ĐẠO ĐỨC (TIẾT 4 )
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( TIẾT 2 )
I - Mục tiêu: Học xong bài này HS biết :
- Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình .
- Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình .
-Tán thành những hành vi đúng và không đúng về việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác .
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con
III. Hoạt động dạy học :
1. KTBC: Có trách nhiệm về việc làm của mình
+ Trước khi hành động, mỗi người cần phải làm gì?
+ Sau khi hành động, chúng ta phải làm gì về hành động của mình?
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Xử lí tình huống
- GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống ở BT3.
- HS thảo luận cách xử lí tình huống của nhóm mình.
- HS đóng vai thể hiện tình huống.
- Cả lớp trao đổi ý kiến, bổ sung. GV nhận xét
=> đĐồng ý với cách giải quyết hay nhất thể hiện r trch nhiệm của mỗi người
Thứ hai,ngày tháng năm 2009 CHÀO CỜ SINH HOẠT ĐẦU TUẦN (T4) ************************************* ĐẠO ĐỨC (TIẾT 4 ) CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH ( TIẾT 2 ) I - Mục tiêu: Học xong bài này HS biết : - Mỗi người cần phải có trách nhiệm về việc làm của mình . - Bước đầu có kĩ năng ra quyết định và thực hiện quyết định của mình . -Tán thành những hành vi đúng và không đúng về việc trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác . II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con III. Hoạt động dạy học : 1. KTBC: Có trách nhiệm về việc làm của mình + Trước khi hành động, mỗi người cần phải làm gì? + Sau khi hành động, chúng ta phải làm gì về hành động của mình? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Xử lí tình huống - GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm xử lí 1 tình huống ở BT3. - HS thảo luận cách xử lí tình huống của nhóm mình. - HS đóng vai thể hiện tình huống. - Cả lớp trao đổi ý kiến, bổ sung. GV nhận xét => đĐồng ý với cách giải quyết hay nhất thể hiện rõ trách nhiệm của mỗi người .. Hoạt động 2: Tự liên hệ bản thân - GV gợi ý để HS nhớ lại việc làm chứng tỏ mình có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm: + Chuyện xảy ra thế nào và lúc đó em đã làm gì? + Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào? + HS trao đổi với bạn về câu chuyện của mình. + Một số HS trình bày trước lớp và tự rút ra bài học cho bản thân. ] Nếu chúng ta hành động có trách nhiệm, chúng ta thấy vui và thanh thản. Ngược lai, khi làm một việc thiếu trách nhiệm, dù không ai biết, chúng ta cũng cảm thấy áy náy trong lòng.Vì vậy, khi làm việc gì, chúng ta cần phải suy nghĩ cho kĩ và chịu trách nhiệm với việc làm đó của mình. 3. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét giờ học. - GDHS: khi làm việc gì cần có trách nhiệm với việc làm đó. - Xem bài: Có chí thì nên Rút kinh nghiệm:. ************************************* TẬP ĐỌC( TIếT 7 ) NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY I. Mục tiêu : Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài : - Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài, nhấn giọng các từ ngữ miêu tả - Hiểu : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân , nói lên khát vọng sống , khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới . II. Chuẩn bị: GV: Bản đồ Châu Á - HS: Sgk III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Lòng dân - HS đọc phân vai vở kịch “ Lòng dân ” trả lời câu hỏi Sgk - Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: những con sếu bằng giấy Hoạt động 1: Luyện đọc - HS khá đọc – Quan sát tranh – Chỉ bản đồ nước Nhật bản - GV chia đoạn: + Đoạn 1: Từ đầu Nhật Bản . + Đoạn 2 : Tiếp theo Phóng xạ nguyên tử + Đoạn 3 : Tiếp theo 644 con + Đoạn 4 : Phần còn lại - HS đọc lần 1 + Luyện đọc: Xa da cô xa- xa ki, Hi rô si ma, Na ga da ki - HS đọc lần 2 + giải nghĩa từ Sgk - HS đọc theo cặp –Kiểm tra ] GV đọc mẫu với giọng trầm buồn, nhấn giọng những từ ngữ miêu tả Hoạt động 2: Tìm hiểu bài * Đoạn 1+ 2: HS đọc trả lời + Chuyện gì xảy ra sau khi Mĩ ném bom xuống Nhật Bản? + HS trả lời câu hỏi 1 Sgk/ 37 ] Hậu quả của việc mỹ ném bom nguyên tử xuống Nhật Bản * Đoạn 3: Quan sát tranh - HS trả lời câu hỏi 2, 3a Sgk/ 37 ] Khát vọng sống của Xa da cô xa-xa ki * Đoạn 4: Quan sát tranh tượng đài - HS trả lời câu hỏi 3b,4 Sgk/ 37 ] Ước vọng hòa bình của HS Thành phố Hi rô si ma Đại ý: Tố cáo chiến tranh hạt nhân, và khát vọng hòa bình của trẻ em trên thế giới. Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm - HS từng đoạn – Nêu giọng đọc - GV đọc mẫu đoạn 2 – HS đọc - HS thi đọc diễm cảm trước lớp 3. Củng cố – Dặn dò : - GV Nhận xét giờ học . - GDTT: Phải yêu và bảo vệ hòa bình, Tìm bài hát về hòa bình - Về nhà kể lại câu chuyện này cho bản thân - Đọc trước bài “ Bài ca về Trái Đất “ Rút kinh nghiệm:. ************************************ TOÁN ( TIẾT 15 ) ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN I. Mục tiêu: Giúp HS: - Qua ví dụ cụ thể, làm quen với 1 dạng quan hệ tỉ lệ và biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ đó. - Củng cố kĩ năng giải toán về quan hệ tỉ lệ. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: ôn tập về giải toán - Nêu các bước giải toán Tổng _ Tỉ và Hiệu _ Tỉ ? - HS sửa bài 2 Sgk 2. Bài mới : Oân tập và bổ sung về giải toán Hoạt động 1 : Hình thành cách giải toán quan hệ tỉ lệ - GV nêu ví dụ SGK trang18 . - HS tự tìm quãng đường đi được trong 1 giờ , 2 giờ , 3 giờ . - Khi thời gian tăng lên 2 lần thì quảng đường tăng lên mấy lần ? - Khi thời gian tăng lên 3 lần thì quảng đường tăng lên mấy lần ? ] Rút ra nhận xét SGK/18 . 3-4 HS nhắc lại . Hoạt động 2: Giới thiệu bài toán và cách giải - HS đọc yêu cầu của bài toán và thảo luận cách làm theo nhóm đôi . - HS trình bày cách giải bài toán – GV gọi 2 HS có 2 cách làm lên trình bày - Nêu các bước giải toán ? ( Rút về đơn vị và tìm tỉ số ) . ] GV nhấn mạnh mối quan hệ giữa 2 đơn vị cùng tăng hoặc cùng giảm . Hoạt động 3: Thực hành Bài 1 : Tóm tắt 5 m : 80000 đồng Cách 1: ( 80000 : 5 x 7 = 112000 đồng ) 7 m : ..đồng? Cách 2: ( x 80000 = 112000 đồng ) Bài 2 : + Số ngày trồng rừng tăng bao nhiêu lần ? + Khi số ngày tăng lên thì số cây trồng được sẽ tăng hay giảm? - 1 HS làm bài vào bảng phụ – cả lớp làm vào vở. - HS trình bày 2 cách làm như bài 1 - Nhận xét, sửa bài . Đáp số: 4800 cây Bài 3 : + 4000 người so với 1000 người thì gấp bao nhiêu lần? + Số người tăng thêm sẽ tăng thêm bao nhiêu lần? - 1 HS làm bài vào bảng phụ – cả lớp làm và vở. - HS trình bày cách làm . Đáp số: a/ 84 người b/ 60 người 3. Củng cố – dặn dò . - GV nhận xét tiết học - Về làm các bài 2 Sgk . - Chuẩn bị bài: Luyện tập Rút kinh nghiệm:. *********************************** KHOA HỌC ( TIẾT 7 ) TỪ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN ĐẾN TUỔI GIÀ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết : - Nêu một số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già. - Xác định bản thân HS đang ở giai đoạn nào của cuộc đời. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk III.Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Từ lúc mới sinh đến tuổi dậy thì - HS trả lời câu hỏi Sgk/ 15 2. Bài mới: Hoạt động 1: Đặc điểm của con người ở từng giai đoạn : vị thành niên, trưởng thành, tuổi già. - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK/16,17-ø thảo luận theo nhóm: Hoàn thành bảng sau: Giai đoạn Đặc điểm nổi bật Tuổi vị thành niên Tuổi trưởng thành Tuổi già + Ở Việt Nam luật hôn nhân gia đình ở độ tuổi nào? ] Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển từ trẻ con đến người lớn. Tuổi trưởng thành chịu trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội. Tuổi già cơ thể dần suy yếu. Hoạt động 2: Xác định được mình ở giai đoạn nào của cuộc đời - HS quan sát hình 2,3,4 Sgk/ 17 + người trong tranh đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? + nêu đặc điểm của giai đoạn đó? + Em đang ở giai đoạn nào của cuộc đời? Có ích lợi gì? ] Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên Bài học Sgk/ 16, 17 3. Củng cố – dặn dò : - Nhận xét tiết học - chuẩn bị bài: Vệ sinh tuổi dậy thì Rút kinh nghiệm:. ************************************ Thứ ba, ngày 16 tháng 9 năm 2008 CHÍNH TẢ ( TIẾT 4 ) NGHE - VIẾT :ANH BỘ ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ I. Mục tiêu: - Nghe – viết đúng chính tả bài Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ . - Tiếp tục củng cố về mô hình cấu tạo của vần và quy tắc đánh dấu thanh II. Chuẩn bị: GV: bảng phụ – HS: bảng con III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Thư gửi các HS - Viết vần của các tiếng sau: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hoà bình vào mô hình cấu tạo vần . - Nói rõ vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng . 2. Bài mới: Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả - GV đọc HS theo dõi + Vì sao Phrăng Đơ Bô – en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta ? + Chi tiết nào cho thấy Phrăng Đơ Bô – en rất trung thành với đất nước VN ? + Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ ? -HS nêu, viết các từ khó Phrăng Đơ Bô–en, phi nghĩa, hàng ngũ, Phan Lăng, chính nghĩa , .. - HS đọc viết các từ vừa tìm được vào bảng con , bảng lớp . - GV đọc lần 2 – HS viết - GV đọc lai - HS soát lỗi. - Thu bài chấm. - GV nhận xét bài viết của HS. Hoạt động2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả Bài tập 2; Củng cố mô hình cấu tạo vần + Nêu sự giống nhau ( khác nhau ) của hai tiếng vừa điền/ ] Giống nhau : đều có âm chính gồm 2 chữ cái . Khác nhau : tiếng chiến có âm cuối , tiếng nghĩa không có âm cuối. Bài tập 3: Rèn kỹ năng đặt dấu thanh – Thảo luận nhóm đôi + Nêu quy tắc ghi dấu thanh ở tiếng chiến và tiếng nghĩa ? ] Các tiếng có nguyên âm đôi mà không có âm cuối thì dấu thanh đặt ở chữ cái đầu ghi nguyên âm .VD : mía..Còn các tiếng có nguyên âm đôi mà có âm cuối thì dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai ghi nguyên âm đôi.VD: kiến. 3. Củng cố – dặn dò : - GV nhận xét giờ học . - Chuẩn bị bài: một chuyên gia máy xúc Rút kinh nghiệm:. *********************************** TOÁN ( TIẾT 17 ) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: - Giúp HS củng cố, rèn kĩ năng giải toán về quan hệ tỉ lệ . II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Ôn tập và bổ sung về giải toán - Nêu các bước giải toán Tổng - Tỉ và Hiệu - Tỉ ? - HS làm bài 2 /Sgk 2. Bài mới :Luyện tập Hoạt động 1 : Củng cố dạng bài hai đại lượng cùng tăng Bài 1 : Tóm ... ãn : Chọn tả phần của trường mà em có ấn tượng nhất . - HS ở dưới đọc bài và GV sửa lỗi cho từng HS . 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. Liên hệHS: Khi viết văn nên chọn từ ngữ miêu tả cụ thể - Về nhà hoàn thành bài viết – Chuẩn bị kiểm tra Rút kinh nghiệm:. ************************************ TOÁN ( TIẾT 19 ) LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Củng cố rèn kỹ năng giải toán quan hệ tỉ lệ II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Sgk III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Ôn tập và bổ sung vềø giải toán + HS nêu cách giải dạng toán quan hệ tỉ lệ? - HS sửa bài 2 Sgk 2. Bài mới: Luyện tập Hoạt động 1; Rèn kỹ năng giải toán quan hệ tỉ lệ Bài 3 ( Tiết giải toán tt )/ 21 Tóm tắt: 3máy : 4 giờ Cách 1: ( 4 : ( 6 : 3 ) ) 6 máy: giờ? Cách 2: ( 3 x 4 : 6 ) + 6 máy so với 3 máy thì gấp mấy lần? + Số máy tăng lên thì số giờ như thế nào? Làm bảng con Đáp số: 2 giờ ] Nhấn mạnh khi đại lượng này tăng thì đại lượng kia giảm. Bài 1 ( Tiết luyện tập )/ 21 Tóm tắt: 3000 đồng/ 1 quyển : 25 quyển * Cách 1( 3000 x 25 : 1500) 1500 đồng/ 1 quyển: .. quyển? * Cách 2 (3000 : 1500 x 25) Đáp số: 50 quyển ] Nhấn mạnh khi đại lượng này giảm thì đại lượng kia tăng. Hoạt động 2: Rèn giải toán có liên quan tỉ lệ Bài 2 ( tiết luyện tập )/21 Tóm tắt: 3 người : 800000 đồng 4 người: . đồng? + Khi gia đình có thêm một người nữa thì thu nhập của mỗi người như thế nào? Làm vở Đáp số: 200000 đồng 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học – Xem bài: Luyện tập Rút kinh nghiệm:. ************************************ KHOA HỌC ( TIẾT 8 ) VỆ SINH Ở TUỔI DẬY THÌ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng: - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. - Xác định những việc nên làm và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Từ tuổi vị thành niên đến tuổi già + Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên? Trưởng thành? + Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn tuổi già? + Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có lợi ích gì? 2. Bài mới: Vệ sinh tuổi dậy thì Hoạt động 1: Những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. + Khi ra mồ hôi nhiều em thấy thế nào? + Em cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể? + Nêu tác dụng của việc làm đó? Vì sao phải vệ sinh sạch sẽ? - HS làm bài tập Sgv/ 41, 42 - Chia 2 nhóm ] Rửa mặt, tắm gội thường xuyên giữ cho cơ thể sạch sẽ vì ở tuổi dậy thì cơ quan sinh dục bắt đầu phát triển. Hoạt động 2: Những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khoẻ tuổi dậy thì - HS thảo luận theo nhóm: - Quan sát các hình 4-5-6-7 Sgk và trả lời các câu hỏi: + Nêu nội dung tranh? + Chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe? + không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì? + Ngoài ra cần tham gia những hoạt nào có lợi cho sức khỏe? ] Cần ăn đủ chất, tăng cường tập luyệnthể dục, không sử dụng các chất gây nghiện, không xem phim ảnh, sách báo không lành mạnh. Bài học: Sgk Hoạt động 3: Trò chơi “ Tập làm diễn giả” - HS sắm vai: Khử mùi, trứng cá, nụ cười 3. Củng cố – dặn dò: - Nhận xét tiết học. - GDHS: Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ - Chuẩn bị bài: Thực hành: Nói không với các chất gây nghiện Rút kinh nghiệm:. ************************************ LUYỆN TỪ VÀ CÂU ( TIẾT 8 ) LUYỆN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA I. Mục tiêu: Giúp HS: - Luyện tập về từ trái nghĩa : tìm từ trái nghĩ , đặt câu với từ trái nghĩa . II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con III.Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Từ trái nghĩa + Thế nào là từ trái nghĩa ? Cho VD ? + Việc đặt các từ trái nghĩa bên cạnh nhau có tác dụng gì ? 2. Bài mới: Hoạt động 1: Tìm các từ trái nghĩa trong đoạn văn Bài 1: - HS thảo luận theo nhóm đôi để tìm từ trái nghĩa - Làm bảng con – Đọc thuộc thành ngữ Bài 2: - HS tự làm để tìm từ trái nghĩa - Làm vào Sgk – Nêu miệng Bài 3: - HS làm miệng. Bài 4: - GV chia 4 nhóm , mỗi nhóm làm 1 phần: Làm bảng phụ * Nhóm 1: Tả hình dáng. * Nhóm 3: Tả trạng thái. * Nhóm 2: Tả hành động * Nhóm 4: Tả phẩm chất . - HS thi đua - HS trình bày, nhận xét . Hoạt động 2 : Đặt câu để phân biệt các từ trong cặp từ trái nghĩa Bài 5: - HS đọc yêu cầu bài. HS tư ïlàm vào vở - GV + HS nhận xét bài làm của HS. + Nêu tác dụng của trái nghĩa có tác dụng gì? ] Làm nổi bật sự đối lập nhau của sự vật, sự việc, hoạt động, trạng thái. 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét tiết học. - Dặn HS chuẩn bị bài sau. Rút kinh nghiệm:. ************************************ KỸ THUẬT ( TIẾT 4 ) THÊU DẤU NHÂN ( TIẾT 2 ) I. Mục tiêu: HS biết cách thêu và thêu được dấu nhân - Yêu thích, tự hào sản phẩm của mình II. Chuẩn bị: GV:+HS: Vải, kim, len, phấn, thước III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Thêu dấu nhân + Nêu cách thêu dấu nhân? 2. Bài mới: Thêu dấu nhân Hoạt động 1: Thực hành - HS nhắc lại cách thêu? - HS thực hiện thao tác thêu 2 mũi - GV hệ thống lại cách thêu và thao tác - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS - HS thực hành thêu – GV quan sát uốn nắn Hoạt động 4: Đánh giá sản phẩm - HS trình bày sản phẩm - GV+ HS đánh giá sản phẩm 3. Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Liên hệ HS: Vận dụng thêu áo, khăn tay - Xem bài: Một số dụng cụ nấu ăn Rút kinh nghiệm: : _____________________________ Thứ sáu, ngày 19 tháng 9 năm 2008 TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 8 ) TẢ CẢNH ( KIỂM TRA VIẾT ) I. Mục tiêu: Giúp HS thực hiện viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh . II. Chuẩn bị: GV: Đề kiểm tra – HS: Giấy II. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Luyện tập văn tả cảnh + Nêu cấu tạo bài văn tả cảnh? 2. Bài mới : Hoạt động 1: Tìm hiểu đề - HS đọc đề Sgk chọn đề mình sẽ tả + Bài văn tả cảnh gồm mấy phần? Đó là những phần nào? ] Mở bài: Giới thiệu bao quát: vị trí, đặc điểm nổi bật Thân bài: tả từng phần của cảnh:Hoạt động con người,cây cối, con vật Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em Hoạt động 2: Thực hành - HS chọn 1 trong 3 đề ở Sgk/ 44 để làm bài . - HS viết bài. Đọc soát lỗi trước khi nộp bài. GV thu bài chấm. 3. Củng cố, dặn dò - Nhận xét tiết học. – Xem lại cấu tạo bài văn Rút kinh nghiệm:. ************************************ TOÁN ( TIẾT 20 ) LUYỆN TẬP CHUNG I - Mục tiêu: Giúp HS: Củng cố , rèn kĩ năng giải toán về: - Tìm 2 số khi biết Tổng – Tỉ và Hiệu – Tỉ của 2 số đó . - Bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ . II. Chuẩn bị: GV: Bãng phụ – HS: Bãng con III. Hoạt động dạy học: 1.KTBC: Luyện tập - HS sửa bài 1 Sgk 2. Bài mới : Hoạt động 1: Củng cố dạng toán tổng – tỉ Bài 1: + Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Đây là dạng toán nào mà em đã học? Tóm tắt: Nam: ? HS 28 HS Nữ: ? HS + Nêu cách giải dạng toán tổng tỉ? - HS làm bảng con Đáp số: 20 HS Bài 2: + Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ? Đây là dạng toán nào mà em đã học Tóm tắt: Chiều dài: P = m ? Chiều rộng: 15 m + Nêu công thức tính chu vi hình chữ nhật? ] P = ( a + b x 2 ) Đáp số: 90 m Hoạt động 2: Củng cố giải toán quan hệ tỉ lệ Bài 3: Tóm tắt: 100 km : 12 lít 50 km : .. lít? + Nêu lại cách giải dạng toán quan hệ tỉ lệ * Cách 1: ( 12 : ( 100 : 50 ) * Cách 2: ( x 50 ) Đáp số: 6 lít Bài 4: Tóm tắt: 12 bộ/ ngày : 30 ngày 18 bộ/ ngày : .. ngày? * Cách 1: Qui về 1 ngày * Cách 2: Qui về 1 công việc Đáp số: 20 ngày 3.Củng cố – dặn dò . - GV nhận xét tiết học. – Làm bài 4 Sgk - Chuẩn bị bài : bảng đơn vị đo độ dài Rút kinh nghiệm:. ************************************ THỂ DỤC BÀI 8 ************************************ ÂM NHẠC ( TIẾT 4 ) HỌC HÁT BÀI: HÃY GIỮ CHO EM BẦU TRỜI XANH I. Mục tiêu: - Hát thuộc lời, đúng giai điệu. Ở các chỗ đảo phách thể hiện cho chính xác. - Qua bài hát, giáo dục HS yêu cuộc sống hoà bình. II. Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ – HS: Sgk III. Hoạt động dạy học: 1. KTBC: Reo vang bình minh . - 2 HS hát + đọc nhạc bài số 1 2. Bài mới : Hoạt động 1: Học hát - GV hát mẫu. - GV chia câu hát và hướng dẫn HS đọc lời ca theo tiết tấu. - GV hướng dẫn HS tập hát từng câu theo lối móc xích, truyền khẩu. - GV đệm đàn cho HS hát cả bài. - HS thi hát theo tổ, nhóm và hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách. - HS hát và tập vận động vài động tác phụ hoạ theo hướng dẫn của GV. Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm - HS thi hát theo tổ, nhóm và hát cá nhân kết hợp gõ đệm theo phách. - HS hát và tập vận động vài động tác phụ hoạ theo hướng dẫn của GV. 3. Kết thúc bài học - Cả lớp hát lại bài hát “Hãy giữ cho em bầu trời xanh” - Dặn dò HS về nhà tập hát chuẩn bị cho tiết học sau. Rút kinh nghiệm:. *********************************** SINH HOẠT LỚP I. Mục tiêu: Đánh giá công tác tuần 3 II. Nội dung: Lớp trưởng nhắc lại phương hướng tuần, báo cáo công việc đã làm trong tuần như: - Chuyên cần, đi học trể, - Vệ sinh lớp + cá nhân: - Học bài và làm bài: - Mất trật tự trong giờ học II/ Phương hướng Đi học đều đúng giờ . Nghỉ học cĩ phép. Đến lớp học bài ,thuộc bài đầy đủ _ Thực hiện tốt an tồn giao thơng Rút kinh nghiệm:. ***********************************
Tài liệu đính kèm: