Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 (buổi chiều)

TOÁN

PHÉP TRỪ

I. MỤC TIÊU:

 - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

 Hoạt động dạy Hoạt động học

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 427Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 31 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN: 31
TOÁN
PHÉP TRỪ
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thực hiện phép trừ các số tự nhiên, các số thập phân, phân số, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ và giải bài toán có lời văn. 
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Thực hành làm BT
Bài 1:Tính rồi thử lại (theo mẫu)
Nêu cách đặt tính và thực hiện phép tính trừ (Số tự nhiên, số thập phân)
- Nêu cách thực hiện phép trừ phân số?
- Cho HS tự tính, thử lại rồi chữa bài (theo mẫu).
- Yêu cầu HS nêu cách thử lại để biết phép trừ đúng.
Bài 2: Tìm x
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng : 
Bài 3: 
- Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài .
- Gọi 1HS lên bảng làm. GV quan sát giúp đỡ HS còn yếu .
- Gọi HS đọc kết quả và giải thích cách làm . 
- HS đọc đề và xác định yêu cầu.
Học sinh nhắc lại
- Học sinh nêu .
+ Học sinh nêu 2 trường hợp: trừ cùng mẫu và khác mẫu.
- 3 HS lên bảng làm 
- Học sinh làm bài vào vở.
Nhận xét.
- Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
- 2 HS làm bảng lớp, cả lớp làm vào vở.
- Cả lớp cùng nhận xét.
a) x + 5,84 = 9,16
 x = 9,16 – 5,84 
x = 3,32
b) x – 0,35 = 2,55
x = 2,55 + 0,35
x = 2,9
- Học sinh đọc đề và xác định yêu cầu.
- 1 HS đọc bài toán trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm , cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét, bổ sung
Bài giải:
Diện tích trồng hoa là :
540,8 - 385,5 = 155,3 (ha)
Diện tích trồng lúa và đất trồng hoa
540,8 + 155,3 = 696,1 (ha)
Đáp số : 696,1 ha.
 * Củng cố - dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ: 
TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM 
I. MỤC TIÊU:
 - Nghe – viết đúng bài CT.
 -Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng, huy chương, kỉ niệm chương (BT2, BT3a hoặc b)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
- Giáo viên đọc một lượt toàn bài chính tả.
 + Đoạn văn kể điều gì? 
- HD viết từ khó
- GV cho HS đọc thầm bài chính tả
 - HD học sinh viết bài
- Giáo viên đọc cho học sinh viết.
- Giáo viên đọc lại toàn bài chính tả.
- GV chấm bài n/x
v HD học sinh làm bài tập.
Bài 2:
- Cho HS làm bài. Dán phiếu BT.
- GV mời 2 N lên bảng thi tiếp sức.
- Nhận xét + chốt lại kết quả đúng 
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề, làm bài tập vào vở 
- 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét.
 - Học sinh theo dõi lắng nghe.
 + Đặc điểm của 2 loại áo dài cổ truyền cũa phụ nữ Viết Nam . Từ những năm 30 của thế kỉ XX Chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến thành chiếc áo dài tân thời .
- Cả lớp đọc thầm lại bài chính tả, nêu những tên riêng và những chữ dễ viết sai trong bài .
- HS viết bảng: 
- Học sinh viết bài chính tả.
- Học sinh soát lại bài
- Từng cặp học sinh KT lỗi cho nhau.
- HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- 2 N lên bảng thi tiếp sức tìm và xếp tên các huy chương danh hiệu giải thưởng được đặt trong ngoặc đơn viết lại cho đúng .
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. 
 HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào vở BT, 1HS làm vào phiếu
- HS trình bày
- Viết đúng các danh hiệu giải thưởng, huy chương và Kỉ niệm chương .
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. 
 * Củng cố - dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết vận dụng kĩ năng cộng, trừ trong thực hành tính và giải toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Bài 2 : Tính bằng cách thuận tiện nhất
.+ Muốn tính nhanh ta áp dụng tính chất nào?
- GV: Giao hoán 2 số nào để khi cộng số tròn chục hoặc tròn trăm.
- GV mời HS nhận xét bài trên bảng, GV nhận xét.
Bài 3: (HS khá, giỏi)
- GV gọi HS đọc đề toán.
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán.
- Cho HS làm bài, GV hướng dẫn HS còn chậm theo các bước sau :
+ Tìm phân số chỉ số phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng.
+ Tìm phân số chỉ số tiền lương để dành được.
+ Tìm tỉ số phần trăm tiền lương để dành của mỗi tháng.
+ Tìm số tiền để dành được mỗi tháng.
- GV gọi HS nhận xét bài làm trên bảng.
- GV nhận xét, sửa chữa.
- 1 HS đọc và nêu yêu cầu của bài toán.
 + Giáo hoán, kết hợp
- HS làm vào vở, sau đó 4 em lên bảng làm.
- Cả lớp nhận xét, thống nhất kết quả đúng :
c) 69,78 + 35,97 + 30,22
= (69,78 + 30,22) + 35,97
= 100 + 35,97 = 135,97
d) 83,45 - 30,98 - 42,47
= 83,45 - (30,98 + 42,47)
= 83,45 - 73,45 = 10.
- 1 em đọc đề toán, cả lớp đọc thầm SGK.
- 1 HS tóm tắt trước lớp.
- 1 HS làm bảng quay, cả lớp làm vào vở
Bài giải: 
Phân số chỉ phần tiền lương gia đình đó chi tiêu hàng tháng là :
 (số tiền lương)
a) Tỉ số phần trăm số tiền lương gia đình đó để dành là :
 (số tiền lương)
= 15%
b) Số tiền mỗi tháng gia đình đó để dành được là :
4000000 : 100 15 = 600000 (đồng)
Đáp số : a) 15% số tiền lương ; 
b) 600 000 đồng. 
* Củng cố - dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NAM VÀ NỮ
I. MỤC TIÊU:
 - Biết được một số từ ngữ chỉ phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam.
 - Hiểu ý nghĩa 3 câu tục ngữvà đặt được 1 câu với 1 trong 3 câu tục ngữ ở bT2
 - Học sinh khá giỏi đặt câu được với mỗi câu tục ngữ .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài 1:
Giáo viên phát bút dạ và phiếu cho 3, 4 học sinh.
Giáo viên nhận xét bổ sung, chốt lại lời giải đúng.
 Bài 2:
- Nhắc các em chú ý: cần điền giải nội dung từng câu tục ngữ.
Sau đó nói những phẩm chất đáng quý của phụ nữ Việt Nam thể hiện qua từng câu.
Giáo viên nhận xét, chốt lại.
- Yêu cầu học sinh đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trên.
Bài 3:
Nêu yêu cầu của bài.
Giáo viên nhận xét, kết luận những học sinh nào nêu được hoàn cảnh sử dụng câu tục ngữ đúng và hay nhất.
1 học sinh đọc yêu cầu a, b, c của BT.
Lớp đọc thầm.
Làm bài cá nhân.
Học sinh làm bài trên phiếu trình bày kết quả.
1 học sinh đọc lại lời giải đúng.
 Nhận xét
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
Lớp đọc thầm,
Suy nghĩ trả, trả lời câu hỏi.
- Trao đổi theo cặp.
- Phát biểu ý kiến.
Học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Học sinh suy nghĩ, làm việc cá nhân, phát biểu ý kiến.
* Củng cố - dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học 
TOÁN
PHÉP NHÂN 
I. MỤC TIÊU:
 Biết thực hiện phép nhân số tự nhiên, số thập phân, phân số và ứng dụng để tính nhẩm, giải bài toán.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Thực hành
Bài 1: Giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề.
Học sinh nhắc lại quy tắc nhân phân số, nhân số thập phân.
Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 2: Tính nhẩm
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm 1 số thập phân với 10 ; 100 ; 1000 và giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại quy tắc nhân nhẩm một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
Bài 4: Giải toán
GV yêu cầu học sinh đọc đề.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- Cả lớp làm bảng con, 3 HS làm bảng lớp.
- Cả lớp cùng nhận xét.
a) 4802 324 = 1555848 ; 6120 205 = 1254600
b) 2 = = ; 
c) 35,4 6,8 = 240,72 ; 21,76 2,05 = 44,608.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- HS nêu
- HS nói miệng ngay kết quả.
a) 3,25 10 = 32,5 ; 3,25 0,1 = 0,325
b) 417,56 100 = 41756 ; 417,56 0,01 = 4,1756
- Cả lớp cùng nhận xét.
- HS đọc đề nêu yêu cầu.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở
Bài giải
Quãng đường ô tô và xe máy đi được trong 1 giờ là 
 48,5 33,5 = 82 (km)
Thời gian ô tô và xe máy đi để gặp nhau là 1 giờ 30 phút hay 1,5 giờ.
 Độ dài quãng đường AB là :
 82 1,5 = 123 (km)
Đáp số : 123km.
- Nhận xét bài trên bảng.
- HS trao đổi vở nhau để kiểm tra.
 * củng cố – dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
 ÔN TẬP VỀ TẢ CẢNH
I. MỤC TIÊU: 
 - Liệt kê được một số bài văn tả cảnh đã học ở HK; lập dàn ý vắn tắt cho 1 trong các bài văn đó.
 - Biết phân tích trình tự miêu tả( theo thời gian) và chỉ ra được 1 số chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả (BT2)
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 Hoạt động dạy
Hoạt động học
v Trình bày dàn ý 1 bài văn.
Văn tả cảnh là thể loại các em đã học suốt từ tuấn 1 đến tuần 11 trong sách Tiếng Việt 5 tập 1. Nhiệm vụ của các em là liệt kê những bài văn tả cảnh em đã viết, đã đọc trong các tiết Tập làm văn từ tuần 1 đến tuần 11 của sách. Sau đó, lập dàn ý cho 1 trong các bài văn đù.
Giáo viên nhận xét.
Treo bảng phụ liệt kê những bài văn tả cảnh học sinh đã đọc, viết.
Giáo viên nhận xét.
v Phân tích trình tự bài văn, nghệ thuật quan sát và thái độ người tả.
- Giáo viên nhận xét, chốt lại lời giải đúng.
1 học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
Học sinh làm việc cá nhân hoặc trao đổi theo cặp.
Các em liệt kê những bài văn tả cảnh.
Học sinh phát biểu ý kiến.
Dựa vào bảng liệt kê, mỗi học sinh tự chọn đề trình bày dàn ý của một trong các bài văn đã đọc hoặc đề văn đã chọn.
Nhiều học sinh tiếp nối nhau trình bày dàn ý một bài văn.
Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng toàn văn, yêu cầu của bài.
- HS cả lớp đọc thầm, đọc lướt lại bài văn, suy nghĩ để trả lời lần lượt từng câu hỏi.
- HS phát biểu ý kiến. Cả lớp nhận xét.
 * Củng cố - dặn dò:
 . - Nhận xét tiết học.
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: 
 Biết vận dụng ý nghĩa của phép nhân và quy tắc nhân một tổng với một số trong thực hành, tính giá trị của biểu thức và giải toán
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Giáo viên yêu cầu ôn lại cách chuyển phép cộng nhiều số hạng giống nhau thành phép nhân.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hành.
Bài 4 : 
- GV yêu cầu HS đọc bài toán và GV hướng dẫn:
+Vận tốc của thuyền máy khi xuôi dòng bằng tổng của những vận tốc nào?
+ Thuyền đi xuôi dòng từ bến A đến bến B với vận tốc là bao nhiêu km/giờ ? 
+ Sau mấy giờ thì thuyền máy đến B ?
+ Biết vận tốc thuyền máy đi xuôi dòng, biết thời gian đi từ A đến B, hãy nêu cách tính độ dài quãng sông AB.
- Cho HS làm vào vở, 1 em làm bảng phụ.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh thực hành làm vở.
- 3 HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
a/	6,75 kg + 6,75 kg + 6,75 kg
	= 	6,75 kg ´ 3 
	= 20,25 kg
b/	7,14 m2 + 7,14 m2 + 7,14 m2 ´ 3
	= 7,14 m2 ´ (2 + 3)
	= 7,14 m2 ´ 5
	= 35,70 m2
 - Học sinh đọc đề, nêu yêu cầu.
+Bằng tổng vận tốc của thuyền máy khi nước lặng và vận tốc của dòng nước.
+ Thuyền đi xuôi dòng từ A đến B với vận tốc là : 22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
+ Sau 1giờ15 phút thuyền máy đến B.
+ Độ dài quãng sông AB bằng tích của vận tốc thuyền máy xuôi dòng và thời gian thuyền đi từ A đến B.
- 1 HS làm bảng phụ, cả lớp làm vào vở.
- Lớp nhận xét
Bài giải
Vận tốc thuyền máy khi xuôi dòng :
22,6 + 2,2 = 24,8 (km/giờ)
Thuyền máy đi từ A đến B hết 1,25giờ
Độ dài quãng sông AB là :
 24,8 1,25 = 31(km)
Đáp số : 31km.
* Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU (Dấu phẩy)
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được 3 tác dụng của dấu phẩy biết phân tích và sửa những dấu phẩy dùng sai
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
v	Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1:
Nêu tác dụng của các dấu phẩy được dùng trong đoạn trích.
Giáo viên phát phiếu cho học sinh làm bài.
Giáo viên nhận xét và yêu cầu học sinh nêu lại tác dụng của dấu phẩy.
Bài 2:
Đọc và trả lời câu hỏi.
- Giáo viên nhận xét và chốt bài đúng.
a) Anh hàng thịt đã chữa lời phê của xã:
Lời xã : “Bò cày không được thịt”
Lời anh hàng thịt : “Bò cày không được, thịt”
b) Để không sửa được, cần viết như sau:
	Bò cày, không được thịt.
Bài 3:
Sửa lại vị trí dấu phẩy.
- Giáo viên nhận xét bài làm và chốt bài giải 
1 học sinh đọc to, rõ yêu cầu bài tập.
Cả lới đọc thầm từng câu văn có sử dụng dấu phẩy.
Học sinh suy nghĩ, làm bài theo nhóm 4.
- Đại diện nhóm nhanh nhất trình bày bảng lớp.
Lớp nhận xét.
1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Cả lớp đọc thầm.
Học sinh suy nghĩ làm bài theo nhóm đôi.
1 vài nhóm phát biểu.
Lớp nhận xét.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.
Lớp đọc thầm.
Lớp làm việc cá nhân, dùng bút chì sửa lại các dấu phẩy đặt sai vị trí.
2 học sinh làm bảng phụ.
Học sinh đọc bài làm bảng phụ.
 * Củng cố - dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 buoi chieu tuan 31 nam 2011.doc