưa ra mô hình minh hoạ cho mét khối và giới thiệu :
+ Để đo thể tích người ta còn dùng đơn vị là mét khối.
+ Mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1m.
Mét khối viết tắt là m3
- GV đưa ra mô hình quan hệ giữa mét khối, đê-xi-mét khối và xăng-ti-mét khối và hướng dẫn HS hình thành mối quan hệ giữa 2 đại lượng này :
+ Xếp các hình lập phương có thể tích 1dm3 vào "đầy kín" trong hình lập phương có thể tích 1m3. Trên mô hình là lớp đầu tiên. Hãy quan sát và cho biết lớp này xếp được bao nhiêu lớp hình lập phương có thể tích 1dm3.
+ Xếp được bao nhiêu lớp như thế thì "đầy kín" hình lập phương có thể tích 1m3.
+ Như vậy hình lập phương có thể tích 1m3 gồm bao nhiêu hình lập phương có thể tích 1dm3 ?
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1m gồm 10x10x10 =1000 hình lập phương có cạnh 1dm.
Ta có : 1m3 = 1000dm3
+ GV hỏi : Nếu dùng các hình lập phương có cạnh 1cm vào "đầy kín" hình lập phương có cạnh 1m thì sẽ được bao nhiêu hình ? 
- GV nêu : hình lập phương có cạnh 1m gồm 100x100x100 =1000000 hình lập phương có cạnh 1cm.
Ta có : 1m3 = 1000000cm3
- GV hỏi :
+ 1m3 gấp bao nhiêu lần 1dm3 ?
+ 1dm3 bằng một phần bao nhiêu của 1m3 ?
+ 1dm3 gấp bao nhiêu lần 1cm3 ?
+ 1cm3 bằng 1 phần bao nhiêu của 1dm3 ?
+ Vậy, hãy cho biết mỗi đơn vị đo thể tích gấp bao nhiêu lần vị đo bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo thể tích bằng 1 phần bao nhiêu của đơn vị lớn hơn tiếp liền nó?
+ GV treo bảng và yêu cầu HS lên điền số thích hợp vào chỗ trống :
m3
dm3
cm3
1 m3 =....dm3
1dm3 =....cm3
=......m3
1cm3 =...dm3
- GV cho HS đọc lại bảng trên.
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
a, GV viết các số đo thể tích lên bảng cho HS đọc.
b, GV yêu cầu HS viết các số đo thể tích theo lời đọc, yêu cầu viết đúng thứ tự mà GV đọc.
- GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở cho HS để kiểm tra bài.
Bài 2
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu phần a.
- GV hỏi : Em hiểu yêu cầu của bài như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- GV yêu cầu HS giải thích cách đổi của một trong 3 trường hợp đổi từ mét khối sang đề-xi-mét khối.
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
- GV tổ chức cho HS tiếp tục làm phần b tương tự như cách tổ chức ở phần a.
3. Củng cố - dặn dò
- GV hỏi lại HS về mối quan hệ giữa đơn vị đo thể tích mét khối, đê-xi-mét khối, xăng-ti-mét khối.
- GV nhận xét tiết học.
- Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nêu : Xăng-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1cm.
Đề-ti-mét khối là thể tích của một hình lập phương có cạnh dài 1dm.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
 ... ộng 3: Luyện tập.
Bài 1
Yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài.
Giáo viên phát giấy đã viết sẵn đoạn văn cho 2 học sinh làm bài.
-Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
Bài 2
Giáo viên nêu yêu cầu đề bài.
Giáo viên phát giấy đã viết sẵn bài tập 2 cho 1 học sinh lên bảng làm bài.
*GV chốt ý đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ và trả lời.
Cả lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu đề bài.
Học sinh đọc thầm và so sánh đoạn văn của bài 1 và bài 2.
Học sinh phát biểu ý kiến.
-HS lắng nghe.
2 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm.
Học sinh nêu ví dụ để minh hoạ cho nội dung ghi nhớ.
-Học sinh đọc thầm đoạn văn làm việc cá nhân vào vở bài tập – gạch dưới các từ ngữ được lặp lại để liên kết câu .
