Toán.
Luyện tập chung.
I/ Mục tiêu.
Biết
- Mối quan hệ giữa 1 và ; và ; giữa và .
- Giải bài toán có liên quan đến tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số. Giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng.
- Giáo dục ý thức tự giác trong học tập.
II/ Đồ dùng dạy học.
- Giáo viên: nội dung bài , bảng phụ, bút dạ.
- Học sinh: sách, vở, nháp
TUầN 7 Ngày soạn : 29 /9 /2011. Buổi sáng Thứ hai, ngày 3 tháng 10 năm 2011 Chào cờ. Tập trung dưới cờ. ---------------------------------------------- Toán. Luyện tập chung. I/ Mục tiêu. Biết - Mối quan hệ giữa 1 và ; và ; giữa và . - Giải bài toán có liên quan đến tìm một thành phần chưa biết của phép tính với phân số. Giải bài toán có liên quan đến tìm số trung bình cộng. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nội dung bài , bảng phụ, bút dạ. - Học sinh: sách, vở, nháp III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu. A/ Kiểm tra bài cũ.(3’) Mời HS làm bài tập 2 c,d ( T31 ). - 2 HS làm bảng lớp – lớp làm nháp – HS nhận xét . B/ Bài mới.(32’). 1- Giới thiệu bài. 2-Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: Hướng dẫn làm cá nhân- 1 em đọc yêu cầu bài tập. - HS tự làm bài rồi chữa. - Gọi nhận xét, bổ sung. GV củng cố cách làm . * Củng cố mối quan hệ giữa 1 và ; và ; giữa và . Bài 2: - Đọc đề bài – nêu yêu cầu . - HS làm bài cá nhân vào vở + 4 HS yếu làm bảng phụ. - GV đi giúp đỡ HS yếu dưới lớp.- Gọi HS chữa bài – GV nhận xét, * Củng cố cách tìm thành phần chưa biết của phép tínhvới phân số. Bài 3: - 1 em đọc đề bài, nêu yêu cầu , dạng toán , tóm tắt, nêu cách giải HS làm cá nhân .1 HS TB làm bảng phụ. GV đi hướng dẫn HS còn lúng túng. Mời HS chữa bài. *Củng cố cách giải bài toán có lời văn liên quan đến số trung bình cộng. Bài 4 : - 1 em đọc đề bài, nêu yêu cầu , dạng toán , tóm tắt, nêu cách giải HD làm vở + 1HS khá làm bảng phụ . GV đi quan sát giúp HS lúng túng. - Chấm chữa 1 số bài , nhận xét. * Củng cố cách giải bài toán có lời văn. 3)Củng cố - dặn dò. -Tóm tắt nội dung bài- Nhắc chuẩn bị giờ sau Tập đọc Những người bạn tốt I. Muc tiêu: - Đọc đúng , lưu loát , trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp. - Hiểu các từ trong bài và ý nghĩa của câu chuyện : Khen ngợi sự thông minh, tình cảm gắn bó đáng quý của loài cá heo với con người. - Giáo dục: HS biết yêu quí các loài vật trong thiên nhiên. II. Đồ dùng dạy học : GV : Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Truyện, tranh, ảnh về cá heo. HS : SGK. III. Các hoạt động dạy học : A- Kiểm tra bài cũ (3’): - GV gọi HS kể lại câu chuyện Tác phẩm của Si-le và tên phát xít và trả lời các câu hỏi trong SGK. - GV đánh giá cho điểm. B– Dạy bài mới (32’) : 1. Giới thiệu bài :GV giới thiệu chủ điểm, tên bài học và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện đọc : - Gọi 1 HS đọc toàn bài. HS tự chia đoạn, GV chốt lại. - Cho HS luyện đọc nối tiếp nhau 3 lượt 4 đoạn truyện- Mỗi lượt 4 HS đọc. - GV kết hợp cho HS quan sát tranh; phát âm từ dễ đọc sai :A-ri-ôn, Xi-xin, boong tàu, và giải nghĩa các từ ở mục Chú giải. - GV đọc mẫu. 