Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 01

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 01

Thể dục:

GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH - TỔ CHỨC LỚP

ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”

 I/ Mục tiêu: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.

 - Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.

 - Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.

 II/ Chuẩn bị: - GV: 1 cái còi

 - HS: Vệ sinh sân trường

 III/ Lên lớp:

 1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút

- Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.

- Cả lớp đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát.

2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút

a/ Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5:

- Nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỷ luật.

b/ Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện:

- Khi lên lớp thể dục, áo quần phải gọn gàng.

- Khi muốn ra vào lớp phải được giáo viên cho phép.

c/ Biên chế tổ tập luyện:

- Chia lớp làm 3 tổ - bầu tổ trưởng, tổ phó

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 529Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 01", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ ba:Ngày soạn: 22/8/2009
Ngày giảng: Thứ 3 ngày 25/8/2009
Thể dục:
GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH - TỔ CHỨC LỚP 
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ - TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
	I/ Mục tiêu: - Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.
	- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dóng hàng, cách chào, báo cáo, cách xin phép ra vào lớp.
	- Biết cách chơi và tham gia được các trò chơi.
	II/ Chuẩn bị: - GV: 1 cái còi
 - HS: Vệ sinh sân trường 
	III/ Lên lớp:
	1/ Phần mở đầu: 6 - 10 phút
Tập hợp lớp, phổ biến nhiệm vụ yêu cầu giờ học.
Cả lớp đứng thành vòng tròn vỗ tay và hát.
2/ Phần cơ bản: 18 - 22 phút
a/ Giới thiệu tóm tắt chương trình thể dục lớp 5: 
Nhắc nhở HS tinh thần học tập và tính kỷ luật.
b/ Phổ biến nội quy, yêu cầu tập luyện:
Khi lên lớp thể dục, áo quần phải gọn gàng. 
Khi muốn ra vào lớp phải được giáo viên cho phép.
c/ Biên chế tổ tập luyện:
Chia lớp làm 3 tổ - bầu tổ trưởng, tổ phó
d/ Chọn cán sự lớp:
GV gợi ý - lớp quyết định.
e/ Ôn đội hình đội ngũ:
Cách chào và báo cáo; cách xin phép ra vào lớp.
GV hướng dẫn HS tập luyện.
g/ Chơi trò chơi Kết bạn:
GV nêu tên trò chơi - hướng dẫn cách chơi - chơi thử.
Lớp trưởng tổ chức chơi - GV theo dõi nhận xét.
3/ Củng cố, dặn dò:
Nhắc lại nội dung bài học 
Nhận xét giờ học
Chuẩn bị bài sau và dặn về nhà - ôn đội hình, đội ngũ./.
Toán:
ÔN TẬP: TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA PHÂN SỐ
	I/ Mục tiêu: Giúp HS biết: 
- Biết tính chất cơ bản của phân số.
- Vận dụng để rút gọn phân số và quy đồng mẫu số các phân số (trường hợp đơn giản)
- Cần làm bài tập 1,2
- Giáo dục HS có ý thức học tập.
II/ Chuẩn bị: GV: SGK - phiếu học tập.
	HS: SGK - Vở toán - Bảng con.
