Tập đọc : TRANH LÀNG HỒ
A. Mục tiêu :
- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài đọc giọng tươi vui, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh Làng Hồ.
- Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
- Yêu thích tranh làng Hồ.
B. Đồ dùng dạy học :
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
- Vở ghi, sgk.
TUẦN 27 Soạn : 14/3/2009 Giảng : 2/16/3/2009 Tiết 1 : Chào cờ Tiết 2 : Tập đọc : TRANH LÀNG HỒ A. Mục tiêu : - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài đọc giọng tươi vui, rành mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh Làng Hồ. - Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. - Yêu thích tranh làng Hồ. B. Đồ dùng dạy học : - Tranh minh hoạ bài đọc sgk. - Vở ghi, sgk. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS đọc nối tiếp bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và nêu nội dung chính của bài. - Nhận xét ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : a) Luyện đọc : - Gọi HS đọc bài. ? Bài chia làm mấy đoạn ? - Gọi HS đọc nối tiếp bài. - Luyện đọc từ khó : Thuần phác, khoáy âm dương, nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh. - Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi. - Đọc mẫu toàn bài. b) Tìm hiểu bài : - Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi cuối bài. ? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN ? ? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? ? Tìm những từ ngữ ở đoạn 2, 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ ? ? Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? - Tiểu kết : yêu mến quê hương, những nghệ sĩ ... đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện nét bản sắc văn hoá VN. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. ? Em hãy nêu nội dung chính của bài ? c) Luyện đọc diễn cảm : - Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài. - Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 1, HDHS đọc diễn cảm, đọc mẫu. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp. - Nhận xét ghi điểm. IV. Củng cố dặn dò : - Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. - 3 HS đọc bài và 1 HS nêu nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - Bài chia làm 3 đoạn : mỗi lần xuống dòng là một đoạn. - Đọc nối tiếp 2 lần : + Lần 1 : Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó. + Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải. - Đọc cặp đôi. - Nghe và theo dõi sgk. - Đọc thầm như yêu cầu và lần lượt trả lời câu hỏi : + Tranh vẽ : Lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. + Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu, Màu trắng diệp làm bằng bột vỏ sỏ tộn với hồ nếp “nhấp nháy muôn ngàn hật phấn”. + Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên. + Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ. + Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế. + Màu trắng diệp là những sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. + Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, làng mạnh, hóm hỉnh, tươi vui. / Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật tranh vẽ và pha màu tinh tế, đặc sắc. - Nghe. + Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã toạ ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết qúy trọng và giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. - 3 HS đọc nối tiếp bài. - Nghe, theo dõi bảng phụ. - Luyện đọc cặp đôi. - 3 - 5 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất. - 1 HS nhắc lại. Tiết 3 : Toán : LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : - Giúp HS : Củng cố cách tính vận tốc. - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. - Tự giác suy nghĩ, làm bài tập. B. Đồ dùng dạy học : - Giáo án, sgk. - Vở ghi, sgk. C. Các hoạt động dạy hcọ chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS nêu qui tắc và công thức tính vận tốc. - Nhận xét ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. HDHS làm bài tập : Bài 1 (139) - Gọi HS đọc bài toán. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Nhận xét, chữa bài, ghi điểm. ? Ngoài cách tính ở trên em nào có cách tính khác ? Bài 2(140) - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài. - Gọi HS nêu kết quả bài làm. - Nhận xét chữa bài. - 1 HS nêu, lớp theo dõi nhận xét. - 1 HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - 1HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải Vận tốc chạy của đà điểu là : 5250 : 5 = 1050 ( m/phút ) Đáp số : 1050 m/phút. - Một số HS nhận xét bài bạn làm trên bảng. - Ta có thể tính vận tốc chạy của đà diểu với đơn vị đo là m / giây. * Sau khi tính được vận tốc chạy của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1 phút = 60 giây), ta tính được vận tốc đó với đơn vị đo là m/giây. Vận tốc chạy của đà điểu là : 1050 : 60 = 17,5 (m/giây) * 5 phút = 300 giây. Vận tốc chạy của đà điểu là : 5250 : 300 = 17,5 (m/giây). - 1HS nêu. - Thảo luận cặp đôi làm bài vào vở. - Một số HS nêu kết quả bài làm của nhóm mình, lớp theo dõi nhận xét. s 130 km 147 m 210 m 1014 m v 4giờ 3 giờ 6 giây 13 phút t 32,5 km/giờ 49 km/giờ 35 m/giây 78 m/phút Bài 3(140) - Gọi HS đọc bài. ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - Yêu cầu HS trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. Bài 4 (140) - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài. - Gọi HS trình bày kết quả. - Nhận xét ghi điểm. IV. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. - 1HS đọc bài, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS nêu. - Tự làm bài vào vở. Bài giải Quãng đường người đó đi bằng ô tô là: 25 : 5 = 20 (km) Thời gian người đó đi bằng ô tô là 0,5 giờ hay giờ : Vận tốc của ô tô là : 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số : 40 km/giờ - Một số HS trình bày kết quả, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - Thảo luận nhóm 4, 2 nhóm làm bài vào bảng nhóm gắn bảng và trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét. Bài giải Thời gian đi của ca nô là : 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ. Vận tốc của ca nô là : 30 : 1,25 = 24 (km/giờ). Đáp số : 24 km/giờ Tiết 4 : Khoa học : CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT A. Mục tiêu Giúp học sinh: - Quan sát và mô tả được cấu tạo của hạt - Nêu được điều kiện nảy mầm của hạt dựa vào thực tế đã gieo hạt - Nêu được quá trình phát triển của cây thành hạt - GDHS têu thích bộ môn. B. Đồ dùng dạy học - HS chuẩn bị hạt đã gieo từ tiết trước. GV chuẩn bị ngâm hạt lạc qua một đêm Các cốc hạt lạc, khô ẩm để nơi quá lạnh, quá nóng, đủ các điều kiện nảy mầm. C.Các hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Hiện tượng đầu nhụy nhận được những hạt phấn của nhị gọi là gì ? ? Hiện tượng tế bào sinh dục đực ở đầu ống phấn kết hợp với tế bào sinh dục cái của noãn gọi là gì ? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Tiến hành các hoạt động * Hoạt động 1:Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt - HS hoạt động trong nhóm theo HD: - Phát cho mỗi nhóm 1 hạt lạc hoặc hạt đậu đã ngâm qua đêm - HS bóc vỏ hạt, tách hạt làm đôi và cho biết đâu là vỏ, phôi, chất dinh dưỡng? - Gọi HS lên bảng chỉ cho cả lớp thấy Kết luận: Hạt gồm 3 bộ phận bên ngoài cùng là vỏ hạt, phần màu trắng đục nhỏ phía trên đỉnh ở giữa khi ta tách hạt ra làm đôi là phôi, Phần hai bên chính là chất dinh dưỡng của hạt - Tiếp theo nhóm trưởng cho nhóm mình quan sát các hình 2, 3, 4, 5, 6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK để làm bài tập. - Gọi đại diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. - GV nhận xét đưa ra đáp án đúng: 2 - b ; 3 -a ; 4 -e ; 5 - c; 6 - d Kết luận: Đây là quá trình hạt mọc thành cây. Đầu tiên khi gieo hạt , hạt phình to ra vì hút nước. Vỏ hạt nứt ra để rễ mầm nhú ra cắm xuống đất, xung quanh rễ mọc mầm ra rất nhiều rễ con. Sau vài ngày, rễ mầm mọc nhiều hơn nữa thân mầm lớn lên và chui lên khỏi mặt đất , hai lá mầm xoè ra , chồi mầm lớn dần và sinh ra các lá mới. hai lá mầm teo dần rồi rụng xuống. Cây con bắt đầu đâm chồi,, rễ mọc nhiều hơn. * Hoạt động 2:Thảo luận - Gv kiểm tra việc HS đã gieo hạt ở nhà như thế nào ? - GV yêu cầu HS giới thiệu về cách gieo hạt của mình : ? tên hạt được gieo? ? Số hạt được gieo? ? Số ngày gieo hạt? ? Cách gieo hạt? ? kết quả gieo hạt? - HS trình bày sản phẩm và giới thiệu trước lớp - GV đưa ra 4 cốc ươm hạt của mình có ghi rõ các điều kiện ươm hạt Cốc 1: Đất khô Cốc 2: Đất ẩm. nhịêt độ bình thường Cốc 3: Đặt ở dưới bóng đèn Cốc 4: Đặt vào tủ lạnh - Yêu cầu 4 HS lên quan sát và nêu nhận xét ? Qua thí nghiệm về 4 cốc gieo hạt vừa rồi em có nhận xét gì? KL: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm và nhiệt độ thích hợp tức là nhiệt độ không quá lạnh hoặc quá nóng.. * Hoạt động 3: Quan sát - GV tổ chức HS hoạt động theo nhóm - Yêu cầu các nhóm quan sát hình minh hoạ 7 trang 109 SGK và nói về sự phát triển của hạt mướp từ khi được gieo xuống đất cho đến khi mọc thành cây ra hoa kết quả - HS thảo luận ghi ra giấy - Gọi HS trình bày kết quả - GV nhận xét IV. Củng cố - dặn dò: - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học bài, gieo vài hạt đậu hoặc ngô, mướp, vào chỗ đất xốp, ẩm, nhiệt độ thích hợp ( không quá lạnh hoặc quá nóng ) . Theo dõi thường xuyên từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi mọc thành cây con. - Nhận xét tiết học - 2 HS trả lời, HS khác theo dõi nhận xét. - Sự thụ phấn. - Sự thụ tinh - HS hoạt động nhóm - 1 HS lên chỉ - Các nhóm quan sát và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108, 109 SGK - Địa diện từng nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS trình bày sản phẩm - HS giới thiệu - 4 HS lên quan sát và nhận xét Cốc 1: hạt không nảy mầm Cốc 2: hạt nảy mầm bình thường Cốc 3: hạt không nảy mầm Cốc 4: hạt không nảy mầm - HS quan sát + Hình a: hạt mướp khi bắt đầu gieo + Hình b: Sau vài ngày rễ mầm mọc nhiều thân mầm chui lên khỏi mặt đất với 2 lá mầm + Hình c: Hai lá mầm chưa rụng cây đã bắt đầu đâm chồi, mọc lên nhiều lá mới + Hìnhd: Cây mướp đã bắt đầu ra hoa và kết quả + Hình e: Cây mướp phát triển mạnh , quả mướp lớn và thu h ... xét giờ học. - 2 em lên bảng kể chuyện như yêu cầu, lớp theo dõi nhận xét. - 2 em nối tiếp đọc đề, lớp theo dõi đọc thầm. - 2 HS nêu. + Đề 1 : Kể về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta. + Đề 2 : Kể về một kỉ niệm với thầy, cô giáo qua đó thể hiện lòng biết ơn của em đối với thầy. cô giáo. - Quan sát trên bảng. - Nghe. - 4 HS đọc nối tiếp 4 gợi ý sgk. - Nối tiếp nhau giới thiệu. - Kể chuyện nhóm 4, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - 4 – 6 nhómtham gia thi kể chuyện trước lớp, lớp theo dõi và hỏi lại bạn về ý nghĩa câu chuyện, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kế chuyện hấp dẫn nhất. Soạn : 24/3/2008 Giảng : 6/28/3/2008 Tiết 1 : Âm nhạc : ÔN BÀI HÁT : EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 8 ÔN TẬP BÀI HÁT: EM VẪN NHỚ TRƯỜNG XƯA - TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8 Mục tiêu - HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, thiết tha của bài Em vẫn nhớ trường xưa. - HS trình bày bài hát bằng cách hát lĩnh xướng, đối đáp đồng ca kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.Trình bày bài hát theo hình thức tốp ca.Hát đúng giai ghép lời kết hợp gõ pháchTĐN ssó 8. - GDHS yêu thích mộn học B. Đồ dùng dạy - học: GV: SGK, tập hát bài hát gõ đệm bằng 2 âm sắc. kết hợp vận động phụ họađơn giản. Đọc tốt bài TĐN số 8. HS: SGK, thanh phách. Các hoạt động dạy học chủ yếu I.Ổn định tổ chức: Hát II. kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 -2 em hát bài “ Em vẫn nhớ trường xưa ” - Nhận xét đánh giá III. Bài mới HĐ của GV Nội dung HĐ của HS Ghi nội dung Hướng dẫn Ghi nội dung Chỉ định Yêu cầu Gõ tiết tấu Hướng dẫn 1.Ôn tập bài hát: Em vẫn nhớ trương xưa - HS hát ôn bài hát kết hợp đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ với 2 âm sắc, sửa lại những chỗ hát sai thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài hát. - HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm. - HS hát kết hợp vận động theo nhạc. - 2 -3 HS xung phong trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc. Em nào thể hiện động tác vận động đẹp và phù hợp sẽ hướng dẫn cả lớp tập theo. - Cả lớp hát vận động, nhóm, cá nhân. 2. Tập đọc nhạc: TĐN số 8 : Mây chiều - Giới thiệu bài tập đọc nhạc. - Yêu cầu đọc đúng cao độ và trường độ ghép được lời ca. - Tập nói tên nốt nhạc của bài - Luyện tập cao độ trong bà bàiTĐN từ thấp lên cao ( Đ- R - M - P - S - L - SI - Đố ) - HS đọc từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp. - HS luyện tập tiết tấu .. - HS đọc và gõ tiết tấu - HS đọc từng câu 1 theo kiểu móc xích cho đến hết bài. - HS đọc theo dãy, nhóm, cá nhân. - Cho dãy A đọc nhạc B gõ đệm và ngược lại. Ghi bài Hát kết hợp gõ đệm Thực hiện Hát vận động Thực hiện Ghi bài Nói tên nốt nhạc Đọc thang âm Theo dõi Đọc bài theo hướng dẫn. IV. Củng cố - dặn dò: - Cho HS hát lại bài hát một lần. - Gọi 2 -3 em hát kết hợp vận động phụ họa. - Cho HS đọc lại bài nhạc một lần dãy A đọc và dãy B ghép lời và ngược lại. - Về nhà học thuộc bài hát và bài tập đọc nhạc. Tiết 2: Tập làm văn : TẢ CÂY CỐI ( KIỂM TRA VIẾT ) A. Mục tiêu : - HS viết được một bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng. - Biết dùng từ đặt câu đúng, câu văn có hình ảnh, cảm xúc. - Tự giác suy nghĩ làm bài. B. Đồ dùng dạy học : - Viết sãn 5 đề bài lên bảng. - Ôn bài ở nhà, chuẩn bị giấy kiểm tra. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : Không. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. HDHS làm bài : * Đề bài : 1) Tả một cây hoa mà em thích. 2) Tả một loại trái cây mà em thích. 3) Tả một giàn dây leo. 4) Tả một cây non mới trồng. 5) Tả một câu cổ thụ. - Gọi HS đọc đề bài - Gọi HS đọc gợi ý sgk. - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS. 3. Thực hành viết bài : - Cho HS viết bài vào vở. - Quan sát nhắc nhở HS làm bài. IV. Củng cố dặn dò : - Thu bài kiểm tra của HS. - Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét giờ học. - 1HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - Viết bài vào giấy kiểm tra. - Nộp bài cho GV. Tiết 3 : Toán : LUYỆN TẬP A. Mục tiêu : - Giúp HS : Củng cố cách tính thời gian của chuyển động đều. - Củng cố mối quan hệ thời gian với vận tốc và quãng đường. - Ý thức tự giác trong học tập. B. Đồ dùng dạy học : - Bảng nhóm, sgk. - Vở ghi, sgk. C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : - Gọi HS nêu qui tắc và viết công thức tính thời gian. - Nhận xét ghi điểm. III. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : Trực tiếp. 2. HDHS làm bài tập : Bài 1(143) - Yêu cầu HS nêu yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nêu kết quả. - Nhận xét chữa bài. - 1HS lên bảng, lớp theo dõi nhận xét. - 1HS nêu. - Tự làm bài vào vở. - Nối tiếp nhau nêu kết quả bài làm và nêu cách làm, lớp theo dõi nhận xét. s (km) 216 78 165 96 v (km/giờ) 60 39 275 40 t (giờ) 4,35 2 6 2,4 Bài 2 (143) - Gọi HS đọc bài toán. ? Bài toán cho biết gì và hỏi gì ? ? Vận tốc của sên bò được tính theo đơn vị nào ? Quãng đường của sên bò được tính theo đơn vị nào ? ? Vậy để tính thời gian sên bò là bao nhiêu ta phải làm ntn ? - Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài vào vở. - Nhận xét chữa bài. Bài 3(143) - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - Gọi HS lên bảng làm bài. - Yêu cầu HS dưới lớp nhận xét bài làm của bạn. - Nhận xét ghi điểm. Bài 4(143) - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS làm bài theo nhóm. - Gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả. - Nhận xét chữa bài. IV. Củng cố dặn dò : - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học bài chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - 1 HS nêu. - Vận tốc của sên được tính bằng cm/phút. Quãng đường của sên được tính bằng m. - Để tính được thời gian sên bò là bao nhiêu thì ta đổi đơn vị đo cho phù hợp. - Thảo luận nhóm đôi làm bài vào vở, 1 nhóm làm bài vào bảng nhóm, gắn bảng trình bày kết quả, các bạn khác theo dõi nhận xét. Bài giải Đổi 1,08 m = 108 cm. Thời gian con ốc sên bò là : 108 : 12 = 9 (phút) Đáp số : 9 phút. - 1 HS đọc, lớp theo dõi đọc thầm. - 1 emlên bảng làm bài, lớp làm vào vở. Bài giải Thời gian để đại bàng bay hết quãng đường đó là : 72 : 96 = 0,75 (giờ) = 45 (phút) Đáp số : 45 phút. - Một số em nhậẫnét bài làm của bạn trên bảng. - 1HS đọc, lớp theo dõi sgk đọc thầm. - Thảo luận nhóm 4, làm bài vào vở. Bài giải Đổi 10,5 km = 10500 m Thời gian con rái cá bơi là : 10 500 : 420 = 25 (phút) Đáp số : 25 phút. - Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi nhận xét. Tiết 4 : Khoa học : CÂY CON CÓ THỂ MỌC LÊN TỪ MỘT SỐ BỘ PHẬN CỦA CÂY MẸ A. Mục tiêu Giúp HS: - Quan sát và tìm vị trí chồi ở một số cây khác nhau - Biết một số cây được mọc ra từ bộ phận của cây mẹ - Thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ. - GDHS yêu thích môn học. B. Đồ dùng dạy học GV chuẩn bị ngọn mía, củ khoai tây, lá sống đời, củ riềng, củ gừng, củ hành, củ tỏi, cành rau ngót - Thùng giấy, hoặc chậu cây có đựng sẵn đất C. Các hoạt động dạy học Hoạt động dạy Hoạt động học I. Ổn định tổ chức: II. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS trả lời câu hỏi: ? Nêu cấu tạo của hạt ? ? Nêu cấu tạo phôi của hạt mầm ? - GV nhận xét ghi điểm B. Bài mới: 1. Giới thiệu bài: Trực tiếp 2. Tiến hành các hoạt động. * Hoạt động 1: Quan sát - GV tổ chức HS hoạt động nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc theo chỉ dẫn ở trang 110 SGK, các em vừa quan sát các hình vẽ trong SGK vừa quan sát vật thật các em mang đến lớp: ? Tìm chồi trên vật thật ( hoặc hình vẽ ) : ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, củ gừng, hành, tỏi ? - Chỉ vào từng hình trong hình 1 trang 110 SGK và nói về cách trồng mía. ? Người ta trồng hành bằng cách nào? - Gọi HS trình bày - Nhận xét Kết luận: Trong tự nhiên cũng như trong trồng trọt , không phải cây nào cũng mọc lên từ hạt mà một số cây có thể mọc lên từ thân hoặc rễ hoặc lá của cây mẹ - Gọi HS đọc bạn cần biết trang 111 * Hoạt động 2: Thực hành: Trồng cây - GV tổ chức cho HS trồng cây mẹ ở vườn trường. - Phát thân, lá, rễ cho HS theo nhóm. - HD học sinh làm đất trồng cây - Yêu cầu HS rửa sạch tay bằng xà phòng sau khi đã trồng xong. - Dặn HS theo dõi xem cây của nhóm nào mọc chồi trước. 3. Củng cố dặn dò: 4' - Nhấn mạnh nội dung bài. - Về nhà học thuộc mục bạn cần biết, chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát - 2 HS trả lời, HS khác theo dõi nhận xét. + Cấu tạo của hạt gồm 3 phần: vỏ, phối và chất dinh dưỡng dự trữ ( để nuôi phôi ) + Cấu tạo phôi của hạt mầm gồm: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm. - HS thảo luận nhóm. + Ngọn mía chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía. + Củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. + Cây sống đời: chồi mọc ra từ mép lá. + Củ gừng: chồi mọc lên từ chỗ lõm trên bề mặt củ. + Hành, tỏi: trên phía đầu củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. + Cây rau ngót: chồi mọc lên từ nách lá. - Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luống. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b ) . Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía ( hình C ) - Tách củ thành nhánh, đặt xuống đất - Đại diện các nhóm trình bày - 3 HS đọc - HS thực hành Tiết 5 : Sinh hoạt : TUẦN 27 A. Mục tiêu : - HS nắm được ưu, khuyết điểm của các hoạt động trong tuần. - Hướng phấn đấu khắc phụ trong tuần tới. - Tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt. B. Lên lớp : * Nhận xét chung : - Đạo đức : Các em đều ngoan ngoãn, lễ phép, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè, không có hiện tượng đánh chửi nhau. - Học tập : + Đa số các em có ý thức tốt trong học tập : Đi học đều, đúng giờ, nghỉ học có xin phép cô giáo. Trong lớp hăng hía phát biểu ý kiến xây dựng bài, về nhà có ý thức học bài ở nhà trước khi đến lớp. + Xong bên cạnh đó vẫn còn lại một số em còn thiểu ý thức trong học tập. Trong lớp chưa chú ý còn hay nói chuyện riêng, về nhà chưa chịu khó ôn bài như : Xôm, Dương. - Các hoạt động khác : + Tham gia đầy đủ mọi hoạt động của nhà trường đề ra. + Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, ăn mặc sạch sẽ gọn gàng. + Có ý thức truy bài đầu giờ. + Ý thức đội viên chưa tốt một số em còn hay quên đeo khăn quàng như Nghiệp,Dần, . + Vẫn còn một số em chưa nộp tiền các khoản. * Phương hướng tuần tới : - Phát huy ưu điểm đã đạt được ở trên, khắc phục những khuyến điểm còn tồn tại. - Tập trung ôn tập để chuẩn bị kiểm tra giữa kì II - Thi đua học tập tốt chào mừng ngày 26/3.
Tài liệu đính kèm: