Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)

TOÁN* Tiết: 17

LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU: *Bài tập cần làm: Bài 3; Bài 4

- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”

- rèn kĩ năng sử dụng bước “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” để giải bài toán liên quan đến tỉ lệ

- HS giỏi làm bài tập 3, 4; HS yếu làm lại BT3

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Vở bài tập toán.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 1. Kiểm tra bài cũ:

 2. Dạy bài mới: a) Giới thiệu bài.

 

doc 6 trang Người đăng hang30 Lượt xem 243Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba ngày 18 tháng 9 năm 2012
TOÁN* Tiết: 17
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: *Bài tập cần làm: Bài 3; Bài 4
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng 1 trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số”
- rèn kĩ năng sử dụng bước “rút về đơn vị” hoặc “tìm tỉ số” để giải bài toán liên quan đến tỉ lệ
- HS giỏi làm bài tập 3, 4; HS yếu làm lại BT3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Vở bài tập toán.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Dạy bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
Bài 3: HS tự giải vào vở.
- Hướng dẫn HS giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Bài 4: HS tự giải.
- Hướng dẫn HS giải bằng cách “Rút về đơn vị”
Bài giải
Một ô tô chở được số HS là:
120 : 3 = 40 (học sinh)
160 HS cần dùng số ô tô là:
160 : 40 = 4 (ô tô)
 Đáp số: 4 ô tô.
Giải
Số tiền trả cho 1 ngày công là:
72000 : 2 = 36000 (đồng)
Số tiền trả cho 5 ngày công là:
36000 x 5 = 180000 (đồng)
 Đáp số: 180000 đồng.
 	IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà: Làm lại các bài tập.
----------------------------------------------
KHOA HỌC Tiết: 7
TỪ TUỔI THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết nêu 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
	- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
	- Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thông tin và hình trang 16, 17 sgk.
	- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các tuổi khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra: Nêu đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn?
	2. Bài mới: 	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
+ Nêu 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già?
- HS đọc các thông tin sgk trang 16, 17 rồi thảo luận nhóm.
- HS thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày.
 - GV nhận xét tóm tắt theo bảng sau.
Giai đoạn
Đặc điểm
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè.
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và cả về xã hội 
Tuổi già
ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội  
* Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Ai ? họ đang ở đâu vào giai đoạn nào của cuộc đời? ”
- GV sưu tầm tranh ở mọi lứa tuổi, làm nghề khác nhau.
- GV chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 3 đến 4 hình xác định xem những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
- GV nhận xét
- HS sưu tầm tranh.
- HS làm việc theo nhóm.
- Các nhóm cử người lên trình bày.
	IV. Củng cố:
- Nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------
Thứ tư ngày 19 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC * Tiết: 8
BÀI CA VỀ TRÁI ĐẤT
 (Định Hải)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Bước đầu đọc diễn cảm bài thơ với giọng vui, tự hào.
- Giáo dục lòng yêu hoà bình, phản đối chiến tranh, kĩ năng đấu tanh bảo vệ quyền bình đẳng giới các dân tộc
- HS yếu luyện đọc, HS khá giỏi luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Tranh minh hoạ.
	- Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	A - Kiểm tra bài cũ: Đọc bài “Những con sếu bằng giấy”
	B - Dạy bài mới:
	1. Giới thiệu bài:
	2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc- HS yếu
b)Đọc diễn cảm và HTL -HS khá, giỏi
- HS đọc nối tiếp bài thơ.
- Hướng dẫn các em đọc đúng.
- Hướng dẫn luyện đọc diễn cảm khổ thơ 1, 2, 3.
- GV đọc mẫu khổ thơ 1, 2, 3.
- GV tổ chức cho HS thi học thuộc lòn
-HS yếu luyện đọc nối tiếp đoạn, cả bài
- HS đọc lại. 
- HS chú ý.
- HS luyện đọc diễn cảm 
- HS nhẩm học thuộc lòng bài thơ.
- Cả lớp hát bài hát: Bài ca trái đất.
	IV. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
--------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN Tiết: 4
TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
I. MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
- Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đngs ý, ngắn gọn, rõ cac chi tiết trong chuyện.
- Hiểu ý nghiã: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mỹ trng chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ SGK, băng (Tiếng vĩ cẩm Mỹ Lai).
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. Kiểm tra bài cũ: Kể lại một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước của một người em biết ?
	2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: GV kể mẫu.
- GV kể lần 1: kết hợp tranh ảnh.
- GV kể lần 2: kết hợp tranh ảnh.
+) Đoạn 1: đọc chậm dãi, chầm nắng.
+) Đoạn 2: giọng nhanh hơn, căm hờn, nhấn giọng những từ ngữ tả tội ác của lính Mỹ.
+) Đoạn 3: giọng hồi hộp.
+) Đoạn 4: giới thiệu ảnh tư liệu.
+) Đoạn 5: giới thiệu ảnh 6, 7.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
- HS nghe.
+ ảnh 1: Cựu chiến binh Mỹ Mai - cơ, ông trở lại Việt Nam với mong ước đánh một bản đàn cầu nguyện cho linh hồn của những người đã khuất ở Mỹ Lai .
+ ảnh 2: Năm 1968 quân đội Mỹ đã huỷ diệt Mỹ Lai, với những tấm lá bằng chứng về vụ thảm sát.
+ ảnh 3: Hình ảnh chiếc trực thăng của Tôm -xơn và đồng đội đậu trên cách đông Mỹ Lai tiếp cứu 10 người dân vô tội.
+ ảnh 4: Hai lính Mỹ đang dìu anh lính da đen Hơ-bớt, tự bắn vào chân mình để khỏi tham gia tội ác.
+ ảnh 5: Nhà báo Tô-nan đã tố cáo vụ thảm sát Mỹ Lai trước công chúng.
- Tôm -xơn và Côn -bơn đã trở lại Việt Nam sau 30 năm xảy ra vụ thảm sát.
- HS kể từng đoạn theo nhóm.
- Thi kể trước lớp.
- ý nghĩa truyện?
	IV. Củng cố - dặn dò:
- HS nêu ý nghĩa câu chuyện.
- GV nhận xét tiết học.
----------------------------------------------
CHÍNH TẢ (NGHE- VIẾT)
ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
-Viết đúng bài chính tả; trinh bày đúng hình thức bài văn xuôi.
-Nắm chắc mô hình cáu tạo vần và quy tắc ghi dấu thanh trong tiếng có ia,iê (BT2,3)
- Rèn kĩ năng luyện viết chữ và kĩ năng trình bày đúng, đẹp văn bản 
II. CHUẨN BỊ:
Bút dạ, 1 vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để GV kiểm điểm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
- Cho HS viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong - thế- giới- này- mãi mãi - hoà bình vào mô hình cấu tạo vần.
- Nhận xét cho điểm.
- Cho HS điểm vào mô hình cấu tạo.
Tiếng
Vần
©m điệu
âm chính
âm cuối
	3. Bài mới: 	
a. Giới thiệu bài: 
b. Hoạt động 1: HD HS nghe- viết.
- GV đọc toàn bài.
- GV đọc chậm.
c. Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2: Cho HS làm vở.
- Gọi lên trả lời.
- GV chốt.
Bài 3: Làm nhóm.
- Dựa vào cấu tạo rút ra qui tắc đánh dấu thanh.
- Cho HS đọc nhiều lần.
- HS theo dõi - đọc thầm chú ý viết tên riêng người nước ngoài. 
- HS viết, soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài1.
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối tiếng nghĩa không có.
- Tiếng không có âm cuối: đánh dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi.
- Tiếng không có âm cuối: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
	IV.. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Dặn HS ghi nhớ rõ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia; iê để đánh không sai vị trí.
------------------------------------
Thứ năm ngày 20 tháng 9 năm 2012
TOÁN * Tiết: 19
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU: *Bài tập cần làm: Bài 1; Bài 2.
- Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
- Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”
- Cũng cố cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong 2 cách “rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” (HS yếu), làm BT1
- HS khá giỏi làm bài tập theo đề bài đã tóm tắt.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
	3. Bài mới: 	
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Lên bảng.
- Hướng dẫn tóm tắt.
5000đ/ 1 quyển: 25 quyển.
2500đ/ 1 quyển: ? quyển?
- Nhận xét, chữa bài.
3. Hoạt động 2: HS khá, giỏi
- Phát phiếu học tập 
- Hướng dẫn tóm tắt
3 ngày: 60m
5 ngày: m?
- Nhận xét, ghi điểm.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vở.
Giải
5000 đồng gấp 2500 đồng số lần là:
5000 : 2500 = 2 (lần)
Với giá 2500 đồng 1 quyển thì mua được:
25 x 2 = 50 (quyển)
 Đáp số: 50 quyển.
- HS đọc yêu cầu bài 2.
+ HS làm vào phiếu
- Trao đổi nhận xét –chữa bài
	IV. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ. Về nhà làm bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
--------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU * Tiết: 8
LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
Biết tìm những từ trái nghiã để miêu tả theo yêu cầu cuả BT3, BT4(chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý: a,b,c,d); đặt được câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa tìm đượcở BT4
Rèn kĩ năng phân biệt từ trái nghĩa dựa vào câu đã đặt
HS yếu đặt được một câu về từ trái nghĩa, nêu được một cặp từ trái nghĩa.
II. CHUẨN BỊ: 
	- Phiếu học tập khổ to viết nội dung bài 1.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
	1. ổn định lớp:
	2. Bài ôn luyện 	
a. Giới thiệu bài:
b. Bài tập 3: Làm vở.
- Cho HS làm vở.
- Gọi HS lần lượt làm miệng từng câu.
- Nhận xét.
d. Bài tập 4: 
- Cho HS thảo luận đôi.
- GV ghi kết quả vào giấy khổ to.
- Cho 3, 4 HS đọc lại.
- Đọc yêu cầu bài 3.
- HS nhận xét lẫn nhau.
- Đọc yêu cầu bài.
a) Hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn 
b) Hành động: khóc/ cười; ra/ vào 
c) Trạng thái: buồn/ vui; lạc / quan/ bi quan; sướng / khổ; khoẻ/ yếu, sung sức / mệt mỏi 
d) Phẩm chất: tốt/ xấu; lành/ ác 
	IV. Củng cố - dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài - nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập còn lại.
------------------------------------------------
KHOA HỌC Tiết: 8
VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ
I. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
	- Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì.
	- Xác định những việc nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
	- Rèn kĩ năng bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
II. CHUẨN BỊ: - Phiếu học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP:
	1. Kiểm tra bài cũ:
	2. Bài mới:	
a. Giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1: Hoạt động đôi.
- ở tuổi dậy thì, các tuyến mồ hôi và da hoạt động mạnh. 
? Nêu những việc làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì?
- HS thảo luận và trả lời.
Rửa mặt, gội đầu, tắm rửa, thay quần áo thường xuyên bằng nước sạch. 
Kết luận: Tất cả những việc làm trên cần thiết để giữ vệ sinh cơ thể nói chung. Nhưng ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển, vì vậy chúng ta cần biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục.
3.3. Hoạt động 2: Nhóm
Chia lớp làm 3 nhóm.
- GV đến các nhóm, giúp đỡ.
3.4. Hoạt động 3: Thảo luận đôi:
- GV kẻ bảng.
- Cho HS lần lượt phát biểu ý kiến.
- 2 nhóm nam phát phiếu 1.
- 2 nhóm nữ phát phiếu 2.
- Phiếu 1: 1- b; 2- a,b ; 3- b,d
- Phiếu 2: 1- c,b; 2- a,b ; 3- a
Thảo luận:
Nên làm
Không nên làm
Thể dục TT
Vui chơi lành mạnh
Uống rượu, hút thuốc, ma tuý, xem phim không lành mạnh
	IV. Củng cố - dặn dò:
	- Nhắc lại nội dung bài. Nhận xét giờ: Dặn chuẩn bị bài giờ sau.
----------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 CKTKNS ttang buoi tuan4.doc