Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33

TẬP ĐỌC

Tiết 65: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

I.MỤC TIÊU

- . Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu đúng nội dung từng điều luật. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Đọc lưu loát toàn bài:

+ Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.

+ Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.

 - GD học sinh thực hiện theo các luật của nhà nước

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 330Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học 33", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 33
 Ngày soạn: Ngày dạy:
Tập đọc
Tiết 65: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
I.Mục tiêu
- . Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới, hiểu đúng nội dung từng điều luật. Hiểu Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội. Biết liên hệ những điều luật với thực tế để có ý thức về quyền lợi và bổn phận của trẻ em, thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Đọc lưu loát toàn bài :
+ Đọc đúng các từ mới và từ khó trong bài.
+ Biết đọc bài với giọng thông báo rõ ràng; ngắt giọng làm rõ từng điều luật, từng khoản mục.
 - GD học sinh thực hiện theo các luật của nhà nước 
II.Đồ dùng 
GV: Tranh minh họa bài học.
HS: Sách vở, đồ dùng hT
III. pHương pháp
Thực hành giao tiếp, cùng tham gia, thảo luận nhóm
IV.Các hoạt động dạy –học
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 2 HS
 - HS1 đọc thuộc lòng bài thơ Những cánh buồm + trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, cho điểm
2.Bài mới
2.1Giới thiệu bài
1’
 -Trong tiết Tập đọc hôm nay các em sẽ học về Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Bài học sẽ giúp các em hiểu luật này là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội...
- HS lắng nghe.
2.2 Luyện đọc
11’ 12’
- HS đọc nối tiếp
- Luyện đọc từ ngữ:khó
- LĐ lần 2 kết hợp giải nghĩa từ
- Cho HS đọc trong nhóm
- Cho 1, 2 HS đọc cả bài + 
- HS đọc nối tiếp từng điều luật. Mỗi em đọc 1 điều (đọc 2 lần)
- Từng cặp HS đọc. Mỗi HS đọc 2 điều (2 lần).
2.3 Tìm hiểu bài
10’ – 11’
ã Điều 15,16,17
HS đọc thầm
H: Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên.
- HS trả lời
GV chốt lại
 + Điều 15: Quyền được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của trẻ em.
 + Điều 16: Quyền được học tập của trẻ em.
 + Điều 17: Quyền được vui chơi
ã Điều 21
H: Nêu nghững bổn phận của trẻ em được quy định trong luật.
H: Em đã thực hiện được những bổn phận gì? Còn những bổn phận gì cần cố gắng để thực hiện?
- 1 HS đọc thành tiếng, lớp theo dõi trong SGK.
1. Yêu quý, kính trọng hiếu thảo với ông bà,....
2. Chăm chỉ học tập, giữ gìn vệ sinh,...
3. Yêu lao động, giúp đỡ gia đình,...
4. Sống khiêm tốn, trung thực, có đạo đức...
5. Yêu quê hương, đất nước
- HS liên hệ bản thân dựa vào 5 bổn phận ghi ở Điều 21. HS phát biểu.
2.4 Đọc diễn cảm
5’ – 6’
- Cho HS đọc 4 điều luật.
- GV đưa bảng phụ đã chép 1 đến 2 điều luật lên và hướng dẫn HS đọc.
- Cho HS thi đọc
-GV nhận xét + khen HS nào đọc hay.
- 4 HS tiếp nối nhau đọc. Mỗi HS đọc một điều luật.
- HS đọc đoạn theo hướng dẫn của GV.
- Một vài HS thi đọc
- Lớp nhận xét.
3.Củng cố,dặn dò
3’
 GV chốt lại: Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là văn bản của Nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em, quy định bổn phận của trẻ em đối với gia đình và xã hội.
- GV nhận xét tiết học; nhắc nhở các em chú ý đến quyền lợi và bổn phận của mình với gia đình và xã hội.
- HS lắng nghe.
Toán
Tiết 161: Ôn tập về diện tích,thể tích 
 một số hình
I. Mục tiêu 
Giúp HS củng cố về:
- Công thức, quy tắc tính diện tich, thể tích một số hình đã học.
- Vân dụng để giải các bài toán có liên quan.
II.Đồ dùng
GV; Giao án ,đồ dùngDH
HS Sách vở
III. Phương pháp
Thực hành luyện tập, nhóm, gọi mở
IV.Các hoạt động dạy – học 
Nội dung - TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm tra bài cũ :
5’
2. Bài mới:
2.1 Giới thiệu bài
1’
2.2 Ôn tập hình dạng, công thức tính diện tích và thể tích của hình lập phương, hình hộp chữ nhật: 
6’
2.3 Hướng dẫn làm bài tập :
25’
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3:
3.Củng cố, dặn dò. 
3’
- Gọi 1 HS lên bảng giải các bài tập 3
Bài giải
Chạnh của hình vuông đó là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích của hình vuông đó là:
12 x 12 = 144 (m2)
 Đáp số: 144 m2
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- GV vẽ lên bảng 1 hình hộp chữ nhật, 1 hình lập phương YC HS chỉ và nêu tên của từng hình.
- GV YC HS nêu các quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích của từng hình.
- GV nghe, viết lại các công thức đó lên bảng.
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV YC HS tóm tắt đề bài.
- GV vễ hình minh hoạ lên bảng, YC HS chỉ diện tích cần quét vôi để HS nhìn thấy:
+ Nhà là hình hộp chữ nhật.
+ Diện tích quéyt vôi là diện tích xung quanh cộng với diện tích trần nhà trừ đi diện tích các cửa sổ, cửa ra vào.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV YC HS tóm tắt đề bài.
- GV yêu cầu HS làm bài
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV mời HS đọc đề bài toán.
- GV mời HS tóm tắt đề toán.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đi hướng dẫn các em HS yếu kém.
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS
 - GV nhận xét tiết học tuyên dương những HS làm bài tốt nắm bài chăc.
 - Dặn HS về làm BT và chuẩn bị cho tiết học sau.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS lên bảng trình bày .
- 2 HS lần lợt nêu trước lớp. HS cả lớp theo dõi, bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS tóm tắt đề bài toán.
- HS quan sát hình, phân tích hình rút ra cách giải bài toán
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập
Bài giải
Diện tích xung quanh phòng học là:
( 6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)
Diện tích trần nhà là:
6 x 4,5 = 27 (m2)
Diện tích cần quét vôi là:
84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2)
Đáp số: 102,5 m2
- 1 HS đọc đề bài trước lớp.
- 1 HS tóm tắt đề bài.
- 1 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
a) Thể tích của cái hộp hình lập phương là:
10 x 10 x 10 = 1 000 (cm3)
b) Vì bạn An muốn dán tất cả các mặt của hình lập phương nên diện tích giấy màu cần dùng bằng diện tích toàn phần của hình lập phương và bằng:
10 x 10 x 6 = 600 (cm2)
Đáp số: a) 1 000 cm3 b) 600 cm2
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn, lớp theo dõi bổ sung.
- 1 HS đọc đề bài toán trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
- 1 HS tóm tắt đề bài trước lớp.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Thể tích cảu bể nước là:
2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)
Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là :
3 : 0,5 = 6 (giờ)
Đáp số: 6 giờ
- 1 HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, HS cả lớp theo dõi, bổ sung và tự kiểm tra bài làm của mình.
Chính tả
Tiết 33: Nghe – Viết: Trong lời mẹ hát
I.Mục tiêu
. Nghe – viết đúng chính tả bài thơ Trong lời mẹ hát.
. Tiếp tục luyện tập viết chữ hoa tên các cơ quan, tổ chức.
. ý thức tự rèn luyện chữ viết đẹp
II.Đồ dùng 
GV: - Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên cac cơ quan, tổ chức, đơn vị.
HS : Sách vở, đồ dùng hT
III. pHương pháp
Vấn đáp,thực hành luyện tập
IV.Các hoạt đong dạy – học
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra bài cũ
4’
- Kiểm tra 3 HS : GV đọc tên các cơ quan, đơn vị cho HS viết.
 ã Trường tiểu học Bế Văn Đàn
 ã Trường Trung học cơ sở Đoàn Kết
 ã Công ty Dầu khí Biển Đông
- GV nhận xét + cho điểm
-3 HS lên bảng cùng viết.
- Cả lớp viết vào giấy nháp.
2.Bài mới
2.1Giới thiệu bài 
1’
 Tiết Chính tả hôm nay, các em viết bài trong lời mẹ hát của tác giả Trương Nam Hương. Sau đó, các em sẽ làm bài tập về viết hoa tên các cơ quan, tổ chức.
-HS lắng nghe.
2.2 Viết chính tả
20’ – 22’
HĐ1 : Hướng dẫn chính tả
H: Nội dung bài thơ nói điều gì?
- Cho HS luyện viết những từ ngữ dễ viết sai: ngọt ngào, chòng chành, nôn nao, lời ru,...
