Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 (buổi sáng)

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 (buổi sáng)

Toán.

Luyện tập

I/ Mục tiêu.

Giúp HS củng cố về:

- Tên gọi , kí hiệu , mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.

- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.

- Giáo dục các em lòng say mê học toán.

II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: Bảng phụ , bút dạ.

 - Học sinh: sách, vở, nháp

III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.

A/ Kiểm tra bài cũ.(3)

YC HS đọc bảng đơn vị đo diện tích

Và làm ví dụ GV cho. GV KL cho điểm.

B/ Bài mới.(32)

1) Giới thiệu bài.

2) Hướng dẫn HS ôn tập:.

Bài tập 1.(HS yếu làm phần a) - Đọc yêu cầu của đề bài.

- Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông, đề – xi – mét vuông.

- Học sinh làm bài vào vở và 1 HS yếu làm bảng phụ .

- GV đi giúp HS yếu.

- GV hướng dẫn nhận xét chữa bài- GV mời nhiều HS đọc

 * Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích từ 2 đơn vị về số đo có 1 đơn vị.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 431Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 (buổi sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 6
 Ngày soạn : 23 / 9 /2011
 Buổi sáng
Thứ hai, ngày 26 tháng 9 năm 2011
Chào cờ.
Tập trung dưới cờ 
----------------------------------------------
Toán.
Luyện tập
I/ Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về:
- Tên gọi , kí hiệu , mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
- Giáo dục các em lòng say mê học toán.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bảng phụ , bút dạ.
 - Học sinh: sách, vở, nháp
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ.(3’)
YC HS đọc bảng đơn vị đo diện tích
Và làm ví dụ GV cho. GV KL cho điểm.
B/ Bài mới.(32’)
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn HS ôn tập:.
Bài tập 1.(HS yếu làm phần a) - Đọc yêu cầu của đề bài.
- Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông, đề – xi – mét vuông.
- Học sinh làm bài vào vở và 1 HS yếu làm bảng phụ .
- GV đi giúp HS yếu.
- GV hướng dẫn nhận xét chữa bài- GV mời nhiều HS đọc
 * củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích từ 2 đơn vị về số đo có 1 đơn vị.
Bài tập 2.Gọi HS đọc yêu cầu và làm nháp, 1 HS yếu trả lời.HS TB, khá nhận xét giải thích cách làm.
- GV hướng dẫn học sinh yếu
- Kết luận phương án đúng: phương án B là đúng
* Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích từ số đo có 2 đơn vị về số đo có một đơn vị đứng sau.
Bài tập 3: Gọi HS đọc yêu cầu và thực hiện yêu cầu.
HS làm vở- GV chấm điểm- GV nhận xét chữa bài
*củng cố cách so sánh các đơn vị đo diện tích.
Bài 4:(HS khá, giỏi) HD tóm tắt. 
HD nêu cách giải.HS làm vở, 1HS làm bảng phụ
- Chấm bài cho một số học sinh.
-Chữa và nhận xét.
Bài giải.
Diện tích của một viên gạch lát nền là :
 40 x 40 = 1600 ( cm2 )
 Diện tích căn phòng là :
 1600 x 150 = 240000 ( cm2 )
 240 000 = 24 m2
 Đáp số : 24 m2
* Củng cố cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông.
 3/Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau
Tập đọc
Sự sụp đổ của chế độ A-pác-thai
I. Mục tiêu :
 - Đọc đúng , lưu loát , trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng thể hiện sự bất bình , đoạn cuối đọc với cảm hứng ca ngợi.
 - Hiểu các từ trong bài và ý nghĩa của bài : Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
 - Giáo dục: HS có tình đoàn kết giữa các dân tộc trên thế giới.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : - Tranh minh họa bài đọc trong SGK; tranh, ảnh về nạn phân biệt chủng tộc.
 - Bảng phụ viết đoạn văn số 3 cần luyện đọc .
 HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ(3’) :
- GV gọi HS đọc thuộc lòng khổ thơ 3, 4 hoặc cả bài thơ Ê-mi-li, con và trả lời các câu hỏi trong SGK.
- GV đánh giá cho điểm. 
B – Dạy bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài :
 GV giới thiệu bài học và ghi đầu bài.
2. Hớng dẫn HS luyện đọc :
- Gọi 1 HS đọc toàn bài.
- Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lợt 3 đoạn của bài
- GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai :a-pác-thai, Nen-xơnMan-đê-la,1/5, 9/10, 3/4, 1/7, 1/10, XXI, và giải nghĩa về các số liệu thống kê và các từ ở mục Chú giải.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
3. Hớng dẫn tìm hiểu bài:
- Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: 
 + Dới chế độ a-pác-thai, ngời da đen bị đối xử nh thế nào ?
 + Ngời dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc ?
 + Vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai đợc đông đảo mọi ngời trên thế giới ủng hộ ?
 + Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của nớc Nam Phi mới ?
- GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS.
4. Hớng dẫn HS luyện đọc diễn cảm :
- GV mời 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài văn.
- GV hớng dẫn HS nêu giọng đọc của bài.
- Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 3 .
III- Củng cố, dặn dò:
- Bài văn cho biết điều gì và gợi cho em suy nghĩ gì ?
- Nhận xét giờ học – dặn dò.
Chính tả
Nhớ - viết : Ê-mi-li, con...
I. Mục tiêu :
 1. Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng khổ thơ 3, 4 của bài Ê-mi-li, con
 2. làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi a / ơ
3. Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Bảng nhóm
 HS : SGK , vở , nháp.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
18’
10’
3’
I – Mở đầu :
 - Yêu cầu HS viết các tiếng : suối, ruộng, tuổi, mùa, lúa, lụa,và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
 - GV nhận xét bài viết trớc.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hớng dẫn HS nghe – viết :
a / Tìm hiểu bài viết :
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng khổ 3, 4
- Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi :
 Hai đoạn thơ cho em biết điều gì ? 
b / Luyện viết :
 - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai : Ê-mi-li, Oa-sinh-tơn, về đợc nữa, ngọn lửa, buồn, 
 - GV sửa lỗi sai (nếu có)
 - GV kết hợp phân tích, phân biệt một số tiếng : Ê-mi-li, Oa-sinh-tơn, lửa, buồn.
c / Viết bài chính tả :
 - Yêu cầu HS gấp SGK , nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài.
 - GV quan sát và uốn nắn t thế ngồi viết cho HS.
 - Yêu cầu HS tự soát lỗi 2 lần.
 - GV chấm và nhận xét 5 đến 7 bài.
3. Hớng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và 2 khổ thơ.
- Yêu cầu HS viết vào vở các tiếng chứa a / ơ và nhận xét cách ghi dấu thanh.
- Chữa bài :+ tiếng chứa a, ơ : la, tha, ma, giữa ; tởng, nớc, tơi, ngợc.
 + chứa a : ghi dấu thanh ở chữ 
 + chứa ơ : ghi dấu thanh ở chữ ơ
 Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
Yêu cầu HS làm bài ra nháp và bảng phụ.
Chữa bài trên bảng lớp.
Giúp HS hiểu nghĩa và HTL các thành ngữ. 
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học
- Dặn dò : HTL các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
- 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp.
-HS nghe và ghi vở.
- 2 HS đọc
- HS đọc thầm và trả lời.
- HS viết ra nháp.1 HS lên bảng viết.
- HS nhận xét
- HS nêu.
- HS viết bài
- HS soát cá nhân và kiểm tra chéo vở theo nhóm 2.
- 2 HS đọc.
- HS làm bài và nhận xét.
- 1 HS đọc 
- HS điền bút chì vào SGK, hoặc làm nháp + bảng phụ. HS chữa bài.
- HS trả lời
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I/Mục tiêu:	
 -Rèn luỵên kỹ năng nói:
	-HS tìm được câu chuyện đã chứng kiến,tham gia đúng với yêu cầu của đề bài.
	-Kể tự nhiên , chân thực .
-Rèn luyện kỹ năng nghe: Chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi và nhận xét về lời kể của bạn.
II/ các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ(3’):
Cho HS kể lại câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc ca ngợi hoà bình , chống chiến tranh.
B-Bài mới(32’):
1 – Giới thiệu bài : GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học .
2- Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
-Cho 1 HS đọc đề bài. Cả lớp theo dõi SGK.
-GV cho HS gạch chân những từ ngữ quan trọng trong 2 đề lựa chọn.
-Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến, hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.
-Nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh.
-GV cho HS đọc gợi ý đề 1và đề 2 trong SGK.
- HS lập dàn ý câu truyện định kể. 
- GV kiểm và khen ngợi những HS có dàn ý tốt.
3. Thực hành kể chuyện:
-Cho HS kể chuyện theo cặp.
-GV đến từng nhóm giúp đỡ, hướng dẫn các em.
-Mời 1 HS giỏi kể mẫu câu chuyện của mình.
-HS kể mẫu câu chuyện.
-Cả lớp và GV nhận xét.
-Đại diện các nhóm lên thi kể, khi kể xong thì trả lời câu hỏi của GV và của bạn.
-Các nhóm cử đại diện lên thi kể. Mỗi HS kể xong, GV và các HS khác đặt câu hỏi cho người kể để tìm hiểu về nội dung, chi tiết, ý nghĩa của câu chuyện.
(GV ghi bảng tên những HS đã tham gia thi kể chuyện.)
-Cả lớp và GV nhận xét sau khi mỗi HS kể:
+Nội dung câu chuyện có hay không?
+Cách kể: giọng điệu, cử chỉ.
-Cả lớp và GV bình chọn:
+Bạn có câu chuyện thú vị nhất.
+Bạn đặt câu hỏi hay nhất tiết học.
4-Củng cố-dặn dò:
-GV nhận xét tiết học. Khuyến khích HS về kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
-Dặn HS chuẩn bị trước cho tiết KC “Cây cỏ nước Nam”
Ngày soạn : 24/ 9 / 2011
 Buổi sáng
Thứ ba, ngày 27 tháng 9 năm 2011
Toán.
Héc - ta.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS: 
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc- ta ; quan hệ giữa héc- ta và mét vuông.
 - Biết chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và vận dụng để giải các bài toán có liên quan.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Bảng phụ, bút dạ.
 - Học sinh: sách, vở, nháp.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ(3’).
Mi – li –mét vuông là gì ?
1 cm2= .. mm2
1mm2 = cm2 
- 2 HS lần lượt trả lời và làm ví dụ.
- HS nhận xét – GVKL.
B/ Bài mới(32’).
1)Giới thiệu bài.
2)Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc - ta.
- Thông thường , khi đo diện tích một thửa ruộng, một khu rừng,... người ta dùng đơn vị héc- ta. 
- 1 héc - ta bằng một héc- tô- mét vuông, và viết tắt là ha.
- HD học sinh tự phát hiện mối quan hệ giữa héc- ta và mét vuông:
 1 ha = 10 000 m2
3) Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm vở và bảng phụ. GV đi giúp HS yếu.
- Gọi nhận xét, bổ sung.
*Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu.GV đi giúp HS yếu làm bài – củng cố cách làm.
*Củng cố cách đổi đơn vị đo diện tích.
Bài 3:HS đọc – nêu YC. HS làm bảng phụ , trình bày rõ cách làm. GV chữa bài.
 *Củng cố cách so sánh đơn vị đo diện tích.
Bài 4:Hướng dẫn làm vở + bảng phụ . GV đi giúp đỡ HS.
-Chấm chữa 1 số bài bài – nhận xét kết quả.
* Đối tượng yếu làm : Bài 1a hai dòng đầu ; 1b Cột 1; bài 2.
* Đối tượng khá , giỏi làm bài 1,2,3,4.
3.Củng cố - dặn dò.
- Tóm tắt nội dung bài - Nhắc làm bài tập còn lại , chuẩn bị giờ sau
Khoa học. 
Dùng thuốc an toàn
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Hiểu được chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết.
 - Nêu được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và mua thuốc.
 - Nêu được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, đúng cách và không đúng liều lượng.
 - Có ý thức dùng thuốc an toàn.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : - Hình trang 24, 25 SGK. Sưu tầm một số vỏ đựng và bản hướng dẫn sử dụng thuốc.
 HS : SGK, sưu tầm 1 số vỏ đựng thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc 
 III. Các hoạt động dạy học: 
A- Kiểm tra bài cũ (3’):
- Gọi HS trả lời:+ Nêu tác hại của thuốc lá, rượu, bia hoặc ma túy ?
 + Khi bị người khác rủ rê, lôi kéo sử dụng chất gây nghiện, em sẽ xử lý như thế nào ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B – Bài mới(32’) :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a)Sưu tầm và giới thiệu một số loại thuốc :
- Kiểm tra việc sưu tầm vỏ hộp, lọ thuốc của HS. - 5 HS đứng tại chỗ giới thiệu.
 ... 
 - Có ý thức bảo vệ mình và những người trong gia đình phòng bệnh sốt rét. Tuyên truyền, vận động mọi người cùng thực hiện ngăn chặn và tiêu diệt muỗi để phòng tránh sốt rét.
 * Giáo dục HS luôn có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh nơi mình sinh sống.
II. Đồ dùng dạy học : 
 GV : Thông tin và hình trang 26, 27 SGK.
 HS : SGK .
 III. Các hoạt động dạy học :
A- Kiểm tra bài cũ(3’) - Gọi 2 HS trả lời:
+ Thế nào là sử dụng thuốc an toàn ? 
+ Khi đi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- GV nhận xét, cho điểm.
B – Bài mới(32’) : 1. Giới thiệu bài : 
- Trong gia đình hoặc xung quanh nhà bạn đã có ai bị sốt rét chưa ? Nếu có hãy nêu những gì bạn biết về bệnh này ?
- GV giới thiệu và ghi tên bài.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài :
a)Một số kiến thức cơ bản về bệnh sốt rét :
- Gọi 2 HS đóng vai bệnh nhân và bác sỹ đọc các thông tin trong SGK trang 26.
- Yêu cầu HS đọc thầm lại các thông tin, trao đổi nhóm 4 và trả lời các câu hỏi:
+ Khi bị sốt rét, người bệnh thường có biểu hiện ntn ? 
+ Tác nhân gây bệnh sốt rét là gì ? + Bệnh sốt rét có thể lây từ người bệnh sang người lành bằng đường nào ? 
+ Bệnh sốt rét nguy hiểm như thế nào ?
- Gọi 4 nhóm lần lượt báo cáo theo 4 nội dung thảo luận, các nhóm khác theo dõi và bổ sung.
b)Cách đề phòng bệnh sốt rét :- Cho HS quan sát hình vẽ muỗi a-nô-phen và hỏi:
+ Nêu những đặc điểm của muỗi a-nô-phen ? (HS yếu)
+ Muỗi a- nô - phen sống ở đâu ? (HSTB)
+ Vì sao chúng ta phải diệt muỗi ? (HSkhá,giỏi)
- Yêu cầu HS quan sát hình trang 27, thảo luận và trả lời:
+ Mọi người trong hình đang làm gì ? Làm như vậy có tác dụng gì ?
+ Chúng ta cần phải bảo vệ môi trường như thế nào để muỗi không sinh sản được, để phòng bệnh sốt rét cho mình, cho người thân và cho mọi người xung quanh ?
3- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Dặn dò: Học thuộc mục Bạn cần biết và thực hiện bài học, sưu tầm thông tin, hình ảnh về bệnh sốt xuất huyết.
Ngày soạn :27/9/2011
Buổi Thứ sáu, ngày 30 tháng 9 năm 2011
Thể dục.
Đội hình đội ngũ - Trò chơi:Lăn bóng bằng tay.
I/ Mục tiêu.
- Ôn đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng dọc, hàng ngang,dóng hàng,điểm số,dàn hàng, dồn hàng,đI đều vòng phải vòng trái,biết đổi chân khi sai nhịp.
- Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi.
- Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao
II/ Địa điểm, phương tiện.
 - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn.
 - Phương tiện: còi,bóng,dép quai hậu. 
III/ Nội dung và phương pháp lên lớp.
Nội dung.
ĐL
Phương pháp
1/ Phần mở đầu.
- Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học.
2/ Phần cơ bản.
a/ Ôn đội hình, đội ngũ.
- GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện.
b/ Trò chơi: “Lăn bóng bằng tay”.
- Nêu tên trò chơi, HD luật chơi, cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc chơi, tổng kết đánh giá cộc chơi.
3/ Phần kết thúc.
- HD học sinh hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá giờ học.
 5 – 7’
 18 – 22’
 4 – 6’
* Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số.
- Khởi động các khớp.
- Chạy tại chỗ.
- Chơi trò chơi khởi động: Chim bay ,cò bay.
* Lớp trưởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ (cách chào, điểm số, báo cáo, quay, đi đều, cách đổi chân khi sai nhịp)
- Chia nhóm tập luyện.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm.
* Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
- Chơi thử 1-2 lần.
- Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua).
* Thả lỏng, hồi tĩnh.
- Nêu lại nội dung giờ học.
Toán.
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu.
Giúp HS củng cố về : 
 - So sánh phân số, tính giá trị biểu thức với phân số.
 - Giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ của hai số đó.
-Rèn kĩ năng giải toán đúng, nhanh.
 - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. 
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, trực quan.
 - Học sinh: sách, vở, nháp.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A/ Kiểm tra bài cũ(3’).
B/ Bài mới(32’).
1) Giới thiệu bài.
2)Bài mới.
3) Luyện tập thực hành.
Bài 1: Hướng dẫn làm cá nhân
Gọi nhận xét, bổ sung, 
*Củng cố cách so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu.
Bài 2: Hướng dẫn làm nhóm.
- Đọc đề bài.
- Lớp thảo luận nhóm 4, làm bài.
+ Các nhóm cử đại diện chữa bài.
* Củng cố cách tính giá trị biểu thức.
Bài 4 : HD làm vở.
- Chấm chữa, nhận xét.
Bài giải
Theo sơ đồ, hiệu số phần băng nhau là :
 4 - 1 = 3 ( phần )
Tuổi con là :
 30 : 3 = 10 ( tuổi )
Tuổi bố là :
 10 x 4 = 40 ( tuổi )
 Đáp số: Bố: 40 tuổi; Con: 10 tuổi.
* Củng cố cách giải bài toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số đó.
* HS yếu làm bài 1a, HS TB làm bài 1,2a,d.HS khá giỏi làm cả ba bài
4)Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Hữu nghị – Hợp tác
I. Mục tiêu:
 1. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về tình hữu nghị, hợp tác. Làm quen với các thành ngữ nói về tình hữu nghị, hợp tác.
 2. Biết đặt câu với các từ, các thành ngữ đã học.
 3. Giáo dục: HS có tinh thần hữu nghị, hợp tác với bạn bè trong nước và quốc tế.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV : Bảng nhóm
 HS : SGK , từ điển TV.
III. Các hoạt động dạy học :
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
3’
1’
28’
3’
I – Kiểm tra bài cũ :
 - Nêu định nghĩa về từ đồng âm. Lấy ví dụ.
 - Đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm các em tìm được.
 - GV đánh giá cho điểm.
II – Dạy bài mới :
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- Yêu cầu HS sử dụng từ điển, trao đổi nhóm 4 để làm bài.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả, cả lớp trao đổi về nghĩa của những từ HS xếp sai nhóm.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng:
 a) hữu nghị, chiến hữu, thân hữu, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu.
 b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình, hữu dụng.
Bài 2 : 
- Tiến hành tương tự bài 1.
- Lời giải : a) hợp tác, hợp nhất, hợp lực.
 b) hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp.
Bài 3 : 
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS chọn từ và đặt câu vào vở và bảng phụ.
- GV đi giúp HS yếu.
- Gọi HS đọc những câu mình đã viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.
Bài 4 :
- Gọi 1 HS đọc nội dung bài.
- GV giúp HS hiểu nội dung 3 thành ngữ.
- Yêu cầu HS chọn thành ngữ và đặt câu vào vở.
- Gọi HS đọc những câu mình đã viết.
- GV cùng cả lớp nhận xét, sửa chữa.
*HS yếu làm bài tập : 1, 2 , 3 đặt 1 câu , bài 4 đặt 1 câu.
* HS khá ,giỏi : lam bài 1, 2, 3, 4 đặt được 2 đến 3 câu.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học 
- Dặn dò : Về nhà HTL 3 thành ngữ.
- 4 HS trả lời.
-HS nghe và ghi vở.
-1 HS đọc
- HS thảo luận nhóm 4 rồi trình bày
- 1 HS đọc
- HS làm bài vào vở + 
Bảng phụ – HS chữa bài
- Một số HS đọc
- 1 HS đọc
- HS nghe.
- HS làm bài vào vở.
- Một số HS đọc.
Tập làm văn
Luyện tập tả cảnh
I. Mục tiêu
- Nhận biết được cách quan sát khi tả cảnh trong hai đoạn văn viết(BT1)
- Biết lập dàn ý chi tiết cho bài văn tả cảnh sông nước(BT 2).
- Giáo dục: HS yêu những cảnh vật xung quanh mình.
 II. Đồ dùng dạy học :
 - Tranh, ảnh minh họa cảnh sông nước : biển, sông, suối, hồ, đầm, (cỡ to).
 - Bảng phụ,bút dạ
III. Các hoạt động dạy học :
A– Kiểm tra bài cũ :(3’)
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học này (quan sát và ghi lại kết quả quan sát một cảnh sông nước). 
B – Dạy bài mới :(32’)
1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập :
 Bài 1 :- Gọi HS đọc toàn bộ nội dung BT1.
- GV giải thích từ thủy ngân và gọi 2 HS đọc lại 2 đoạn văn.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 2 đoạn văn trao đổi nhóm đôi và trả lời các câu hỏi : 
 a)+ Đoạn văn tả đặc điểm gì của biển ? (HS TB)
 (Tả sự thay đổi sắc màu của mặt biển theo sắc của mây trời) 
+ Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát những gì và vào những thời điểm nào ? (HS yếu)
(TG đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau: khi bầu trời xanh thẳm, khi bầu trời rải mây trắng nhạt, khi bầu trời âm u, khi bầu trời ầm ầm giông gió) 
+ Khi quan sát biển, tác giả đã có những liên tưởng thú vị như thế nào ?(HS khá giỏi) GV giải thích từ “liên tưởng”.
( Khi quan sát biển tác giả liên tưởng biển như con người, cũng biết buồn vui,lúc tẻ nhạt,lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng)
b)+ Con kênh được quan sát vào những thời điểm nào trong ngày ?( HS TB)( Được quan sát mọi thời điểm trong ngày)
 + Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng giác quan nào ?(HS yếu)(Bằng thị giác, bằng xúc giác)
 + Nêu tác dụng của những liên tưởng khi quan sát và miêu tả con kênh ?( HS khá, giỏi)(Giúp người đọc liên tưởng cái nóng dữ dội, làm cho cảnh vật sinh động hơn, gây ấn tượng hơn đối với người đọc)
- Gọi đại diện các nhóm trả lời lần lượt từng câu.
- GV cùng cả lớp nhận xét và rút ra cách quan sát khi tả cảnh sông nước.
Bài 2 :- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Yêu cầu HS lập dàn ý vào vở, 2 HS viết vào bảng nhóm.
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc dàn ý của mình.
- GV cùng cả lớp nhận xét . GV chấm điểm một số dàn ý tốt.
- GV chữa bài trên 2 bảng nhóm- Yêu cầu HS sửa dàn ý của mình.
3- Củng cố, dặn dò:- Nhận xét giờ học
- Dặn dò: Về nhà hoàn chỉnh lại dàn ý bài văn tả cảnh sông nước.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm tuần 6.
I/ Mục tiêu.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong 6.
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 7.
3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp.
II/ Chuẩn bị.
 - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt.
 - Học sinh: ý kiến phát biểu; sổ theo dõi của các tổ.
III/ Tiến trình sinh hoạt.
1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 25’ ) 
a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ.
Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm.
Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp.
Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua.
Đánh giá xếp loại các tổ. 
Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp .
Về học tập: một số em đã tiến bộ về chữ viết Hưng, Viên
Về đạo đức:Ngoan lễ phép.
Về duy trì nề nếp, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ:ánh còn quên khăn quàng, Thanh, Chỉnh quên vở TNXH
Về các hoạt động khác.
Tuyên dương, khen thưởng: Phan Vân, Đặng Vân, Trang
Phê bình: ánh, Thanh, Chỉnh
2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.( 8’ )
Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được.
Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp.
3/ Củng cố - dặn dò: ( 2’ )
 Nêu các việc cần làm ngay - Nhận xét chung

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 5 tuan 6 201112.doc