2 HS làm bài trên giấy xong rồi dán bài lên bảng lớp và trình bày kết quả.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
+1 học sinh đọc yêu cầu của bài, cả lớp đọc thầm, suy nghĩ, làm việc cá nhân vào vở . Các em tìm từ thay thế những từ ngữ đã lặp lại trong đoạn văn.
Những học sinh làm bài trên giấy trình bày kết qủa.Cả lớp nhận xét –sửa sai.
 3.Củng cố - dặn dò: 
 -Cho HS nhắc lại ghi nhớ.
 -Yêu cầu học sinh về nhà làm bài vào vở bài tập.
 -Chuẩn bị: “Mở rộng vốn từ : Truyền thống”
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
KHOA HỌC 
 ÔN TẬP: VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG (Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 - Củng cố các kiến thức về phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
 - Củng cố những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
 - Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II. Chuẩn bị:
 *GV: - Dụng cụ thí nghiệm.
 *HS: - Pin, bóng đèn, dây dẫn,
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: GV gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 H-Đồng có tính chất gì?(Thốss)
 H-Nhôm có tính chất gì?(Tạo )
 H-Làm gì để tránh lãng phí điện?(SaBô)
 -GV nhận xét –cho điểm.
 2.Bài mới : Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức.
 -GV phát phiếu bài tập để HS trao đổi nhóm đôi ôn lại các kiến thức .
H-Thép được sử dụng để làm gì?
 a>Làm đồ điện ,dây điện.
 b>Dùng trong xây dựng nhà cửa,cầu ,đường day tàu hoả,máy móc..
H-Sự biến đổi hoá học là gì?
 a>Sự chuyển thể của một chất từ thể lỏng sang thể khí.
 b>Sự biến đổi từ chất này thành chất khác.
H-Hỗn hợp nào dưới đây không phải là dung dịch?
 a>Nước đường.
 b>Nước chanh pha với đường và nước sôi để nguội.
 c>Nước bột sắn.
*GV theo dõi nhận xét.
v Hoạt động 2: Triển lãm.
Giáo viên phân công cho các nhóm sưu tầm tranh ảnh/ thí nghiệm và chuẩn bị trình bày về:
Đánh giá dựa vào các tiêu chí như: nội dung đầy đủ, phong phú, phản ánh các nội dung đã học,
Trình bày đẹp, khoa học.
Thuyết minh rõ, đủ ý, gọn.
Trả lời được các câu hỏi đặt ra.
*GV nhận xét giới thiệu sản phẩm hay, sáng tạo. Tuyên dương.
-HS thảo luận nhóm đôi.
-Cả lớp sửa bài miệng –nhận xét –bổ sung.
-Các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị.
Nhóm 1: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của Mặt Trời.
Nhóm 2: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của chất đốt.
Nhóm 3: Vai trò và việc sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
Nhóm 4: Sử dụng điện tiết kiệm và an toàn.
* Các nhóm trình sản phẩm.
 3.Củng cố - dặn dò: 
 -Chuẩn bị: “Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa”.
 -Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Thứ sáu ngày tháng năm 20 
TẬP LÀM VĂN
 TẬP VIẾT ĐOẠN ĐỐI THOẠI
I-Mục đích yêu cầu:
 -Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ,biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch. 
 -Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
 -HS yêu thích môn học ,tạo hứng thú cho HS học tập.
II-Chuẩn bị:
 -Bảng phụ để các nhóm viết đoạn đối thoại cho màn kịch.
 -Sách giáo khoa.
III-Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 1 HS nhắc lại dàn bài văn tả đồ vật .
 -GV nhận xét bài làm viết của HS.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: Gọi 1 HS đọc lại nội dung bài tập.
Bài 2: Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập.
-Gọi HS đọc to gợi ý về lời đối thoại.
-Cho các nhóm thảo luận viết tiếp đoạn đối thoại .
*GV nhận xét-tuyên dương nhóm viết hay.
Hoạt động 2: Thực hành.
Bài 3: Yêu cầu HS đọc đề bài.
 -Cho HS làm việc theo nhóm có thể chọn hình thức đọc phân vai hoặc diễn kịch.
-GV cho HS tập diễn kịch trong 5 phút.
*GV theo dõi,giúp đỡ nhóm yếu và bình chọn nhóm diễn hay.
-HS đọc lại bài tập 1
-Cả lớp đọc thầm.
+3 HS đọc yêu cầu của bài tập,gội ý về thời gian ,nhân vật ,cảnh trí.Đọc gợi ý về lời đối thoại và cả đoạn đối thoại.
-Cả lớp đọc thầm.
Các nhóm thảo luận viết tiếp lời đối thoại cho hoàn chỉnh màn kịch.
-Đại diện nhóm trình bày –nhận xét ,bổ sung.
-HS đọc đề bài.
-Các nhóm trao đổi nhau sau đó thi đua đọc lại hoặc diễn màn kịch trước lớp.
-Các nhóm khác theo dõi bình chọn nhóm đọc hoặc diễn kịch sinh động,tự nhiên,hấp dẫn nhất. 
 3.Củng cố –dặn dò: - Gọi 1 HS đọc lại một lần nữa màn kịch ở bài tập 2.
 -Nhận xét tiết học.
 -Về nhà chuẩn bị bài sau và làm bài vào vở bài tập.
-----------------------------------------------
 TOA N
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Rèn cho học sinh kĩ năng cộng, trừ số đo thời gian.
- Vận dụng giải các bài tập thực tiển.
- Giáo dục học sinh tính chính xác, khoa học.
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Sách giáo khoa.
+ HS: Vở bài tập,sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng nêu lại cách trừ số đo thời gian và làm bài tập.
 23 giờ 25 phút – 15 giờ 35 phút 25 ngày 19 giờ – 17 ngày 16 giờ
 4 phút 5 giây – 2 phút 25 giây 34 giờ 28 phút – 20 giờ 10 giây 
 -GV nhận xét –cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Thực hành.
Bài 1: Yêu cầu HS nêu đề bài.
-Cho HS làm bài vào nháp theo nhóm.
Giáo viên chốt.
Bài 2:
Giáo viên chốt ở dạng bài cộng số đo thời gian cho HS nhớ.
GV theo dõi hướng dẫn HS yếu.
GV nhận xét,sửa sai.
Bài 3:
Giáo viên chốt.
Cột 2 của số bị trừ < cột 2 của số trừ ® đổi dựa vào bài a, b.
*GV nhận xét ,sửa sai.
Bài 4: Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Cho HS làm bài vào vở.
Giáo viên đánh giá bài làm của HS
v	Hoạt động 2: Củng cố.
Giáo viên yêu cầu học sinh nêu cách thực hiện phép cộng, trừ số đo thời gian qua bài tập thi đua.
Học sinh đọc đề – làm bài theo nhóm.
Lần lượt sửa bài tiếp sức –thi đua nhau ,nhóm nào nhanh đúng sẽ thắng.
Nêu cách làm.
Cả lớp nhận xét.
*Học sinh đọc yêu cầu – làm bài vào nháp,3 HS làm bảng.
Sửa bài.
Nêu cách thực hiện phép cộng số đo thời gian.
*Học sinh đọc đề.
Học sinh làm bài vào vở,3 HS làm bảng.
Sửa bài.
Nêu cách trừ số đo thời gian ở 2 dạng.
*Học sinh đọc đề – tóm tắt.
- Cả lớp làm bài vào vở,1 HS làm vào bảng.
Sửa bài từng bước.
Cả lớp nhận xét.
*Các nhóm cử đại diện thi đua thực hiện phép cộng hoặc trừ số đo thời gian.
-Cả lớp nhận xét.
Sửa bài.
 3. Tổng kết - dặn dò: 
 -Về nhà làm bài 2/ 134 . Chuẩn bị: “Nhân số đo thời gian”.
 -Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
ĐỊA LÍ 
CHÂU PHI
I. Mục tiêu: 
 - Nắm 1 số đặc điểm về vị trí địa lí, tự nhiên của châu Phi.
 - Xác định được trên bản đồ vị trí, giới hạn của Châu Phi, các đới cảnh quan của Châu Phi. Biết xác lập mối quan hệ giữa vị trí địa lí với khí hậu, giữa khi hậu với thực vật, động vật của Châu Phi.
 - Yêu thích học tập bộ môn.
II. Chuẩn bị: 
 + GV: -Bản đồ tự nhiên, các đới cảnh quan Châu Phi. Quả địa cầu.
 - Tranh ảnh về các cảnh quan: hoang mạc, rừng thưa và Xa-Van ở Châu Phi. 
 + HS: Sách giáo khoa.
III. Các hoạt động dạy học: 
 1.Bài cũ: Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi.
 H-Nêu đặc điểm của Châu Á?(Quyền)
 H-Nêu đặc điểm của Châu Au?(Hưng)
 H-So sánh diện tích và dân cư của Châu Âu và Châu Á?(Linh)
 -GV nhận xét –cho điểm.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài –ghi bảng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
v	Hoạt động 1: Vị trí , địa lí giới hạn .
H-Châu Phi giáp các châu lục ,biển và đại dương nào?
H-Đường xích đi ngang qua phần lãnh thổ nào của Châu Phi?
H-Châu Phi đứng thứ mấy về diện tích trong các châu lục trên thế giới?
 *GV kết luận : Châu Phi có diện tích lớn thứ 3 trên thế giới, sau châu Á và châu Mĩ
v	Hoạt động 2: Đặc điểm tự nhiên.
*GV phát phiếu cho HS thảo luận.
H-Địa hình Châu Phi có đặc điểm gì?
H-Khí hậu Châu Phi có gì khác so với các Châu lục đã học? Vì sao?
H-Đọc tên các cao nguyên và bồn địa ở Châu Phi?
H-Tìm và đọc tên các sông lớn của Châu Phi?
H-Tìm vị trí của hoang mạc Xa-ha –ra?
*GV kết luận và rút ra bài học.
v	Hoạt động 3 : Củng cố.
Đưa ra sơ đồ thể hiện đặc điểm và mối quan hệ giữa các yếu tố trong 1 cảnh quan và yêu cầu học sinh điền.
+ Tổng kết thi đua.
- Học sinh dựa vào bản đồ treo tường, lược đồ và kênh chỉ trong SGK, trả lời các câu hỏi của GV.
+ Trình bày kết quả, chỉ bản đồ về vị trí giới hạn của Châu Phi.
+ Dựa vào SGK, lược đồ, tranh ảnh để thảo luận các câu hỏi. 
+Đại diện nhóm trình bày-nhóm khác nhận xét ,bổ sung.
-HS lắng nghe, HS nhắc lại bài học.
+ Thảo luận, điền nội dung vào sơ đồ/ SGVối và đánh mũi tên nối các ô.
+ Nho m nhanh, đúng thắng cuộc.
 3 . Tổng kết - dặn dò: 
 -Gọi HS nhắc lại nội dung bài học.
 -Chuẩn bị: “Châu Phi (tt)”. 
 -Nhận xét tiết học.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
SINH HOẠT LỚP
TUẦN 25
I/ MỤC TIÊU:
Tổng kết thi đua tuần.25 
Đề ra phương hường hoạt động tuần 26
Rèn luyên thói quen nề nếp kỉ luật nghiêm cho học sinh.
Giáo dục học sinh theo chủ điểm của tháng, tuần
II/ CÁCH TIẾN HÀNH
1/ Ổn định:
2/ Tổng kết thi đua tuần 25
Các tổ báo cáo các hoạt động thi đua của tổ trong tuần
Lớp trưởng nhận xét chung.
Giáo viên tổng kết
Ưu điểm:
- HS đi học chuyên cần, nghỉ học có lí do
 - Đồ dùng học tập chuẩn bị dầy đủ khi đến lớp.
Truy bài đầu giờ nghiêm túc.
Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp.
Giảm nói chuyện trong lớp.
HS hiểu bài ngay tại lớp.
Tồn tại:
Tuyên dương phê bình:
Tuyên dương HS học bài và làm bài đầy đủ.
3/ Phương hướng tuần 26: 
 Tiếp tục ổn định nề nếp và nọi qui của trường.
. - Tiếp tục rèn viết chữ đẹp cho học sinh.
 Có kế hoạch rèn văn toán và tiếng việt cho học sinh.
Giáo dục vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước khi đến lớp
Thực hiện tốt việc kiểm tra tháng
Tăng cường kiểm tra sách vở của học sinh
Phụ đạo cho học sinh yếu
Chuaanr bij kieemr tra GHKII
4/ Dặn dò:
Khắc phục tồn tại
Thực hiện tốt phương hướng tuần sau
Ngàythángnăm 2011 
	 Khối trưởng
 Dương Thị Minh Tuyết

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(19).doc