Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 -  Trường Tiểu học Cẩm Đàn

TẬP ĐỌC

Tiết 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A - PÁC - THAI

I/ Mục tiêu: Giúp HS

1- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm ( a-pác-thai ), tên riêng, các số liệu thống kê.

2- Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài.

- Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.

3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.

 II/ Đồ dùng dạy học.

 - Giáo viên: Tranh trong SGK

 - Học sinh: sách, vở.

 

doc 23 trang Người đăng hang30 Lượt xem 464Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần 6 - Trường Tiểu học Cẩm Đàn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 6
Thứ hai ngày 1 tháng 10 năm 2012
CHÀO CỜ
TẬP TRUNG DƯỚI CỜ
----------------------------------------------
TẬP ĐỌC
Tiết 11: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A - PÁC - THAI
I/ Mục tiêu: Giúp HS
1- Đọc trôi chảy toàn bài; đọc đúng các từ phiên âm ( a-pác-thai ), tên riêng, các số liệu thống kê.
2- Giải nghĩa một số từ ngữ trong bài.
- Nội dung: Phản đối chế độ phân biệt chủng tộc, ca ngợi cuộc đấu tranh của người da đen ở Nam Phi.
3- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
 II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: Tranh trong SGK
 - Học sinh: sách, vở.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên.
Học sinh.
A/ Kiểm tra bài cũ.
B/ Bài mới.
1) Giới thiệu bài.
2) Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài.
a) Luyện đọc.
- HD chia đoạn và gọi học sinh đọc.
+ Đoạn 1: ( Từ đầu...a-pác-thai )
+ Đoạn 2: (aơr nước này... dân chủ nào )
+ Đoạn 3: ( còn lại)
- Đọc diễn cảm toàn bài.
b) Tìm hiểu bài.
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi 1:
* Cho học sinh đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2.
-HD học sinh rút ra ý nghĩa bài văn
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn đọc diễn cảm .
- Theo dõi, uốn nắn sửa sai
3) Củng cố - dặn dò.
-Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
-Quan sát tranh minh hoạ
- Học sinh khá, giỏi đọc toàn bài.
- Đọc nối tiếp theo đoạn( mỗi em đọc một đoạn ) kết hợp tìm hiểu chú giải.
- Đọc từ khó (sgk)
- Đọc theo cặp (mỗi em một đoạn)
- Một em đọc cả bài.
* Đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi 1: 
-Người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, bị trả lương thấp...
* Đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi 2. 
- Người da đen ở Nam Phi đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh của họ cuối cùng đã giành thắng lợi.
-Học sinh nêu, nhắc lại
- Đọc nối tiếp.
- 2-3 em thi đọc diễn cảm trước lớp.
+ Nhận xét.
TOÁN
Tiết 26: LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu: Giúp HS:
	- Nói được mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích. 
	- Chuyển đổi được đơn vị đo diện tích, so sánh các số đo diện tích và giải các bài toán có liện quan.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng nhóm làm BT1b
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
-HS chữa bài tập 3.
- Nêu các đơn vị đo diện tích và mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích liền kề?
HĐ2: Thực hành
Bài 1: a)Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông.
- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng. HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
8m2 27dm2 = 8m2 + m2 = 8m2
16m2 9dm2 = 16m2 + m2 = 16m2 ; 26dm2 = m2 
b) Viết các số đo sau dưới dạng số đo có đơn vị là đề - xi- mét vuông.
- HS làm cá nhân, 3 HS làm bảng nhóm HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố kĩ năng chuyển đổi đơn vị đo diện tích.
4dm2 65cm2 = 4dm2 + dm2 = 4dm2 ; 95cm2 = dm2 
102dm2 8cm2 = 102dm2 + dm2 = 102dm2
Bài 2: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng.
- HS trắc nghiệm bằng bảng con. Kết quả đúng là: B. 305mm2
Bài 4: HS đọc làm bài cá nhân. GV chấm một số bài. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn có liên quan, tính diện tích hình chữ nhật.
Bài giải
Diện tích của một viên gạch lát nền là:
40 x 40 = 1600 (cm2)
Diện tích căn phòng là:
1600 x 150 = 240 000 (cm2) = 24 m2
Đáp số: 24m2.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích liền kề?
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN:3
KHOA HỌC
 Tiết 11: DÙNG THUỐC AN TOÀN
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
- Xác định khi nào nên dùng thuốc.
Nói được những điểm cần chú ý khi phải dùng thuốc và khi mua thuốc.
Nói được tác hại của việc dùng không đúng thuốc, không đúng cách và không đúng liều lượng.
II/ Đồ dùng dạy học.
 - Giáo viên: nội dung bài, Một số vỏ đựng thuốc, HD sử dụng thuốc...
 - Học sinh: sách, vở...
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1/ Khởi động.
2/ Bài mới.
a)Hoạt động 1: Làm việc theo cặp.
* Mục tiêu: Khai thác vốn hiểu biết của HS tên thuốc và trường hợp cần dùng thuốc đó.
* Cách tiến hành.
- Cho HS thảo luận theo cặp.
KL: Khi bị bệnh chúng ta cần dùng thuốc để chữa trị, tuy nhiên nếu dùng không đúng sẽ rất nguy hiểm.
b) Hoạt động 2: Thực hành làm bài tập trong SGK.
* Mục tiêu: Giúp HS xác địng được khi nào nên dùng thuốc, những điểm cần chú ý khi dùng và mua thuốc.
* Cách tiến hành.
- Yêu cầu HS làm bài tập trang 24.
KL: Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, dùng đúng thuốc, đúng cách. Khi mua thuốc cần đọc kĩ thông tin và bản hướng dẫn.
c) Hoạt động 3: Trò chơi “ Ai nhanh, ai đúng ”
* Mục tiêu: Giúp HS biết cách sử dụng thuốc và tận dụng giá trị dinh dưỡng của thức ăn để phòng tránh bệnh tật.
* Cách tiến hành.
- GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn.
- GV tuyên dương nhóm thắng.
3/ Hoạt động nối tiếp.
- Tóm tắt nội dung bài.
- Nhắc chuẩn bị giờ sau.
- Cả lớp hát bài hát yêu thích.
- Thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi trong sgk.
+ 2, 3 cặp nên bảng để hỏi và đáp lời nhau trước lớp
+ Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nêu yêu cầu bài tập .
- Thảo luận bài tập theo nhóm đôi.
- Một vài nhóm trình bày trước lớp và giải thích tại sao lại chọn như vậy?
- Lớp cử trọng tài và quản trò.
* Tiến hành chơi : Quản trò đọc câu hỏi, các nhóm thảo luận rồi giơ thẻ, trọng tài đánh giá.
2-3 em đọc to phần “Ghi nhớ”.
.
 Thứ ba, ngày 2 tháng 10 năm 2012
HÁT NHẠC
 Tiết 6: HỌC HÁT: CON CHIM HAY HÓT
 Nhạc: Phan Huỳnh Điểu
 Lời: Theo đồng dao
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Hát được theo giai điệu và lời ca bài Con chim hay hót.
 - HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách. 
 - HS biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc, lời theo đồng dao.
II. Chuẩn bị.
 1. Giáo viên: Nắm vững bài, nhạc cụ, bảng phụ chép lời ca
 2. Học sinh: Nhạc cụ gõ, học bài cũ, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ: Đọc bài TĐN số 2.
 3. Bài mới:
 a. Phần mở đầu: Giới thiệu nội dung bài học.
 b. Phần hoạt động:
 Hoạt động 1: Dạy hát bài Con chim hay hót.
 - GV hát mẫu cho HS nghe.
 - GV chia câu hát và đánh dấu những chỗ khó.
 - HV đọc lời ca, luyện thanh.
 - GV đàn giai điệu và hướng dẫn HS hát từng câu theo lối móc xích từ đầu đến hết.
 - Khi học xong cả bài GV cho HS luyện tập theo N, CN.
 - HS nhận xét.
 - Gv uốn nắn, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
Gv hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, theo phách.
Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa
Theo nhịp: x x x x
Theo phách: x x x x x x xx
 - Gv hướng dẫn HS hát lĩnh xướng, hoà giọng.( 1 Hs hát lĩnh xướng câu 1-3-5. Cả lớp hát hoà giọng câu 2-4-6-7 )
 - Gv đệm đàn cho HS tập trình bày bài theo N, CN.
 - Hs nhận xét.
 - Gv nhận xét và đánh giá.
 c. Phần kết thúc.
 - Hs hát lại bài Con chim hay hót.
 - Gv nhận xét giờ học và nhắc HS về nhà học bài.
TOÁN
 Tiết 27: HÉC - TA
I.Mục tiêu: Giúp HS:
-Đọc được tên gọi, kí hiệu, độ lớn của đơn vị đo diện tích héc-ta. Mối quan hệ giữa ha và m2.
-Chuyển đổi được các số đo diện tích trong quan hệ với ha, vận dụng giải các bài toán có liên quan.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS
II/ Đồ dùng dạy học: Hình lập phương trong BDD Toán 5
III/ Các hoạt động dạy học:
1 Bài cũ : Chữa bài tập 4 ( 29 ) .
2 Bài mới :
a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích héc-ta :
GV giới thiệu : “ Thông thường , khi đo diện tích 1 thửa ruộng , 1 khu rừng , người ta dùng đơn vị héc-ta” .
GV giới thiệu ; ‘1 héc- ta bằng 1 héc-tô-mét vuông” và héc-ta viết tắt là ha .
Tiếp đó hướng dẫn HS tự phát hiện được mối quan hệ giữa ha và mét vuông 
 1 ha = 10 000 m2 
b. Thực hành:
 Bài 1: HS làm bảng con 
 	-Rèn luyện cho HS cách chuyển đổi đơn vị đo.
 	-HS chữa bài và nêu cách làm.
VD: ha =.. m2
Vì 1 ha = 10000 m2 nên ha = 10 000 m2 : 2 = 5000 m2
Vậy viết 5000 m2 vào chỗ chấm.
Bài 2:
-Rèn luyện HS kỉ năng đổi đơn vị đo ( sát thực tế).
-HS đọc đề rồi tự làm bài vào vở.
-Chữa bài. ĐS : 22200ha = 222 km2 
Bài 4:
-SH đọc đề, hướng dẫn cách giải.
-HS làmvào vở - 1 em chữa bài.
 	 ĐS: 3000 m2
3. Củng cố - Dặn dò:
-Ha còn gọi là gì ?
-1 ha bằng bao nhiêu m2 ? 
- Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------
CHÍNH TẢ (Nhớ-viết) 
Tiết 6 Ê – MI – LI , CON...
LUYỆN TẬP ĐÁNH DẤU THANH
(Các tiếng chứa ưa-ươ)
I/ Mục tiêu: Giúp HS: 
- Nhớ – viết chính xác, trình bày đúng hình thức thơ tự do ở khổ thơ 3 và 4 của bài Ê-mi-li, con . . . 
-  Tìm được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2, 3 câu thành ngữ, tục ngữ BT3.
 - Rèn HS ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
II.Hoạt động dạy học:
1 Bài cũ :
HS viết những tiếng có nguyên âm đôi uô / ua và nêu quy tắc đánh dấu thanh ở những tiếng đó.
2 Bài mới : 
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS viết chính tả ( nhớ - viết )
Một, hai HS đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ 3 ,4. Cả lớp đọc thầm lại, chú ý các dấu câu, tên riêng.
HS nhớ lại 2 khổ thơ, tự viết bài; GV chấm chữa, nêu nhận xét .
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
 Bài 2:
HS tự tìm các tiếng có ưa / ươ và nhận xét cách ghi dấu thanh.
Bài 3:
Hoàn thành bài tập và hiểu nội dung của các thành ngữ, tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò: GV nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 3.
 LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 11: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HỮU NGHỊ HỢP TÁC 
I / Mục tiêu: Giúp HS
 - Nói được nghĩa của các từ có tiếng hữu, tiếng hợp và biết xếp vào các nhóm thích hợp theo yêu cầu của BT1, BT2. Biết đặt câu với 1 từ, 1 thành ngữ theo yêu cầu BT3.
 - Rèn tư thế, tác phong ngồi học cho HS.
 - Giáo dục HS yêu môn học.
II. Hoat động dạy - học:
1 Bài cũ:
- HS nêu định nghĩa về từ đồng âm; đặt câu để phân biệt nghĩa của từ đồng âm.
2 Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn HS làm bài tập: 
Bài 1:
- HS làm theo nhóm 2: xếp thành 2 nhóm từ có tiếng “hữu”
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét.
Nhóm 1: hữu nghị Nhóm 2: hữu ích
 chiến hữu hữu hiệu 
 thân hữu hữu hiệu
 hữu bảo hữu dụng
 bằng hữu 
 bạn hữu 
 Bài 2:
- Cách thực hiên tương tự bài 1.
Nhóm 1: hợp tác, hợp nhất, hợp lực
Nhóm 2: hợp tình, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp pháp, hợp lí, thích hợp 
Bài 3:
- HS viết vào vở hoặc VBT, đọc những câu đã viết. GV cùng cả lớp góp ý, sửa chữa. 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV khen ngợi những HS, nhóm HS làm việc tốt.
- HS ghi nhớ những từ mới học; HTL 3 thanh ngữ.
TIẾNG VIỆT (LT)
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG ÂM
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học về từ đồng âm: tìm được các từ đồng âm phân biệt nghĩa của các từ đồng âm và đặt câu. Xếp được các từ đồng âm  ... ần kết thúc :4- 6 phút 
 - Thực hiện một số động tác thả lỏng : 1-2 phút.
 - GV cùng HS hệ thống bài :1-2 phút .
 - GV nhận xét, đánh giá kết qủa bài học và giao bài về nhà :1-2’
--------------------------------------------------------------
LUYỆN TỪ VÀ CÂU 
 Tiết 12: ÔN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
 ( Thay vào bài: dùng từ đồng âm để chơi chữ - giam tải)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
	- Củng cố kiến thức đã học về từ đồng nghĩa: Làm được các bài tập về từ đồng nghĩa theo yêu cầu.
 - Luyện tâp sử dụng đúng chỗ một số nhóm từ đồng nghĩa khi viết câu văn, đoạn văn.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra.
2/ Bài ôn.
	- GV cho HS nhắc lại kiến thức đã học về từ đồng nghĩa.
	- GV giao bài tập và hướng dẫn HS làm bài vào vở.
Bài tập 1.Xếp các từ đồng nghĩa sau vào từng nhóm (a, b, c) biểu thị thái độ, tình cảm khác nhau của người sử dụng: chết, hi sinh, qua đời, mất, quá cố, bỏ mạng, tạ thế, đền tội, tắt thở, toi mạng, quy tiên, trăm tuổi.
	a/ Dùng với thái độ, tình cảm bình thường: ....................
	b/ Dùng với thái độ, tình cảm quý trọng: ..........................
	c/ Dùng với thái độ, tình cảm khinh miệt: ....................
- HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS.
	- Một số HS trình bày bài, lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.
	(a/ Chết, mất, tắt thở, trăm tuổi.
	b/ Hi sinh, qua đời, tạ thế, quá cố, quy tiên.
	c/ Bỏ mạng, đền tội, toi mạng.)
Bài 2. Thay từ ngữ được gạch chân trong đoạn văn dưới đây bằng một từ ngữ đồng nghĩa để các câu văn có hình ảnh hơn:
Hồ Tơ - nưng
Hồ Tơ - nưng ở phía bắc thị xã Plây - cu. Hồ rộng lắm, nước trong như lọc. Hồ sáng đẹp dưới ánh nắng chói của những buổi trưa hè. Hàng trăm thứ cá sinh sôi nảy nở ở đây. Cá đi từng đàn, khi thì tự do bơi lội, khi thì lao nhanh như những con thoi. Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con bói cá mỏ dài, lông nhiều màu sắc. Những con cuốc đen trũi, chen lách vào giữa các bụi bờ ...
- HS làm bài vào vở. GV quan sát, giúp đỡ HS.
	- Một số HS trình bày bài, lớp nhận xét. GV nhận xét, chốt ý đúng.
	Bài 1:
(a/ Chết, mất, tắt thở, trăm tuổi.
	b/ Hi sinh, qua đời, tạ thế, quá cố, quy tiên.
	c/ Bỏ mạng, đền tội, toi mạng.)
	Bài 2:
	Rộng lắm rộng mênh mông
	Sáng đẹp long lanh
	Chói chói chang
	Tự do tung tăng
	Nhanh vun vút
	Nhiều màu sắc sặc sỡ
	Trũi trùi trũi
	Chen lách vào len lỏi
3/ Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, dặn HS chuẩn bị bài sau.
----------------------------------------------------------------------
TOÁN
Tiết 29: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu: Giúp HS:
- Tính được diện tích các hình đã học.
- Giải được các bài toán có liên quan đến diện tích.
- Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II- Đồ dùng dạy- học
- Bảng học nhóm.
III- Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ.
- HS chữa bài tập 4.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS làm cá nhân. Vài HS trình bày bài, nhận xét. Củng cố kĩ năng giải toán có lời văn dạng toán tính diện tích HCN; cùng tăng cùng giảm.
Bài giải
Diện tích nền căn phòng là: 9 x 6 = 54 (m2) = 540000 (cm2)
Diện tích một viên gạch là: 30 x 30 = 900 (cm2)
Số viên gạch dùng để lát kín căn phòng đó là: 
540 000 : 900 = 600 (viên).
	Đáp số: 600 viên.
Bài 2: HS làm theo cặp. Đại diện cặp trình bày bài, nhận xét thống nhất bài làm đúng. Củng cố giải toán tỉ lệ; tính diện tích.
Bài giải
a) chiều rộng của thửa ruộng là: 80 : 2 = 40 (m).
Diện tích thửa ruộng là: 80 x 40 = 3200 (m2)
b) 3200m2 gấp 100m2 số lần là: 3200 : 100 = 32 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng đó là:
 50 x 32 = 1600 (kg) = 16 tạ.
	Đáp số: a) 3200m2 ; b) 16tạ.
Bài 4: 
- HS trao đổi 4. 
- Đại diện nhóm trình bày lí do lựa chọn. 
 - Phương án đúng là: C. 224 cm2
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN:3
---------------------------------------------------------------------------
KỂ CHUYỆN
 Tiết 6: KỂ LẠI: TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI
( Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia - bỏ theo GT)
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
 - Luyện tập kể một câu truyện ( mẩu truyện) đã nghe, đã đọc ca ngợi hoà bình chống chiến tranh.
 - Trao đổi được với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu truyện ( mẩu chuyện).
- Chăm chú nghe lời bạn kể, biết nhận xét lời kể của bạn.
II/ Đồ dùng dạy- học:
Sách, báo, truyện gắn với chủ điểm hoà bình
III/ Các hoạt động dạy-học:
Kiểm tra bài cũ:
- HS kể lại theo tranh 2-3 đoạn của câu truyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai
Luyện tập:
a) Giới thiệu bài: GV nêu mục đích, yêu cầu của tiết học.
	b) HS thực hành kể chuyện và trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- HS kể chuyện trong nhóm 2.
- GV nhắc: Với những truyện khá dài, các em không có khả năng kể gọn lại thì có thể kể 1-2 đoạn truyện.
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
- HS thi kể chuyện. Kể xong đều nói ý nghĩa câu chuyện của mình hoặc trao đổi giao lưu cùng các bạn trong lớp, đặt câu hỏi hoặc trả lời câu hỏi của các bạn
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm theo các tiêu chuẩn sau:
+ Nội dung câu chuyện có hay, có mới không.
+ Cách kể.
+ Khả năng hiểu câu chuyện của người kể.
- GV tuyên dương những HS kể chuyện tốt.
3. củng cố- dặn dò: GV nhận xét giờ học.
- GV nhắc HS chuẩn bị bài sau.
CHIỀU LỊCH SỬ
Tiết 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Nói được ngày 5.6.1911 tại bến nhà Rồng ( Thành phố Hồ Chí Minh), với lòng yêu nước thương dánâu sắc, Nguyễn Tất Thành ( tên của Bác Hồ lúc đó) ra đI tìm đường cứu nước.
 II. Đồ dùng dạy học
- ảnh về quê hương Bác, bến cảng Nhà Rồng đầu thế kỉ XX 
- Bản đồ hành chính VN. 
III. Các hoạt động dạy học:
1/ Kiểm tra bài cũ.
- Gọi 2 HS lần lượt trả lời câu hỏi:
+ Hãy thuật lại phong trào đông du?
+ Vì sao phong trào Đông Du thất bại?
- HS nhận xét. GV nhận xét ghi điểm.
2/ Bài mới.
	* Giới thiệu bài
	* Nội dung.
a/ Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành.
- HS hoạt động nhóm bàn, TLCH:
+ Em biết gì về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành?
Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19- 5- 1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã kim Liên huyện nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Nguyễn Tất Thành lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau này là Nguyễn Ái Quốc- HCM 
	- HS đọc thầm từ “Nguyễn Tất Thành khâm phục ... cứu nước, cứu dân”, TLCH:
	+/ Mục đích đi ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành là gì? (Nguyễn Tất Thành quyết tâm đi ra nước ngoài đẻ tìm con đường cứu nước phù hợp.)
+/ Nguyễn Tất Thành định đi về hướng nào? vì sao ông không đi theo các bậc tiền bối yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh? (Nguyễn Tất Thành chọn con đường đi về phương tây. Người không đi theo các con đường của các sĩ phu yêu nước trước đó. vì các con đường đó đều thất bại.. Người thực sự muốn tìm hiểu về các chữ" Tự do, bình đẳng, bác ái" mà người phương tây hay nói, và muốn xem họ làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta.)
	- HS trả lời, nhận xét. GV nhận xét, chốt ý.
c/ Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành.
- HS thảo luận nhóm đôi, TLCH:
+/ Nguyễn Tất thành đã lường trước được những khó khăn nào khi ở nước ngoài? 
Biết ở nước ngoài một mình là rất nguy hiểm, nhất là lúc ốm đau. Bên cạnh đó Người lại không có tiền.
+/ Người đã định hướng giải quyết các khó khăn đó như thế nào?
(Người rủ Tư Lê một người bạn thân cùng lứa đi cùng phòng khi ốm đau có người bên cạnh. Nhưng Tư Lê không đủ can đảm để đi cùng Người. Người quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và đi ra nước ngoài một mình. Người nhận cả việc phụ bếp, một công việc nặng nhọc và nguy hiểm)
+/ Những điều đó cho thấy ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Người như thế nào? Vì sao Người lại có quyết tâm đó?
 (Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định con đường ra đi tìm đường cứu nước bởi vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách và hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước yêu đồng bào sâu sắc.)
+/ Nguyễn Tất Thành ra đi từ đâu? trên con tàu nào? vào thời gian nào?
Ngày 5- 6- 1911, từ bến cảng Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành với cái tên mới làVăn Ba- đã ra đi trên con tàu Đô đốc La- tu- sơ Tờ- rê- vin để đi tìm đường cứu nước, giải phóng dân tộc.
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, chốt ý.
- HS đọc phần bài học trong SGK (15).
3. Củng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học, dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau.
RÈN CHỮ VIẾT
I/ Mục tiêu: Giúp HS
Viết lại bài chính tả: Ê - mê –li, con. Tự sửa được các lỗi viết sai trong bài chính tả. Viết sạch - đẹp, sáng tạo.
Rèn học sinh ngồi học, ngồi viết đúng tư thế.
Giáo dục học sinh giữ vở sạch viết chữ đẹp.
 II/ Chuẩn bị: Bút, vở ô ly.
III/ Tự rèn chữ: GV cho HS tự quan sát bài viết của mình trong vở chính tả mà GV đã chấm và chữa, nhắc nhở HS sửa một số con chữ, viết đúng độ cao, tròn chữ , sạch đẹp.
HS tự viết bài, GV quan sát giúp đỡ những em viết xấu, viết sai nhiều.
GV chấm một số bài, chữa nhận xét tuyên dương những bài viết có tiến bộ, những bài viết đẹp.
...........................................................................................
 GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 CHỦ ĐIỂM: “ VÒNG TAY BẠN BÈ ”
TRÓ CHƠI: “ TRÁI BÓNG YÊU THƯƠNG”
 I.Mục tiêu: Giúp HS:
	- Thông qua trò chơI, HS được rèn kĩ năng giao tiếp, biết dùng những lời nhận xét tốt đẹp khi nói với bạn bè.
 - HS có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- 1 quả bóng cao su nhỏ vừa bàn tay của HS lớp 5.
III. Các hoạt động chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức: HS hát
 2. Hoạt động chính:
- GV hướng dẫn cách chơi và luật chơi
- Tổ chức cho HS chơi thử
* Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, quản trò đứng giữa vòng tròn. Bắt đầu chơi.
 +/ Người thứ nhất nói một lời yêu thương hoặc một lời khen với một bạn nào đó và ném bóng cho bạn đó. HS vừa nhận được bóng lại tiếp tục nói lời yêu thương/ lời khen với một bạn HS khác và ném bóng cho bạn đó. Cứ như vậy, quả bóng sẽ được truyền tay và trao gửi lời yêu thương cho tất cả các bạn trong lớp.
*Thảo luận sau trò chơi:
- Em cảm thấy như thế nào khi được nhận những lời yêu thương , lời khên đối với bạn
- Qua trò chơi này em rút ra điều gì?
- HS trả lời, GV nhận xét , khen gợi những lời yêu thương, khích lệ bạn bè của tất cả các HS trong lớp
- Giáo dục HS hãy luôn sử dụng những lời yêu thương, khen ngợi đối với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày cũng như hãy đón nhận, trân trọng món quà quý giá đó của tình bạn.
..
(Đ/C Nhiệm dạy chiều thứ hai và sáng thứ sáu; Đ/C Dũng dạy chiều thứ tư)

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 6(1).doc