Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27

Tập đọc (53)

TRANH LÀNG HỒ

I. MỤC TIÊU

 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

 - Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, thêm 1 vài bức tranh làng Hồ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC

Hoạt động của thầy, trò Nội dung

 

doc 35 trang Người đăng hang30 Lượt xem 482Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 27
Thứ hai ngày 28 tháng 2 năm 2011
Tập đọc (53)
Tranh làng Hồ
I. Mục tiêu
	- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
	- Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1; 2; 3).
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK, thêm 1 vài bức tranh làng Hồ.
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
A. Bài cũ
- HS đọc và nêu ND bài “Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân”.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm chung.
B. Bài mới
1. GTB: GV nêu mục tiêu bài học.
2. HD HS luyện đọc
- 1 HS đọc toàn bộ ND bài đọc.
- YC HS nêu cách chia đoạn
 - GV chốt lại từng đoạn đúng theo YC.
- HS đọc nối tiếp:
+ Nối tiếp lần 1- GV kết hợp sửa cách đọc cho HS.
+ Nối tiếp lần 2 (Kết hợp giải nghĩa từ: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy,, khoáy âm dương,lĩnh, màu trắng điệp)
- HS đọc trong nhóm đôi.
- 1 HS đọc toàn bộ bài.
- GV đọc mẫu toàn bài.
3. HD HS tìm hiểu nội dung:
- HS đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN? ( Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, tranh cây dừa, tranh tố nữ.) - HS nêu ND đoạn 1
- HS đọc đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi:
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? (Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng ....Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp...)
? Tìm những từ ngữ ở hai đoạn này thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? (rất có duyên, tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ, đã đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp vào kho tàng màu sắc của DT trong hội hoạ.)
? Vì sao tác giả biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? (Vì họ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, hóm hỉnh vui tươi...) - HS nêu ND đoạn 2
- GV chốt lại ND cơ bản. Có thể YC HS kể tên một số nghề truyền thống và địa phương làm nghề đó.
- GV khái quát những ND cơ bản và yêu cầu HS nêu ND chính của bài học.
- Các HS khác nhận xét, bổ sung. GV giúp HS hoàn thiện ND bài học.
- Nhiều HS nhắc lại ND cơ bản đó.
4. HD HS luyện đọc diễn cảm:
? Qua tìm hiểu ND, hãy cho biết : Để đọc diễn cảm bài đọc này ta cần đọc với giọng như thế nào? (Giọng vui tươi , rành mạch, cảm xúc trân trọng)
- YC một tốp HS đọc nối tiếp cả bài.
- HS nhận xét cách đọc cho nhau, GV lưu ý thêm.
- GV HD mẫu cách đọc diễn cảm đoạn 1.
- HS tự phát hiện cách ngắt nghỉ và cách nhấn giọng trong đoạn này.
- 1 vài HS đọc trước lớp, GV sửa luôn cách đọc cho HS.
- HS đọc diễn cảm trong nhóm.
- Thi đọc diễn cảm trước lớp: GV gọi đại diện mỗi nhóm một em lên thi đọc, YC các HS khác lắng nghe để nhận xét.
- HS đưa ra ý kiến nhận xét và bình chọn những bạn đọc tốt nhất.
5. Củng cố, dặn dò:- GV YC HS nêu lại nd của bài đọc.
- GV nhận xét tiết học: tuyên dương những HS có ý thức học tập tốt.
- GV nhắc HS về nhà tự luyện đọc tiếp và chuẩn bị cho bài sau: Đất nước.
I. Luyện đọc:
- Từ: tranh, lành mạnh, trồng trọt, lợn ráy, trang trí, đen lĩnh
- Câu dài: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm/ mới khắc được những tranh lợn ráy /./ những đàn gà con/ tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
II. Tìm hiểu bài:
1. Vẻ đẹp về đề tài trong các bức tranh làng Hồ.
 tranh vẽ lợn, gà, chuột ếch,...
2. Vẻ đẹp về màu sắc và đường nét của tranh làng Hồ.
- Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu.
- Màu trắng điệp...
- Kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế...
Nội dung:
Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo.
Toán (131)
Luyện tập
 I. Mục tiêu
- Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 II. Các hoạt động dạy- học .
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Bài cũ 
- HS nêu cách tính vận tốc.
- GV NX cho điểm.
2. Bài mới 
Bài1:
- HS đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- Gọi vài HS nêu bài làm , chú ý đơn vị đo 
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
? có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị m/ giây được không ?
Bài 2: - HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở .
- Gọi HS nêu cách thực hiện 1-2 phép tính mẫu . - HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm từng học sinh.
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề bài và trao đổi với bạn để tìm cách giải .
- Gọi HS trình bày cách giải, lớp nghe nhận xét bổ sung .
- HS giải vào vở, 1 HS lên bảng làm .
- HS cùng GV NX chữa bài .
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX đánh giá tiết học.
- Dặn HS về xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Bài 1: Bài giải
Vận tốc chạy của đà điểu là :
5250 : 5 = 1050 ( m/phút )
 Đáp số: 1050 m/phút
Bài 2
Với s = 130km ; t= 4 
thì v = 130 : 4 = 32,5( km/giờ )
Bài 3: Bài giải
QĐ người đó đi bằng ô tô là :
 25 - 5 = 20 (km )
Thời gian người đó đi bằng ô tô là : 
1 nửa giờ hay 0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là :
 20 : 0,5 = 40 (km/giờ )
Đáp số : 40km/giờ
Bài 4: Bài giải
 Thời gian ca nô đi được 30 km là:
 7 giờ 45 phút - 6 giờ 30 phút 
 = 1 giờ 15 phút
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ
 Vận tốc của ca nô đó là:
 30 : 1,25 = 24 ( km/ giờ)
Đáp số : 24 km/ giờ
Thứ ba ngày 1 tháng 3 năm 2011
Chính tả (27)
Nhớ - viết: Cửa sông
I. Mục tiêu
	1. Nhớ - viết đúng chính tả 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông.
	2. Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
1. Bài cũ:
- YC 1, 2 HS lên bảng, HS dưới lớp viết giấy nháp các từ sau: Ơ- gien Pô- chi- ê, Pi- e Đơ- gây- tê, Công xã Pa- ri, Chi-ca- gô..
- GV nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
2. Bài mới:
a) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học.
b) GV HD viết chính tả:
- Một HS đọc TL 4 khổ thơ của bài chính tả. Cả lớp đọc thầm lại. 
- HD HS tìm hiểu ND bài chính tả
? Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? (HS nêu, GV nhận xét và chốt lại)
- HD HS luyện viết từ khó:
. HS phát hiện những từ khó viết trong bài.
. GV tổ chức cho HS luyện viết từ khó: 1, 2 HS lên bảng; dưới lớp viết giấy nháp các từ : nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,...
. GV nhận xét, sửa sai và lưu ý thêm những vấn đề cần thiết.
- HS tự nhớ bài và viết chính tả ( chú ý nhắc HS tư thế ngồi viết )
- GV chấm chữa 7-10 bài. HS tự đổi vở nhau để soát lỗi, ghi những lỗi sai trong bài viết của bạn.
- GV nhận xét thông qua việc chấm bài.
c) HD HS làm BT chính tả.
BT 2: 1 HS đọc YC BT, 1HS nêu lại YC.
- HS TL nhóm hoặc làm việc cá nhân. 1 HS làm bài vào bảng phụ.
- HS thi đua trình bày bài làm.
- Cả lớp cùng nhận xét, bổ sung. GV chốt lại những tên riêng của người, tên địa lí được viết ở trong bài. HS sửa bài nếu sai.
- GV YC một vài em đọc lại bài làm đã sửa.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài. Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài 28.
1. ND bài chính tả
Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hoà lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.
2. Luyện viết từ khó
nước lợ, tôm rảo, lưỡi sóng, lấp loá,...
3. Bài tập
Bài 2:
Tên người: Cri-xtô-phô-rô, Cô-lôm-bô
Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, 
A-mê-ri-ca
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách nhau bằng gạch nối.
Tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp: Viết giống cách viết tên riêng Việt Nam. Vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt.
Toán (132)
Quãng đường
 I. Mục tiêu: Giúp HS
 Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều .
II. Các hoạt động dạy- học .
Các hoạt động của thầy, trò
Nội dung
A. Bài cũ
- HS làm lại bài tập 3 của tiết trước.
- GV NX cho điểm.
B. Bài mới 
1. GT bài: GV nêu mục tiêu bài học.
2. Hình thành cách tính quãng đường . 
a) Bài toán 1:
- GV nêu bài toán như SGK .
- HS suy nghĩ và tìm kết quả .
- Gọi HS nói cách làm và trình bày lời giải .
? Vận tốc của ô tô 42,5km/giờ có nghĩa như thế nào ?
? Tính quãng đường ô tô đi được khi biết vận tốc và thời gian làm thế nào ?
- GV: nếu gọi QĐ là s, thời gian là t, vận tốc là v 
? Em hãy viết công thức tính quãng đường .
b) Bài toán 2:
- GV nêu bài toán, HS suy nghĩ giải bài toán. 
- Gọi HS nêu cách tính quãng đường và trình bày lời giải bài toán .
? Em có NX gì về đơn vị đo thời gian trong bài toán này ? em cần làm gì để giải BT ?
- Gọi 2 HS nhắc lại cách tính QĐ .
3. Luyện tập 
Bài 1:- GV YC HS đọc đề và tự làm bài.
- Gọi HS NX bài làm của bạn trên bảng
- GV NX và cho điểm HS.
Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1.
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài toán.
- GV: Để tính được được QĐ AB chúng ta phải biết những gì? (cần tính được thời gian xe máy đã đi).Vậy trước hết chúng ta phải tính được gì?
- HS trả lời và tự trình bày vào vở.
- GV lưu ý: nếu đưa số đo thời gian về STP mà dư thì ta đưa số đo thời gian về phân số.
4. Củng cố, dặn dò 
GV NX đánh giá tiết học.
1. Hình thành cách tính quãng đường 
Bài toán1: Bài giải
Quãng đường ô tô đi được trong
4 giờ là :
 42,5 4 = 170 (km)
Đáp số: 170 km
* Quy tắc : SGK 
* Công thức: s = v t (v: vận tốc, s: quãng đường, t: thời gian)
Bài toán 2: Bài giải
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
 QĐ người đó đã đi được là :
 12 2,5 = 30(km)
Đáp số: 30 km
2. Luyện tập 
Bài 1: Bài giải
Quãng đường của ca nô đi trong 3giờ là: 15,2 3 = 45,6 (km )
Đáp số: 45,6 km
Bài 2: Bài giải
phút = 0,25 giờ
QĐ đi được của người đó là :
12,6 0, 25 = 3,15 (km)
Đáp số: 3,15 km
Bài 3: Bài giải
Thời gian xe máy đi từ A đến B là:
11giờ - 8giờ 20phút = 2giờ 40phút
 2 giờ 40 phút = giờ
Quãng đường từ A đến B là:
 42 giờ = 112 (km)
Đáp số: 112 km
Luyện từ và câu (53)
Mở rộng vốn từ truyền thống
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về truyền thống trong những câu tục ngữ, ca dao quen thuộc theo yêu cầu của BT1; điền đúng tiếng vào ô trống từ gợi ý của những câu ca dao, tục ngữ (BT2).
	HS khá, giỏi thuộc một số câu tục ngữ, ca dao trong BT1; 2.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ.Vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài
A. Bài cũ 
- HS đọc lại bài làm ở nhà của tiết trước GV cho về nhà (đoạn văn ngắn viết về tấm gương hiếu h ... V: Bài toán yêu cầu em tính gì? 
- HS thảo luận nhóm đôi tìm hiểu cách thực hiện.- GV cho HS nêu cách tính.
- GV cho HS trình bày bài toán.
- GV chốt lại cách giải. - HS đọc bài 1b
+ Bài toán ở ý 1b có gì khác bài toán ở ý 1a?
- HS nêu, GV nhấn mạnh: Với dạng toán đuổi nhau ta phải biết khoảng cách của hai xe, biết vận tốc của mỗi xe và áp dụng cách giải của bài toán 1a
 Bài 2: - HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS thực hiện:
+ Để tìm quãng đường báo gấm chạy được ta làm thế nào?
- HS nêu và làm bài. 1 em lên bảng chữa bài. - GV cùng HS nhận xét, chữa bài 
Bài 3: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS đọc đề bài toán.
- HS trao đổi cùng bạn để tìm cách làm.
- HS làm bài. 1 em lên làm bài trên bảng lớp.- GV cho HS nhận xét bài làm của bạn và chữa lại (nếu sai).
3. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về xem lại các bài tập đã làm và chuẩn bị cho tiết sau.
Bài 1a: Bài giải
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 - 12 = 24 (km)
Thời gian để xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 48 : 24 = 2 (giờ)
Đáp số: 2 giờ
Bài 1b : Bài giải
Khi bắt đầu đi xe máy cách xe đạp là:
 12 3 = 36 (km)
Sau mỗi giờ xe máy gần xe đạp là:
 36 - 12 = 24 (km)
Thời gian xe máy đuổi kịp xe đạp là:
 36 : 24 = 1,5 (giờ)
 1,5 giờ = 1 giờ 30 phút
Đáp số: 1 giờ 30 phút
Bài 2: Bài giải
 Quãng đường báo gấm chạy được là:
 120 = 4,8 (km)
Đáp số: 4,8 km
Bài 3: Bài giải
Thời gian xe máy đi trước ôtô là:
 11 giờ 7 phút - 8 giờ 37 phút 
 = 2 giờ 30 phút
 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ
Đến khi ôtô khởi hành xe máy đã đi được quãng đường là:
 36 2,5 = 90 (km)
Vậy lúc 11 giờ 7 phút ôtô đi từ A và xe máy đi từ B, ôtô đuổi theo xe máy.
Sau mỗi giờ ôtô đến gần xe máy là:
 54 - 36 = 18 (km)
Thời gian ôtô đuổi kịp xe máy là:
 90 : 18 = 5 (giờ)
Ôtô đuổi kịp xe máy lúc:
11giờ 7 phút + 5 giờ = 16giờ 7 phút
Đáp số: 16 giờ7phút
Thứ năm ngày 10 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn (55)
Ôn tập: tiết 6
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 115 tiếng/phút; đọc diễn cảm các đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4-5 đoạn thơ (bài thơ), đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Củng cố kiến thức về các biện pháp liên kết câu. Biết dùng các từ ngữ thích hợp để liên kết câu theo yêu cầu của BT2.
II. Đồ dùng dạy học
1. Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL trong 9 tuần đầu sách TV5 Tập 2.
2. Vở bài tập. Bảng phụ.	
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Bài cũ:
- HS nêu những ND cơ bản khi tả ngoại hình của 1 người.
- GV nhận xét, sửa chữa bổ sung và rút kinh nghiệm chung.
2. Bài mới:
a) GTB: Nêu mục tiêu của cầu tiết học.
b) Kiểm tra TĐ và HTL: Thực hiện như tiết 1.
c) BT2
- 3 HS nối tiếp nhau đọc ND BT2.
- GV nhắc HS chú ý: sau khi điền từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống, các em cần xác định đó là liên kết câu theo cách nào.
- Cả lớp đọc thầm lại từng đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở BT. Một HS làm bảng phụ ý a, b.
- Sửa chữa , nhận xét các bài làm. GV chốt lại ND đúng , HS chữa bài vào vở BT của mình.
d. Củng cố, dặn dò:
- GV nhấn mạnh những ND cần nhớ của bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra tiết 7 và 8. 
Bài 2: Tìm từ ngữ thích hợp với mỗi ô trống để liên kết các câu trong những đoạn văn của BT.
a) Từ cần điền là từ nhưng (nối câu 3 với câu 2)
b) Từ cần điền là từ chúng (ở câu 2 thay thế cho lũ trẻ ở câu 1)
c) Các từ cần điền là:
- nắng ở câu 3, câu 6 lặp lại từ nắng ở câu 2.
- chị ở câu 5 thay thế cho Sứ ở câu 4.
- chị ở câu 7 thay thế cho Sứ ở câu 6.
Toán (139)
Ôn tập về số tự nhiên
I. Mục tiêu
	Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên và về dấu hiệu chia hết cho: 2; 3; 5; 9.
II. Đồ dùng dạy - học
III. Các hoạt động dạy- học
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ
- HS tiếp nối nhau nêu các dấu hiệu chia hết đã học.
- GV nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới
Bài 1: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tiếp nối nhau đọc mỗi số rồi nêu giá trị của chữ số 5 trong mỗi số đó. 
- GV nhận xét và sửa (nếu sai).
Bài 2: 
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
- GV cùng HS nhận xét.
Bài 3: (Làm cột 1; các cột còn lại dành cho HS khá, giỏi)
Tiến hành tương tự bài 2.
Bài 4: (Dành cho HS khá, giỏi)
- HS nêu yêu cầu bài tập.
- HS tự làm bài. 2 em lên bảng mỗi em làm một ý. 
- GV cùng HS nhận xét. 
Bài 5: 
- HS nêu yêu cầu BT.
- HS tự làm bài. 4 em lên bảng mỗi em làm một ý. 
- GV cùng HS nhận xét. 
- HS tiếp nối nhau nêu các dấu hiệu chia hết cho 2; 3; 5; 9.
3. Củng cố dặn dò
- GV khái quát bài.
- GV dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
 Số 472 036 953 đọc là: Bốn trăm bảy mươi hai triệu không trăm ba mươi sáu nghìn chín trăm năm mươi ba, chữ số 5 trong số này chỉ 5 chục.
( tương tự các số khác)
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
a. Ba số tự nhiên liên tiếp:
998; 999; 1000. ... ...
b. Ba số chẵn liên tiếp:
98; 100; 102. ... ...
c. Ba số lẻ liên tiếp:
77; 79; 81. ... ...
Bài 3: Điền dấu:
1000 > 997 53 796 < 53 800
... ...
Bài 4: Viết các số theo thứ tự:
a) Từ bé đến lớn: 3999; 4856 ; 5468 .
b) Từ lớn đến bé: 3762 ; 3726 ; 2763 ; 2736 .
 Bài 5: Tìm chữ số thích hợp để viết vào ô trống:
a) 243 chia hết cho 3.
b) 207 chia hết cho 9.
c) 810 chia hết cho cả 2 và 5.
d) 465 chia hết cho cả 3 và 5.
Luyện từ và câu (56)
Tiết 7: Kiểm tra (Đọc- hiểu, Luyện từ và câu)
I. Mục tiêu : Giúp HS:
Kiểm tra (Đọc)- theo mức độ cần đạt về kiến thức, kĩ năng giữa học kì II ( nêu ở tiết 1, Ôn tập). 
II. Đồ dùng dạy học: Đề bài tiết 7 trang 103, 104, 105, 106 SGK.
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. GV nêu mục tiêu tiết kiểm tra.
2. Kiểm tra
- HS đọc thầm bài đọc (Phần A) và yêu cầu bài tập (Phần B) trong SGK trang 103, 104, 105, 106.
- GV hướng dẫn nắm y/c cầu của bài và cách làm bài.
- HS làm bài vào vở bài tập, đọc kĩ bài văn và đánh dấu x vào ô trống trước ý đúng.
- GV quan sát chung, quản lớp.
- HS xem lại bài của mình, và nộp bài
 3. Củng cố dặn dò
- Thu bài
- Nhận xét giờ học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hướng dẫn chấm:
 Mỗi câu đúng cho 1 điểm 
 Câu 1: ý a 
 Câu 2: ý c 
 Câu 3: ý b 
 Câu 4: ý c 
 Câu 5: ý c Câu 6: ý b 
 Câu 7: ý a
 Câu 8: ý c
 Câu 9: ý a 
 Câu 10: ý b
Thứ sáu ngày 11 tháng 3 năm 2011
Tập làm văn (56)
Tiết 8: Kiểm tra (Tập làm văn)
I. Mục tiêu:
 	 - Kiểm tra viết theo mức độ cần đạt về kiến thức kic năng giữa HK II: 
	- Nghe- viết đúng bài chính tả ( tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài thơ ( văn xuôi).
II. Đồ dùng dạy học: Đề bài
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu:	
Hoạt động của thày và trò
Nội dung bài dạy
1. ổn định
2. Bài mới
a) GTB: GV nêu mục tiêu của tiết học
b) GV chép đề bài lên bảng.
- Một HS đọc đề bài.
- HS xác định YC đề.
- GV cho HS đọc đề bài, gạch chân các từ quan trọng.
- HS làm bài.
- GV quan sát, quản lớp.
c. Củng cố, dặn dò
- GV thu bài.
- GV nhận xét tiết học, dặn HS chuẩn bị cho tiết sau.
Đề bài: Em hãy tả lại người bạn thân của em ở trường. 
Toán (140)
Ôn tập về phân số
I. Mục tiêu:
	Biết xác định phân số bằng trực giác; biết rút gọn, quy đồng mẫu số, so sánh các phân số không cùng mẫu số.
II. Đồ dùng dạy - học: Bảng phụ vẽ các hình ở BT 1, vở bài tập.
III. Các hoạt động dạy- học
Các hoạt động của thầy
Các hoạt động của trò
1. Bài cũ 
- HS làm lại bài tập 5 của tiết trước.
- GV NX cho điểm từng HS.
2. Bài mới 
Bài 1:
- Gọi HS đọc đề, HS tự làm bài vào vở. 2 em lên bảng làm bài trên bảng phụ.
- HS dưới lớp đổi vở KT.
- Gọi HS NX bài làm trên bảng phụ.
- GV YC HS chỉ tử số và mẫu số; đọc các phân số vừa viết .
- GV: Hỗn số gồm có mấy phần là những phần nào ? 
- HS trả lời để nhớ lại những hiểu biết về hỗn số.
Bài 2: 
- Gọi HS đọc đề bài, tự làm bài vào vở .
- HS NX chữa bài trên bảng.
- Dưới lớp đổi vở kiểm tra bài .
- GV NX cho điểm học sinh.
- HS nêu cách rút gọn các phân số.
Bài 3: (Làm ý a, b; ý c dành cho HS khá, giỏi)
Bài 4: 
- HS nêu yêu cầu BT và tự làm bài vào vở.
- 3 HS lên bảng làm bài, mỗi em một ý.
- GV cùng HS nhận xét chữa bài .
- HS nêu cách so sánh các phân số có cùng mẫu số, khác mẫu số.
Bài 5: (Dành cho HS khá, giỏi)
- GV vẽ tia số như SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc tia số.
- GV hướng dẫn cách làm.
- HS làm bài -1 em lên bảng làm.
- GV cùng HS nhận xét, chữa bài (nếu sai).
3. Củng cố, dặn dò
- GV NX nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Bài 1:
 a, ; ; ...
 b, 1; 2;...
Bài 2: Rút gọn các phân số:
 ;...
Bài 3: Quy đồng mẫu số các phân số:
a) và 
Ta có = = 
 = = 
b)...
c)...
 Bài 4: Điền dấu:
;... ; ... .
Bài 5: Viết phân số thích hợp vào vạch ở giữa và trên tia số:
0 1
Đạo đức (28)
Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
- Có hiểu biết ban đầu, đơn giản về Liên Hợp Quốc và quan hệ của nước ta với tổ chức quốc tế này.
- Có thái độ tôn trọng các cơ quan Liên Hợp Quốc đang làm việc tại nước ta.
Kể được một số việc làm của các cơ quan Liên Hợp Quốc ở Việt Nam hoặc ở địa phương.
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ
- HS nêu lại nội dung ghi nhớ của bài học hôm trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
2. Thực hành
* Hoạt động1: Tìm hiểu thông tin về Liên Hợp Quốc
- GV cho HS thảo luận theo nhóm:
+ Các hoạt động của tổ chức Liên Hợp Quốc có ý nghĩa gì?
Việt Nam có liên quan như thế nào với tổ chức Liên Hợp Quốc?
+ Là thành viên của Liên Hợp Quốc chúng ta phải có thái độ như thế nào với các cơ quan và hoạt động của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam?
* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập 1.
- HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét và kết luận. 
* Hoạt động 3: Xử lí tình huống.
- GV cho HS làm bài tập 2 trong SGK.
- GV cho HS trình bày.
- GV kết luận. 
3. Củng cố dặn dò.
- HS đọc lại nội dung ghi nhớ.
- GV nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài thực hành.
- HS thảo luận theo nhóm 4 và trình bày:
+ Các hoạt động đó nhằm bảo vệ hoà bình công bằng và tiến bộ xã hội.
+ Việt Nam là một thành viên của Liên Hợp Quốc.
+ Chúng ta phải tôn trọng hợp tác, giúp đỡ các cơ quan Liên Hợp Quốc thực hiện các hoạt động.
- HS đọc ghi nhớ
- Các ý không tán thành: a, b, đ
- Các ý tán thành: c, d
- HS trao đổi cùng bạn kể một việc làm mà Liên Hợp Quốc mang lại lợi ích cho trẻ em.
Kí duyệt của Ban giám hiệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Tuan 27 28 CKTKN.doc