Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

BÀI 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

 I. Mục tiêu

 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.

 - Hiểu nội dung: tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1;2;3).

II. Đồ dùng dạy- học

 GV: Tranh ảnh sgk; Bảng phụ

 HS: SGK- vở ghi

 

doc 25 trang Người đăng hang30 Lượt xem 462Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần dạy 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 5
Ngày soạn:28/09/2012	 Ngày dạy: Thứ 2/01/10/2012
TIẾT1: CHÀO CỜ
---------------------------------------o0o------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
BÀI 9: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
 I. Mục tiêu 
 - Đọc diễn cảm bài văn thể hiện được cảm xúc về tình bạn, tình hữu nghị của người kể chuyện với chuyên gia nước bạn.
 - Hiểu nội dung: tình hữu nghị của chuyên gia nước bạn với công nhân Việt Nam. ( trả lời được các câu hỏi 1;2;3).
II. Đồ dùng dạy- học
 GV: Tranh ảnh sgk; Bảng phụ
 HS: SGK- vở ghi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt dộng dạy
TL
Hoạt động học
A.ÔĐTC
B. Kiểm tra bài cũ 
- HS đọc thuộc lòng bài thơ Bài ca về trái đất 
- GV nhận xét ghi điểm
 C. Bài mới
1.Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
2.HD luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc
- Gọi 1 HS khá, giỏi đọc.
- Đọc nối tiếp lần 1: 4 HS đọc. GV sửa lỗi phát âm, từ khó HS đọc sai
- HS đọc nối tiếp lần 2
GV kết hợp giải nghĩa từ chú giải 
- Luyện đọc theo cặp
- GV HD cách đọc và đọc toàn bài
b) Tìm hiểu bài
HS đọc thầm đoạn 1
- Anh Thuỷ gặp anh A- lếch - xây ở đâu?
- Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thuỷ chú ý?
 Dáng vẻ của A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào?
Chi tiết nào làm cho em nhớ nhất? Vì sao?
GV giảng và rút ra dung bài: Tình hữu nghị của một chuyên gia nước bạn với một công nhân VN. 
c)Đọc diễn cảm
- Treo bảng phụ có đoạn văn chọn hướng dẫn luyện đọc (Đ4)
- GV đọc mẫu
- HS thi đọc diễn cảm 
- GV nhận xét ghi điểm
D. Củng cố dặn dò 
 - Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về nhà học bài và xem trước bài Ê- mi- li, con...
1'
5'
1'
10'
10'
10'
3'
- 2 HS đọc thuộc lòng và trả lời về các câu hỏi trong SGK
- HS nghe
- HS đọc, cả lớp đọc thầm bài
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ khó
- 4 HS đọc nối tiếp
- HS đọc từ chú giải trong SGK
- HS đọc nhóm 2 
- HS đọc thầm đoạn 1
+ Anh Thuỷ gặp anh A- lếch- xây ở công trường xây dựng 
+ Anh A-lếch- xây có vóc người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khoẻ trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.
+ Cuộc gặp gỡ giữa 2 người bạn đồng nghiệp rất cởi mở và thân mật, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ
+ Chi tiết tả anh A- lếch- xây xuất hiện ở công trường 
+ Chi tiết tả cuộc gặp gỡ giữa anh Thuỷ và anh A- lếch xây. Họ rất nhau về công việc. Họ rất nói chuyện rất cởi mở, thân mật . 
- HS nghe
- HS thi đọc
TIẾT 3: TOÁN
BÀI 21: ÔN TẬP BẢNG ĐƠN VỊ ĐO ĐỘ DÀI (TR.22)
I. Mục tiêu:
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo độ dài thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo độ dài.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; 2(a,c); Bài 3.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Họat động học
1.ÔĐTC 
2.Kiểm tra bài cũ 
 Chữa BT 4(tr.22)
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới
a.Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- GV treo bảng có sẵn ND BT
- 1m bằng bao nhiêu dm ?
- GV viết cột mét :1m =10dm
- 1m bằng bao nhiêu dam ?
- GV viết tiếp vào cột mét để có 
1m = 10dm = .
GV yêu cầu HS làm tiếp các cột còn lại trong bảng.
- Dựa vào bảng đơn vị hãy cho biết trong hai đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
1'
5'
1'
10'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1m = 10dm
- 1m = .
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- Trong 2 đơn vị đo độ dài liền nhau thì đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé.
đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Bài 2(a,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS chữa bài của bạn trên bảng lớp, sau đó yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
11'
3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a, 135m =1350dm ; 342dm = 3420cm 
 15cm = 150mm 
c, 1mm = cm; 1cm = m 
 1m = km 
Bài 3
- GV yêu cầu HS đọc đề bài.
- GV viết: 4km 37m = ....m
và yêu cầu HS nêu cách tìm số thích hợp điền vào chỗ trống.
Bài 4 (HD học ở nhà)
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS về nhà tự làm bài. 
10'
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- HS nêu :
4km37 = 4km + 37m
 = 4000m + 37m
 = 4037m
Vậy 4km37m = 4037m.
 8m 12cm = 812cm
 354dm = 35m 4dm
 3040m = 3km 40m
Bài giải
Đường sắt từ Đà Nẵng đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 144 = 935 (km)
Đường sắt từ Hà Nội đền thành phố Hồ Chí Minh dài là :
791 + 935 = 1726 (km)
 Đáp số : a) 935km; 
 b) 1726 km
4. Củng cố – dặn dò
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm các BT HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
2'
- 1 HS cả lớp theo dõi bài chữa của GV sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
TIẾT 4+5: KHOA HỌC, ĐỊA LÍ
GV dự trữ dạy
---------------------------------------------o0o------------------------------------
 Ngày soạn :29/09/2012 Ngày dạy: Thứ 3/02/10/2012
 	 TIẾT 1: TOÁN
ÔN TẬP: BẢNG ĐƠN VỊ ĐO KHỐI LƯỢNG (TR.23)
I. Mục tiêu
 - Biết tên gọi, kí hiệu và quan hệ của các đơn vị đo khối lượng thông dụng.
 - Biết chuyển đổi các số đo độ dài và giải các bài toán với các số đo khối lượng.
 - Bài tập cần làm: Bài 1;2;4.
II. Đồ dùng dạy – học
 GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS làm BT4 tr-22.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Dạy – học bài mới:
*Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
*Hướng dẫn ôn tập
Bài 1:
- GV treo bảng có sẵn nội dung bài tập và yêu cầu các HS đọc đề bài. 
+1kg bằng bao nhiêu hg ?
GV viết vào cột kg : 1kg = 10hg.
- 1kg bằng bao nhiêu yến ?
 GV viết tiếp:1kg = 10hg = yến.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các cột
còn lại trong bảng.
5'
1'
10'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- HS đọc đề bài.
- HS : 1kg = 10hg
HS : 1kg = yến.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp 
làm bài vào vở bài tập.
Lớn hơn kg
kg
Bé hơn kg
tấn
tạ
yến
kg
hg
dag
g
1 tấn
= 10 tạ
1 tạ
= 10 yến
= tấn
1 yến
= 10kg
= tạ
1 kg
= 10 hg
= yến
1hg
= 10 dag
= kg
1dag
= 10g
= hg
1g
= dag
- Dựa vào bảng hãy cho biết trong hai đơn vị đo khối lượng liền nhau thì đơn vị lớn gấp mấy lần đơn vị bé, đơn vị bé bằng mấy phần đơn vị lớn.
Bài 2:
- GV y/c HS đọc bài toán và tự làm bài.- GV nhận xét và cho điểm HS.
11'
- 1 HS nhận xét, cả lớp theo dõi bổ xung ý kiến. Sau đó, HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Một số HS lần lượt nêu trước lớp.
4 HS lên bảng làm bài; cả lớp làm bài vào vở
a) 18 yến = 180kg
b, 430kg = 43 yến
c) 2kg326g = 2326g
 200 tạ = 20000 kg
 2500 kg = 25tạ
 6kg 3g = 6003 g
 35 tấn = 35 000kg
 16 000 kg = 16 tấn
d) 4008g = 4kg 8g
 9050kg = 9tấn 50kg
Bài 4:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
3. Củng cố – dặn dò:
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà làm BT3.
10'
3'
- HS nêu cách làm 1 trường hợp :
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm 
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
 Bài giải:
Ngày thứ hai cửa hàng bán được là 300 2 = 600 (kg)
Hai ngày đầu cửa hàng bán được là 300 + 600 = 900 (kg)
 1 tấn = 1000 kg
Ngày thứ ba cửa hàng bán được là : 1000 – 900 = 100 (kg)
 Đáp số: 100 kg đường
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI 9: MỞ RỘNG VỐN TỪ: HOÀ BÌNH
I. Mục tiêu
Hiểu nghĩa của từ hoà bình (BT1); tìm được từ đồng nghĩa với từ hoà bình (BT2)
Viết được đoạn văn miêu tả cảnh thanh bình của 1 miền quê hoặc thành phố BT3
II. Đồ dùng dạy học
 - GV: một số tờ phiếu viết nội dung của bài tập 1, 2.
 - HS: SGK, vở bài tập TV5
III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 3 HS lên bảng đặt câu với một cặp từ trái nghĩa mà em biết?
- Gọi HS dưới lớp đọc thuộc lòng các câu tục ngữ thành ngữ ở tiết trước.
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới 
 a. Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
 b.Hướng dẫn HS làm bài tập
 Bài tập 1
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài 
+Tại sao em chọn ý b mà không chọn ý c hoặc ý a?
GV nhận xét chốt lại 
 Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- Yêu cầu HS làm theo cặp
- Gọi HS trả lời
 Nêu ý nghĩa của từng từ ngữ và đặt câu?
 Bài tập 3
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài
- Gọi 1 HS làm vào giấy khổ to dán lên bảng GV và lớp nhận xét 
 4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về hoàn thành bài văn của mình.
1'
5'
1'
12'
10'
10'
 2'
- 3 HS lên làm
- 3HS đọc
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu
- HS tự làm bài và phát biểu 
+ýb, trạng thái không có chiến tranh.
-Vì trạng thái bình thản là thư thái, thoải mái không biểu lộ bối rối...
- HS đọc 
- HS thảo luận theo cặp
- Những từ đồng nghĩa với từ hoà bình: bình yên, thanh bình, thái bình.
+ Bình yên: yên lành không gặp điều gì rủi ro hay tai hoạ
+ Bình thản: phẳng lặng, yên ổn tâm trạng nhẹ nhàng thoải mái không có điều gì áy náy lo nghĩ.
......
- HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài 
- 1 HS làm 
- HS đọc đoạn văn của mình
TIẾT 3: CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT)
BÀI: MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng bài chính tả, biết trình bày đúng đoạn văn. 
 - Tìm được các tiếng có chứa uô,ua trong bài văn và nắm được cách đánh dấu thanh: trong các tiếng có uô, ua (BT2); tìm được tiếng thích hợp có chứa uô hoặc ua để điền vào 2 trong số 4 câu thành ngữ ở BT3. ( HS khá, giỏi làm được đầy đủ BT3).
II. Đồ dùng dạy -học
 Bảng lớp viết sẵn mô hình cấu tạo vần
 III.Các hoạt động dạy- học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2.Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 1 HS viết lên bảng lớp: tiến, biển, bìa, mía, theo mô hình cấu tạo vần.
- Em có nhận xét gì về cách đánh dấu thanh trong từng tiếng?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
a. Giới thiệu bài - ghi tên bài.
b. Hướng dẫn viết chính tả.
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn
- HS đọc đoạn văn 
+ Dáng vẻ của người ngoại quốc này có gì đặc biệt?
* Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm từ khó 
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm 
* Viết chính tả
* Soát lỗi, chấm bài
 c. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS nhận xét
 Em có nhận xét gì về cách ghi dấu thanh trong mỗi tiếng em vừa tìm được?
- GV nhận xét
 Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu 
- HS làm bài tập theo cặp đôi: Tìm tiếng còn thiếu trong câu thành ngữ và g ... yện các em kể em học tập được điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
1'
5'
1'
5'
14'
12'
 2'
- 2 HS kể
- HS nghe
- 1 HS đọc 
- HS đọc yêu cầu 3
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể 
- HS kể trong nhóm 4, cùng nhận xét bổ xung cho nhau về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
- 5- 7 HS thi kể chuyện trước lớp 
- HS khác nghe và hỏi lại về nội dung ý nghĩa câu chuyện 
TIẾT 5: LỊCH SỬ
BÀI 5: PHAN BỘI CHÂU VÀ PHONG TRÀO ĐÔNG DU
I. Mục tiêu 
 - Biết Phan Bội Châu là một trong những nhà yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX ( giới thiệu đôi nét về cuộc đời, hoạt động của Phan Bội Châu).
 - HS khá, giỏi: Biết được vì sao phong trào Đông Du thất bại: do sự cấu kết của thực dân Pháp với chính phủ Nhật.
II. Đồ dùng dạy học
 GV :- Bản đồ thế giới
 - Tư liệu về Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
 HS : SGK lịch sử - địa lí lớp 5
III. Các hoạt động dạy và học. 
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Từ cuối thế kỉ XIX ở VN xuất hiện những ngành kinh tế nào?
- Những thay đổi về KT đã tạo ra những giai cấp, tầng lớp mới nào trong XH VN?
- GV nhận xét ghi điểm.
 3. Bài mới 
 * Giới thiệu bài: Phan bội Châu và phong trào Đông Du.
*HĐ 1: Tiểu sử Phan Bội Châu
- HS làm việc theo nhóm 
 Em hãy nêu những nét chính về tiểu sử của Phan Bội châu?
*HĐ2: Sơ lược về phong trào Đông Du.
- HS thảo luận nhóm, đọc SGK 
+ Phong trào Đông Du diễn ra khi nào?Ai là người lãnh đạo? mục đích của phong trào là gì?
+ Nhân dân đã làm gì để hưởng ứng phong trào ?
Kết quả phong trào và ý nghĩa của phong trào này là gì?
GV KL: Nêu bài học
4. Củng cố dặn dò 
Nêu ý nghĩa của phong trào Đông Du?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà tìm hiểu quê hương của nguyễn Tất Thành.
1'
5'
1'
10'
16'
 3'
- 2 HS lần lượt trả lời các câu hỏi GV đưa ra
- HS nghe và nhắc lại đầu bài
- HS thảo luận nhóm 4
+ Phan Bội Châu sinh năm 1867. Trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An ...
- HS thảo luận nhóm 2
+ Phong trào Đông Du được khởi xướng năm 1905 do Phan Bội Châu lãnh đạo. Mục đích của phong trào này là đào tạo những người yêu nước...
+ Phong trào vận động được nhiều người sang Nhật học. Để có tiền ăn học, họ phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày, rửa bát trong các ...
+ Phong trào phát triển làm cho TDP hết sức lo ngại, năm 1908 TDP cấu kết với Nhật chống phá phong trào...
Tuy thất bại nhưng phong trào đã tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
5-7 HS đọc nội dung bài học trong SGK
Ngày soạn:02/10/2012	 Ngày dạy: Thứ 6/05/10/2012
TIẾT 1: ÂM NHẠC
(GV chuyên dạy)
-----------------------------------------o0o----------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN
MI-LI-MÉT VUÔNG, BẢNG ĐƠN VỊ ĐO DIỆN TÍCH
I.Mục tiêu
 - Biết tên gọi, kí hiệu, độ lớn của mi-li-mét vuông, biết quan hệ giữa mi-li- mét vuông và xăng- ti-mét vuông.
 - Biết tên gọi, kí hiệu và biết mối quan hệ của các đơn vị đo diện tích trong bảng đơn vị đo diện tích.
 - Bài tập cần làm: Bài 1; bài 2a (cột 1).
II. Đồ dùng – dạy học
 GV:Hình vẽ biểu diễn hình vuông có cạnh dài 1cm như trong phần a.SGK.
 Bảng kẻ sẵn các cột như phần b) SGK.
 HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ
- Chữa BT 4 (tr.25)
3. Dạy – học bài mới 
*Giới thiệu bài (Ghi đầu bài)
a. Giới thiệu đơn vị đo diện tích mi-li-mét vuông.
* Hình thành biểu tượng về mi-li-mét vuông
- Hãy nêu các đơn vị đo diện tích đã học.
- GV giới thiệu.
- GV treo hình vuông minh hoạ như SGK, chỉ cho HS thấy hình vuông có cạnh 1mm. Sau đó yêu cầu: hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- Dựa vào các đơn vị đo đã học, em hãy cho biết mi-li-mét vuông là gì ?
- Dựa vào các ký hiệu của các đơn vị đo diện tích đã học, em hãy nêu cách ký hiệu của mi-li-mét vuông.
b. Mỗi quan hệ giữa mi-li-mét vuông và xăng-ti-mét vuông
- GV yêu cầu HS quan sát tiếp hình minh hoạ, sau đó yêu cầu HS tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm.
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp bao nhiêu lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm ?
- Vậy 1cm2 bằng bao nhiêu mm2?
- Vậy 1mm2 bằng bao nhiêu phần của cm2?
c. Bảng đơn vị đo diện tích
- GV treo bảng phụ có kẻ sẵn các cột.
- GV nêu y/c : Em hãy nêu các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn.
- GV thống nhất thứ tự các đơn vị đo diện tích từ bé đến lớn với cả lớp, sau đó viết vào bảng đơn vị đo diện tích.
- 1 mét vuông bằng bao nhiêu đề-xi-mét vuông ?
- 1 mét vuông bằng mấy phần đề-ca-mét vuông ?
- GV viết vào cột mét :
1m2 = 100dm2 = dam2
- GV yêu cầu HS làm tương tự với các cột khác.
- GV kiểm tra bảng đơn vị đo diện tích của HS trên bảng lớp, sau đó hỏi :
+ Mỗi đơn vị dịên tích gấp bao nhiêu lần đơn vị bé hơn tiếp liền nó ?
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng bao nhiêu phần đơn vị lớn hơn tiếp liền nó ?
- Vậy hai đơn vị đo diện tích liền nhau thì hơn, kém nhau bao nhiêu lần ?
d.Luyện tập – thực hành
Bài 1
a) GV viết các số đo diện tích lên bảng, chỉ số đo bất kỳ cho HS đọc.
b) GV đọc các số đo diện tích cho HS viết, yêu cầu viết đúng với thứ tự đọc của GV.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hướng dẫn HS thực hiện 2 phép biến đổi để làm mẫu.
+ Đổi từ đơn vị lớn ra đơn vị bé :
7hm2 =.. m2
7 hm2 = 70 000 m2
+ Đổi từ đơn vị bé ra đơn vị lớn :
90 000m2 = ...hm2
90 0000m2 = 9hm2.
- GV yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài.
-GVchữa bài của HS trên bảng lớp, sau đó nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3 (HS làm ở nhà)
- GV yêu cầu HS tự làm bài ở nhà.
4. Củng cố – dặn dò 
 GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập HD luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
 5'
5'
 5'
11'
12'
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi và nhận xét.
- HS nghe.
- cm2, dm2, m2, dam2, hm2, km2.
- HS nghe GV giới thiệu.
- HS tính và nêu : diện tích của hình vuông có cạnh là 1mm là:
1mm 1mm = 1mm2
 - Mi-li-mét vuông là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS nêu : mm2
- HS tính và nêu :
1cm 1cm = 1cm2
- Diện tích của hình vuông có cạnh dài 1cm gấp 100 lần diện tích của hình vuông có cạnh dài 1mm.
- HS : 1cm2 = 100mm2.
- 1mm2 = cm2
- 1 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và bổ xung ý kiến.
- HS đọc lại các đơn vị đo diện tích theo đúng thứ tự.
