Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Dực Yên

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Dực Yên

Đạo đức( tiết 32)

DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG

I. MỤC TIÊU

- Giúp HS có hiểu biết hơn về huyện Đầm Hà: Các đơn vị hành chính, cách bảo vệ các tài nguyên thiên, UBND xã Dực Yên.

- HS có lòng yêu quê hương và có những hành động đúng đắn, có ích đối với quê hương mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC

 - Bảng phụ, phiếu học tập

 

doc 56 trang Người đăng hang30 Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 32 - Trường Tiểu học Dực Yên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Thứ hai, ngày 18 tháng 04 năm 2011
Đạo đức( tiết 32)
Dành cho địa phương
I. mục tiêu
- Giúp HS có hiểu biết hơn về huyện Đầm Hà: Các đơn vị hành chính, cách bảo vệ các tài nguyên thiên, UBND xã Dực Yên.
- HS có lòng yêu quê hương và có những hành động đúng đắn, có ích đối với quê hương mình.
II. Đồ dùng dạy – học
 - Bảng phụ, phiếu học tập
iii. các hoạt động dạy và học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- HS trả lời các câu hỏi sau :
? Kể những việc làm góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ?
? Kể tên những tài nguyên thiên nhiên ở địa phương mà em biết.
- GV nhận xét, cho điểm
2. Dạy bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu bài
2.2. Tìm hiểu về bộ máy hành chính của huyện Đầm Hà
? Huyện Đầm Hà có bao nhiêu xã?
2.3. Tài nguyên thiên nhiên
- HS làm vào phiếu học tập
2.4. UBND xã Dực Yên
- HS thảo luận nhóm với các câu hỏi sau:
? Diện tích của Xã là bao nhiêu ? Xã nằm ở vị trí nào ?
? Dân số của Xã là bao nhiêu ?
? Nêu hiểu biết của em về tình hình kinh tế của Xã ?
? Các công tác về Văn hoá- văn nghệ, TDTT, Giáo dục của Xã ra sao ?
- Y- tế Xã hiện nay ở mức nào?
- Đời sống văn hoá ở các khu dân cư trong phương như thế nào ?
- Tình hình An ninh trật tự của Xã ra sao ?
? Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, của Xã như thế nào ?
- 2 HS trả lời
- HS lắng nghe
Tài nguyên thiên nhiên của huyện Đầm Hà
Cách bảo vệ
- Thực hiện tốt cú hiệu quả cỏc chương trỡnh y tế quốc gia, làm tốt cụng tỏc phũng ngừa cỏc loại bệnh dịch lõy lan. Cụng tỏc dõn số gia đỡnh trẻ em thường xuyờn được quan tõm. Cụng tỏc chớnh sỏch xó hội cũng đạt được nhiều kết quả đỏng khớch lệ.
- Tớch cực hưởng ứng, triển khai cú hiệu quả cuộc vận động “Toàn dõn đoàn kết xõy dựng đời sống văn hoỏ ở khu dõn cư”. 
- Tỡnh hỡnh an ninh chớnh trị – trật tự an toàn xó hội, luụn được giữ vững ổn định. 
- Cụng tỏc xõy dựng Đảng, chớnh quyền, MTTQ và cỏc đoàn thể luụn được củng cố, khụng ngừng nõng cao chất lượng. Đẩy mạnh cải cỏch thủ tục hành chớnh, thực hiện tốt cỏc qui chế dõn chủ ở cơ sở, giải quyết kịp thời cỏc đơn thư của cụng dõn.
iv. củng cố – dặn dò
- GV tóm lại nội dung bài
- GV nhận xét giờ học, hướng dẫn học ở nhà.
****************************************************
Toán( tiết 156)
Luyện tập
I. Mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II. Các hoạt động dạy và học - chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời 1 HS lên bảng làm các bài tập 3, 4 của tiết học trước.
- GV chữa bài nhận xét ghi điểm
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán ôn tập về phép chia.
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- GV cho HS tự làm bài rồi chữa bài trước lớp.
