Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24

Tiết 2:

Tập đọc : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê – ĐÊ

A. Mục tiêu :

- Đọc đúng, đọc lưu loạt toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

- Hiểu ý nghĩ của bài: Người Ê – đê từ xưa đã có luật tục qui định về xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên bình của buôn làng. Từ luật tục của người Ê – đê, HS hiểu : xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.

- Có ý thức học tập tốt.

B. Đồ dùng dạy học :

- Tranh minh hoạ sgk.

- Vở ghi, sgk.

 

doc 43 trang Người đăng hang30 Lượt xem 357Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Soạn : 27/2/2008 Giảng : 2/3/3/2008
Tiết 1: 
Chào cờ
Tiết 2: 
Tập đọc : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê – ĐÊ
A. Mục tiêu : 
- Đọc đúng, đọc lưu loạt toàn bài với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
- Hiểu ý nghĩ của bài: Người Ê – đê từ xưa đã có luật tục qui định về xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên bình của buôn làng. Từ luật tục của người Ê – đê, HS hiểu : xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo luật pháp.
- Có ý thức học tập tốt.
B. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em đọc thuộc lòng bài Chú đi tuần và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài: 
a. Luyện đọc: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ? 
- Cho HS đọc nối tiếp.
- Cho HS luyện đọc theo cặp.
- Đọc mẫu toàn bài.
b. Tìm hiểu bài: 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi cuối bài.
? Người xưa đặt luật tục để làm gì ? 
? Kể những việc mà người Ê – đê cho là có tội ? 
? Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê – đê qui định xử phạt rất công bằng ? 
- Ngay từ ngày xưa dân tộc Ê – đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, phân định rõ ràng từng loại tội. Người Ê – đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
? Hãy kể tên một số luật tục của nước ta hiện nay mà em biết ? 
- Giới thiệu thêm một số luật ở nước ta.
? Qua bài tập đọc giúp em hiểu điều gì ? 
? Nêu nội dung chính của bài ? 
- Gọi HS nhắc lại.
c. Luyện đọc diễm cảm: 
- Gọi HS đọc nối tiếp.
- HDHS luyện đọc diễm cảm đoạn 3, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 2 em đọc thuộc lòng bài thơ, 1 em nêu nội dung, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn 
+ Đoạn 1: Về cách xử phạt.
+ Đoạn 2: Về tang chứng và nhân chứng.
+ Đoạn 3: Về các tội.
- Đọc nối tiếp 2 lần : 
+ Lần 1: Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm.
+ Lần 2: Đọc kết hợp giải nghĩa một số từ chú giải.
- Luyện đọc cặp đôi.
- Nghe và theo dõi sgk.
- Đọc thầm như yêu cầu và lần lượt trả lời câu hỏi.
- Để phạt những người có tội bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng.
- Tội không hỏi mẹ cha, tội ăn cắp, tội giúp kẻ có tội, tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình. 
- Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song) chuyện lớn thì xử nặng ( phạt tiền một co ) người phạm tội mà là người bà con anh em thì cũng xử như vậy.
- Tang chứng chắc chắn ( Nhìn tận mắt, bắt được tận tay, lấy được khăn, áo, dao, ...) 
- Luật GD, luật phổ cập tiểu học, luật bảo vệ môi trường...
- Nghe.
- Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống, làm việc theo pháp luật.
- Người Ê – đê đã có luật tục qui định xử phạt rất nghiêm minh, công banừng đẻ bảo vệ cuộc sống bình yên của buôn làng.
- 2 em nhắc lại.
- 3 em đọc nối tiếp bài.
