Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 30

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 30

ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 1 )

EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T1)

I. Mục tiêu:

Sau khi học xong bài này HS biết:

 - Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.

 - Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.

 - Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Các truyện nói về HS lớp 5.

 - HS: Các bài hát về chủ đề trường em.

III. Các hoạt động trên lớp:

1. Kiểm tra: GV kiểm tra sách vở đồ dùng của HS

2. Bài mới: Em là học sinh lớp 5

Hoạt động 1: Vị thế của HS lớp 5

 - HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3 – 4 và thảo luận đôi bạn các câu hỏi sau:

 + Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?

 + HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?

 + Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?

 Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS khối lớp khác học tập.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 445Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 30", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 25 tháng 9 năm 2008
–––––––––––––––
Chào cờ 
SINH HOẠT ĐẦU TUẦN
----------------------------------------------
ĐẠO ĐỨC ( TIẾT 1 )
EM LÀ HỌC SINH LỚP 5 (T1)
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này HS biết:
	- Vị thế của HS lớp 5 so với các lớp trước.
	- Bước đầu có kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng đặt mục tiêu.
	- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. Có ý thức học tập, rèn luyện để xứng đáng là học sinh lớp 5.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Các truyện nói về HS lớp 5.
	- HS: Các bài hát về chủ đề trường em.
III. Các hoạt động trên lớp:
1. Kiểm tra: GV kiểm tra sách vở đồ dùng của HS
2. Bài mới: Em là học sinh lớp 5
Hoạt động 1: Vị thế của HS lớp 5
	- HS quan sát từng tranh, ảnh trong SGK trang 3 – 4 và thảo luận đôi bạn các câu hỏi sau:
	+ Tranh vẽ gì? Em nghĩ gì khi xem các tranh, ảnh trên?
	+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối lớp khác?
	+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
	] Lớp 5 là lớp lớn nhất trường. Vì vậy, HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS khối lớp khác học tập.
Hoạt đông 2: Nhiệm vụ của HS lớp 5
	- Bài tập 1:
	+ HS thảo luận theo nhóm đôi.
	+ Một vài nhóm trình bày trước lớp – lớp nhận xét bổ sung.
	] Chốt Ý a, b, c, d, e là nhiệm vụ của HS lớp 5 cần thực hiện.
 	+ Em đã làm được những gỉ? Những gì cần cố gắng?
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế
	- GV nêu yêu cầu tự liên hệ.
	- HS suy nghĩ và đối chiếu việc làm của mình từ trước tới nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5.
	- Một số HS tự liên hệ trước lớp.
	] Chốt Các em cần phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
Hoạt động 4: Trò chơi “ Phóng viên ”
	- Một HS đóng vai phóng viên phỏng vấn các bạn trong lớp:
	+ Theo bạn HS lớp 5 cần phải làm gì?
	+ Bạn cảm thấy như thế nào khi là HS lớp 5?
	+ Bạn đã thực hiện được những điểm nào trong trương trình “Rèn luyện đội viên”?
	+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình xứng đáng là HS lớp 5.
	+ Hãy nêu những điểm bạn thấy mình cần phải cố gắng hơn để xứng đáng là HS lớp 5.
	+ Bạn hãy hát một bài hát hoặc đọc một bài thơ về chủ đề trường em.
	- GV nhận xét và kết luận
	- HS đọc phần ghi nhớ SGK.
Hoạt động 5: Hướng dẫn thực hành
	GV gợi ý cho HS:
	- Mục tiêu phấn đấu của em là gì? Những thuận lợi mà em đã có?
	- Những khó khăn mà em có thể gặp? Nêu những biện pháp khắc phục khó khăn?
	- Những ai giúp đỡ hỗ trợ em khi gặp những khó khăn? 
3. Củng cố - Dặn dò 
 	 - Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu và về chủ đề trường em.
	- Vẽ tranh về chủ đề trường em.
	GDTT: Chúng ta cần thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
TẬP ĐỌC ( TIẾT 1 )
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. Mục tiêu: Giúp HS 
Đọc trôi chảy, lưu loát đúng từ ngữ: sung sướng, siêng năng, trông mong. Thể hiện tình cảm của Bác Hồ với thiếu nhi.
	- Hiểu các từ ngữ Sgk và từ: “ giời, trở đi ”
	- Khuyên HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn để tiếp tục sự nghiệp cha ông, xây dựng nước Việt Nam.
	- Học thuộc lòng một đoạn.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Bảng phụ - HS: Sgk.	
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Kiểm tra đồ dùng HS
2. Bài mới:- Giới thiệu chủ điểm
 - Nêu vài về nội dung bức thư
Hoạt đôïng 1: Luyện đọc
	- 1 HS khá đọc toàn bài – GV chia đoạn.
	Đoạn 1: “ Từ đầu .. nghĩ sao ”
	Đoạn 2: Phần còn lại
	- HS đọc lần 1 + Luyện đọc: sung sướng, siêng năng, trông mong.
	- HS đọc lần 2 + Giải nghĩa từ Sgk, từ khác: khai trường.
 - HS đọc theo cặp – Kiểm tra.
 ] GV đọc mẫu với giọng thân ái ,thiết tha ,hi vọng ,tin tưởng 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
	- Đoạn 1: HS đọc + trả lời:
	+ Ngày khai trường tháng 9 năm 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
	+ Ở đoạn 1 HS có những niềm hãnh diện nào?
 ] Niềm phấn khởi, vinh dự của HS trong ngày khai trường.
	- Đoạn 2: HS đọc + trả lời câu hỏi 1, 2 Sgk/5
	+ Qua đoạn 2 nói lên điều gì của HS trong học tập?
 ] Ý thức trách nhiệm của HS trong học tập.
Đại ý: Bác Hồ khuyên Hs chăm học, nghe thầy, yêu bạn và tin tưởng HS sẽ kế tục xứng đáng sự nghiệp của ông cha để xây dựng nước Việt Nam mới.
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm.
	- HS đọc từng đoạn: GV nêugiọng đọc toàn bài đọc diễn cảm, nhấn giọng từ ngữ
	- GV đọc mẫu đoạn 2
	- HS đọc cho nhau nghe – kiểm tra. Thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố - dặn dò:
	- GDTT: HS phải chăm học, kính thầy, yêu bạn.
- GV tổng kết tiết học
- Chuẩn bị bài : Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
TOÁN ( TIẾT 1 )
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM VỀ PHÂN SỐ
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Củng cố khái niệm ban đầu về phân số; đọc, viết phân số.
- Ôn tập cách viết thương, viết số tự nhiên ở dạng phân số.
II. Chuẩn bị: - GV + HS: Các tấm bìa cắt và vẽ như các hình vẽ trong SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Kiểm tra đồ dùng HS.
2. Bài mới: Ôân tập khái niệm về phân số
Hoạt động 1: Ôn cách đọc, viết phân số
* Ví dụ 1: 
	- Băng giấy chia làm mấy phần bằng nhau? Được gạch chéo mấy phần?
	- HS viết phân số biểu thị phần gạch chéo ( )
	- HS đọc phân số vừa viết. Nêu cách đọc.
	- yêu ý nghĩa của tử ( mẫu ) số?
] Tử số là chỉ phần gạch chéo, mẫu số chỉ số phần bằng nhau. 
- Gọi vài HS đọc lại.
* VD 2, 3, 4 tương tự VD 1
- GV chỉ vào các phân số gọi là các phân số, gọi một vài HS đọc lại các phân số đó.
 ] Khi viết ( đọc ) ta viết ( đọc ) tử số trước, mẫu số sau.
Hoạt động 2: Ôn tập cách viết thương hai số tự nhiên , cách viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
 	* VD: 1 : 3; 4 : 10; 9 : 2 
- Yêu cầu HS viết dưới dạng phân số.
- Trong trường hợp trên, ta dùng phân số để làm gì?
 ] Phân số cũng là thương của phép chia hai số tự nhiên.
	* VD 2: 5; 12; 2001 ( theo 3 nhóm )
	- Số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số nào?
 ] Mọi số tự nhiên có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
	* VD 3: Cho số 1
	- Số 1 có thể viết được những phân số nào?
	- HS lấy VD về phân số có thương là 1.
	- Em có nhận xét gì về phân số có thương bằng 1?
 	- Số 0 viết thành những phân số nào? Lấy VD?
	- Em có nhận xét gì về phân số bằng 0
 ] Số 1 có thể viềt thành phân số có tử số, mẫu số bằng nhau và là số khác 0.
	Số 0 có thể viết thành phân số có tử số là 0, mẫu số khác 0.
Hoạt động 3: Thực hành luyện tập
Bài 1: Đọc phân số ( làm miệng )
Bài 2 , 3: Viết phân số ( bảng con + vở )
Bài 4: Điền vào ô trống ( thi đua 2 dãy ) = 1; = 0;= 0
3. Củng cố - dặn dò:
- HS nhắc lại cách đọc, viết phân số
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tính chất bằng nhau của phân số, rút gọn và quy đồng mẫusố.
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
KHOA HỌC ( TIẾT 1 )
SỰ SINH SẢN
I. Mục tiêu: Sau bài học HS có thể biết:
	- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố mẹ của mình.
	- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Chuẩn bị: - GV: Phiếu – HS: xem bài
III. Hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: - GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: Sự sinh sản
Hoạt động 1: Đặc điểm của trẻ
	- Ai sinh ra em? Em giống ai trong gia đình?
	- Trẻ sinh ra có đặc điểm gì?
 ] Chốt : Mọi trẻ đều do bố mẹ sinh ra, có những đặc điểm giống bố mẹ của mình. (Tuy nhiên một số em bé giống ông,bà -> thuộc dòng họ)
Hoạt động 2: Ý nghĩa sự sinh sản ở người
	- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 / SGK và đọc lời thoại giữa các nhân vật + trả lời câu hỏi Sgk / 4
- Thảo luận nhóm đôi.
+ Gia đình bạn có những ai?
+ Nói ý nghĩa sinh sản đối với mỗi gia đình?
+ Điều gì xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
 ] Chốt :Nhờ có sự sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau.
	Ghi nhớ: Sgk/ 5
3. Củng cố- dặn dò:
	- Nhờ đâu mà các thế hệ trong gia đìng, dòng họ được kế tiếp nhau?
	- Theo em điều gì sẽ xảy ra nếu con người không có khả năng sinh sản?
	- Nhận xét tiết học.
	- Bài sau: Vẽ bức tranh một bạn trai và một bạn gái vào cùng một tờ giầy A4.
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––---------------
Thứ ba, ngày 26 tháng 8 năm 2008
CHÍNH TẢ (T1)
VIỆT NAM THÂN YÊU
I. Mục đích:
	- Nghe - viết đúng, trình bày đúng bài chính tả
	- Làm bài tập để củng cố quy tắc viết chính tảvới ng/ ngh, g/ gh, c/k
II. Chuẩn bị: - GV: bảng phụ - HS: bảng con
III. Hoạt động dạy học:
1. Bài cũ: Kiểm tra đồ dùng HS
2. Dạy bài mới: Việt Nam thân yêu
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nghe – viết
	- GV đọc lần 1
	+ Bài thơ nêu cảnh đẹp gì của quê hương?
	+ Câu thơ nào nêu lên phẩm chất của người Việt Nam?
	- HS viết những từ dễ sai như: mênh mông, biển lúa, dợp dờn
 	+ Nêu qui tắc viết tiếng có âm đầu là ng, ngh?
 ] Aâm đầu là “ ngh ” thường đứng trước i, e, ê; “ ng ” đướng trước các nguyên âm còn lại.
	- GV đọc lần 2. HS viết bài
	- GV đọc lần 3 – HS đổi vở soát lỗi
	- GV chấm 10 bài, các HS còn lại đổi vở soát lỗi cho nhau
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
	Bài 2
	- HS nêu yêu cầu bài tập
	- GV lưu ý HS ô có số 1 là tiếng bắt đầu bằng “ng” hoặc “ngh” ô có số 2 là tiếng bắt đầu bằng “g ” hoặc “ gh ” 
	- HS làm bài tập vào vở bài tập.
	- 1 lên bảng làm bài ở bảng phụ.
	- Gọi vài HS đọc bài làm đã hoàn chỉnh.
	- Sửa bài làm ở bảng phụ.
	- Cả lớp sửa bà
Chốt: Từ cần đ ... ông, bát ngát, vàng tươi, bút, vàng nhạt, viết.
2. Bài mới: Luyện tập về từ đồng nghĩa
Hoạt động 1: Luyện tập
 	Bài 1:
- HS thảo luận nhóm tìm những từ đồng nghĩa với những từ chỉ màu sắc đã cho.
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận – lớp, GV nhận xét tính điểm thi đua xem nhón nào tìm được đúng, nhanh, nhiều từ.
- Học sinh lớpsửa bài vào vở.
Bài 2: Thảo luận đôi bạn, mỗi đôi bạn đặt hai câu
- Gọi các đôi bạn đọc các câu đã đặt – lớp nhận xét bổ sung
Bài 3: Một HS đọc yêu cầu bài tập và đọc đoạn văn “ Cá hồi vượt thác”
- Lớp làm việc cá nhân tìm các từ cần điền viết vào vở – một HS lên bảng làm vào bảng phụ.
- Treo bảng phụ HS đã làm – lớp nhận xét sửa chữa – HS đọc đoạn văn đoạn vừa điền
Hoạt động 2: Trò chơi củng cố
* Tìm từ đồng nghĩa điền vào đoạn văn sau: Bầu trời xanh mênh mông. Biển cả bao la như vô tận. Sóng biển lấp loáng dưới ánh nắng chói chang, bãi biển vắng ngắt không một bóng người. Rặng phi lao đứng hiu hắt bên cồn cát nóng.
3. Củng cố - dặn dò:
- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS học tốt.
GDTT: Phải biết chọn từ thích hợp để làm văn hay hơn.
- Yêu cầu HS về nhà đọc lại đoạn văn “ Cá hồi vượt thác” để nhớ cách lựa chọn các từ đồng nghĩa trong đoạn văn.
- Xem trước bài: Mở rộng vốn từ: Tổ quốc
Rúùt kinh nghiệm	
–––––––––––––––––––––––––
KĨ THUẬT (TIẾT 1 )
ĐÍNH KHUY HAI LỖ
I. Mục tiêu: HS cần biết
	- Biết cách đính khuy hai lỗ.
	- Đính được khuy hai lỗ đúng quy trình, đúng kĩ thuật.
	- Rèn luyện tính cẩn thận.
II. Chuẩn bị:
	- Mẫu đính khuy hai lỗ.
	- Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết
	+ Một số khuy hai lỗ làm bằng các vật liệu khác nhau
	+ 3 chiếc khuy hai lỗ có kích thước lớn.
	+ Một mảnh vải kích thước cỡ 20cm x 30cm.
	+ Chỉ khâu, kim khâu, phấn vạch, thước, kéo.
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS
2. Bài mới: Đính khuy hai lỗ ( tiết 1 )
Hoạt động 1: Quan sát nhận xét mẫu
	- HS quan sát một số mẫu khuy hai lỗ và hình 1a (SGK) nhận xét về đặc điểm, hình dạng, kích thước, màu sắc của khuy hai lỗ.
	- GV giới thiệu mẫu đính khuy hai lỗ – hướng dẫn HS quan sát mẫu kết hợp quan sát hình 1b (SGK) nhận xét về đường chỉ đính khuy, khoảng cách giữa các khuy trên sản phẩm.
	- Tổ chức cho HS quan sát khuy đính trên sản phẩm may mặc – HS nhận xétkhoảng cáchgiữa các khuy, so sánh vị trí của các khuy với lỗ khuyết trên hai nẹp áo.
	* Tóm tắt ý chính: Khuy hay còn gọi là cúc hoặc nút được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau, với nhiều màu sắc, kích thước và hình dạng khác nhau. Khuy được đính vào vải bằng các đường khâu qua hai lỗ khuy để nối khuy với vải. Trên hai nẹp áo, vị trí của khuy ngang bằng với vị trí của lỗ khuyết
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
	- Hướng dẫn HS đọc lướt mục II SGK nêu tên các bước trong quy trình đính khuy.
	- Nêu cách vạch dấu đính khuy hai lỗ.
	- HS thực hiện các thao tác trong bước 1.
	- HS nêu cách chuẩn bị đính khuy trong mục 2a hình 3
	- HS đọc mục 2b và quan sát hình 4 SGK nêu cách đính khuy
	* Lưu ý: Khi đính khuy, mũi kim phải đâm qua lỗ khuy và phần vải dưới lỗ khuy. Mỗi khuy phải đính 3 – 4 lần cho chắc chắn.
	- Hướng dẫn lần khâu đính thứ nhất rồi khâu đính các lần tiếp theo.
	- Hướng dẫn HS quan sát hình 5, 6 SGK nêu cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy
	- Nhận xét và hướnh dẫn HS thực hiện thao tác quấn chỉ quanh chân khuy.
	- Hướng dẫn lại lần thứ 2
3. Củng cố - dặn dò:
	- Nêu và thực hiện lại cách đính khuy hai lỗ.
	- Chuẩn bị để tiết sau thực hành đính khuy hai lỗ.
- Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu,ngày tháng năm 2009 
TẬP LÀM VĂN ( TIẾT 2 )
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
I. Mục đích :
- Từ việc phân tích quan sát tinh tế của tác giả trong đoạn văn Buổi sớm trên cánh đồng, HS hiểu thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
- Biết lập dàn ý tả cảnh một buổi trong ngày và trình bày theo dàn ý những điều đã quan sát. 
II. Chuẩn bị: 
 	- GV: Tranh, ảnh quang cảnh một số vườn cây, công viên, đường phố.
 	- HS: Những ghi chép kết quả quan sát một buổi trong ngày.
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: Cấu tạo bài văn tả cảnh
- Nêu cấu tạo bàai văn tả cảnh.
- Nêu cấu tạo bài văn Nắng trưa.
2. Bài mới: Luyện tập tả cảnh
Hoạt động 1: Quan sát chọn lọc từ ngữ
Bài 1
- HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- HS thảo luận nhóm đôi trả lời những câu hỏi 1 – Sgk/14 
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận, mỗi nhóm một câu – lớp nhận xét bổ sung.
+ Những sự vật đó có tiêu biểu cho tả cảnh không?
+ Tìm từ ngữ chỉ đặc điểm của sự vật?
- HS trả lời câu hỏi 2, 3 – Sgk/14
 ] Để có bài văn tả cảnh hay cần chọn chi tiết tiêu biểu của cảnh, quan sát bằng nhiều giác quan.
Hoạt động 2: Rèn kỹ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh
	Bài 2: 
- Bài văn yêu cầu lập dàn ý tả cảnh gì? Ở đâu? Vào lúc nào?
- HS làm bài HS trình bày
- HS trình bày bài văn hay nhất
 ] Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả ( đường phố, công viên )
Thân bài: Tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian
Kết bài: cảm nhận về cảnh sẽ tả 
3. Củng cố - dặn do:ø
 - GV nhận xét tiết học
 - Yêu cầu HS về nhà hoàn chỉnh dàn ý dã viết vào vở; chuẩn bị cho bài TLV tới ( viết một đoạn văn tả cảnh một buổi trong ngày).
	- Xem bài: Làm báo cáo thống kê
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
TOÁN ( TIẾT 4 )
PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 	- Nhận biết các phân số thập phân.
 	- Nhận ra được : Có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân; biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ – HS: Bảng con.
III. Hoạt động dạy học:
1. KTBC: So sánh hai phân số
	 - HS sửa bài 3,4 Sgk/7
2. Bài mới: Phân số thập phân
Hoạt động1: Giới thiệu phân số thập phân
- GV nêu và viết lên bảng các phân số ;.cho HS nêu đặc điểm của mẫu số các phân số này, để nhận biết các phân số đó có mẫu số là: 10; 100; 1000;  GV giới thiệu phân số thập phân – HS nhắc lại.
] Các phân số có mẫu số là 10,100,1000 gọi là phân số phập phân.
	- VD: Cho phân số 
	+Tìm phân số thập phânbằng phân số ?
	-HS nêu cách làm- HS đọc.
* Các phân số HS làm tương tự
	-Vì sao không tìm được phân sốthập phân bằng phân số ?
	+ Mọi phân số có thể viết thành phân số thập phân không?
] Mọi phân số có thể viết thành phân số thập phân
	 Ghi nhớ Sgk/8
Hoạt động 2: Luyện tập 
Bài 1: Rèn kỹ năng đọc phân sộ thập phân.
	- HS làm bài – nhận xét chữa bài. Khi chữa bài GV cho HS nhận xét để nhớ lại đặc điểm của phân số lớn hơn 1, bé hơn 1 và bằng 1 – gọi vài HS nhắc lại.
Bài 2: Rèn kỹ năng viết phân số thập phân. ( Bảng con )
- GV hướng dẫn HS thực hiện như bài 1 và hướng dẫn HS nhớ được hai phân số có tử số bằng nhau phân số nào có mẫu số bé hơn thì phân số đó lớn hơn.
Bài 3
- HS nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn HS làm bài – Khuyến khích HS làm bằng nhiều cách.
VD: So sánh và 
Cách 1: mà < (vì 25 < 64) nên < 
Cách 2: 1 ( vì 8>5) như vậy < 1 < , do đó < .
Bài 4: HS nêu bài toán , hướng dẫn HS giải vở
- Mẹ cho chị số quả quýt tức là chị được số quả quýt
- Mẹ cho em số quả quýt túc là em được số quả quýt
- Mà > nên > . Vậy em được nhiều quýt hơn chị.
3. Củng cố dặn dò :
Ø	- Nêu cách chuyển phân số thập phân?
- Nhận xé tiết học.
- Về nhà chuẩn bị bài sau: Luyện tậ
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––
THỂ DỤC
BÀI 2
-------------------------------------
ÂM NHẠC ( TIẾT 1 )
 ÔN TẬP MỘT SỐ BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu:
	- Nhớ lại và hát đúng một số bài hát đã học lớp .
II. Chuẩn bị: GV: Nhạc cụ – HS: SGK âm nhạc 5 	
III. Hoạt động dạy học:
1.Phần mở đầu : 
	- Tạo không khí học tập vui vẻ , thân thiện khi tiếp xúc với HS trong tiết học nhạc đầu tiên 
	- Giới thiệu nd và hoạt động của tiết học: Ôn tập một số bài hát . 
2.Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Nhớ lại một số bài hát đã học ở lớp 4 
	- Ở lớp 4 , các em đã học những bài hát nào ? 
	- Các em có thể hát một bài trong số những bài đó không ? 
	- GV cho 3-4 HS hát những bài khác nhau . 
Hoạt động 2: Ôn tập bài hát 
	- GV cho HS ôn lại bài :
	+ Quốc ca 
	+ Em yêu hoà bìmh 
	+ Chúc mừng 
	+ Thiếu nhi thế giới liên hoan 
	- Hướng dẫn HS hát kết hợp gõ đệm theo nhịp hoặc theo phách .
Hoạt động 3: Biểu diễn và vận động phụ hoạ 
	- GV chia lớp thành các nhóm 
	- Mỗi nhóm chọn 1 bài và tập biểu diễn trước lớp kết hợp vận động phụ hoạ . 
	- Nhận xét , tuyên dương nhóm múa đẹp . 
 3. Kết thúc bài học
	- Cả lớp hát lại bài hát đã ôn tập.
	- Dặn dò HS chuẩn bị cho tiết học sau.
Rúùt kinh nghiệm	
–––––––––––––––––––––––––
SINH HOẠT
NHẬN XÉT TUẦN 1
SINH HOẠT LỚP
1.KIỂM ĐIỂM CÔNG TÁC TUẦN 1: 
 LỚP TRƯỞNG BÁO CÁO: 
	- Những HS vi phạm nội quy trường lớp: 
	+ Nghỉ học không phép :
	+ Đi học trễ: 
	+ Quên đeo khăn quàng: 
 	- Những HS không học bài, làm bài: 
	- Những HS thực hiện tốt nội quy trường lớp, tích cực phát biểu bài:. 
	- Bồi dưỡng HS giỏi _ 
	* GVCN nhận xét chung:	 
2. PHƯƠNG HƯỚNG TUẦN 2: 
	- Tiếp tục củng cố và duy trì tốt nề nếp lớp.
Rúùt kinh nghiệm	
––––––––––––––––––––––––––-----------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5(30).doc