Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học Cát Lâm

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học Cát Lâm

I/ Mục tiêu:

v Nhắc nhở HS công tác trọng tâm học tập.

v Dặn dò công tác học tập, bảo vệ tài sản của nhà trường, chăm sóc cây xanh,

v Giáo dục HS về An toàn giao thông-phòng bệnh mùa hè, thực hiện tốt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.

v Triển khai công tác trọng tâm trong tuần 34.

 II/ Tiến hành:

v Tiến hành nghi thức lễ chào cờ.

v Nhắc nhở HS một số việc cần thiết từ nay đến cuối năm: Ôn tập thật tốt tất cả các môn chú trọng nhất là môn toán và tiếng việt.

v Giáo viên triển khai công tác trọng tâm trong tuần: Vệ sinh trường lớp, vệ sinh trong vui chơi và bảo đảm an toàn. Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, thực hiện tốt phong trào xanh, sạch đẹp để thật xứng đáng là trường học thân thiện, học sinh tích cực.

v Giáo dục học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông. Phòng chống bệnh mùa hè, chú ý công tác vệ sinh cá nhân thật tốt. Chú trọng trong vấn đề ăn quà vặt có thể gây hại cho sức khỏe: nhất là những loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mát và nhất là không có hạn sử dụng.

v Dặn dò học sinh công tác chăm sóc và bảo vệ cây xanh.Tiếp tục triển khai dạy phụ đạo học sinh yếu mỗi tuần học từ 2-3 buổi.

v Kiểm tra việc HS thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 310Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 34 - Trường tiểu học Cát Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
`	`
NỘI DUNG GIẢNG DẠY TRONG TUẦN
Thứ
Môn học
Tên bài dạy
2
25 - 4
HĐTT
Tập đọc
Toán
Lịch sử
Đạo đức
Chào cờ
Lớp học trên đường.
Luyện tập.
Ôn tập học kì II.
Thực hành cuối học kì II và cuối năm.
3
26 – 4
Chính tả
L.t và câu
Mĩ thuật
Toán 
Khoa học
Nhớ –viết: Sang năm con lên bảy.
Mở rộng vốn từ: Quyền và bổn phận
Vẽ tranh: Đề tài tự chọn.
Luyện tập.
Tác động của con người đến môi trường không khí và nước.
4
27 – 4
Tập đọc
Tập L văn
Toán 
Kĩ thuật
Nhạc
Nếu trái đất thiếu trẻ em.
Trả bài văn tả cảnh.
Ôn tập về biểu đồ.
Lắp ghép mô hình tự chọn ( tiết 2).
Ôn tập và kiểm tra 2 bài hát: Em vẫn nhớ trường xưa & Dàn đồng ca mùa hạ – Ôn tập bài đọc nhạc số 6.
5
28 – 4
Thể dục
Thể dục
Toán
LT&C
Kể chuyện
Trò chơi: “Nhảy ô tiếp sức” và “ Dẫn bóng”
Trò chơi: “ Nhảy đúng nhảy nhanh” và “ và ai khéo ai khỏe”
Luyện tập chung.
Ôn tập dấu câu: (Dấu gạch ngang).
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.
6
29 – 4
Địa lí
Tập l. văn
Toán
Khoa học HĐTT
Ôn tập học kì II.
Trả bài văn tả người.
Luyện tập chung.
Một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Sinh hoạt lớp.
 Thứ 2 ngày 25 tháng 4 năm 2011
I/ Mục tiêu:
Nhắc nhở HS công tác trọng tâm học tập.
Dặn dò công tác học tập, bảo vệ tài sản của nhà trường, chăm sóc cây xanh,
Giáo dục HS về An toàn giao thông-phòng bệnh mùa hè, thực hiện tốùt vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân.
Triển khai công tác trọng tâm trong tuần 34.
 II/ Tiến hành:
Tiến hành nghi thức lễ chào cờ.
Nhắc nhở HS một số việc cần thiết từ nay đến cuối năm: Ôn tập thật tốt tất cả các môn chú trọng nhất là môn toán và tiếng việt.
Giáo viên triển khai công tác trọng tâm trong tuần: Vệ sinh trường lớp, vệ sinh trong vui chơi và bảo đảm an toàn. Cần chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, thực hiện tốt phong trào xanh, sạch đẹp để thật xứng đáng là trường học thân thiện, học sinh tích cực. 
Giáo dục học sinh thực hiện tốt an toàn giao thông. Phòng chống bệnh mùa hè, chú ý công tác vệ sinh cá nhân thật tốt. Chú trọng trong vấn đề ăn quà vặt có thể gây hại cho sức khỏe: nhất là những loại bánh kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ, không nhãn mát và nhất là không có hạn sử dụng.
Dặn dò học sinh công tác chăm sóc và bảo vệ cây xanh.Tiếp tục triển khai dạy phụ đạo học sinh yếu mỗi tuần học từ 2-3 buổi.
Kiểm tra việc HS thực hiện nội quy, quy chế của nhà trường.
-----------------------------------------------------------------------
TẬP ĐỌC:
LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG
I.Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn,đọc đúng các tên riêng nước ngoài.
- Hiểu nội dung : Sự quan tâm đến trẻ em của cụ Vi-ta – li và sự hiếu học của Rê- mi. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3)
- HS khá giỏi phát biểu được những suy nghĩ về quyền học tập của trẻ em ( câu hỏi 4)
II.Đồ dùng dạy học:
- Tranh ảnh minh hoạ bài học.
III.Các hoạt động dạy học:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
4’
1’
10’
10’
10’
4’
A. Ổn định tổ chức:
B.Kiểm tra:
-Kiểm tra 2 HS.
- Gv nhận xét ghi điểm.
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài:
 Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về cậu bé nghèo Rê - mi ham học, sự dạy bảo tận tình của cụ Vi - ta - li trên quãng đường hai thầy trò hát rong kiếm sống.
2.Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu bài:
a/ Luyện đọc:
-GV Hướng dẫn HS đọc.
- HS quan sát tranh minh họa.
- 1HS đọc xuất xứ của đoạn trích. GV giới thiệu 2 tập truyện “ Không gia đình” của tác giả người Pháp Héc-to Ma-lô – một tác phẩm được trẻ em và người lớn trên toàn thế giới yêu thích.