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài: - Yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi: -HS đọc thành tiếng, đọc thầm và trả lời câu hỏi. + Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển ?(HS yếu) + Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời ? (HS TB) + Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào ? (HS khá, giỏi) + Em có suy nghĩ gì về cách đối xử của đám thủy thủ và của đàn cá heo đối với nghệ sĩ A-ri-ôn ? + Ngoài câu chuyện trên, em còn biết thêm những câu chuyện thú vị nào về cá heo ? - GV chốt sau mỗi ý trả lời của HS. 4. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm : - GV mời 4 HS nối tiếp nhau đọc lại câu chuyện. - GV hướng dẫn HS nêu giọng đọc của bài. - Tổ chức cho HS luyện và thi đọc diễn cảm đoạn 2 : + nhấn mạnh : đã nhầm, đàn cá heo, say sa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, không tin. + nghỉ hơi sau : nhưng, trở về đất liền 5- Củng cố, dặn dò: - Mời 1 HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét giờ học – dặn dò. Chính tả (Nghe - viết ) Dòng kinh quê hương I. Mục tiêu: - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng một đoạn trong bài Dòng kinh quê hương. - Làm đúng các bài tập chính tả luyện đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia. - Rèn kĩ năng viết đúng, đều, sạch, đẹp. - Giáo dục: HS có ý thức viết cẩn thận, giữ vở sạch sẽ. * Giáo dục tình cảm yêu quý vẻ đẹp của dòng kinh quê hơng, có ý thức bảo vệ môi trờng xung quanh . II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, bút dạ. HS : SGK , vở, bút . III. Các hoạt động dạy học : A . Kiểm tra bài cũ (3’) : - 2 HS lên bảng, cả lớp viết vào nháp các tiếng lưa, thưa, mưa, tưởng, tươi,và giải thích quy tắc đánh dấu thanh trên các tiếng có nguyên âm đôi ưa, ươ. - GV nhận xét bài viết trước. B– Dạy bài mới (32’): 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS nghe – viết : a / Tìm hiểu bài viết : - GV đọc bài chính tả 1 lượt và gọi 1 HS đọc lại. - Yêu cầu HS đọc thầm và trả lời các câu hỏi : Đoạn văn cho em biết điều gì ? b / Luyện viết : - HS viết ra nháp. 3 HS lên bảng viết. - GV đọc cho HS viết các từ dễ viết sai :mái xuồng, giã bàng, ngưng lại, lảnh lót, niềm vui, miền Nam, vút lên - HS nhận xét - GV sửa lỗi sai (nếu có) - GV kết hợp phân tích, phân biệt một số tiếng : lảnh lót, niềm vui, miền Nam, vút lên. *Quê em có dòng kênh không ? Đó là con kinh nào?Em sẽ làm gì để bảo vệ vẻ đẹp của dòng kinh đó? c / Viết bài chính tả : - Yêu cầu HS gấp SGK rồi đọc cho HS viết. - GV quan sát và uốn nắn tư thế ngồi viết cho HS. - GV đọc cho HS soát lỗi 2 lần - HS soát cá nhân và kiểm tra chéo vở theo nhóm 2. - GV chấm và nhận xét 16 bài. 