- HS theo dõi trong SGK
- HS đọc thầm lại một lượt.
- Ca ngợi lời hát, lời ru của mẹ có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc đời của trẻ.
- Cả lớp đọc thầm lại bài thơ.
- HS luyện viết vào giấy nháp.
HĐ2: HS viết chính tả.
- GV đọc từng dòng thơ cho HS viết.
HĐ3: Chấm, chữa bài
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV nhận xét chung.
- HS gấp SGK, viết chính tả.
- HS tự soát lỗi.
- HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi.
2.3 Làm BT 
Bài 2
10’
- Cho HS đọc nội dung BT2
H: Đoạn văn nói điều gì?
(Nếu HS không trả lời được thì GV giảng giải cho HS rõ)
GV: Một em đọc lại tên các cơ quan, đoàn thể có trong đoạn văn cho cả lớp cùng nghe.
- GV đưa bảng phụ đã viết nội dung cần ghi nhớ về cách viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, đơn vị (viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành tên đó ).
- Cho HS làm bài. GV phát biếu cho 3 HS.
- Cho HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng.
- HS1 đọc yêu cầu + đọc đoạn văn
- HS2 đọc phần chú giải.
- Cả lớp đọc thầm.
- Công ước về quyền trẻ em là văn bản quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện các quyền của trẻ em. Quá trình soạn thảo diễn ra trong 10 năm. Công ước có hiệu lực và trở thành luật quốc tế vào năm 1990. Việt Nam là quốc gia đầu tiên của Châu á và là nước thứ hai thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em.
-1 HS dọc.
- HS đọc lại nội dung ghi trên bảng phụ.
-3 HS làm bài ghi trên phiếu.
- HS còn lại làm vào vở hoặc vở bài tập.
-3 HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp.
- Lớp nhận xét.
Phân tích tên thành các bộ phận
Liên hợp quốc
ủy ban / Nhân quyền / Liên hợp quốc
Tổ chức / Nhi đồng / Liên hợp quốc
Tổ chức / Lao động / Quốc tế
Tổ chức / Quốc tế / về bảo vệ trẻ em
Tổ chức / Quốc tế / Cứu trợ trẻ em
Tổ chức /Âu xá /Quốc tế
Tổ chức / Cứu trợ trẻ em / của Thụy Điển.
Đại hội đồng / Liên hợp quốc
Cách viết hoa 
-Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó.
- Thụy Điển viết như viết tên riêng Việt Nam vì phiên âm theo âm Hán Việt, về, của là quan hệ từ nên không viết hoa.
3.Củng cố,dặn dò
2’
- GVnhận xét tiết học
- Dặn HS ghi nhớ tên các cơ quan, tổ chức trong đoạn văn; học thuộc lòng bài thơ Sang năm con lên bảy cho tiết Chính tả tuần 34.
-HS lắng nghe.
Đạo đức
Ngày soạn: Ngày dạy: 
Luyện từ và câu
Tiết 65: Mở rộng vốn từ: Trẻ em
I.Mục tiêu
. Mở rộng, hệ thống hóa vốn từ về trẻ em; biết một số thành ngữ, tục ngữ về trẻ em.
. Biết sử dụng các từ đã học để đặt câu, chuyển các từ đó vào vốn từ tích cực 
Có ý thức tự học
II.Đồ dùng 
GV:- Bút dạ và một số tờ giấy khổ to để HS làm BT2,3
HS: Sách vở, đồ dùng.
III. Phương pháp
Vấn đáp, thực hành luyện tập
IV.Các hoạt động dạy – học
Nội dung - TG
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm trabài cũ
4’ 
- Kiểm tra 2 HS
- GV nhận xét + cho điểm.
- HS1 nêu tác dụng của dấu hai chấm.
ã Đặt ở cuối câu để dẫn lời nói trực tiếp của nhân ... động kinh tế
châu á
Bán cầu bắc
đa dạng và phong phú có cảnh biển rừng tai ga đồng bằng rừng rậm nhiệt đới , núi cao..
đông nhất thế giới chủ yếu là người da vàng ...
hầu hết các nước có ngành nông nghiệp giữ vai trò chính trong nền kinh tế.
châu âu
bán cầu bắc
châu phi
Trong khu vực chí tuyến có đường xích đạo đi qua giữa lãnh thổ 
châu mĩ
trải dài từ bắc xuống nam là địa hình duy nhất ở bán cầu tây
châu đại dương
nằm ở bán cầu nam
châu nam cực
nằm 
ở vùng địa bán cực
 3. GV tổng kết tiết học dặn HS chuẩn bị cho bài kiểm tra học kìII 
Tập làm văn
Tiết 66: Kiểm tra viết (Tả người)
I. Mục tiêu
- Củng cố, khắc sâu kiến thức về dấu ngoặc kép: Nếu được tác dụng của dấu ngoặc kép.