- 2 HS lên bảng làm bài, Mỗi HS làm 3 phép tính theo của bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV chữa bài
Bài 2
- GV yêu cầu HS tự làm bài nhanh vào vở bài tập, sau đó yêu cầu HS nối tiếp nhau nêu kết quả trước lớp.
- HS cả lớp làm bài vào vở bài tập, 6 HS tiếp nối nhau nêu kết quả của các phép tính trước lớp, mỗi HS nêu 2 phép tính.
- GV nhận xét bài làm của HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV làm bài mẫu trên bảng.
- GV hỏi: Có thể viết phép chia dưới dạng phân số như thế nào ?
- GV yêu cầu HS làm bài.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- GV nhận xét bài làm.
- GV nhận xét và ghi điểm HS 
Bài 4
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự làm bài
- GV chữa bài, yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số của 2 số.
- GV nhận xét cho điểm HS.
iii. Củng cố dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà làm các bài tập.
- Hướng dẫn HS chuẩn bại bài sau.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- Lớp nhận xét.
- Nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
a); 
b) 72 : 45 = 1,6 281,6 : 8 = 35,2
 15 : 50 = 0,3 912,8 : 28 = 32,6
 300,72 : 53,7 = 5,6 0,162 : 0,36 = 0,45
a) 3,5 : 0,1 = 35 7,2 : 0,01 = 720
 8,4 : 0,01 = 840 6,2 : 0,1 = 62
 9,4 : 0,1 = 94 5,5 : 0,01 = 550
b) 12 : 0,5 = 24 20 : 0,25 = 80
 11 : 0,25 = 44 24 : 0,5 = 48
 : 0,5 = 15 : 0,25 = 60
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- Theo dõi GV làm bài mẫu phần a
- HS : Ta có thể viết kết quả phép chia dưới dạng phân số có tử số là số bị chia và mẫu số là số chia.
b) c) 
 d) 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS tự làm, sau đó 1 HS báo cáo kết quả trước lớp.
Khoanh vào đáp án D. 40%
- 1 HS nêu, cả lớp nghe và nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS về nhà làm bài tập.
*****************************************
Tập đọc( tiết 63)
út Vịnh
I. Mục tiêu
1. Đọc thành tiếng
- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn : thanh ray, trẻ chăn trâu, ném đá, mát rượi, giục giã, lao ra, la lớn, không nói nên lời,...
- Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ thể hiện phản ứng nhanh, kịp thời, hành động dũng cảm cứu em nhỏ của út Vịnh.
2. Đọc hiểu
- Hiểu các từ ngữ khó trong bài : Sự cố, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
- Hiểu nội dung bài: Truyện ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh minh hoạ 
- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đọc thuộc bài thuộc bài thơ Bầm ơi và trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- Gọi HS nhận xét bạn đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Dạy học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- Tên chủ điểm này là gì ?
+ Theo em, những ai sẽ là chủ nhân của tương lai ?
- Giới thiệu: Chủ điểm tuần này là Những chủ nhân của tương lai. Đó chính là các em, những người sẽ kế tục cha anh làm chủ đất nước, xây dựng và bảo vệ đất nước. Hôm nay các em sẽ được gặp bạn út Vịnh để thấy được bạn có ý thức của một chủ nhân tương lai như thế nào ?
2.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- Yêu cầu 4 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn của bài. GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS.
- Gọi HS đọc chú giải.
- Yêu cầu HS giải thích nghĩa của các từ ngữ: Sự cố, chềnh ềnh, thanh ray, thuyết phục, chuyền thẻ.
- Yêu cầu HS đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu toàn bài, chú ý cách ngắt đọc như sau:
+ Toàn bài đọc với giọng kể chuyện chậm rãi, thong thả. Đoạn cuối đọc với giọng hồi hộp, nhanh, dồn dập.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: chềnh ềnh, tháo cả ốc, ném đá, cam kết...
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo SGK.
- Chủ điểm Những chủ nhân của tương lai.
+ Những chủ nhân của tương lai chính là chúng em.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc
- HS đọc theo trình tự:
+ HS 1: Nhà út Vịnh ....ném đá lên tàu.
+ HS 2 : Tháng trước... như vậy nữa.
+ HS 3: Một buổi chiều...tàu hoả đến!
+ HS 4: Nghe tiếng la...không nói lên lời.
- 1 HS đọc cho cả lớp nghe.
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc.
- 2 HS đọc trước lớp.
- Theo dõi.
b, Tìm hiểu bài
- Câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Đoạn đường sắt gần nhà út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì ?
+ Trường của út Vịnh đã phát động phong trào gì ? nội dung của phong trào ấy là gì ?
+ út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt ?
+ Khi nghe tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, út Vịnh nhìn ra đường sắt và đã thấy điều gì ?
+ út Vịnh hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu ?
- Cho HS quan sát tranh minh hoạ.
+ Em học được ở út Vịnh điều gì ?
+ Câu chuyện có ý nghĩa như thế nào ?
- Ghi nội dung chính của bài lên bảng.
c, Đọc diễn cảm
- Gọi HS nối tiếp từng đoạn của bài. Yêu cầu cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho HS đọc diễn cảm đoạn từ Thấy lạ, Vịnh nhìn ra đường tàu đến trước cái chết gang tấc: 
+ Treo bảng phụ có viết đoạn văn.
+ Đọc mẫu.
+ Yêu cầu HS đọc theo cặp
- Tổ chức thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm HS.
iv. Củng cố dặn dò
- Hỏi: Em có nhận xét gì về bạn nhỏ út Vịnh ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- Lúc thì tảng đá nằm chềnh ềnh trên đường ray tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray, lắm khi trẻ chăn trâu còn ném đá lên tàu khi tàu chạy.
+ Trường của út Vịnh đã phát động phong trào Em yêu đường sắt quê em. Học sinh cam kết không chơi trên đường tàu, không ném đá lên tàu và đường tàu, cùng nhau bảo vệ an toàn cho những chuyến tàu qua.
+ út Vịnh nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn trai rất nghịch thường thả diều trên đường tàu. Thuyết phục mãi Sơn hiểu ra và hứa không chơi dại như thế nữa.
+ Vịnh thấy Hoa lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu.
+ Vịnh lao ra như tên bắn, la lớn báo tàu hoả đến, Hoa giật mình ngã lăn khỏi đường tàu, còn Lan đứng ngây người khóc thét. Đoàn tàu ầm ầm lao tới. Vịnh nhào người tới ôm Lan lăn xuống mép ruộng.
(Quan sát, lắng nghe)
+ Em học được ở út Vịnh ý thức trách nhiệm, tôn trọng quy định về an toàn giao thông và tinh thần dũng cảm.
* Truyện ca ngợi út Vịnh có ý thức của một chủ nhân tương lai, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an toàn đường sắt, dũng cảm cứu em nhỏ.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 4 HS nối tiếp đọc toàn bài.
- Theo dõi GV đọc mẫu, gạch chân dưới những từ cần nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- 3 HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS chuẩn bị bài sau.
Thứ ba, ngày 19 tháng 04 năm 2011
Toán ( tiết 157)
Luyện tập
I. mục tiêu
Giúp HS củng cố về:
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
- Giải bài toán có liên quan đến tỉ số phần trăm.
II. các họat động dạy – hoc chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- GV mời HS lên bảng làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm.
- GV chữa bài, nhận xét
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài
- GV: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng làm các bài toán luyện tập về tỉ số phần trăm.
2.2. Hướng dẫn làm bài
Bài 1
- HS đọc đề toán
- Yêu cầu HS làm bài
- 2 HS chữa bài
- GV nhận xét
Bài 2
? Muốn thực hiện phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm ta làm như thế nào?
- Cả lớp làm vào vở, 1 HS chữa bài
- GV nhận xét
Bài 3
- HS đọc đề
- Yêu cầu HS tóm tắt đề toán
? Muốn biết diện tích đất trồng cây cao su bằng bao nhiêu phần trăm diện tích đất trồng cây cà phê ta làm như thế nào ?
- Cả lớp làm vào vở
- 1 HS chữa bài
- GV nhận xét
Bài 4
- HS làm  ... nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Lắng nghe.
+ Thế giới tuổi thơ thay đổi ngược lại với tất cả những gì mà trẻ em cảm nhận:
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
+ Giã từ tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc trong cuộc đời thật, phải tìm hạnh jphúc từ cuộc sống khó khăn, bằng chính bàn tay của mình.