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả : Bài 2 : - Gọi HS đọc yêu cầu của bài. - GV nhắc : vần đó thích hợp với cả 3 chỗ chấm. - Yêu cầu trao đổi nhóm 2 để tìm vần và nhận xét cách viết dấu thanh của các tiếng chứa vần đó. - Gọi đại diện các nhóm chữa bài. Bài 3 : - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài. - Yêu cầu HS làm bài vào nháp +2HS làm bảng phụ. - GV chữa bài trên bảng phụ . - Giúp HS hiểu nghĩa và HTL các thành ngữ. * HS yếu viết đúng, làm Bài : 2 ,3a. * HS khá , giỏi viết đúng đẹp, làm bài tập : 2, 3a,b,c. 4- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò : ghi nhớ quy tắc đánh dấu thanh đã học. .. Kể chuyện Cây cỏ nước Nam I/ Mục tiêu: - Rèn kỹ năng nói: - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ trong SGK, kể được từng đoạn và toàn bộ câu truyện; Giọng kể tự nhiên, phối hợp lời kể với cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên. - Hiểu truyện, biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu truyện: Khuyên mọi người yêu quý thiên nhiên; Hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ, lá cây. - Rèn kỹ năng nghe: - Chăm chú nghe thầy, cô KC, nhớ truyện. -Theo dõi bạn kể truyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp lời bạn. - Giáo dục HS có ý thúc yêu quý thiên nhiên. II/ Đồ dùng dạy học. - Tranh minh hoạ trong truyện kể SGK, phóng to tranh. - ảnh hoặc vật thật- Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam. III/ Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ(3’): Một HS kể lại câu chuyện Được chứng kiến hoặc tham gia B-Bài mới(32’): 1-Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay cô sẽ kể một câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh. Ông sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành, đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc để trị bệnh cứu người. 2-GV kể chuyện: -GV kể lần 1, kể chậm rãi, từ tốn. -GV kể lần 2, Kết hợp chỉ 6 tranh minh hoạ.-GV viết lên bảng tên một số cây thuốc quí và giúp HS hiểu những từ ngữ khó ( trưởng tràng, dược sơn ) 3-Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -Mời 3 HS nối tiếp đọc 3 yêu cầu trong SGK. -Cho HS kể chuyện trong nhóm 2 ( HS thay đổi nhau mỗi em kể một tranh, sau đó đổi lại ) -Cho HS thi kể từng đoạn chuyện theo tranh trước lớp. Nội dung chính của từng tranh: +Tranh1: Tuệ Tĩnh giảng giải cho học trò về cây cỏ nước Nam. +Tranh 2: Quân dân nhà Trần tập luyện chuẩn bị chống quân Nguyên. +Tranh 3: Nhà Nguyên cấm bán thuốc men cho quân ta. +Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho nước ta. +Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. +Tranh 6: Tuệ Tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam. -HS thi kể chuyện và trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.(HS yếu kể một đoạn của truyện) -Các HS khác nhận xét, bổ sung.-GV nhận xét, đánh giá. -Cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. -Cả lớp và GV nhận xét đánh giá, GV cho điểm những HS kể tốt. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học, nhắc nhở HS phải biết yêu quí những cây cỏ xung quanh. Ngày soạn : 2 / 10 /2011. Buổi sáng : Thứ ba, ngày 4 tháng 10 năm 2011 Âm nhạc GV chuyên dạy Toán Khái niệm số thập phân. I/ Mục tiêu. Giúp HS: - Củng cố khái niệm ban đầu về số thập phân, đọc , viết số thập phân. - Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên dưới dạng số thập phân. - Giáo dục ý thức tự giác trong học tập. II/ Đồ dùng dạy học. - Giáo viên: nội dung bài, bảng phụ kẻ sẵn ví dụ a,b. - Học sinh: sách, vở, nháp. .III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu A/ Kiểm tra bài cũ(3’). Mời HS làm bài tập 2a,b ( T32 ) - 2 HS làm bảng lớp – lớp làm vở – HS chữa bài. GV KL cho điểm . B/ Bài mới(32’). 1) Giới thiệu bài: Nêu MTYC tiết dạy. 2) Giới thiệu khái niệm ban đầu về số thập phân. GV gắn bảng phụ chép sẵn- yêu cầu HS quan sát. GV hướng dẫn HS tự nêu nhận xét từng hàng ở trong bảng ở phần a , chẳng hạn : - Có 0 m 1dm tức là có 1 dm ; viết lên bảng : 1 dm = m GV giới thiệu 1 dm hay còn được viết là 0,1 - Tương tự với 0,01 m và0,001 m. GV giúp HS nêu: các phân số thập phân , , được viết thành 0, 1 ; 0,01 ; 0,001. GV giới thiệu các số : 0,1; 0,01 ; 0,001 là số thập phân . -Hướng dẫn học sinh viết, đọc số thập phân. c, Làm tương tự phần a. - Hướng dẫn HS viết đọc số thập phân 3)Luyện tập. Bài 1 (HS yếu): Hướng dẫn nêu miệng. *Củng cố cách đọc các số thập phân. Bài 2 (HS yếu, TB): HS đọc yêu cầu. - Hướng dẫn làm vở và bảng phụ bảng. + Chữa, nhận xét. *Củng cố cách viết số thập phân. Bài 3: Hướng dẫn làm nhóm đôi - Gọi các nhóm chữa bảng. *HS yếu làm bài : 1,2. * HS khá ,giỏi làm bài : 1,2,3. 3)Củng cố - dặn dò. -Tóm tắt nội dung bài. - Làm bài còn lại - Nhắc chuẩn bị giờ sau. .. Khoa học Phòng bệnh sốt xuất huyết I. Mục tiêu: Giúp HS : - Nêu được tác nhân, đường lây truyền của bệnh sốt xuất huyết. - Nhận ra sự nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. - Biết được tác hại của muỗi vằn và nêu được cách tiêu diệt muỗi, tránh bị muỗi đốt. - Có ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, tuyên truyền và vận động mọi người cùng ngăn chặn không cho muỗi sinh sản và đốt người. * Giáo dục HS thường xuyên có ý ... hân thể sạch sẽ , dọn vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ ,thoáng đãng tránh để muỗi sinh sản và phát triển. II. Đồ dùng dạy học : GV : Hình trang 30, 31 SGK. HS : SGK III. Các hoạt động dạy học : A- Kiểm tra bài cũ(3’) : - Gọi HS trả lời: + Nêu tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết ? + Bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào ? + Hãy nêu các cách đề phòng bệnh sốt xuất huyết ? - GV nhận xét, cho điểm. B – Bài mới (32’): 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu và ghi tên bài. 2. Hướng dẫn tìm hiểu bài : a)Tác nhân gây bệnh, con đường lây truyền và sự nguy hiểm của bệnh viêm não: - Tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” : + GV chia nhóm HS và hướng dẫn cách chơi: Các bạn trong nhóm cùng nhau đọc các câu hỏi và câu trả lời, sau đó ghép đôi câu hỏi với câu trả lời tương ứng và ghi kết quả vào 1 tờ giấy. + Cho các nhóm lên bảng ghi đáp án của mình. + Cho HS chọn đáp án đúng nhất. + GV tuyên dương, khen nhóm thắng cuộc. - Yêu cầu HS trả lời theo ghi nhớ của mình các câu hỏi: + Tác nhân gây ra bệnh viêm não là gì ? ( HS yếu) + Lứa tuổi nào thường mắc bệnh viêm não nhiều nhất ? (HS TB) + Bệnh viêm não lây truyền như thế nào ? (HS khá, giỏi) + Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ? b)Những việc nên làm để phòng bệnhviêm não: - Yêu cầu HS quan sát hình 1, 2, 3, 4 tr 30, 31 và trả lời: + Chỉ và nói về nội dung của từng hình. ( HS yếu) + Hãy giải thích tác dụng của việc làm trong từng hình đối với việc phòng tránh bệnh viêm não.( HS khá, giỏi) - Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 để trả lời câu hỏi: Chúng ta có thể làm gì để phòng bệnh viêm não ? +Em phải làm gì để muỗi không sinh sản và phát triển ? 3- Củng cố, dặn dò: - Hỏi: Bệnh viêm não nguy hiểm như thế nào ? Chúng ta phải làm gì để phòng bệnh viêm não? - Nhận xét giờ học. - Dặn dò: Học thuộc mục Bạn cần biết và thực hiện bài học, sưu tầm thông tin, hình ảnh về bệnh viêm gan A. .. Giáo dục ngoài giờ lên lớp Tìm hiểu, ôn lại những truyền thống tốt đẹp của nhà trường. Tổng phụ trách dạy .. Ngoại ngữ GV chuyên dạy Ngày soạn :5/10/2011 Buổi sáng Thứ sáu, ngày 7 tháng 10 năm 2011 Thể dục. Đội hình đội ngũ – Trò chơi: Trao tín gậy. I/ Mục tiêu. - Ôn đội hình đội ngũ: Tập hợp hàng ngang , dóng hàng , điểm số, đi đều vòng phải , vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp . - Yêu cầu tập hợp nhanh ,trật tự, quay đúng đẹp , đi đều đúng kĩ thuật . - Trò chơi “ Trao tín gậy ” Nắm được cách chơi, nội quy chơi, hứng thú trong khi chơi. - Giáo dục lòng ham thích thể dục thể thao II/ Địa điểm, phương tiện. - Địa điểm: Trên sân trường, vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn. - Phương tiện: còi,dụng cụ trò chơi, dép quai hậu. III/ Nội dung và phương pháp lên lớp. Nội dung. TG Phơng pháp 1/ Phần mở đầu. - Phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu giờ học. 2/ Phần cơ bản. a/ Ôn đội hình, đội ngũ. - GV làm mẫu các động tác sau đó cho cán sự lớp chỉ huy các bạn tập luyện đồng loạt cả lớp – GV quan sát uốn nắn . - GV phân 3 tổ tập luyện – GV đến từng tổ sửa sai, uốn nắn . - Từng nhóm tập trình diễn. - GV đánh giá kết quả tập luyện của các tổ. b/ Trò chơi: “Trao tín gậy”. - Nêu tên trò chơi, HD luật chơi, cách chơi , tổ chức điều khiển cuộc Tổng kết đánh giá cuộc chơi . 3/ Phần kết thúc. - HD học sinh hệ thống bài. - Nhận xét, đánh giá giờ học. 5 – 7’ 18 - 22’ 4 - 6’ * Tập hợp, điểm số, báo cáo sĩ số. - Khởi động các khớp. - Chạy tại chỗ. - Chơi trò chơi khởi động. “ Kết bạn * Lớp trởng cho cả lớp ôn lại các động tác về đội hình đội ngũ ( tập hợp hàng ngang , cách chào, điểm số, báo cáo, quay, đi đều, cách đổi chân khi sai nhịp) - Chia nhóm tập luyện – tổ trưởng điều khiển. - Các nhóm báo cáo kết quả. - Nhận xét, đánh giá giữa các nhóm. * Nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi. - Chơi thử 1-2 lần. - Các đội chơi chính thức (có hình thức phạt các đội thua) * Thả lỏng, hồi tĩnh. - Nêu lại nội dung giờ học. .. Toán Luyện tập I/ Mục tiêu: Giúp HS: Biết cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với số đo thích hợp. Rèn kĩ năng giải toán đúng, nhanh. Giáo dục lòng ham học bộ môn. II/ Các hoạt động dạy học chủ yếu: A-Kiểm tra bài cũ (3’): 2HS: Nêu cách đọc và cách viết số thập phân? GV nhận xét cho điểm. B-Bài mới (32’): 1-Giới