- Làm đúng bài tập thực hành giúp nâng cao kĩ năng sử dụng dấu ngoặc kép.
II Đồ dùng 
bảng phụ) viết nội dung cần ghi nhớ về hai tác dụng của dấu ngoặc kép.
2 tờ phiếu khổ to.- 3 tờ phiếu để HS làm BT3
III. Các hoạt động dạy – học
Các bước
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Bài mới
1
Giới thiệu bài
1’
 Trong tiết Tập làm văn trước, các em đã lập dàn ý và trình bày miệng bài văn tả người. Trong tiết học hôm nay các em dựa vào dán ý bài đã lập để viết một bài văn hoàn chỉnh.
- HS lắng nghe.
2
Hướng dẫn
5’
- Cho HS đọc đề bài trong SGK.
- GV lưu ý HS:
 • Các em có thể dựa vào dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.
 • Các em cũng có thể viết bài văn cho đề bài khác với đề bài các em đã chọn.
- 1 HS đọc 3 đề bài trong SGK.
- Kiểm tra lại dàn ý.
3
HS làm bài
30’
- Cho HS làm bài.
- GV thu bài khi hết giờ
- HS viết bài.
4
Củng cố, dặn dò
2’
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị cho tiết Tập làm văn ở tuần 34
- HS lắng nghe.
Ngày soạn: Ngày giảng:
Toán
Tiết 165 : Luyện tập
I. Mục tiêu 
Giúp HS củng cố về:
- Giải một số bài toán đặc biệt đã học.
II. Đồ dùng 
GV: Bảng phụ kẻ sẵn nội dung bài tập 1.
HS: Sách vở, đồ dùng hT
III. Phương pháp
Thực hành luyện tập
IV. các hoạt động dạy – học 
Nội dung - TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Kiểm ra bài cũ :
4’
2. Bài mới:
2.1Giớithiệubài:
1’
2.2 Hướng dẫn làm bài tập: 
31’
Bài 1:
Bài 2:
Bài 4:
3. Củng cố, dặn dò. 
4’
- Gọi 1 HS lên bảng giải các bài tập về nhà của tiết học trước.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- GV yêu cầu HS đọc và tóm tắt đề bài toán.
- GV hỏi: Theo em để tính được diện tích của hình tứ giác ABCD chúng ta cần biết được những gì ?
+ Có thể tính diện tích hình tứ giác ABED và diện tích của tam giác BCE như thế nào ?
. - GV yêu cầu HS làm bài
Theo đề bài ta có sơ đồ:
 SBEC 13,6 cm2
SABED
- GV mời HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- GV mời HS đọc và tóm tắt đề bài toán.
- GV hỏi: Bài toán thuộc dạng toán nào? Vì sao em biết điều đó?
- GV yêu cầu HS làm bài.
Sơ đồ bài toán:
Nam:
 35 HS
Nữ:
- GV mới HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét bổ sung và cho điểm.
- GV yêu cầu HS đọc đề, quan sát kỹ biểu đồ và tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 - GV nhận xét tiết học, dặn HS về chuẩn bị bài cho tiết học sau.
 - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp theo dõi để nhận xét.
- HS nghe và xác định nhiệm vụ của tiết học.
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, 1 HS khác tóm tắt đề bài toán.
+ Biết được diện tích tứ giác ABED và diện tích tam giác BCE.
+ Dựa vào dạng toán tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của hai số.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Theo sơ đồ, diện tích của hình tam giác BCE là : 
 13,6:(3 – 2) x 2 = 27,2 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABED 
 27,2 + 13,6 = 40,8 (cm2)
Diện tích hình tứ giác ABCD 
 40,8 + 27,2 = 68 (cm2)
 Đáp số : 68 cm2 
- 1 HS đọc đề bài trước lớp, HS khác tóm tắt đề toán.
- HS trả lời theo yêu cầu của câu hỏi.