+ Bài thơ là lời của cha nói với con.
+ Người cha muốn nói với con: khi lớn lên, giã từ thế giới tuổi thơ, thế giới của những câu chuyện cổ tích con sẽ có một cuộc sống hạnh phúc thật sự, hạnh phúc thật khó khăn nhưng do chính hai bàn tay con gây dựng nên.
- 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. HS cả lớp ghi vào vở.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng. 1 HS nêu giọng đọc, sau đó HS cả lớp bổ sung ý kiến và đi đến thống nhất như mục 2.2a đã nêu.
+ Theo dõi GV đọc, đánh dấu chỗ ngắt giọng, nhấn giọng.
+ 2 HS ngồi cạnh nhau cùng luyện đọc.
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân vườn chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi/ con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa.
Chuyện ngày xưa, ngày xửa,
Chỉ là chuyện ngày xưa.
- Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét cho điểm HS.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng.
- Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng bài thơ.
- Nhận xét cho điểm
- 3 HS thi đọc diễn cảm.
- HS tự học thuộc lòng.
- 5 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng từng khổ thơ (3 lượt).
- 3 HS đọc thuộc lòng toàn bài.
3. Củng cố, dặn dò
- Hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc bài thơ; soạn bài Lớp học trên đường
***************************************************
	Chính tả
trong lời mẹ hát
I. Mục tiêu
Giúp HS:
Nghe – viết chính xác, đẹp bài thơ Trong lời mẹ hát.
Luyện tập viết hoa các cơ quan, tổ chức.
II. đồ dùng dạy – học.
Bảng phụ viết sẵn ghi nhớ: Tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị được viết hoa chữ cái đầu cảu mỗi bộ phận tạo thành tiên đó.
Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 2 HS viết bảng lớp, HS cả lớp viết vào vở tên các cơ quan, đơn vị ở bài 2,3 trang 137. 138 SGK.
- Nhận xét chữ viết của HS.
2. Dạy – học bài mới
2.1. Giới thiệu bài.
GV giới thiệu: Tiết chính tả hôm nay, các em cùng nghe – viết bài tho Trong lời mẹ hát và luyện tập viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
2.2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Tìm hiểu nội dung bài thơ
- yêu cầu HS đọc bài thơ.
- Hỏi:
+ Nội dung bài thơ nói lên điều gì?
+ Lời ru của mẹ có ý nghĩa gì?
b) Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
d) Soát lỗi và chấm bài
2.3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Đoạn văn nới về điều gì?
+ Khi viết tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị ta viết như thế nào?
- Treo bảng phụ có viết quy tắc viết hoa tên cơ quan, tổ chức.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gợi ý HS cách làm bài:
+ Đọc kỹ đoạn văn.
+ Viết lại tên các cơ quan, tổ chức.
+ Dùng dấu gạch chéo phân cách từng bộ phận của tên đó.
- Gọi HS làm vào bảng nhóm báo cáo kết quả. Yêu câu HS cả lớp nhận xét, bổ sung.
+ Em hãy giải thích cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức trên.
- Nhận xét, kết luận về câu trả lời của HS. Lưu ý các từ về, của là quan hệ từ.
- Đọc và viết các cơ quan, đơn vị: 
+ Trường Tiểu học Bế Văn Đàn.
+ Nhà hát tuổi trẻ.
+ Nhà xuất bản Giáo dục.
+ Trường Mầm non Sao Mai.
- Lắng nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Trả lời:
+ Bài thơ ca ngội lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời đứa trẻ.
+ Lời du của mẹ làm cho con thấy cả cuộc đời, cho con ước mơ để bay xa.
- HS tìm và nêu các từ khó. Ví dụ: ngọt ngào, chòng chành, môn nao, còng, lời ru. lớn rồi...
- 2 HS nối tiếp nhau đọc Công ước về quyền trẻ em và phần Chú giải.
- Trả lời: Đoạn văn nói về văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em là Công ước về quyền trẻ em. Quá trình soạn thảo công ước và việc gia nhập công ước của Việt Nam.
+ Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phạn tạo thành tên đó.
- 2 HS đọc thành tiếng trước lớp.
- 1 HS làm trên bảng nhóm, HS cả lớp làm vào vở.
- 1 HS báo cáo, HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn đúng/sai, nếu sai thì sửa lại cho đúng.
Đáp án:
Liên hợp quốc.
Uỷ ban/ Nhân quyền/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Nhi đồng/ Liên hợp quốc.
Tổ chức/ Lao đọng/ Quốc tế.
Tổ chức/ Quốc tế/ về bảo vệ trẻ em.
Liên minh/ Quốc tế/ Cứu trợ trẻ em.
Tổ chức/ Ân xá/ Quốc tế.
Tổ chức/ Cứu trợ trẻ em/ của Thuỵ điẻn.
Đại hội đồng/ Liên hợp quốc.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ghi nhớ quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức và chuẩn bị bài sau.
********************************************
Địa lí
ôn tập cuối năm
I) mục tiêu
Giúp học sinh ôn tập, củng cố các kiến thức, kĩ năng địa lý sau:
Nêu được 1 số đặc điểm tiêu biểu về tự nhiên, dân cư, và các hoạt động kinh tế của châu á, châu âu, châu phi, châu mĩ, châu đại dương.
Nhớ được tên các quốc gia trong chương trình các châu lục kể trên
chỉ được trên bản đồ thế giới các châu lục và các đại dương
ii) đồ dùng dạy học
bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và châu đại dương
quả địa cầu
phiếu học tập của HS
thẻ từ ghi các châu lục và đại dương
III) các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Kiểm tra bài cũ-giới thiệu bài mới
-GV gọi 5 học sinh lên bảng, yêu cầu trả lời các câu hỏi về nội dung bài cũ, sau đó nhận xét và cho điểm học sinh
-5 HS lần lượt lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu tên và tìm 4 đại dương trên quả địa cầu (1 HS)
+ Mô tả từng đại dương theo thứ tự: vị trí địa lý, diện tích, độ sâu (4 HS)
-GV giới thiệu bài: Trong giờ học hôm nay các em cùng ôn tập lại các kiến thức, kĩ năng đã học về địa lý thế giới
Hoạt đông 1
Thi ghép chữ vào hình
-GV treo 2 bản đồ thế giới để chống tên các châu lục và các đại dương
-CHọn 2 đội chơi, mỗi đội chơi 10 xếp thành 2 hàng dọc ở 2 bên bảng
-Phát cho mỗi em ở mỗi đội một thể từ ghi tên một châu lục hoặc 1 đại dương
-Yêu cầu các em tiếp nối nhau dán các thẻ từ vào đúng vị trí các châu lục, đại dương được ghi tên trên thẻ từ
-Tuyên dương đội làm nhanh, đúng là đội thắng cuộc
-Yêu cầu từng học sinh trong đội thua dựa vào bản đồ mà đội thắng đã làm nêu vị trí địa lý của từng châu lục từng đại dương
-Nhận xét kết quả trình bày của học sinh
-quan sát hình
-20 HS chia thành 2 đội lên tham gia thi
-Đọc bảng từ của mình và quan sát bản đồ để tìm chỗ dán thẻ từ
-10 HS tiếp nối nhau nêu trước lớp mỗi học sinh nêu về một châu lục hoặc 1 đại dương
Hoạt động 2
đặc điểm tự nhiên và hoạt động kinh tế của các châu lục và một số nước trên thế giới
-GV chia học sinh thành 6 nhóm yêu cầu học sinh đọc bài 2 sau đó:
nhóm 1,2 hoàn thành bảng thống kê a
nhóm 3,4 hoàn thành bảng thống kê b (phần châu á, âu, phi)
nhóm 5,6 hoàn thành bảng thông kê b (các châu lục còn lại)
-GV giúp học sinh làm bài
-GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày
-GV chỉnh sửa câu trả lời cho học sinh và kết luận đúng đáp án như sau:
-HS chia thành các nhóm kẻ bảng vào phiếu của nhóm mình và làm việc theo yêu cầu:
-HS làm bài và nêu câu hỏi khi cần giáo viên giúp đỡ
-Các nhóm 1,3,5 dán phiếu mình lên bảng và trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung ý kiến
a)
Tên nước
Thuộc châu lục
Tên nước
Thuộc châu lục
Trung quốc
Châu á
ô-xtrây-li-a
Châu đại dương
Ai cập
Châu phi
Pháp
Châu âu
Hoà kì
Châu mĩ
Lào
Châu á
Liên bang nga
đông âu bắc á
Cam pu chia
Châu á
b) 
Châu lục
vị trí
đặc điểm tự nhiên
Dân cư
Hoạt động kinh tế
Châu á
Bán cầu bắc
đa dạng và phong phú, có cảnh biển, rừng tai-ga, đồng bằng, rừng rậm nhiệt đới, núi cao
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng người dân vùng nam á có mầu sẫm hơn sống tập chung ở đồng bằng
Hầu hết có vùng nông nghiệp giữ vai trò chính trong vùng kinh tế các sản phẩm chính là lúa gạo, bông lúa mì, trâu, bò công nghiệp phát triển chủ yếu là khai thác khoáng sản, dầu mỏ, một số nước có nền công nghiệp phát triển như nhật, hàn quốc
Châu âu
Bán cầu bắc
Thiên nhiên vùng ôn đới, rừng tai-ga chiếm đa số, ngoài ra có dãy cao (an-pơ) quanh năm tuyết phủ, biển ăn sâu vào vùng núi đá tạo thành các phi o có phong cảnh kì vĩ
Dân cư đông thứ tư trong các châu lục trên thế giới chủ yếu là người da trắng sống tập trung ở các thành phố phân bố tương đối giữa các châu lục
Có nền kinh tế phát triển cao, có sản phẩm công nghiệp nỗi tiếng là máy bay, ô tô, thiết bị hàng điện tử, len dạ, dược phẩm, mĩ phẩm
Châu phi 
Trong các khu vực chí tuyến có đướng xích đạo đi qua lãnh thỗ
Chủ yếu là hoang mạc vào các xa-van vì đây có khí hậu khô nóng nhất thế giới ngoài ra ven biển phía đông phía tây có 1 số rừng rậm nhiệt đới 
Dân đông thứ 2 thế giới hầu hết là người da đen sống tập chung ở ven biển và các thung lũng sông đời sống rất nhiều khó khăn
Kinh tế kém phát triển tập chung khai thác khoáng sản để xuất khẩu trồng các cây công nghiệp nhiệt đới như: cà phê, ca cao, cao su, bông lạc
Châu mĩ
Trải dài từ bắc xuống nam là lục địa duy nhất có bán cầu tây
Thiên nhiên đa dang phong phú rừng a-ma-dôn là rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới
Phần lớn dân cư là người nhập cư nên nhiều thành phần từ âu, á,phi, người lai người anh-điêng là người bản địa
Bắc mĩ có nền kinh tế phát triển có nông nghiệp như lúa mì bông lợn bò, sản phẩm công nghiệp như ,máy móc thiết bị, hàng điện tử, máy bay
Nam mĩ có nền kinh tế đang phát triển chuyên trồng chuối, cà phê, mía, bông và khai thác khoáng sản để xuất khẩu
Châu đại dương
Nằm ở bán cầu nam
Ô-xtrây-li-a có khí hậu nóng khô nhiều hoang mạc xa-van, nhiều thực vật và động vật lạ
các đảo có khí hậu nóng ẩm chủ yếu là rừng nhiệt đới bao phủ`
Người dân ô-ztrây-li-a và đảo niu-di-len là người gốc anh da trắng
Dân của đảo là người bản địa có nước da sẫm tóc đen xoăn
ô-xtrây-li-a là nước có nền kinh tế phát triển nỗi tiếng thế giới về xuất khẩu lông cừu, len, thịt bò, sữa
Châu nam cực
Nằm ở vùng địa cực
Lạnh nhất thế giới chỉ có chim cánh cụt sống 
Không có dân cư sinh sống thường xuyên
-GV tổng kết tiết học, dặn dò học sinh về nhà ôn tập để tổng kết cuối năm

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 32(1).doc