III/ Các hoạt động dạy- học:
A/ Bài cũ: Nhắc lại 1 số chú ý của phân số.
2 HS lên bảng làm bài tập 1,2 SGK.
GV nhận xét – ghi điểm.
B/ Bài mới: * Giới thiệu bài – ghi bảng.
1/ Ôn tập tính chất cơ bản của phân số: 
GV hướng dẫn HS thực hiện theo VD1: 
HS chọn số thích hợp để điền vào chỗ chấm.
VD: 	=> Chú ý: 2 chỗ chấm cần điền 1 số.
? Khi nhân cả tử số và mẫu số của 1 phân số với một số tự nhiên khác 0 ta được gì?(... Ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.)
VD2: 	=> 
? Khi chia cả tử số và mẫu số của một phân số cho cùng 1 số tự nhiên khác 0 ta được gì? (...ta được 1 phân số bằng phân số đã cho.)
2/ Ứng dụng tính chất cơ bản của phân số:
a) Rút gọn phân số: 
? Thế nào là rút gọn phân số? (... là tìm 1 phân số bằng phân số đã cho nhưng có tử số và mẫu số bé hơn.)
* VD: hoặc: 
? Khi rút gọn phân số ta chú ý điều gì? (...ta rút gọn đến khi phân số tối giản.)
GV: có nhiều cách để rút gọn.
b) Quy đồng mẫu số các phân số:
? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số? (... là làm cho các phân số đã cho có cùng mẫu số nhưng vẫn bằng các phân số đã cho.)
* VD1: Quy đồng mẫu số của và 	1HS lên bảng làm - lớp làm nháp
Chọn MSC là 5 x 7 = 35	ta có: ;	
* VD 2: Quy đồng mẫu số của và 	1HS lên bảng làm - lớp làm nháp
Nhận xét: 10 : 2 = 5	chọn 10 là MSC 	ta có: giữ nguyên 
	? Cách quy đồng mẫu số ở 2 VD trên có gì khác nhau?
	+ VD 1: MSC là tích mẫu số của 2 phân số 
	+ VD 2: MSC chính là mẫu số của một trong 2 phân số.
	3/ Luyện tập - thực hành:
	Bài 1: - HS nêu yêu cầu: rút gọn các phân số
- 3 HS lên bảng làm - lớp làm bảng con - Nhận xét ghi điểm
Chữa bài: ; 	 ; 	 
	Bài 2: - HS nêu yêu cầu: quy đồng mẫu số các phân số
- HS làm vở - thu chấm - chữa bài.
	a) và ;	 ; 	 
	b) và ;	 	 giữ nguyên 
	c) và 	=> ta thấy:	 24 : 6 = 4;	 24 : 8 = 3	 =>	 chọn 24 là MSC
	 ;	 
Bài 3: HS nêu yêu cầu: tìm các phân số bằng nhau trong các phân số sau:
HS thi tìm nhanh - nêu kết quả - nhận xét 
Kết quả: = 	
	4/ Củng cố - dặn dò: - HS nhắc lại tính chất cơ bản của phân số.
Xem lại bài học và làm vở bài tập
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập so sánh 2 phân số
Nhận xét giờ học./.
Luyện từ và câu:
TỪ ĐỒNG NGHĨA
	I/ Mục tiêu:
	- Bước đầu hiểu từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau; hiểu thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn, từ đồng nghĩa không hoàn toàn (nội dung ghi nhớ)
	- Tìm được từ đồng nghĩa theo yêu cầu bài tập 1, bài tập 2, ( 2 trong số 3 từ; đặt câu được với 1 cặp từ đồng nghĩa, theo mẫu BT 3).
	- HS khá, giỏi đặt câu được với 2,3 cặp từ đồng nghĩa tìm được ở BT 3.
	- Giáo dục HS biết vận dụng từ đồng nghĩa trong viết văn.
	II/ Chuẩn bị: - GV: bảng phụ + SGK
 - HS: Vở bài tập + SGK 
III/ Các hoạt động dạy - học:
A/ Ổn định: - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Giới thiệu phần luyện từ và câu lớp 5
B/ Bài mới:
Giới thiệu bài - ghi bảng
Phần nhận xét: 
Bài 1: HS nêu yêu cầu: Só sánh nghĩa của các từ in đậm trong mỗi ví dụ (SGK)
- HS nêu các từ in đậm: 	a) xây dựng, kiến thiết.
	b) vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm.
- HS nêu nghĩa của các từ in đậm 
+ giải nghĩa: tràng hạt bồ đề
GV:	a) Nghĩa của các từ này giống nhau => Cùng chỉ một hoạt động 
b) Nghĩa của các từ này giống nhau => Cùng chỉ một màu sắc
=> Những từ có nghĩa giống nhau như vậy được gọi là từ đồng nghĩa. 
Bài 2: HS nêu yêu cầu: thay những từ in đậm trong ví dụ trên. Từ nào thay thế được, từ nào thay không được, vì sao?
HS trao đổi nhóm đôi: + Đọc đoạn văn
 + Trao đổi vị trí
 + Đọc đoạn văn đã thay thế
 + So sánh ý nghĩa của từng câu
- Đại diện các nhóm trình bày - nhận xét
=> GV kết luận: - Từ: xây dựng, kiến thiết có thể thay thế được cho nhau vì nghĩa của các từ này giống nhau hoàn toàn. 
	 - Từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm không thể thay thế cho nhau vì nghĩa của chúng không giống nhau hoàn toàn.
	3) Phần ghi nhớ: 
	- Thế nào là từ đồng nghĩa?
	- Thế nào là từ đồng nghĩa hoàn toàn?
	- Thế nào là từ đồng nghĩa không hoàn toàn?
	* Ghi nhớ: SGK - HS đọc - nêu VD minh hoạ.
	 - HS đọc thuộc ghi nhớ.
	4) Luyện tập:
	Bài 1: - HS nêu yêu cầu: Xếp những từ in đậm thành từng nhóm đồng nghĩa:
	- HS đọc đoạn văn - tìm từ đồng nghĩa - GV ghi bảng
	- Hs thảo luận nhóm đôi - nêu kết quả:	+ Nước nhà - non sông
	+ Hoàn cầu - năm châu
	Bài 2: HS nêu yêu cầu: Tìm từ đồng nghĩa với mỗi từ sau
Hoạt động nhóm 4 - ghi vào sổ nhóm hoặc phiếu học tập
Đại diện nhóm nêu kết quả - nhận xét bổ sung
+ Đẹp: - đẹp đẽ - xinh xắn,...
+ To lớn: - to - lớn - to đùng,...
+ Học tập: - học hành, học hỏi,...
Bài 3: HS nêu yêu cầu: Đặt câu với cặp từ đồng nghĩa 
- HS đọc câu mẫu - GV hướng dẫn HS làm bài vào VBT - thu chấm - chữa bài.
	* VD: Chúng em rất chăm học hành. 	Ai cũng thích học hỏi điều hay từ bạn bè.
	5/ Củng cố - dặn dò: - nhắc lại ghi nhớ
Xem lại các bài tập đã làm và làm VBT
Chuẩn bị bài: Luyện tập về từ đồng nghĩa.
Nhận xét giờ học./.
Kể chuyện:
LÝ TỰ TRỌNG
	I/ Mục tiêu: - Dựa vào lời kế của GV và tranh minh hoạ, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện.
	- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.
	- Giáo dục HS lòng dũng cảm và tình yêu quê hương đất nước.
	II/ Chuẩn bị: - GV: - Tranh minh hoạ SGK + nội dung câu chuyện + bảng phụ
 - HS: - SGK + Vở ghi đầu bài
III/ Các hoạt động dạy học:
A/ Mở bài: - Giới thiệu môn học - yêu cầu của bài học
B/ Bài mới: 
Giới thiệu bài - ghi bảng
2) Kể chuyện: - GV kể chuyện lần 1 - ghi tên nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, mật thám Lơ-Grăng, luật sư. => Giải nghĩa từ
- GV kể chuyện lần 2 - Vừa kể vừa chỉ tranh minh hoạ.
- GV kể chuyện lần 3 (nếu cần)
3) Hướng dẫn HS kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện:
Bài 1: HS nếu yêu cầu: Hãy thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh
GV hướng dẫn - HS hoạt động nhóm 4 - viết vào phiếu hoặc sổ nhóm
HS trình bày nhận xét 
GV treo bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh - 1 HS đọc lại.
+ Tranh 1: Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài để học tập
+ Tranh 2: Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu.
