Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 10

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 10

TIẾT 2: TẬP ĐỌC

ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)

I. Mục tiêu

- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.

- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.

II. Đồ dùng dạy học

- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng

 

doc 18 trang Người đăng hang30 Lượt xem 471Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 10
Ngày soạn:3/11/2012 Ngày dạy: Thứ 2/05/11/2012
TIẾT 1: CHÀO CỜ
------------------------------------------o0o--------------------------------------------
TIẾT 2: TẬP ĐỌC
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 1)
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Lập được bảng thống kê các bài thơ đã học trong các giờ tập đọc từ tuần 1 đến tuần 9 theo mẫu trong SGK.
II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
III. Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
 1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
 2. Kiểm tra đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
 3. Bài 2
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập
 Em đã được học những chủ điểm nào?
Hãy đọc tên các bài thơ và tác giả của các bài thơ ấy ?
- Yêu cầu HS tự làm bài
- HS lên bảng làm , lớp nhận xét 
GV nhận xét kết luận lời giải đúng
1´
15´
22´
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc trong SGK theo chỉ định trong phiếu.
- HS đọc
+ VN- tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên
+ Sắc màu em yêu của Phạm Hổ
+ Bài ca về trái đất của Định Hải
+ Ê-mi-li con của Tố Hữu
+ Tiếng đàn ba- la-lai- ca trên sông Đà của Quang Huy
+ Trước cổng trời của Nguyễn Đình ánh
Chủ điểm
tên bài
Tác giả
nội dung
VN-Tổ quốc em
Sắc màu em
yêu
Phạm Đình
Ân
Em yêu tất cả những sắc màu gắn với cảnh vật con người trên đất nước VN
Cánh chim hoà bình
Bài ca về
trái đất
Định Hải
Trái đất thật đẹp, chúng ta cần giữ gìn trái đất bình yên không có chiến tranh
Ê-mi-li con
Tố Hữu
Chú Mo-ri-xơn đã tự thiêu trước bộ quốc phòng Mĩ để phản đối cuộc chiến tranh XL của Mĩ ở VN
Con người với thiên nhiên
Tiếng đàn Ba-la-lai-ca
trên sông Đà
Quang Huy
Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh cô gái Nga chơi đàn trên công trường thuỷ điện sông Đà vào một đêm trăng đẹp
Trước cổng
trời
Nguyễn Đình
Anh
Vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ của một vùng cao.
3. Củng cố dặn dò: (2´)
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ, động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học.
---------------------------------------------o0o------------------------------------------
TIẾT 3 : TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG (TRANG 48)
I. Mục tiêu
Biết : - Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
 - So sánh số đo độ dài viết dưới một số dạng khác nhau.
 - Giải bài toán liên quan đến “Rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số”.
 - Bài tập cần làm: bài 1, 2, 3, 4.
II. Đồ dùng dạy – học.
 - GV: S GV: SGK, thước ... Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
 - HS: vở, sgk, thước...
III.Các hoạt động dạy - học chủ yế
Hoạt động dạy
TL
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết học trước.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới
a, Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
b.Hướng dẫn luyện tập
Bài 1
- HS đọc yêu cầu BT và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS nhận xét 
- GV chỉ từng số thập phân vừa viết được và yêu cầu HS đọc.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả bài làm.
- GV yêu cầu HS giải thích rõ vì sao các số đo trên đều bằng 11,02km.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó gọi 1 HS đọc bài làm trước lớp rồi nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không đổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua lên một số lần thì số tiền phải trả sẽ thay đổi như thế nào ?
- Có thể dùng những cách nào để giải bài toán này ?
- GV gọi 2 HS lên bảng làm bài theo 2 cách trên.
- GV cho điểm HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
1'
5'
1'
8'
8'
7'
8'
2'
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi.
- HS nghe.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài .
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a) = 12,7 b) = 0,65 c) = 2,005 d) = 0,008
- HS chuyển các số đo về dạng số thập phân có đơn vị là ki-lô-mét và rút ra kết luận.
- 1 HS báo cáo kết quả trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
- HS giải thích :
a) 11,20 km > 11,02 km
b) 11,02 km = 11,020km
c)11km20m= 11km = 11,02km
d)11020m=1100m+20m= 11km20m
 = 11,02km
Vậy các số đo ở b,c d bằng 11,02km
- HS cả lớp làm bài vào vở. 
-1 HS đọc bài làm trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét.
a) 4m85cm = 4,85m
b) 72ha = 0,72km²
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp.
+ Bài toán cho biết mua 12 hộp đồ dùng hết 180000 đồng.
+ Mua 36 hộp đồ dùng như thế thì hết bao nhiêu tiền ?
+ Biết giá tiền của một hộp đồ dùng không dổi, khi ta gấp số hộp đồ dùng cần mua bao nhiêu lần thì số tiền phải trả sẽ gấp lên bấy nhiêu lần.
- Có thể dùng 2 cách để giải bài toán.
* Cách 1 : Rút về đơn vị
* Cách 2 : Tìm tỉ số
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
Cách 1: Bài giải
Giá tiền mỗi đồ dùng học toán là: 
180 000 : 12 = 15 000 (đồng)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là: 15 000 36 = 540 000 (đồng)
 Đáp số: 540 000 (đồng)
Cách 2: 
36 hộp gấp 12 hộp số lần là: 
36 : 12 = 3 (lần)
Số tiền mua 36 hộp đồ dùng học toán là: 180 000 3 = 540 000 (đồng)
 Đáp số: 540 000 (đồng)
TIẾT 4+5: KHOA HỌC, ĐỊA LÍ
GV dự trữ dạy
--------------------------------------------------o0o---------------------------------------------
Ngày soạn:03/11/2012 Ngày dạy: Thứ 3/06/11/2012
TIẾT 1: TOÁN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
(Tổ ra đề kiểm tra)
--------------------------------------------------o0o---------------------------------------------
TIẾT 2 : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 2)
 I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
 	- Tìm và ghi lại được các chi tiết mà HS thích nhất trong các bài văn miêu tả đã học (BT2)
 II. Đồ dùng dạy học
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
 1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
 2. Kiểm tra đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
 3. Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 2
? Trong các bài tập đọc đã học bài nào là văn miêu tả?
- HS nêu yêu cầu
- Cho HS làm bài 
- Gọi HS trình bày bài của mình .
- GV nhận xét 
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ , động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học.
1´
15´
22´
2´
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc trong SGK theo chỉ định trong phiếu.
+ Quang cảnh làng mạc ngày mùa
+ Một chuyên gia máy xúc
+ Kì diệu rừng xanh
+ Đất cà Mau
- HS đọc yêu cầu bài tập
- HS làm bài vào vở
- HS trình bày 
TIẾT 3: CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I (TIẾT 3)
I. Mục tiêu
- Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã học; tốc độ khoảng 100 tiếng/phút; biết 
đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 2-3 bài thơ; đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
- Nghe – viết đúng bài chính tả, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút, không mắc quá 5 lỗi.
II. Đồ dùng dạy học
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng 
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
TL
Hoạt động của HS
 1. Giới thiệu bài
Nêu mục tiêu của tiết học
 2. Kiểm tra đọc
- Yêu cầu HS gắp thăm và trả lời câu hỏi về nội dung bài
- GV cho điểm 
 3. Viết chính tả
a. Tìm hiểu nội dung bài văn
- Gọi HS đọc bài văn và phần chú giải (SGK)
+ Vì sao người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước, giữ rừng?
+ Bài văn cho em biết điều gì?
b. Hướng dẫn viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn viết chính tả và luyện viết .
- Trong bài văn có những chữ nào phải viết hoa?.
c. Viết chính tả
d. Soát lỗi, chấm bài
GV chấm, chữa một số bài trước lớp.
3. Củng cố dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà ôn lại danh từ , động từ, tính từ, thành ngữ, tục ngữ...gắn với 3 chủ điểm đã học.
1´
15´
22´
2´
- Từng HS lên bốc thăm chọn bài
- HS đọc trong SGK theo chỉ định trong phiếu.
- Hai HS đọc thành tiếng
Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng, sông Đà.
+ Bài văn thể hiện nỗi niềm trăn trở, băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước.
- HS nêu : bột nứa, nỗi niềm, đỏ lờ, canh cánh
- Những chữ đầu câu và tên riêng.
- HS nghe viết 
- HS dùng bút chì để sửa lỗi.
TIẾT 4: ĐẠO ĐỨC
TÌNH BẠN (TIẾT 2)
 I. Mục tiêu 
 - Biêt được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái,giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
 - Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hàng ngày.
 II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi tiêu chí đánh giá
HS: - Bài hát lớp chúng ta đoàn kết.
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
T
Hoạt động học
1. ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi HS đọc thuộc ghi nhớ bài
- Nhận xét- đánh giá
3. Bài mới: 
 *Giới thiệu bài - Ghi tên bài
Hoạt động 1: Đóng vai ( Bài tập 1)
- GV chia nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận và đóng vai các tình huống của bài tập.
- Các nhóm thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhận xét đánh giá:
Thảo luận cả lớp các câu hỏi sau :
+Vì sao em lại ứng sử như vậy khi thấy bạn làm điều sai? Em có sợ bạn giận khi em khuyên bạn không ? 
+Em có nhận xét gì về cách ứng sử trong khi đóng vai của các nhóm? 
+ Cách ứng sử nào là phù hợp? vì sao?
GVKL: Cần khuyên ngăn bạn, góp ý khi thấy bạn làm điều sai trái để giúp bạn tiến bộ, Như thế mới là người bạn tốt.
Hoạt động 2: Tự liên hệ
- Yêu cầu HS tự liên hệ
- HS trao đổi nhóm 2 
- Gọi 1 số HS bày trước lớp
- GV nhận xét :
 Hoạt động 3: HS hát, kể chuyện, đọc thơ...về chủ đề tình bạn
 - Tổ chức cho HS thi hát, kể chuyện, đọc thơ...
- GV NX khen những bạn hát, kể chuyện, đọc thơ đúng về chủ đề tình bạn.
4 Củng cố- dặn dò 
1'
3'
1'
10'
10'
7'
3'
- Hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
- 2 HS đọc thuộc.
 HS lắng nghe nhắc lại tên bài
- HS hoạt động nhóm, thảo luận và đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- Nhận xét
 HS lần lượt trả lời
 + Giúp bạn nhận ra cái sai và sửa chữa kịp thời. Em không sợ bạn giận....
- 2-5 HS phát biểu
Nhận xét, bổ sung
- HS suy nghĩ trả lời
- HS thảo luận nhóm 2
- Một số HS trình bày trước lớp
+ HS xung phon ... 
Tổng số mét vải bán được trong cả 
hai tuần lễ là :
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày bán hàng trong hai 
tuần lễ là :
7 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán 
được số mét vải là :
840 : 14 = 60 (m)
 Đáp số : 60m
TIẾT 3: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA KÌ I ( tiết 6)
I. Mục tiêu 
 - Tìm được từ đồng nghĩa, trái nghĩa để thay thế theo yêu cầu của BT1, BT2 (chọn 3 trong 5 mục a, b, c, d, e).
 - Đặt được câu để phân biệt được từ đồng âm, từ trái nghĩa (BT4).
 * HS khá, giỏi thực hiện được BT2.
II. Đồ dùng dạy học
 GV: - Bút dạ và một số tờ phiếu kẻ bảng nội dung BT1
 - Một vài tờ phiếu vết nội dung BT2
 - Bảng phụ kẻ bảng phân loại – BT4
 HS: VBTTV5/1
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Tl
Hoạt động học
 1. Giới thiệu bài 
Nêu mục tiêu bài học
 2. Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
Hãy đọc các từ in đậm trong bài văn
Vì sao phải thay những từ in đậm đó bằng từ đồng nghĩa khác?
Y/c HS trao đổi làm bài theo cặp.
GVKL câu đúng:
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu
- HS tự làm bài
- Gọi 1 HS lên bảng làm
- GV nhận xét bài 
Bài 4
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vào vở, 1 HS lên làm 
- GV nhận xét
 3. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài tiờt sau kiểm tra.
1'
10'
12'
12'
3'
- HS đọc yêu cầu
- HS đọc 
+Vì những từ đó dùng chưa chính xác trong tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm 2
- 4 HS nối tiếp nhau phát biểu
Hoàng bưng chén nước mời ông uống. Ông xoa đầu Hoàng và nói: Cháu của ông ngoan lắm! Thế cháu đã học bài chưa? Hoàng nói với ông: Cháu vừa làm xong bài tập rồi ông ạ!
 - HS đọc 
- HS làm vào vở
- 1 HS lên làm
Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.
Thắngkhông kiêu, bại không nản.
Nói lời phải giữ lấy lời.
Đừng như con bướm đậu rồi lại bay.
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
Xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người.
- HS đọc thuộc lòng các câu trên
- HS đọc yêu cầu
- HS làm bài
a) Đánh bạn là không tốt
Mọi người đổ xô đi đánh kẻ trộm.
+ Mẹ em không đánh em bao giờ.
+ Không được đánh nhau.
b) Nhà bên có em bé đánh đàn rất hay.
+ Em tập đánh trống.
+ Chúng em đi xem đánh trống.
c) Em thường đánh ấm chén giúp mẹ. 
Xoong nồi phải đánh rửa sạch sẽ.
Mẹ em đánh rửa nhà vệ sinh sạch bóng.
TIẾT 4: KỂ CHUYỆN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I (ĐỌC – HIỂU)
(Tổ khối ra đề kiểm tra)
-----------------------------------------o0o--------------------------------------
TIẾT 5: LỊCH SỬ
BÁC HỒ ĐỌC TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu 
 - Nêu một số nét về cuộc mít tinh ngày 2-9-1945 tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ Tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập.
 - Ghi nhớ: Đây là sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu sự ra đời của nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hoà.
II. Đồ dùng dạy học :
 GV: Các hình minh họa trong SGK - Phiếu học tập của HS
 HS: SGK- vở ghi
III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
tl
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- Thắng lợi của CM tháng tám có ý nghĩa như thế nào?
- Vì sao mùa thu 1945 được gọi là mùa thu CM?
- GV nhận xét ghi điểm
3. Bài mới 
*Giới thiệu bài - Ghi đầu bài
* Hoạt động 1: Quang cảnh Hà Nội ngày 2-9-1945
- Y/c HS đọc SGK và dùng tranh ảnh minh hoạ của SGK miêu tả quang cảnh của HN vào ngày 2-9-1945.
- Gọi HS tả quang cảnh HN ngày 2-9-1945?
- Yêu cầu lớp nhận xét
- GV tuyên dương
* Hoạt động 2: Diễn biến buổi lễ tuyên bố độc lập
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm.
+ Buổi lễ tuyên bố độc lập của dân tộc đã diễn ra như thế nào? 
 +Khi đang đọc bản tuyên ngôn BH đã dừng lại để làm gì?
 +Theo em việc đang nói Bác dừng lại hỏi cho thấy tình cảm của Người đối với người dân như thế nào?
GV kết luận và ghi bảng nét chính
* Hoạt động 3: Một số nội dung của bản tuyên ngôn độc lập.
- 2 HS đọc đoạn trích của tuyên ngôn 
- Hãy trao đổi với bạn bên cạnh và cho biết nội dung chính của hai đoạn trích bản tuyên ngôn độc lập?
- Gọi HS trình bày trước lớp?
GVKL: bản tuyên ngôn độc lập mà BH đọc ngày 2-9-1945 đã khẳng định quyền độc lập tự do thiêng liêng của dân tộc VN.
* Hoạt động 4: ý nghĩa của sự kiện lịch sử ngày 2-9-1945
- Y/c HS thảo luận tìm hiểu ý nghĩa.
+ Sự kiện lịch sử 2-9-1945 đã khẳng định điều gì về nền độc lập của dân tộc VN. Đã chấm dứt sự tồn tại của chế độ nào ở VN?
- GV KL: ( SGK ) 
4. Củng cố dặn dò 
Ngày 2-9-1945 là ngày kỉ niệm gì của dân tộc ta?
- Nhận xét giờ học. Chuẩn bị bài sau.
1'
3'
1'
7'
7'
8'
5'
2'
- 2 HS trả lời
- HS làm việc theo cặp , lần lượt từng em miêu tả cho nhau nghe 
- 3 HS lên bảng thi tả bằng hình ảnh.
Hà Nội tưng bừng cờ hoa, đồng bào HN không kể già trẻ trai gái đều xuống đường hướng về Ba Đình chờ buổi lễ
Đội danh dự đứng nghiêm trang quanh lễ đài mới dựng.
- HS đọc SGK
+Buổi lễ bắt đầu vào đúng 14 giờ
 Các sự việc diễn ra trong buổi lễ:
- Bác Hồ và các vị trong chính phủ lâm thời bước lên lễ dài. Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập
+ Bác dừng lại để hỏi: Tôi nói đồng bào nghe rõ không?
+ Điều đó cho thấy Bác rất gần gũi giản dị và cũng vô cùng kính trọng nhân dân 
- 2 HS đọc to trước lớp
- HS trao đổi về nội dung chính của bản Tuyên ngôn độc lập
- 2 HS trình bày trước lớp
+ Sự kiện BH đọc tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-45 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc ta với toàn thế giới, cho thế giới thấy rằng ở VN đã có một chế độ mới ra đời thay thế cho chế độ TDPK..
3-5 HS đọc SGK
HS nêu
Ngày soạn:6/11/2012 Ngày dạy: Thứ 6/09/11/2012
TIẾT 1: ÂM NHẠC
GV chuyên dạy
-----------------------------------------o0o--------------------------------------
TIẾT 2: TOÁN
TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN (tr.51)
I.Mục tiêu 
 - Biết tính tổng nhiếu số thập phân.
 - Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân.
 - Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất.
 * Bài tập cần làm: Bài 1(a,b); Bài 2: Bài 3(a,c).
II. Đồ dùng dạy học
 GV: Bảng phụ ghi nội dung BT2
 SGK, thước
 HS: vở, sgk, thước...
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
tl
Hoạt động học
1.ÔĐTC 
2. Kiểm tra bài cũ 
- GV gọi 2 HS lên bảng
470, 075 + 23,76 = 
189, 07+ 213, 08 =
- GV nhận xét và cho điểm HS.
3. Dạy – học bài mới 
*Giới thiệu bài – Ghi đầu bài
*Ví dụ :
- GV nêu bài toán 
- Làm thế nào để tính số lít dầu trong cả ba thùng ?
- Dựa vào cách tính tổng hai số thập phân, em hãy suy nghĩ và tìm cách tính tổng ba số 27,5 + 36,75 + 14,5.
- GV gọi 1 HS thực hiện 
- Để tính tổng nhiều số thập phân ta làm tương tự như tính tổng hai số thập phân.
*Bài toán
- GV nêu bài toán 
Em hãy nêu cách tính chu vi của hình tam giác.
- GV yêu cầu HS giải bài toán trên.
- GV nhận xét.
*Thực hành
Bài 1(a,b)
- GV yêu cầu HS đặt tính và tính tổng các số thập phân.
 - GV gọi HS nhận xét bài l
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2
- GV yêu cầu đọc đề bài.
- GV yêu cầu HS tự tính giá trị của hai biểu thức (a+b) + c và a + (b+c) trong từng trường hợp.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức a + (b+c) khi a = 25 ; b = 6,8 ; c = 12.
+ Hãy so sánh giá trị của biểu thức (a+b) + c với giá trị của biểu thức 
a + (b+c) khi a=1,34; b=0,52; c= 4
- Em hãy phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số tự nhiên.