- Nghe, theo dõi sgk.
- Luyện đọc cặp đôi.
- 4 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi nhận xét và bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 em nhắc lại.
Tiết 3: 
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
- Giúp HS: Hệ thống hoá và củng cố kién thức về tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan.
- Có ý thức học bài và làm bài.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng phụ, sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
? Muốn tính thể tích hình lập phương ta làm ntn ? 
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(123) 
- Gọi HS đọc bài toán.
? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? 
Tóm tắt: 
Hình lập phương
a : 2,5 cm
S1 mặt : .... ? 
STP : .... ? 
V : .... ? 
- Gọi HS lên bảng.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét ghi điểm.
Bài 2(123)
- Treo bảng phụ, gọi HS đọc yêu cầu.
? Muốn tính diện tích mặt đáy của hình hộp chữ nhật ta làm ntn ? 
? Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta làm ntn ? 
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Cho đại diện nhóm gắn bảng trình bày cách làm của mình.
- Nhận xét chốt lại kết quả đúng.
- 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- 1 em nêu.
- 1 em lên bảng, lớp làm bài vào vở.
Bài giải
Diện tích 1 mặt của hình lập phương là: 
 2,5 2,5 = 6,25 (cm2) 
Diện tích toàn phần của hình lập phương là : 
 6,25 6 = 37,5 (cm2) 
Thể tích của hình lập phương là: 
 2,5 2,5 2,5 = 15,625 (cm3)
 Đáp số : 6,25 cm2 
 37,6 cm2 
 15,625 cm3 
- 2 em nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 2 em nêu.
- Thảo luận nhóm 4, làm bài vào vở.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ xung.
Hình hộp chữ nhật
(1)
( 2)
(3)
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều cao
Diện tích mặt đáy
Diện tích xung quanh
Thể tích
11 cm
10 cm
6 cm
110 cm2
252 cm2
660 cm3
0,4 m
0,25 m
0,9 m
0,1 m2
0,117 m2
0,09 m3
 dm
 dm
 dm
 dm2
 dm2
dm3
? Tìm điểm khác nhau giữa qui tắc tính diện tích xung quanh và thể tích hình hộp chữ nhật ? 
Bài 3( 123) 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ sgk.
- Gợi ý cho HS cách làm bài, sau đó cho HS làm bài vào phiếu bài tập.
- Hết thời gian làm bài, thu phiếu chấm một số bài nhận xét và chữa bài.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Diện tích xung quanh lấy chu vi đáy nhân với chiều cao.
- Thể tích lây chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Quan sát hình sgk.
- Nghe, làm bài vào phiếu ( có thể trao đổi với bạn ngồi cạnh cách làm bài ).
Bài giải
Thể tích khối gỗ ban đầu là : 
 9 6 5 = 270 ( cm3)
Thể tích phần gỗ bị cắt đi là: 
 4 4 4 = 64 ( cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là : 
 270 – 64 = 206 ( cm3 ) 
 Đáp số : 206 cm3 
- Nộp phiếu.
Tiết 4: 
Khoa học : LẮP MẠCH ĐIỆN ĐƠN GIẢN
A. Mục tiêu :
Giúp HS :
 - Làm thí nghiệm đơn giản trên mạch pin để phát hiện vật dẫn điện hoặc cách điện
 - Hiểu thế nào là mạch kín, mạch hở.
 - GDHS ý thức học bộ môn.
B. Đồ dùng dạy - học :
Phiếu báo cáo kết quả thí nghiệm 
Vật liệu
Kết quả
Kết luận
§èn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
Đồng
.....
C. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I.Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 94 SGK
Nhận xét ghi điểm 
III. Bài mới
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2. Tiến hành các hoạt động
* Hoạt động 3: vật dẫn điện, vật cách điện.
- Yêu cầu HS đọc HD thực hành tra 96 
- GV chia nhóm 4
KT dụng cụ để lắp mạch điện của nhóm
- Phát phiếu học tập để HS ghi 
HD: 
Bước 1: Lắp mạch điện đúng để sáng đèn
Bước 2: Tách 1 đầu dây đồng ra khỏi bóng đèn như hình 6
Bước : Chèn một số vật bằng kim loại , cao su, sứ, vào chỗ hở của mạch điện
Bước 4: quan sát hiện tượng và ghi kết quả vào phiếu
- Yêu cầu HS làm vào phiếu
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả
Hát
1 HS đọc
- 2 HS đọc
- HS hoạt động theo nhóm
Vật liêu
Kết quả
KLuận
§èn sáng
Đèn không sáng
Nhựa
x
Không cho dòng điện chạy qua 
Nhôm
x
Cho dòng điện chạy qua 
Đồng
x
Cho dòng điện chạy qua
Sắt
x
Cho dòng điện chạy qua
Cao su
x
Không cho dòng điện chạy qua
Thuỷ tinh
x
Không cho dòng điện chạy qua
Sứ
x
Không cho dòng điện chạy qua
? Vật cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
? Kể tên một số vật liệu cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
? Vật không cho dòng điện chạy qua gọi là gì?
? Những vật nào là vật cách điện? 
? ổ phích cắm và dây điện , bộ phận nào dẫn điện , bộ phận nào cách điện?
Kết luận: Chúng ta phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện không được chạm tay vào lõi dây điện và các bộ phận dẫn điện.
* Hoạt động 4: Vai trò của cái ngắt điện , thực hành làm cái ngắt điện đơn giản
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 97 
- Yêu cầu mô tả cấu tạo của cái ngắt điện: 
+ Cái ngắt điện được làm bằng vật liệu gì?
+ Nó ở vị trí nào trong mạch điện?
+ Nó có thể chuyển động như thế nào?
+ dự đoán tác động của nó đến mạch điện.?
- GV nhận xét 
- Yêu cầu HS làm cái ngắt điện đơn giản
- HS làm theo nhóm
- KT sản phẩm của HS
 ? Em có biết những cái ngắt điện nào trong cuộc sống?
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dụng bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- Vật cho dòng điện chạy qua gọi là vật dẫn điện
- Đồng,nhôm, sắt..
- Vật cách điện
- nhựa , cao su, gỗ, thuỷ tinh, bìa..
- nhựa bọc, núm cắm là vật cách điện . Dây dẫn gọi là vật dẫn điện
- Hs quan sát 
- Cái ngắt điện được làm bằng vật dẫn điện
- Nằm trên đường dẫn điện
- sự CĐ của nó có thể làm cho mạch kín hoặc mạch hở.
- Khi mở mạch hở và không cho dòng điện chạy qua , khi đóng thì dòng điện chạy qua được
Tiết 5: 
Lịch sử : ĐƯỜNG TRƯỜNG SƠN
A. Mục tiêu: Sau bài học này, HS biết: 
- Ngày 19/ 5/ 1959, Trung ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực, ... cho chiến trường, góp phần lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống mĩ cứu nước của dân tộc ta.
- GSHD nhớ ơn những người làm nên cuộc sống hoà bình như ngày nay.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ Hành chính Việt Nam.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyênr hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu bài học bài Nhà máy hiện đại đầu tiên của nước ta.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. Tiến hành các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Trưng ương Đảng quyết định mở đường Trường Sơn.
- Treo bản đồ Hành chính VN, chỉ vị trí dãy núi Trường Sơn, đường Trường Sơn và nêu: Đường Trường Sơn bắt đầu từ Hữu Ngạn – Sông Mã – Thanh Hoá, qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ.
- Đường Trường Sơn thực chất là một hệ thống bao gồm nhiều con đường trên cả hai tuyến Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.
? Đường Trường Sơn có vị thế ntn với hai miền Bắc – Nam c ... Ề TẢ ĐỒ VẬT
A. Mục tiêu: 
- Ôn luyện và củng cố kĩ năng lập dàn ý, trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật.
- Trình bày bài rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, tự tin.
- GDHS tính mạnh dạn hơn.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Giấy khổ to, bút dạ.
- Quan sát một số đồ vật thuộc một trong các đề yêu cầu.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 em đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi với em nhất.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(66) 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
? Em chọn đề nào ? 
- Gọi HS đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tự làm bài.
- Gọi 5 em đọc dàn ý trước lớp.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét bổ xung.
Bài 2(66) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 em đọc gợi ý 2.
- Yêu cầu HS làm bài trong nhóm.
- Gọi đại diện từng nhóm trình bày bài trước lớp.
- Nhận xét, ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em đọc đoạn văn như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc.
- 4 – 7 em nối tiếp nêu.
- 1 em đọc.
- Tự làm bài vào vở.
- Dàn ý tả quyển sách TV lớp 5 tập 2.
1) Mở bài: Quyển sách mẹ mua cho em hồi đầu năm học.
2) Thân bài: Quyển sách có HCN dày 176 trang, giấy trắng tinh còn thơm mùi giấy mới.
- Bìa sách màu xanh, nổi bật dòng chữ Tiếng Việt 5, tập hai.
- Có cảnh các bạn HS đi học, vui chơi, cảnh NDLĐ và cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Em lật ừng trang, các bài học được sắp xếp từng tuần theo các chủ điểm có đầy đủ các môn: Tập đọc, Chính tả, TKV, Kể chuyện, LTVC.
- Các chữ in rất rõ ràng, các tranh minh hoạ thật đẹp.
3) Kết bài: Các bài học trong sách giúp em hiểu nhiều điều bổ ích. Em sẽ giữ gìn sách cẩn thận. Khi học xong nếu còn mới em sẽ gửi tặng các bạn vùng xa.
- 5 em đọc dàn ý của mình.
- 3 – 5 em nhận xét.
- 1 em đọc, lớp đọc thầm.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk.
- Luyên tập theo nhóm 4.
- Đại diện một số nhóm trình bày bài, các nhóm khác theo dõi nhận xét.
Tiết 3: 
Toán : LUYỆN TẬP CHUNG
A. Mục tiêu: 
- Củng cố về cách tính thể tích và diện tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
- Rèn kĩ năng thực hành giải toán đúng, nhanh.
- GDHS ý thức tự giác trong học tập.
B. Đồ dùng dạy học: 
- Sử dụng các hình minh hoạ sgk.
- Sách, vở.
C. các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS lên bảng tính diện tích hình tam giác có đáy là 8cm, chiều cao là 5cm.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2. HDHS làm bài tập: 
Bài 1(128) 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS quan sát hình vẽ sgk.
? Muốn tính diện tích xugn quanh của HHCN ta làm ntn ? 
? Bể cá không có nắp thì tính diện tích của những mặt nào ? 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài. 
- Gọi HS trình bày bài giải.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 2(128) 
- Gọi HS đọc bài toán.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tính Sxq ; STp ; V của hình lập phương.
- Gọi HS lên bảng làm bài.
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 3(128) 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và quan sát hình sgk.
? Coi cạnh HLP (N) là a thì cạnh của HLP (M) sẽ là bao nhiêu ? 
? Viết công thức tính diện tích toàn phần của HLP trên ?
? So sánh diện tích toàn phần của hai hình lập phương đó ?
? Viết công thức tính diện tích thể tích của hai hình M và N ?
? So sánh thể tích cuủahai hình lập phương đó ?
IV. Củng cố dặn dò: 
- Nhấn mạnh nội dung bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
- 2 em lên bảng, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi sgk.
- Quan sát hình sgk.
- Ta lấy chu vi đáy nhân với chiều cao cùng một đơn vị đo.
- Tính diện tích của 4 mặt bên và một mặt đáy.
- Thảo luận nhóm đôi cùng giải bài toán. 
 Bài giải 
1m = 10dm
50cm = 5dm
60 cm = 6dm
a) Diện tích kính xung quanh bể cá là : 
 ( 10 + 5 ) 2 6 = 180 (dm2)
 Diện tích kính để làm bể cá là : 
 180 + 10 5 = 230 (dm2)
b) Thể tích của bể cá là : 
 10 5 6 = 300 (dm3) = 300 (lít) 
c) Thể tích nước trong bể là : 
 300 : 4 3 = 225 (lít)
 Đáp số : a) 230 dm2 
 b) 300 dm3 
 c) 225 lít.
- Đại diện một số nhóm trình bày kết quả, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 em đọc, lớp theo dõi đọc thầm.
- 3 em nhắc lại như yêu cầu.
- 1 em làm bài trên bảng, lớp laàmbài vào vở.
 Bài giải 
Diện tích xung quanh của hình lập phương là : 
 1,5 1,5 4 = 9(m2)
Diện tích toàn phần hình lập phương là
 1,5 1,5 6 = 13,5 (m2)
Thể tích hình lập phương là: 
 1,5 1,5 1,5 = 3,375 (m3)
 Đáp số : a) 9m2 
 b) 13,5 m2
 3,375 m3 
- 2 - 3 em nhận xét.
- Đọc thầm yêu cầu của bài và quan sát hình sgk.
- Là a 3.
- Stp (N) = a a 6 
- Stp (M) = (a 3) (a 3) 6
 = a a 6 9 
- Vậy diện tích toàn phần của hình M gấp 9 lần diện tích toàn phần của hình N.
- V(N) = a a a 
- V(M) = (a 3) (a 3) (a 3) 
 = (a a a) 27
Thể tích hình M gấp 27 lần thể tích của hình N
Tiết 4: 
Khoa học : AN TOÀN VÀ TRÁNH LÃNG PHÍ
 KHI SỬ DỤNG ĐIỆN
A. Mục tiêu.
 Giúp HS biết:
 - Biết được một số biện pháp phòng tránh bị điện giật
 - Biết một số biện pháp phòng tránh gây hỏng đồ điện , đề phòng điện quá mạnh gây hoả hoạn, vai trò của công tơ điện.
 - Biết lí do tại sao phải tiết kiệm năng lượng điện
 - Biết các biện pháp tiết kiệm điện , nhắc nhở mọi người cùng thực hiện
B. Đồ dùng dạy học
- Đồng hồ, đèn pin, đồ chơi dùng pin
- Cầu chì, công tơ điện
C. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức: 
II. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS trả lời câu hỏi: 
? Nêu ví dụ về vật liệu cách điện, vật liệu dẫn điện ? 
- GV nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp
 2. Tiến hành các hoạt động.
* Hoạt động 1: Các biện pháp phòng tránh bị điện giật.
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 1, 2 trang 98 và cho biết:
- Nội dung tranh vẽ
- Làm như vậy có tác hại gì?
- gọi HS trả lời
GV: Trong cuộc sống có rất nhiều tai nạn thương tâm về điện. Vậy chúng ta cùng nghĩ xem có những biện pháp nào để phòng tránh bị điện giật.
- GV chia lớp 2 nhóm
- Tổ chức HS thi tiếp sức tìm biện pháp để phòng tránh bị điện giật
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 98
KL: Điện lấy từ ổ điện , điện ở đường dây tải điện hoặc trạm biến thế rất nguy hiểm. Ngoài những biện pháp trong SGK đưa ra để phòng tránh bị điện giật các em cần lưu ý : khi tay ướt hoặc cầm phích điện bị ẩm ướt cắm vào ổ điện cũng có thể bị điện giật. các em không nên dùng bất cứ việc gì dù là vật cách điện để cắm vào ổ điện, không nên xoắn dây điện vì như vậy vừa làm hỏng dây điện, ổ điện vừa có thể bị điện giật, nguy hiểm đến tính mạng
*Hoạt động 2: Một số biện pháp tránh gây hỏng đồ điện , vai trò của cầu chì và công tơ.
- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm : 
+ Đọc các thông tin trang 99
+ trả lời câu hỏi trong SGK trang 99
? Điều gì có thể xảy ra nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn qui định là 6V?
? Nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220V thì sao?
? Cầu chì có tác dụng gì?
? Hãy nêu vai trò của công tơ điện?
* Hoạt động 3: Các biện pháp tiết kiệm điện
- GV tổ chức HS thảo luận cặp đôi
? Tại sao ta phải sử dụng tiết kiệm điện?
? chúng ta phải làm gì để tránh lãng phí điện?
? Gia đình em có những vật nào dùng điện?
? Mỗi tháng gia đình em phải trả bao nhiêu tiền điện?
- yêu cầu HS đọc mục bạn cần biết trang 99
KL: Chúng ta cần sử dụng điện tránh lãng phí để tiết kiệm tiền cho gia đình, xã hội và để người khác cũng có điện dùng.
 IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhấn mạnh nội dụng bài.
- Về học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học.
Hát
1HS trả lời câu hỏi, HS khác theo dõi nhận xét.
- Vật liệu cách điện: nhựa, sứ, cao su,gỗ,...
- Vật liệu dẫn điện: ( Kim loại ): Sắt, đồng, nhôm, .....
-2 HS ngồi cùng bàn quan sát thảo luật, trả lời câu hỏi của GV .
-2 HS tiếp nối nhau phát biểu . Mỗi học sinh chỉ nói về 1 hình. 
+ Hình 1 : hai bạn nhỏ thả diều nơi có đường dây đi qua . 1 bạn cố kéo chiếc thuyền bị mắc vào đường dây điện. Việc làm như vậy rất nguy hiểm vì như vậy có thể làm đứt dây điện , dây điện vướng vào người sẽ bị điện giật gây chết người 
Hình 2: Một bạn nhỏ đang sờ tay không vào ổ điện và người lớn không kịp ngăn lại. Việc làm của bạn nhỏ rất nguy hiểm đến tính mạng vì điện có thể truyền qua lỗ cắm trên phích điện , truyền sang người , gây chết người 
- HS đọc mục bạn cần biết 
- HS đọc các thông tin 
- Nếu sử dụng nguồn điện 12V cho vật dùng điện có số vôn quy định là 6V sẽ làm hỏng vật dụng đó.
- Nếu sử dụng nguồn điện 110 V cho vật dùng điện có số vôn là 220 thì vật dụng đó sẽ không hoạt động
- Cầu chì có tác dụng là nếu dòng điện quá mạnh đoạn dây chì sẽ nóng chảy khiến cho mạch điện bị ngắt , tránh được những sự cố nguy hiểm về điện.
- Công tơ điện là vật để đo năng lượng điện đã dùng , căn cứ vào đó người ta tính được số tiền điện phải trả.
- Phải tiết kiệm điện khi sử dụng vì: điện là tài nguyên của quốc gia, năng lượng điện không phải là vô tận, nếu mình tiết kiệm thì những nơi vùng sâu vùng xa vùng núi , hải đảo sẽ có điện dùng
- Không bật loa quá to
Ra khỏi nhà phải tắt hết điện
Chỉ bật điện khi cần thiết 
Không bơm nước quá lâu
Không đun nấu bằng bếp điện quá lâu
Bật lò sưởi , máy sưởi hợp lí
Dùng bóng điện đủ sáng.
Nên tận dụng ánh sáng tự nhiên
Tiết 5: 
Sinh hoạt : TUẦN 24
A. Mục tiêu : 
- Giúp HS nắm được những ưu, khuyết điểm của mình trong tuần.
- Đưa ra phương hướng tuần tới để HS nắm được và phấn đấu trong học tâp.
B. Nhận xét chung : 
1. Đạo đức : 
Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, kính trọng thầy cô và người lớn, đoàn kết hoà nhã với bạn bè.
2. Học tập : 
- Đa số các em đều có ýthức trong học tập thể hiện như đi học đều đúng giờ, về nhà học bài và làm bài đầy đủ, trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Hải, Khánh, Thị 
- Song bên cậnh đó vẫn còn lại một số em ý thức học tập chưa cao còn đi học muộn, trong lớp chưa chú ý nghe giảng về nhà chưa chịu khó học tập dẫn đến đọc yếu và viết chữ xấu như: Xôm, Dương, lợi.
3. Các mặt hoạt động khác: 
- Ý thức đội viên tốt.
- Ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng.
- Tham gia lao động vệ sinh sạch sẽ, đầy đủ.
C. Phương hướng tuần tới : 
- Phát huy ưu điểm đã đạt được, sửa chữa khuyết điểm còn tồn tại.
- Phát huy học tập tốt để chào mừng Ngày quốc tế phụ nữ 8 – 3 và ngày 26 - 3
- Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của trường của lớp đề ra.
- Tiếp tục thu nộp các khoản tiền.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 24.doc