+ Tranh 3: Trong công việc, nh Trọng rất bình tỉnh và nhanh trí.
+ Tranh 4: Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết 1 tên mật thám và bị giặc bắt.
+ Trang 5: Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lý tưởng cho cách mạng của mình.
+ Tranh 6: Ra pháp trường, Lý Tự Trọng hát vang bài Quốc tế ca.
Bài 2,3: - 1 HS đọc yêu cầu của BT 2,3.
* GV hướng dẫn:
+ Chỉ cần kể đung cốt truyện, không cần lặp lại nguyên văn lời cô kể.
+ Kể xong, cần trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. 
* Kể chuyện theo nhóm: 
+ Kể từng đoạn - đoạn 1 tranh 1; đoạn 2 tranh 2,3,4; đoạn 3 tranh 4,5.
	+ Kể toàn bộ câu chuyện. 
	4/ Kể trước lớp: HS thi kể chuyện trước lớp - từng đoạn, cả truyện. 
Nhận xét - ghi điểm - nêu câu hỏi để hỏi bạn
* VD:	- Vì sao những người coi ngục gọi anh Trọng là “Ông nhỏ”?
	- Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? 
	- Hành động nào của anh Trọng khiến bạn khâm phục nhất?
	- Lớp bình chọn bạn kể câu chuyện hay nhất
	5/ Củng cố - dặn dò:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì về con người Việt Nam?
	- Câu chuyện ca ngợi anh Lý Tự Trọng như thế nào?
	* Ý nghĩa: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang bất khuất trước kẻ thù.
	- Về nhà luyện kể câu chuyện và kể cho mọi người cùng nghe
	- Chuẩn bị bài: Kể chuyện đã nghe, đã đọc.
	- Nhận xét giờ học./.
Khoa học:
SỰ SINH SẢN
	I/ Mục tiêu: 
- Nhận biết mọi người đều do bố mẹ sinh ra và có một số đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
- Hiểu được ý nghĩa của sự sinh sản.
 	- Giáo dục HS luôn tôn trọng và yêu thương người thân.
II/ Chuẩn bị: 	GV: Tranh SGK
	HS: Trò chơi: Bé là con ai?
	III/ Các hoạt động dạy - học:
	A/ Mở bài: Giới thiệu môn học - quy định của môn học.
	B/ Bài mới: 
1)Giới thiệu bài - ghi bảng
Hoạt động 1: Trò chơi: “Bé là con ai?”
GV giới thiệu tên trò chơi - phổ biến luật chơi.
HS hoạt động nhóm 4 - Đại diện 2 nhóm trình bày - nhận xét.
+ Nhờ đâu mà các em tìm được bố mẹ cho từng em bé? 
+ Qua trò chơi, em có nhận xét gì về trẻ em và bố mẹ của chúng?
=> GV kết luận: Mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
	3) Hoạt động 2: Ý nghĩa của sự sinh sản của người.
	- Quan sát hình minh hoạ trang 4,5 SGK – HS hoạt độnh nhóm 2.
	+ Hình vẽ gia đình bạn Liên lúc đầu có mấy người, đó là những ai? 
	+ Hiện nay, gia đình bạn Liên có mấy người? 
	+ Sắp tới, gia đình bạn liên có mấy người? 
	+ Gia đình bạn Liên có mấy thế hệ? 
	+ Nhờ đâu mà có các thế hệ trong 1 gia đình?
HS từng cặp nối tiếp nhau giới thiệu - nhận xét.
4)Hoạt động 3: Liên hệ thực tế: Gia đình của em
HS tự kể về gia đình của mình theo nhóm đôi .
Đại diện một số em kể về gia đình mình trước lớp.
+ Hãy nói về ý nghĩa của sự sinh sản đối với mỗi gia đình, dòng họ?
+ Điều gì có thể xãy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
HS trả lời - nhận xét
GV chốt bài học - HS nhắc lại.
5) Củng cố dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài học
- Xem lại bài và làm VBT 
- Chuẩn bị bài: Nam hay Nữ.
- Nhận xét giờ học./.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 1 TH(1).doc