-Chia đoạn:
Đoạn 1 : Từ đầuđến đọc được.
-Luyện đọc các tiếng khó:gỗ mỏng, cát bụi 
Đoạn 2:Từ tiếp theo đến cái đuôi.
-Luyện đọc các tiếng khó :tấn tới.
Đoạn 3:Còn lại 
-Luyện đọc các tiếng khó:Vi-ta-li, Ca-pi, Rê-mi.
-Giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ : ngày một ngày hai, tấn tới, đắc chí, sao nhãng.
-Gv đọc mẫu toàn bài.
b/ Tìm hiểu bài:
GV Hướng dẫn HS đọc.
Đoạn 1:
H: Rê - mi học chữ trong hoàn cảnh như thế nào ?
Giải nghĩa từ :hát rong 
Ý 1:Rê -mi học chữ .
Đoạn 2 : 
H:Lớp học của Rê -mi có gì đặc biệt ? 
H: Kết quả học tập của Ca -pi và Rê - mi khác nhau như thế nào ?
Giải nghĩa từ :đường đi 
Ý 2:Rê -mi và ca – pi học chữ;.
Đoạn 3:
H:Tìm những chi tiết cho thấy Rê -mi là một câu bé rất ham học.
Ý 3 : Kết quả mà Rê - mi đạt được.
+ Qua câu chuyện, em có suy nghĩ gì về quyền học tập của trẻ em ?
c/Đọc diễn cảm:
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm như mục I
-GV Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
" Cụ Vi - ta - li hỏi tâm hồn ." Chú ý nhấn mạnh: học nhạc, thích nhất, muốn cười, muốn khóc, nhớ đến, trông thấy, cảm động, tâm hồn .
-Hướng dẫn HS thi đọc diễn cảm.
D. Củng cố , dặn dò:
-GV hướng dẫn HS nêu nội dung bài + ghi bảng.
-GV nhận xét tiết học.
-Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọcnhiều lần và kể chuyện cho nhiều người nghe.
-Chuẩn bị tiết sau : Nếu trái đất thiếu trẻ con 
- HS hát.
-HS đọc thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy, trả lời các câu hỏi.
-HS lắng nghe.
-1HS đọc toàn bài.
-HS đọc thành tiếng nối tiếp.
-Đọc chú giải + Giải nghĩa từ :
-HS lắng nghe.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi 
- trên đường hai thầy trò đi hát rong kiếm sống.
-1HS đọc lướt + câu hỏi .
-Học trò là Rê - mi và chú chó Ca -pi .Sách là gỗ mỏng khắc chữ cái. lớp học là trên đường đi.
-Ca -pi không biết đọc, chỉ biết lấy ra những chữ thầy dạy. Rê -mi quyết tâm và học tấn tới hơn Ca –pi, Ca-pi có trí nhớ tốt, những gì vào đầu thì nó không bao giờ quên.
-1HS đọc đoạn + câu hỏi
- lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái; bị thầy chê, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được; thầy hỏi có thích học hát không, Rê-mi trả lời : Đấy là điều con thích nhất 
 trẻ em cần được dạy dỗ học hành, người lớn cần quan tâm chăm sóc trẻ em .
-HS lắng nghe.
-HS đọc từng đoạn nối tiếp.
-HS đọc cho nhau nghe theo cặp.
-HS luyệïn đọc cá nhân, cặp, nhóm.
-HS thi đọc diễn cảm .trước lớp.
-HS nêu : Ca ngợi tấm lòng nhân từ, quan tâm giáo dục trẻ của cụ V-ta-li, khao khát và quyết tâm học tập của cậu bé nghèo Rê - mi 
Rút kinh nghiệm:
-----------------------------------------------------------------------
TOÁN -TIẾT 166:
LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Biết giải bài toán chuyển động đều.
- Bài tập cần làm : Bài 1,bài 2 . HSK,G làm tất cả các bài tập.
II/ CHUẨN BỊ:
Bảng phụ
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
T.g
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
30’
2’
2’
1/Ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ : 
-Hãy nêu cách tìm một số khi biết giá trị tỉ số phần tăm của số đó ?
-HS giải bài toán 4 
-GV nhận xét ghi điểm 
3/Bài mới :
a)Giới thiệu bài: Luyện tập 
b)Hướng dẫn HS làm bài tập 
 FBài 1: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán thuộc dạng toán nào ?
HS nêu công thức tính vận tốc, quãng đường , thời gian ?
HS làm vào vở 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2:
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Để tính thời gian xe máy đi từ AB cần biết những yếu tố nào ?
HS nêu cách giải 
Cho HS làm bài vào vở 
Cho HS nêu cách giải khác 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 3: 
Cho HS đọc yêu cầu bài tập 
Bài toán thuộc dạng toán nào ? Cho HS thảo luận và nêu cách giải 
HS làm bài 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 4/Củng cố :
Nêu cách giải bài toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ của 2 số.
Nêu công thức tính Vận tốc, quãng đường, thời gian 
5/ Dăn dò : Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập 
Nhận xét 
-HS hát.
-HS nêu và giải 
HS đọc và nêu dạng toán 
HS làm vào vở 
Giải :
a/ 2 giờ 30 phút = 2, 5 giờ 
Vận tốc của ô tô:
 120 : 2,5 = 48 ( km/ giờ )
b/ Nửa giờ = 0,5 giờ.
Quãng đường từ nhà Bình đến bến xe :
 15 x 0,5 = 7,5 ( km )
c/ Thời gian người đó đi bộ 
 6 :5 = 1,2 ( giờ ) hay 1 giờ 12 phút 
HS nhận xét 
HS đọc nêu cách giải và giải 
Vận tốc của ô tô là:90 : 1,5 = 60 (km/giờ)
Vận tốc của xe máy: 60 :2 = 30 (km/ giờ)
Thời gian xe máy đi quãng đường AB 
 90 : 3 = 3 ( giờ )
Vậy ôtô đến B trước xe máy một khoảng thời gian :
 3 – 1,5 = 1,5 ( giờ )
HS nhận xét 
HS đọc 
Bài toán thuộc dạng toán chuyển động ngược chiều. Vận dụng dạng toán tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của hai số đó 
HS giải :
Tổng vận tốc của 2 ô tô :
180 : = 90 (km/giờ )
Vận tốc của ôtô đi từ A là :
90 ( 2 +3 ) x 2 = 36 ( km /giờ )
Vận tốc của ôtô đi từ B
 90 -36 =54 ( km/ giờ )
HS nhận xét và nêu cách giải khác 
Rút kinh nghiệm:	
LỊCH SỬ:
ÔN TẬP HỌC KÌ II
I/ MỤC TIÊU: 
Nắm được một số sự kiện,nhân vật lịch sử tiêu biểu từ năm 1958 đến nay:
+ Thực dân Pháp xâm lược nước ta,nhân dân ta đã đứng lên chống Pháp.
+ Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời,lãnh đạo Cách mạng nước ta;Cách mạng tháng Tám thành công;ngày 2 tháng 9 năm 1945,Bác hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
+ Cuối năm 1945 thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta,nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến giữ nước.Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến.
+ Giai đoạn 1954 – 1975 : Nhân dân miền Nam đứng lên chiến đấu,miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội,vừa chống trả cuộc phá hoại của Đế quốc Mĩ,đồng thời chi viện cho miền Nam. Chiến dịch Hồ C ... hS về nhà hoàn chỉnh các bài tập .
Rút kinh nghiệm:
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I / MỤC TIÊU:
- Biết rút kinh nghiệm về cách viết bài văn tả người; nhận bết và sửa chữa được lỗi trong bài; viết lại một đoạn văn cho đúng hoặc hay hơn.
II / ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV : Bảng phụ ghi 3 đề bài của tiết kiểm tra, một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ , đặt câu, ý cần chữa chung trước lớp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1’
4’
1’
31’
3’
1/Ổn định tổ chức:
2/ Kiểm tra bài cũ : 
Chấm điểm đoạn văn viết lại bài văn tả cảnh 
Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả người 
Gv nhận xét 
3/ Bài mới:
Giới thiệu bài :Hôm nay các em học tiết trả bài văn tả người 
 Nhận xét kết quả bài viết của HS:
-GV treo bảng phụ đã viết sẵn 3 đề bài tả người của tiết kiểm tra.
 +GV hướng dẫn HS phân tích đề bài ( Thể loại, kiểu bài )
a/ GV nhận xét kết quả bài làm của cả lớp: 
+Ưu điểm: 
HS hiểu bài, viết đúng yêu cầu của đề bài mình chọn .
Bố cục bài văn chặt chẽ, diễn đạt câu gãy gọn, đủ ý, trôi chảy lời văn sinh động, chân thực có sự liên kết giữa các phần trong bài văn 
Dùng nhiều từ láy để làm nổi bật hình dáng, hoạt động, tính tình của người được tả, thể hiện sự sáng tạotrong quan sát, dùng từ, dùng hình ảnh miêu tả hình dáng, tính tình hoạt động của người được tả.
Hình thức trình bày rõ ràng, sạch đẹp 
Khuyết điểm: 
Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ thiếu chính xác, câu chưa đúng ngữ pháp 
b)Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài: 
-GV trả bài cho học sinh.
-Hướng dẫn HS chữa lỗi chung:
+GV ghi các lỗi cần chữa lên bảng phụ.
-Cho các HS lần lượt chữa từng lỗi.
-GV chữa lại cho đúng bằng phấn màu.
*-Hướng dẫn HS sửa lỗi trong bài:
-Cho HS đọc nhiệm vụ 2 và 3 SGK.
-Cho HS sửa lỗi.
-Gv theo dõi kiểm tra HS làm việc.
* Hướng dẫn HS học tập đoạn văn, bài văn hay:
-GV đọc 1 số đoạn văn hay, bài văn hay.
-Cho HS thảo luận, để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn hay.
 *Cho HS viết lại 1 đoạn văn hay trong bài làm.
-Cho HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
4/ Củng cố dặn dò:
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà viết lại những đoạn văn chưa đạt 
-Cả lớp luyện đọc lại các bài tập đọc, học thuộc lòng để chuẩn bị tốt cho tuần ôn tập và kiểm tra cuối năm. Ôân lại các kiến thức đã học về luyện từ và câu, tập làm văn ở lớp 4 
-HS hát.
HS nêu 
-HS lắng nghe.
-HS đọc đề bài, cả lớp chú ý bảng phụ.
-HS phân tích đề 
-Nhận bài.
HS lên bảng chữa lỗi, cả lớp sửa vào giấy nháp.
-HS theo dõi trên bảng.
- HS đọc nối tiếp, lớp đọc thầm.
-HS tự sửa lỗi trên vở.
-HS đổi vở để soát lỗi.
-HS lắng nghe.
-HS trao đổi thảo luận để tìm ra được cái hay để học tập.
-Mỗi HS tự chọn ra 1 đoạn văn viết chưa đạt để viết lại cho hay hơn và trình bày đoạn văn vừa viết.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm:
-------------------------------------------------------------------------
TOÁN -TIẾT 170:
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU:
- Biết thực hiện phép nhân ,phép chia;biết vận dụng để tìm thành phần chưa biết của phép tính và giải toán liên quan đến tỉ số phần tăm.
- Bài tập cần làm : Bài 1(cột 1),bài 2(cột 1),bài 3 . HSK,G làm tất cả các bài tập.
II/ CHUẨN BỊ :
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DAY-HOC :
T.g
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1’
4’
1’
30’
3’
2’
1/Ổn định tổ chức :
2/Kiểm tra bài cũ :
-Tìm thừa số chưa biết trong phép nhân ; tìm số bị chia ,số chia 
-Gv nhận xét HS làm bài tập 5 
3/Bài mới:
-Giới thiệu bài: Luyện tập chung 
-Hướng dẫn HS làm bài tập 
FBài 1: 
Muốn nhân, chia phân số ta làm như thế nào?
Muốn chia số thập pân cho số thập phân ta làm như thế nào ?
HS tự làm vào vở 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 2: 
Cho HS nêu cách tìm thành phần chưa biết trong phép tính 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 FBài 3: 
Cho HS đọc đề toán và nêu cách giải bài toán ( thảo luận nhóm )
HS giải 
Gv nhận xét 
 FBài 4: 
Cho HS đọc đề toán và nêu cách giải bài toán 
Gv nhận xét, sửa chữa 
 4/Củng cố: 
Muốn tìm giá trị phần trăm của một số ta làm như thế nào ?
5/ Dăn dò:Về nhà hoàn chỉnh các bài tập đã làm vào vở 
Chuẩn bị : Luyện tập chung 
-HS hát.
-HS nêu 
HS nêu và thực hiện vào vở.
Lớp nhận xét 
HS nêu và tự làm vào vở 
a/ 0,12 x X = 6 
 X = 6 :0 ,12 = 50
b/ x : 2,5 = 4 
 x = 4 x 2,5 = 10 
c/ 5,6 : x = 4 
 x = 5,6 :4 = 1,4 
HS nhận xét 
HS đọc và giải bài toán 
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày đầu 
 2400 :100 x 35 = 840 ( kg )
Số kg đường cửa hàng đó bán trong ngày thứ hai 
 2400 :100 x 40 = 960 ( kg )
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong hai ngày đầu là 
 840 + 960 = 1800 ( kg )
Số kg đường cửa hàng đó đã bán trong ngày thứ ba 
 2400 -1800 = 600 ( kg )
HS nhận xét bổ sung 
HS đọc đề 
Vì tiền lãi bằng 20 % tiền vốn , nên tiền vốn là 100 % và 1800000 đồng bao gồm 
100% + 20 % = 120% ( tiền vốn )
Tiền vốn để mua số hoa quả đó là :
1800000 : 120 x 100 = 1500000 ( đồng )
HS nhận xét bổ sung 
Lấy số đó nhân với số chỉ phần trăm rồi chia cho 100
Rút kinh nghiệm:	
KHOA HỌC:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
I/ MỤC TIÊU : 
Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường.
Thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường.
+ GDKNS : Kỹ năng tự nhận thức về vai trò của bản thân,mỗi người trong việc BVMT.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Hình và thông tin trang 140,141 SGK.
Sưu tầm một số hình ảnh và thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường.
III/CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
TG
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
2’
1’
1/ Ổn định lớp : 
2/ Kiểm tra bài cũ : 
“Tác động của môi trường đến môi trường nước và không khí”
 -Nêu nguyên nhân làm ô nhiễm không khí và nước.
 -Không khí và nước bị ô nhiễm sẽ gây ra tác hại gì?
 - Nhận xét, ghi điểm 
3/ Bài mới: 
 Giới thiệu bài:
 “ Một số biện pháp bảo vệ môi trường”
Hoạt động: 
 a) Hoạt Động 1: - Quan sát.
 Mục tiêu: Giúp HS:
 Xác định được một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường ở mớc độ quốc gia, cộng đồng và gia đình.
 Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần giữ vệ sinh môi trường 
 Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc cá nhân.
 GV theo dõi.
 _Bước 2: Làm việc cả lớp.
 -GV gọi một số HS trình bày.Các HS khác có thể chữa nếu bạn làm sai.
 -GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp ộ nào sau đây : Quốc gia, cộng đồng, gia đình. 
 - Bạn có thể làm gì để bảo vệ môi trường. 
 Kết luận: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi ngươi trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa tuổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường.
 b) Hoạt Động 2 :Triển lãm.
 Mục tiêu: Rèn luyện cho HS kĩ năng trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường.
 Cách tiến hành:
 Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV theo dõi nhận xét.	
 Bước 2: Làm việc cả lớp.
 GV đánh giá kết quả làm việc của mỗi nhóm, tuyên dương nhóm làm tốt.
4/ Củng cố: Gọi HS đọc mục bạn cần biết trang 141 SGK.
5/Nhận xét – dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau : “ Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên”
-HS hát.
-HS trả lời 
- HS nghe.
HS làm việc cá nhân:Quan sát các hình và đọc ghi chú, tìm xem mỗi ghi chú ứng với hình nào.
- Ứng với mỗi hình : H1b, h2a, H3e, H4c, H5d.
- HS thảo luận và trả lời:
Câu a: Ứng với cấp độ Quốc gia, cộng đồng, gia đình.
Câu b: Cộng đồng, gia đình.
Câu c: Cộng đồng, gia đinh.
Câu d: Cộng đồng, gia đình.
Cau e: Quốc gia, cộng đồng, gia đình.
- HS tự liên hệ trả lời.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình sắp xếp các hình ảnh và các thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường trên giấy khổ to.
- Từng cá nhân trong nhóm tập thuyết trình các vấn đề nhóm trình bày.
- Các nhóm trình bày sản phẩm và cử người lên thuyết trình trên trước lớp.
Rút kinh nghiệm:
--------------------------------------------------------------------------
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ:
Sinh hoạt cuối tuần 34
I- MỤC TIÊU:
- Đánh giá hoạt động của tuần 34 và đề ra kế hoạch hoạt động trong tuần đến.
- Giáo dục học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo cô giáo và người lớn.
- Dặn dò công tác học tập.
- Giữ gìn trật tự trong trường lớp. Giữ gìn vệ sinh trong trường lớp và vệ sinh thân thể.
- Giáo dục an toàn giao thông. Phòng chống bệnh sốt phát ban và cúm A H5N1.
II- CHUẨN BỊ: Sổ tay giáo viên, Sổ tay học sinh.
III- SINH HOẠT LỚP:
1. Ổn định tổ chức : ( 1 phút )
2. Sinh hoạt lớp: ( 29 phút)
* GV hướng dẫn cho lớp trưởng lên tổ chức cho lớp sinh hoạt.
a/ Đánh giá tình hình hoạt động của tổ, của lớp qua các mặt đạo đức, học tập, lao động, văn thể mỹ trong tuần 33.
- Lớp trưởng nhận xét tình hình hoạt động trong tuần qua.
- Lớp trưởng tổ chức cho các bạn bình bầu bạn, tổ xuất sắc nhất trong tuần.
GV nêu nhận xét chung về hoạt động của lớp qua tuần 34.
b/Nêu kế hoạch hoạt động tuần 35:
- Nghiêm túc thực hiện nội quy của trường, nhiệm vụ của HS.
-Ôn tập và kiểm tra đạt kết quả tốt, phấn đấu đạt kế hoạch đề ra.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông. 
- Giáo dục công tác phòng chống dịch cúm A HINI và cúm A H5N.
- Thực hiện tốt các hoạt động của trường của Đội phát động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 34CKTKNKNSBVMT.doc