- GV yêu cầu HS nêu tính chất kếp hợp của phép cộng.
Bài 3(a,c)
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- GV gọi HS nhận xét bài
- GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố dặn dò 
Nêu t/ c kết hợp của phép cộng STP?
GV tổng kết tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập VBT.
1'
3'
1'
5'
5'
5'
10'
7'
2'
- 2 HS lên bảng thực hịên yêu cầu.
NX
- HS nghe.
Làm phép tính cộng
- HS nghe và tóm tắt, phân tích bài toán 
 Tính tổng 37,5 + 36,75 + 14,5.
- HS trao đổi với nhau và cùng tính: 
 78,75 
 - 1 HS lên bảng làm bài
- HS nghe và phân tích bài toán.
+ Muốn tính chu vi hình tam giác ta tính tổng độ dài các cạnh.
- 1 HS lên bảng làm bài, 
Bài giải
Chu vi của hình tam giác là :
8,7 + 6,25 + 10 = 24,95 (dm)
 Đáp số : 24,95 dm
4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. 
- HS NX về cách đặt tính và kết quả tính.
- HS đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn làm bài đúng/sai.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 10,5.
+ Giá trị của hai biểu thức đều bằng 5,86.
- Tính chất kết hợp của phép cộng 
(a+b) + c = a + (b+c)
- HS nêu như trong SGK.
- 1 HS đọc yêu cầu của bài, sau đó 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
a)12,7+5,89+1,3 = 12,7+1,3 +5,89 
 = 14 + 5,89 = 19,89 
b)38,6 + 2,09 + 7,91
= 38,6 +(2,09 + 7,91)
= 38,6 + 10 = 48,6
c) 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 
= (5,75 + 4,25) + (7,8 + 1,2) 
= 10 + 10 = 20 
- HS nhận xét bài bạn làm.
- HS nêu như giải thích.
- 2HS nêu
TIẾT 3: THỂ DỤC
GV dự trữ dạy
----------------------------------------o0o------------------------------------
TIẾT 4: TẬP LÀM VĂN
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
(Tổ khối ra đề)
-------------------------------------------o0o-----------------------------------------
TIẾT 5: SINH HOẠT TUẦN 10
I. Mục tiêu:
- Qua tiết sinh hoạt giúp học sinh nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm 
của bản thân cũng như của tập thể. Từ đó có ý thức phát huy những mặt tích cực, rút kinh nghiệm và hạn chế những mặt tồn tại.
 - Giáo viên có nội dung tổng hợp các mặt hoạt động và đề ra phương hướng cho tuần học thứ 11.
II. Nội dung sinh hoạt 
	1. Giáo viên nhận xét tình hình học tập của học sinh trong tuần học 10
	a. Đạo đức
	- Nhìn chung các em đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô,hoà nhã với bạn bè. Luôn phát huy tinh thần tự giác học tập, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Không có hiện tượng đánh nhau, nói tục chửi bậy.
	b.Học tập
	- Các em đi học đều, đúng giờ, học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp. Thực hiện tương đối nghiêm túc nội qui và nề nếp học tập như: Truy bài đầu giờ, ra vào lớp đúng giờ. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài như: Tòng Hậu, Vân, Thơm, Thảo, Chanh,
	- Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số em ý thức học tập chưa cao, chưa làm bài tập ở nhà khi cô giáo kiểm tra bài cũ trong lớp còn hay nói chuyện riêng như: Thắng, Mạnh, Thái, Hoả.
	c. Hoạt động khác
	- Thể dục giữa giờ tham gia đầy đủ, đều đặn.
	- Vệ sinh lớp học và vệ sinh cá nhân sạch sẽ gọn gàng.
	- Việc duy trì đeo khăn quàng đội viên chưa thường xuyên.
	2. Kế hoạch tuần sau
	- Phát huy những mặt mạnh, hạn chế yếu kém, hoàn thành nốt các công việc Chưa làm xong, duy trì tốt mọi nề nếp hoạt động.
-------------------------------------o0o--------------------------------------- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 5 TUAN 10.doc