- HS nêu : 1m2 = 100dm2
- HS nêu : 1m2= dam2
- 1 HS lên bảng điền tiếp các thông tin để hoàn thành bảng đơn vị đo diện tích.
Các HS khác làm vào vở.
+ HS : Mỗi đơn vị diện tích gấp 100 lần đơn vị hơn tiếp liền nó.
+ Mỗi đơn vị đo diện tích bằng đơn vị lớn hơn tiếp liền nó.
- Hai đơn vị đo diện tích tiếp liền nhau thì hơn, kém nhau 100 lần.
- HS đọc số đo trên bảng.
HS viết: 165mm2; 2310 mm2.
- HS làm bài theo HD của GV
-HS đọc đề bài, làm bài và chữa bài :
5cm2 = 500mm2; 12km2 = 1200hm2
1hm2 = 10000m2; 7hm2 = 70000m2
1mm2 = cm2; 34dm2 = m2
1dm2 = m2; 29mm2 = cm2 
8mm2 = cm2; 7dm2 = m2
TIẾT 3: THỂ DỤC
GV dự trữ dạy
----------------------------------------o0o---------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
I. Mục tiêu
 Biết rút kinh nghiệm khi viết bài văn tả cảnh (về bố cục, dùng từ, đặt câu); nhận biết được lỗi trong bài văn và tự sửa lỗi).
 II. Đồ dùng dạy học
 GV - Bảng lớp ghi các đề bài của tiết tả cảnh cuối tuần 4; một số lỗi điển hình về chính tả, dùng từ, đặt câu cần chữa chung trước lớp 
 - Phấn màu.
 HS : VBTTV5/1
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1. ÔĐTC
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV chấm bảng thống kê
- Nhận xét 
 3. Dạy bài mới 
 a. Giới thiệu bài
- GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học
 b. Nhận xét chung và hướng dẫn HS chữa một số lỗi điển hình.
 *Nhận xét chung
+ Ưu điểm: 
- HS đã hiểu đề, viết đúng y/c.
- Xác định đúng yêu cầu của đề,
- Diễn đạt câu ý rõ ràng 
- Có sáng tạo khi làm bài
- Lỗi chính tả có tiến bộ
+ GV nêu một số bài văn đúng yêu cầu và sinh động giàu tình cảm
+ Nhược điểm:
 GV nêu một số lỗi điển hình về ý, về dùng từ, đặt câu, cách trình bày...
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến 
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm cách sửa
- Trả bài cho HS
 *. Hướng dẫn chữa bài
- Yêu cầu HS tự chữa bài của mình bằng cách trao đổi với bạn 
- GV theo dõi giúp đỡ
a,Học tập những đoạn văn hay, bài văn tốt 
- GV gọi HS đọc đoạn văn hay 
GV hỏi HS tìm ra cách dùng từ, diễn đạt hoặc ý hay.
 b.Viết lại đoạn văn 
- GV gợi ý viết lại đoạn văn khi:
+ Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả 
+ Đoạn văn lủng củng diễn đạt chưa rõ ý
- Gọi HS đọc đoạn văn đã viết lại
- GV nhận xét
 4. Củng cố dặn dò 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS về viết lại bài chưa đạt , quan sát một cảnh sông nước, biển, suối....ghi những đặc điểm của cảnh đó để chuẩn bị cho bài sau.
1'
5'
1'
 5'
20'
5'
- 3 HS nộp bài chấm
- HS nghe
HS nghe
- 2 HS 1 nhóm trao đổi để cùng chữa bài
- HS xem lại bài của mình.
- HS chữa bài
- HS đọc 
- HS trả lời 
- HS viết 
- HS đọc bài đã viết lại
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 5
I. Mục tiêu:
	Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực,rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
	Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 5.
II. Nội dung sinh hoạt 
1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 5
	a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
	b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Dung, Hòa, Hiền, Trang...	
 -Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Thảo, Thu .....
	c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gon gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa nghiêm túc
	- Đã tiến hành lao động làm nhà vệ sinh khu trường song chưa hoàn thành.
	2. Kế hoạch tuần sau
	- Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc chưa làm song, duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 5.doc