thiệu bài: 2-Luyện tập: Bài 1: a) GV hướng dẫn HS chuyển một phân số (thập phân) có tử số lớn hơn mẫu số. Chẳng hạn, để chuyển 162 10 thành hỗn số ,GV có thể hướng dẫn HS làm theo 2 bước: 10 * Lấy tử chia cho mẫu số. 16 * Thương tìm được là phần 2 nguyên ( của hỗn số); Viết phần nguyên kèm theo một phân số có tử số là số dư, mẫu số là số chia. b) Khi đã có các hỗn số, GV cho HS nhớ lại cách viết hỗn số thành số thập phân. -Cho HS tự chuyển các hỗn số mới tìm được thành số thập phân. Bài 2: -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -GV hướng dẫn HS tự chuyển các phân số thập phân. ( Như bài 1) -Cho HS làm vào vở,3 HS yếu làm bảng phụ. - HS khá, giỏi nhận xét.Chữa bài. * Củng cố cách chuyển một phân số thập phân thành hỗn số rồi thành số thập phân. *Bài 3: (HS khá, giỏi) -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Cho HS trao đổi nhóm 2 phân tích mẫu. -Cho HS làm vào bảng phụ. -GV nhận xét. * Củng cố về chuyển số đo viết dưới dạng số thập phân thành số đo viết dưới dạng số tự nhiên với số đo thích hợp. 3. Củng cố dặn dò GV nhận xét giờ học Luyện từ và câu Luyện tập về từ nhiều nghĩa I. Mục tiêu: - Xác định được nghĩa gốc , nghĩa chuyển của một số từ nhiều nghĩa được dùng trong câu . - Biết đặt câu phân biệt được các nghĩa của từ nhiều nghĩa là động từ. - Giáo dục: HS yêu quý và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. II. Đồ dùng dạy học : GV : Bảng phụ, bút dạ. HS : SGK , vở , nháp . III. Các hoạt động dạy học : A – Kiểm tra bài cũ (3’): - Gọi 3 HS lên bảng tìm nghĩa chuyển của các từ : lưỡi, miệng, cổ. - Gọi HS dưới lớp trả lời câu hỏi : Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ. - GV đánh giá cho điểm. B– Dạy bài mới : 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS làm bài tập : Bài 1 : (HS yếu) - Gọi 1 HS đọc toàn bộ nội dung bài. - Yêu cầu HS đọc thầm lại 2 cột, suy nghĩ và dùng bút chì nối vào SGK. - GV chữa bài, kết luận lời giải đúng (1 – d ; 2 – c ; 3 – a ; 4 – b) *Củng cố về từ nhiều nghĩa. Bài 2 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài. - Gọi HS đọc nét nghĩa của từ chạy được nêu trong bài 2. - Yêu cầu HS trao đổi nhóm 2 thực hiện yêu cầu của bài. - Gọi đại diện các nhóm trình bày lựa chọn của mình và giải thích vì sao lại chọn như vậy. - GV chốt lời giải đúng : b) sự vận động nhanh Bài 3: ( HS khá giỏi) - Gọi 1 HS đọc nội dung bài - Yêu cầu HS tự làm bài tập rồi phát biểu ý kiến. - GV cùng cả lớp nhận xét và chốt lồi giải đúng : từ ăn trong câu văn c đợc dùng với nghĩa gốc (ăn cơm). - Hỏi : Nghĩa gốc của từ ăn là gì ? - GV củng cố về nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa. Bài 4 : - Gọi 1 HS đọc nội dung bài - Yêu cầu HS làm bài vào vở, 4 HS làm bài bảng phụ . - GV chữa bài trên bảng rồi gọi HS dưới lớp đọc câu văn mình đặt. - GV cùng cả lớp nhận xét và sửa lỗi dùng từ, diễn đạt. * HS yếu làm bài : 1; 2; 4a. * HS khá , giỏi làm bài : 1; 2; 3; 4 a.b. ( Biết giải nghĩa từ ăn ở bài tập 3 ) . 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò : Về nhà tìm thêm một số từ nhiều nghĩa khác. Tập làm văn Luyện tập tả cảnh I. Mục tiêu : - HS biết chuyển một phần của dàn ý thành đoạn văn miêu tả cảnh sông nước, thể hiện rõ đối tượng miêu tả, trình tự miêu tả, nét nổi bật của cảnh, cảm xúc của người tả. 3. Giáo dục: HS yêu những cảnh vật xung quanh mình. II. Đồ dùng dạy học : GV : Một số đoạn văn, bài văn hay tả cảnh sông nước. HS : Dàn ý tả cảnh sông nước của từng HS. III. Các hoạt động dạy học : A– Kiểm tra bài cũ :(3’) - Gọi HS nói vai trò của câu mở đoạn trong mỗi đoạn và trong bài văn, đọc câu mở đoạn của em trong BT3 tiết trước. - 2 HS trả lời. Lớp nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. B– Dạy bài mới :(32’) 1. Giới thiệu bài : GV giới thiệu bài và ghi đầu bài. 2. Hướng dẫn HS luyện tập : - Kiểm tra dàn ý bài văn tả cảnh sông nước của HS. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn HS tìm hiểu đề bài : + Đề bài yêu cầu làm gì ? + Có thể chọn viết đoạn văn nào trong bài văn tả cảnh sông nước ? - HS trả lời. - GV lưu ý HS nên chọn một phần tiêu biểu của thân bài để viết một đoạn văn. - Gọi HS đọc phần gợi ý làm bài. - HS đọc - GV nhấn mạnh lại 5 việc cần làm. - Yêu cầu HS chọn phần chuyển thành đoạn văn hoàn chỉnh và làm bài vào vở, 2 HS viết vào bảng nhóm. GV đi giúp đỡ HS yếu. - GV chữa bài trên 2 bảng nhóm. - Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn của mình. - GV cùng cả lớp nhận xét . -GV chấm điểm một số đoạn văn. - Yêu cầu cả lớp bình chọn người viết đoạn văn tả cảnh sông nước hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo. - Yêu cầu HS sửa dàn ý của mình. 3- Củng cố, dặn dò: - Nhận xét giờ học - Dặn dò: Về nhà quan sát và ghi lại những điều quan sát được về một cảnh đẹp ở địa phương. . Hoạt động tập thể Kiểm điểm tuần 7. I/ Mục tiêu. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong 7. 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần 8. 3/ Giáo dục ý thức chấp hành nội quy trường lớp. II/ Chuẩn bị. - Giáo viên: nội dung buổi sinh hoạt. - Học sinh: ý kiến phát biểu; sổ theo dõi của các tổ. III/ Tiến trình sinh hoạt. 1/ Đánh giá các hoạt động của lớp trong tuần qua. ( 25’ ) a/ Các tổ thảo luận, kiểm điểm ý thức chấp hành nội quy của các thành viên trong tổ. Tổ trưởng tập hợp, báo cáo kết quả kiểm điểm. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá chung các hoạt động của lớp. Báo cáo giáo viên về kết quả đạt được trong tuần qua. Đánh giá xếp loại các tổ. Giáo viên nhận xét đánh giá chung các mặt hoạt động của lớp . Về học tập: một số em đã tiến bộ về chữ viết,giữ gìn sách vở sạch sẽ như : Hưng, Quyền, Viên. Về đạo đức:Ngoan lễ phép. Về duy trì nề nếp Tám đi học muộn, vệ sinh, múa hát, tập thể dục giữa giờ Thực hiện đầy đủ. Về các hoạt động khác. Tuyên dương, khen thưởng: Đặng Vân,Phan Vân, Trang Phê bình: Tám 2/ Đề ra nội dung phương hướng, nhiệm vụ trong tuần tới.( 8’ ) Phát huy những ưu điểm, thành tích đã đạt được. Khắc phục khó khăn, duy trì tốt nề nếp lớp. Phát động thu quỹ kế hoạch nhỏ học kì I: 10.000 đồng/1 HS 3/ Củng cố - dặn dò: ( 2’ ) Nêu các việc cần làm ngay - Nhận xét chung
Tài liệu đính kèm: