Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY

I- Mục tiêu: Giúp HS

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài: Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn.

- Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.

- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.

- Giáo dục HS yêu hoà bình, lên án chiến tranh.

II- Đồ dùng dạy học:

- GV: Tranh minh hoạ trong SGK

III- Các hoạt động dạy học:

GV HS

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 340Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 4 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4
(Đ/C Nhiệm dạy chiều thứ 2 và sáng thứ sáu)
Thứ hai, ngày 17 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC
Tiết 7: NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài: Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài. Bước đầu biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn.
- Hiểu nội dung bài: Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, thể hiện khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em.
- Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.
- Giáo dục HS yêu hoà bình, lên án chiến tranh.
II- Đồ dùng dạy học:
- GV: Tranh minh hoạ trong SGK
III- Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1. Kiểm tra (5’):
- Gọi HS đọc, trả lời câu hỏi SGK.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu, ghi bài (1’).
- Giới thiệu tranh chủ điểm, giới thiệu bài đọc.
b) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
* Luyện đọc (10’):
- Gọi HS đọc
- Hướng dẫn chia đoạn (4 đoạn)
( Mỗi lần xuống dòng coi là 1 đoạn)
Viết lên bảng số liệu: 100 000 người, các tên người nước ngoài, hướng dẫn đọc.
- Giúp HS hiểu từ khó trong bài (SGK).
- GV đọc mẫu.
* Tìm hiểu nội dung bài (10’):
- GV hướng dẫn đọc, trả lời câu hỏi (SGK).
- Liên hệ giáo dục HS yêu hoà bình và có ý thức bảo vệ hoà bình.
* Luyện đọc lại (7’):
- Gọi HS đọc lại bài
- GV hướng dẫn HS luyện đọc đoạn 3.
c) Củng cố - dặn dò (2’):
- GV nhận xét tiết học, dặn dò về nhà luyện đọc lại.
- Chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.
- 2 nhóm HS đọc bài “Lòng dân”. Trả lời câu hỏi SGK.(cả 2 phần)
1 HS khá đọc bài.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài kết hợp luyện từ viết trên bảng.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc bài kết hợp giải nghĩa 3 từ khó SGK.
- Luyện đọc theo cặp.
- 1-2 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi của GV.
- 4 HS đọc nối tiếp nhau.
- Cả lớp luyện đọc đoạn 3 theo sự hướng dẫn của GV.
+ Nhấn mạnh: từng ngày còn laị, ngây thơ, khỏi bệnh...
+ Nghỉ hơi: Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng/ nếu gấp đủ..... Nhưng Xa- da- cô chết/...
- Thi đọc trước lớp
--------------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 16: ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Qua ví dụ cụ thể, làm quen với một dạng quan hệ tỉ lệ (đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứngcũng gấp lên bấy nhiêu lần)
Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách: Rút về đơn vị hoặc Tìm tỉ số.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ; Bảng học nhóm làm BT3
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Nêu cách giải bài toán dạng toán tỉ lệ?
- Giới thiệu bài.
HĐ2: Giới thiệu ví dụ dẫn đến quan hệ tỉ lệ.
a) GV giới thiệu VD, HS trao đổi hoàn thiện kết quả vào bảng:
Thời gian đi
1 giờ
2 giờ
3 giờ
Quãng đường đi được
4km
8km
12km.
- GV gợi ý, HS nêu nhận xét: Khi thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
b) GV giới thiệu bài toán, HS đọc bài tự tìm cách giải. Trình bày, trao đổi tìm ra các phương pháp giải bài toán.
Tóm tắt: 2giờ: 90km.
4 giờ: ... km?
Bài giải
Cách 1: Trong 1 giờ ô tô đi được là:
90 : 2 = 45 (km). (*Bước rút về đơn vị)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
45 x 4 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
 Cách2: 4 giờ gấp 2 giờ là:
4 : 2 = 2 (lần). (*Tìm tỉ số)
Trong 4 giờ ô tô đi được là:
90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
HĐ3: Thực hành
Bài 1: HS làm bài cá nhân, 1HS làm bảng, trình bày, nhẫn ét thống nhất bài giải đúng.
Đáp số: 112 000 đồng.
Bài 3: HS trao đổi nhóm 4. Đại diện trình bày, thống nhất bài làm đúng.
Bài giải
a) 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần).
Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 21 x 4 = 84 (người).
b) a) 4000 người gấp 1000 người số lần là: 4000 : 1000 = 4 (lần).
Sau 1 năm dân số xã đó tăng thêm là: 15 x 4 = 60 (người).
Đáp số: a) 84 người ; b) 60 người.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu các cách giải bài toán tỉ lệ.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau.BTVN: 2.
---------------------------------------------------------
KHOA HỌC
Tiết 7: TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- nêu được các giai đoạn phát triển của con người từ tuỏi vi thành niên đến tuổi già.
- Xác định bản thân HS đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời từ đó các em biết cách tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của mình.
II. Đồ dùng dạy - học. 
- Thông tin và hình trang 16- 17 (SGK)
- Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các lứa tuổi khác nhau và làm nghề khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm trung của trẻ em trong các giai đoạn (từ lúc mới sinh đến lúc dậy thì).
2- Bài mới:
a. HĐ1: Làm việc với SGK
* Mục tiêu: HS nêu được một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già.
* Cách tiến hành.
Bước 1: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- GV yêu cầu HS đọc các thông tin trang 16, 17 - SGK, thảo luận nhóm bàn hoàn thành vào bảng sau.
Giai đoạn
Đặc điểm nổi bật
Tuổi vị thành niên
Tuổi trưởng thành
Tuổi già
- Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV; các nhóm cử thư kí ghi biên bản.
Bước 3: Làm việc cả lớp.
- Gọi các nhóm trình bày
- GV kết luận.
- HS làm việc với SGK
- Làm việc theo nhóm 4.
- HS làm việc theo hướng dẫn của GV; các nhóm cử thư kí ghi biên bản.
- Các nhóm cử đại diện trình bày (mỗi nhóm trình bày 1 giai đoạn ) - nhóm khác nhận xét bổ sung.
- 1-2 HS nhắc lại kết luận
b . Hoạt động 2: Trò chơi: " Ai? họ đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời"
* Mục tiêu: 
- Củng cố cho HS những hiểu biết về tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già đã học ở phần trên.
- HS xác định được bản thân đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn.
- GV chia lớp thành 3 nhóm 
- GV phát cho mỗi nhóm từ 3 - 4 hình theo đã chuẩn bị
- Yêu cầu các em xác định xem những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào của cuộc đời và nêu đặc của giai đoạn đó.
Bước 2: hướng dẫn HS làm việc 
Bước 3: Làm việc cả lớp
GV nhận xét, kết luận.
- HS làm việc theo hướng dẫn trên.
- Các nhóm cử đại diện trình bày( mỗi HS chỉ giới thiệu 1 hình )
- Nhóm khác hỏi thêm hoặc nêu ý kiến.
- Sau đó GV cho HS thảo luận câu hỏi: +) Bạn đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời?
 +) Biết được chúng ta ở vào giai đoạn nào của cuộc đời có lợi gì?
3. Củng cố- dặn dò 
- GV tóm tắt nội dung bài 
- Dặn dò về nhà học bài - Chuẩn bị bài sau (mỗi HS 1 thẻ từ Đ- S)
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ ba, ngày 18 tháng 9 năm 2012
ÂM NHẠC
HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH .
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hs biết hát theo giai điệu và lời ca bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 - Hs biết hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca. 
 - Qua bài giáo dục Hs yêu cuộc sống hoà bình, lên án bạo lực, chiến tranh.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Nắm vững bài, nhạc cụ, bảng phụ chép lời ca
 2. Học sinh: Nhạc cụ gõ, học bài cũ, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Hát bài Reo vang bình minh
 Đọc bài TĐN số 1.
 3. Bài mới:
 a. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
 b. Phần hoạt động:
 Hoạt động 1: Dạy hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 - Gv hát mẫu cho Hs nghe.
 - Gv chia câu hát và đánh dấu những chỗ khó.
 - Hs đọc lời ca, luyện thanh.
 - Gv đàn giai điệu và hướng dẫn Hs hát từng câu theo lối móc xích từ đầu đến hết.
 - Khi học xong cả bài Gv cho Hs luyện tập theo N, CN.
 - Hs nhận xét.
 - Gv uốn nắn, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
 - Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, hát kết hợp vận động theo nhạc.
 - Gv hướng dẫn Hs hát đối đáp ( đoạn 1), hoà giọng (đoạn 2)
 - Gv đệm đàn cho Hs tập trình bày bài theo N, CN.
 - Hs nhận xét.
 - Gv nhận xét và đánh giá.
 c.Phần kết thúc.
 - Hs hát lại bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
 - Gv nhận xét giờ học và nhắc Hs về nhà học bài.
TOÁN
 Tiết 17: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố, rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ bàng hai cách: Rút về đơnvị hoặc tìm tỉ số.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
	- Chữa BT 2.
- Nêu các cách giải bài toán tỉ lệ.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS đọc bài, tóm tắt rồi giải bài toán bằng phương pháp rút về đơn vị. Gọi 1 HS làm bảng.
 Tóm tắt: 
 12 quyển: 24 000 đồng
 30 quyển: .... đồng?
Bài giải
Giá tiền 1 quyển vở là:
24 000 : 12 = 2 000 (đồng).
Số tiền mua 30 quyển vở là:
2000 x 30 = 60 000 (đồng).
 Đáp số: 60 000 đồng.
Bài 2: HS làm bài cá nhân, đổi bài kiểm tra theo cặp. Vài HS trình bày bài, nhận xét, thống nhất bài làm đúng. Củng cố giải phương pháp tìm tỉ số.
Bài giải
2 tá bút = 24 chiếc.
24 bút gấp 8 bút là:
24 : 8 = 3 (lần)
Số tiền mua 8 bút chì là:
30 000 : 3 = 10 000 (đồng).
Đáp số: 10 000 đồng.
Bài 3: HS đọc, làm cá nhân. GV chấm chữa bài. Kết hợp củng cố giải với phương pháp rút về đơn vị.
Bài giải
Một ô tô chở được số HS là:
120 : 3 = 40 (học sinh).
Để chở 160 học sinh thì cần dùng số ô tô là:
160 : 40 = 4 (ô tô).
Đáp số: 4 ô tô.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu các phương pháp giải dạng toán tỉ lệ.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN: 4
CHÍNH TẢ
 Tiết 7( nghe – viết): ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức văn xuôi bài chính tả “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”.
- Tiếp tục củng cố hiểu biết về mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê.
- Rèn tư thế, tác phong ngồi học, ngồi viết cho HS.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ mô hình cấu tạo vần ( kiểm tra BT2)
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1- Kiểm tra (3’):
- Đọc các tiếng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hoà bình.
2- Bài mới (15’):
a) Giới thiệu, ghi bài:
b)Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài viết 1 lần.
- HD HS chú ý viết tên riêng người nước ngoài.
- Nhận xét, chữa bài.
- GV nhắc HS tư thế, cách viết.
- GV đọc cho HS chép.
- Đọc soát lỗi 1 lượt 
- Chấm 1 số bài.
- GV nêu nhận xét chung.
3- Thực hành (15’):
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
Giới thiệu nguyên âm đôi.
- Hd làm BT3; chữa.
- GV chốt lại quy tắc ghi dấu thanh ở các tiếng
4- Các HĐ nối tiếp (2’):
a- Củng cố: Gọi HS nêu lại quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
b- Dặn dò: yêu cầu ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh.
- Chuẩn bị cho bài chính tả nghe - viết tuần 5..
- HS lên viết vần các tiếng đó vào mô hình cấu tạo vần sau đó nêu vị trí dấu thanh.
- HS đọc ... ọn được những nét nổi bật để tả ngôi trường.
- Dựa vào dàn ý viết một đoạn văn miêu tả hoàn chỉnh, sắp xếp các chi tiết hợp lí.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Những ghi chép của HS khi quan sát cảnh trường học. 
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. KTBC: 2 HS đọc kết quả quan sát cảnh trường học của mình - GV nhận xét
B.Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 
 2. Luyện tập: 
HĐ1: HS đọc yêu cầu BT1.
- gọi vài HS trình bày kết quả quan sát ở nhà.
- HS dựa vào kết quả quan sát và lập dàn bài.
- HS làm việc cá nhân sau đó trình bày kết quả. 
- Lớp nhận xét và GV bổ sung ý để có một dàn bài hoàn chỉnh. 
HĐ2: Cho HS đọc yêu cầu của BT2, HS làm việc cá nhân. 
- HS chọn viết một đoạn ở dàn bài ( phần thân bài).
- HS viết đoạn văn- GV theo dõi giúp đỡ thêm.
- Một số em đọc đoạn văn của mình, lớp nhận xét, GV khen những HS viết đoạn văn hay. 
3. Củng cố, dặn dò : GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS về nhà xem lại các tiết TLV đã học, chuẩn bị kiểm tra. 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ năm, ngày 20 tháng 9 năm 2012
THỂ DỤC
 Tiết 8: ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ TRÒ CHƠI “ MÈO ĐUỔI CHUỘT”
 I – Mục tiêu: Giúp HS
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, hàng ngang, dóng thẳng hàng( ngang, dọc).
- Thực hiện đúng cách điểm số, dàn hàng, dồn hàng, đi đều vòng phải, vòng trái.
- Biết cách đổi chân khi đi sai nhịp.
- Biết cách chơi và tham gia chơi được trò chơi “ Meò đuôỉ chuột ”
 II. địa điểm ,phương tiện:	
- Địa điểm :Trên sân trường .Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện. 
- Phương tiện: Chuẩn bị 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi. 
 III. Nội dung và phương phỏp lờn lớp :
 1.phần mở đầu :6-10 phút.
 - GV tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêucầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện:1-2 phút.
 -Chơi trò chơi: “ Làm theo tín hiệu” 
 - Xoay các khớp cổ tay, cổ chân, khớp gối, vai, hông: 2 phút.
* Giậm chân tại chỗ, đếm to theo nhịp : 1-2 phút.
* Kiểm tra bài cũ :Quay trái, phải, đằng sau, :1-2 phút.
2. Phần cơ bản :18-22 p hút .
 a. Ôn đội hình đội ngũ : 10 -12 phút .
 - Ôn tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số, đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, trái, quay sau, dàn hàng, dóng hàng.
- Lần 1,2 : GV điều khiển lớp có nhận xét sửa sai động tác cho HS. Sau đó chia tổ tập luyện, do tổ trưởng điều khiển, GV quan sát sửa sai cho HS. 
 - Sau đó cho các tổ thi đua trình diễn . GV quan sát sửa sai, biểu dương các tổ tập tốt. 
 - Lần cuối tập cả lớp do cán sự điều khiển: 2 lần.
	 b-Chơi trò chơi Mèo đuổi chuột .	 
	- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơivà quy định chơi. Cho cả lớp cùng chơi. GV quan sát, nhận xét, biểu dương HS hoàn thành vai chơi của mình. 	
 3. Phần kết thúc :4-6 phút .	
	- Cho cả lớp chạy đều ( theo thứ tự 1,2,3,4,.....) nối nhau thành một vòng tròn lớn, sau đó khép kín thành vòng tròn nhỏ.
 - Tập động tác thả lỏng 1-2 phút .
 - GV cùng HS hệ thống lại bài: 1-2 phút .	
 - GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học và giao bài về nhà :1-2 phút.
------------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
 Tiết 8: LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
I. Mục đích, yêu cầu : Giúp HS
	-Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1, BT2, BT3
	- Biết tim các từ trái nghĩa để miêu tả theo yêu cầu của bài tập 4
`	- Đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tim được ơ bài tập 4
II. Đồ dùng dạy - học: Từ điển HS
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: Kiểm tra 3 HS, HS1 làm BT1, HS2 làm BT2, HS3 làm BT3. 
B. Bài mới : 1. Giới thiệu bài : 
 2. Luyện tập: 
- HĐ1: HS đọc yêu cầu của BT1, HS làm việc cá nhân, Cho HS trình bày kết quả lớp nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
a. ít- nhiều; b. chìm/ nổi, c/ nắng/ mưa, c. trẻ/ già. 
HĐ2: HS đọc yêu cầu BT2-HS trình bày, lớp nhận xét từ trái nghĩa cần điền là : lớn; già, dưới, sống. 
HĐ3: 1 HS đọc yêu cầu BT3 - HS làm việc nhóm đôi sau đó đại diện nhóm trình bày. GV chốt các từ cần điền (nhỏ, lành, khuyên, sống). 
HĐ4: 1 HS đọc yêu cầu BT4 - HS làm việc theo nhóm 4, trình bày kết quả, lớp nhận xét - GV chốt lại ý đúng (SGV).
 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học.
- Nhắc HS học thuộc các thành ngữ, tục ngữ ở BT1, 2.
---------------------------------------------------------------------------
TOÁN
 Tiết 19: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Củng cố và rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến tỉ lệ.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa BT2. 
- Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ?
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS đọc bài, tóm tắt. GV giao việc, HS làm theo cặp. 
- Đại diện một số cặp trình bày bài, nhận xét. Kết hợp củng cố phương pháp giải “ Tìm tỉ số”.
Bài giải:
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là: 3000 : 1500 = 2( lần)
Nếu mua vở với giá 1500 đồng một quyển thì mua được số quyển là:
25 x 2 = 50 (quyển).
Đáp số: 50 quyển.
Bài 2: HS đọc. GV gợi ý, HS làm cá nhân. Vài HS trình bày bài, nhận xét. Kết hợp liên hệ giáo dục.
Bài giải
Với gia đình có 3 người thì tổng thu nhập của gia đình là:
800 000 x 3 = 2 400 000 (đồng).
Với gia đình có 4 người (thêm 1 người) mà tổng thu nhập không thay đổi thì bình quân thu nhập hàng tháng của mỗi người là:
2 400 000 : 4 = 600 000 (đồng).
Vậy thu nhập bình quân của mỗi người giảm đi là:
800 000 – 600 000 = 200 000 (đồng).
Đáp số: 200 000 đồng.
Bài 3: HS làm vở, GV chấm chữa bài. Kết hợp củng cố phương pháp “tìm tỉ số”.
 Đáp số: 105 m đường.
Bài 4: HS đọc trao đổi cả lớp thống nhất phương pháp giải BT.
Bài giải
Xe tải có thể chở được số kg gạo là:
50 x 300 = 15 000 (kg).
Xe tải có thể chở được số bao gạo 75 kg là:
15 000 : 75 = 200 (bao).
Đáp số: 200 bao gạo.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau
--------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
 Tiết 4:TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
 I/ Mục tiêu: Giúp HS
Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh hoạ và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn ngọn, rõ các chi tiết trong truyện.
Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mĩ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quân đội Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Các hình ảnh minh hoạ trong SGK.
- Bảng lớp viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát ở Sơn Mĩ ( 16/3/1968) .
III. Các hoạt động dạy - học: 
A. Bài cũ: Gọi 1 HS kể chuyện tiết trước- nhận xét, ghi điểm.
B. Dạy bài mới : 
1. Giới thiệu bài : 
HĐ1: Ghi tên các nhân vật lên bảng: Mái cỏ, Tôm xơn, côn bơn, An đnêốtta 
2. GV kể chuyện : 
HĐ1: GV kể lần 1 (không chỉ tranh)
HĐ2: GV kể chuyện lần 2 kết hợp với chỉ ảnh minh hoạ.
3. Hướng dẫn HS kể chuyện : 
Cho HS đọc yêu cầu của bài 1, HS kể chuyện theo từng đoạn. 
HS thi kể, GV nhận xét + khen những HS kể đúng, kể hay. 
4. Trao đổi về ý nghĩa của truyện. 
GV nêu câu hỏi, câu chuyện giúp em hiểu điều gì => rút ra ý nghĩa của chuyện.( Mục tiêu)
5. Củng cố, dặn dò : 
GV nhận xét tiết học, bình chọn HS kể chuyện hay nhất, HS về nhà tập kể lại
Chiều LỊCH SỬ
 Tiết 4: XÃ HỘI VIỆT NAM CUỐI THẾ KỈ XIX-
 ĐẦU THẾ KỈ XX
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế- xã hộiViệt Nam đầu thế kỉ XX:
+/ Về kinh tế: xuất hiện nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, đường ô tô, đường sắt.
+/ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới: chủ xưởng, chủ nhà buôn, công nhân.
II/ Đồ dùng dạy học: 
- Hình trong SGK .
-Bản đồ hành chính Việt Nam .
III/ Các hoạt động dạy học : 
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới:
 *2.1 Hoạt động 1: làm việc cả lớp)
-GV nêu nhiệm vụ học tập :
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Những biểu hiện về sự thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX?
+Đời sống của công nhân , nông dân Việt Nam trong thời kì này ?
-Xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới.
-Các giai cấp, tầng lớp mới ra đời.
-Vô cùng cực khổ.
 *2.2 Hoạt động 2: Hoạt động nhóm.
-GV chia lớp thành 4 nhóm.
-GV phát phiếu phiếu giao việc cho các nhóm. Nội dung phiếu thảo luận:
+Trước khi TDP xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành KT nào là chủ yếu? Sau khiTDP xâm lược ,những ngành KT nào mới ra đời? Ai sẽ được hưởng các nguồn lợi do sự phát triển kinh tế?
+Trước đây, XH Việt Nam có những giai cấp nào? Đến đầu thế kỷ XX, xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp nào?Đời sống của công nhân và nông dân ra sao?
-GV hoàn thiện phần trả lời của HS.
2.3.Hoạt động 3(làm việccả lớp )
-GV tổng họp các ý kiến của học sinh , nhấn mạnh những biến đổi về kinh tế , xã hội ở nước ta
Các nhóm thảo luận ghi kết quả vào phiếu theo các nội dung câu hỏi.
-Đai diện các nhóm lên trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ SGK –Trang 11.
3. Củng cố –dặn dò:
--------------------------------------------------------------
RÈN CHỮ VIẾT
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Rèn viết lại bài chính tả: Thư gửi các học sinh đúng, sạch, đẹp.Chú ý sửa các con chữ: h, l, k, g.
Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 II/ Chuẩn bị: Bút, vở ô ly.
III/ Tự rèn chữ: GV cho HS tự quan sát bài viết của mình trong vở chính tả mà GV đã chấm và chữa, nhắc nhở hs sửa một số con chữ, viết đúng độ cao, tròn chữ , sạch đẹp.
HS tự viết bài, GV quan sát giúp đỡ những em viết xấu, viết sai nhiều.
GV chấm một số bài, chữa nhận xét tuyên dương những bài viết có tiến bộ, những bài viết đẹp.
IV/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS và nhà rèn chữ trong vở luyện viết.
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
CHỦ ĐỀ: MÁI TRƯỜNG THÂN YÊU
HOẠT ĐỘNG: XÂY DỰNG SỔ TRUYỀN THỐNG LỚP EM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
Xây dựng được sổ truyền thống của lớp.
Giáo dục HS lòng tự hàolà một thành viên của lớp và có ý thức bảo vệ danh dự, truyền thống của lớp.
II/ Chuẩn bị:
 - HS: ảnh cá nhân cõ 4x6, thông tin về cá nhân HS, bút màu, keo dán.
 - GV: Một cuốn sổ bìa cứng.
III/ Các bước tiến hành:
GV phổ biến mục đích làm sổ truyền thống của lớp và cùng HS trao đổi thống nhất về nội dung và hình thức trình bày của sổ truyền thống.
Các tổ thu thập ảnh về các thông tin cá nhân,tổ, lớp
HS sắp xếp tranh ảnh, thông tin theo từng loại.
Các tổ tổng hợp, biên tập lại các thông tin.
HS trình bày trang trí sổ truyền thống.
GV cùng giúp đỡ HS.
IV/ Tổng kết: GV hướng dẫn HS bảo quản và tiếp tục ghi chép sổ truyền thống.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 4.doc