- 1 Hs lên bảng làm bài, Hs cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Bài giải
Theo sơ đồ, lớp 5A có cố học sinh nam là:
35 : (4 + 3) x 3 = 15 (học sinh)
Số học sinh nữ của lớp 5A là:
35 – 15 = 20 (học sinh)
Số học sinh nữ nhiều hơn số học sinh nam là
20 – 15 = 5 (học sinh)
 Đáp số : 5 học sinh
- 1 HS nhận xét bài của bạn trên bảng, HS cả lớp theo dõi và tự kiểm tra bài của mình.
Bài giải
tỉ số phần trăm của số học sinh khá là:
100% - 25% - 15% = 60%
Số học sinh khối 5 của trường là:
120 x 100 : 60 = 200 (hsinh)
Số học sinh giỏi là :
200 x 25 : 100 = 50 (hsinh)
Số học sinh trung bình là :
200 x 15 : 100 = 30 (h sinh)
 Đáp số: 50 HS giỏi
 30 HS trung bình
Khoa học
Tiết 66: Tác động của con người đến môi 
trường đất
I. Mục tiêu 
HS nêu được những nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá
- Phân tích những nguyên nhân dẫn đến môi trường đất trồng ngày càng bị thu hẹp và thoái hoá 
II. Đồ dùng 
- GV và HS sưu tầm tranh ảnh bài báo nói về tác động của con người đến môi trường đất và hậu quả của nó 
III. Phương pháp: 
Quan sát, thảo luận nhóm, vấn đáp
IV. Các hoạt động dạy học
Nội dung - TG
1.Kiểm tra bài cũ: 5'
2. Bài mới: 27'
2.1 Giới thiệu bài: 
2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Nguyên nhân dẫn đến việc đất trồng ngày càng bị thu hẹp
* Hoạt động 2: Nguyên nhân dẫn đến môi rường đất ngày càng bị suy thoá
* Hoạt động 3: Chia sẻ thông tin
3. Củng cố dặn dò
3’
Hoạt động dạy
? Những nguiyên nhân nào dẫn đến việc rừng bị tàn phá?
? Việc phá rừng dẫn đến những hậu quả nào? 
- GV nhận xét ghi điểm 
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 136 trong SGK 
- Gọi HS trả l
? ở địa phương em , nhu cầu về sử dụng đất thay đổi như thế nào?
? Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi đó? 
KL: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đếnm đất trồng ngày càng bị thu hẹp . Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do dân số gia tăng , con người cần nhiều diện tích để ở , ngoài ra ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đời sống con người được nâng cao cũng cần diện tích đất vào những việc khác như thành lập các khu công nghiệp, khu vui chơi,..
- Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 3, 4 trang 137 SGK 
? Nêu tác hại của việc sử dụng phân bón hoá học thuốc trừ sâu .... đối với môi trường đất .
? Nêu tác hại của rác thải đối với môi trường đất ? 
? Em còn biết những nguyên nhân nào làm cho môi trường bị suy thoái ? 
- Yêu cầu đọc mục bạn cần biết 
- GV tiến hành cho HS thảo luận xem tranh ảnh, bài báo đã sưu tầm được 
- Nhận xét tiết học 
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
Hoạt động học
- 2 HS trả lời
- HS quan sát và nêu 
+ hình 1 và 2: là trên cùng một địa điểm . Trước kia con người sử dụng đất để trồng trọt. Xung quanh có rất nhiều cây cối . hiện nay , diện tích đất trồng trọt hai bên sông ngày đã được sử dụng làm đất ở , khu công nghiệp , chợ...
+ Nguyên nhân dẫn đến thay đổi nhu cầu sử dụng đó là dân số ngày càng gia tăng , đô thị hoá ngày càng mở rộng nên nhu cầu về nhà ở tăng lên , do vậy diện tích đất trồng bị thu hẹp 
- Nhu cầu về sử dụng đất do :
+ Thêm nhiều hộ dân mới
+ XD các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất
+ XD các khu vui chơi giải trí
+ Mở rộng đường 
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó là do dân cư tăng, nhu cầu về đô thị hoá tăng ..
- HS quan sát và thảo luận
- Việc sử dụng phân bón hoá học , thuốc trừ sâu làm cho môi trường đất bị suy thoái , đất trồng bị ô nhiễm và không còn tơi xốp màu mỡ như sử dụng phân bắc, phân xanh
- Rác thải làm cho môi trường đất bị ô nhiễm, bị suy thoái 
- Chất thải CN của nhà máy , xí nghiệp làm suy thoái
- Rác thải của nhà máy ...
- HS đọc CN
- HS xem tranh 
Mỹ thuật
Tiết 33: Vẽ trang trí: Trang trí cổng trại hoặc lều trại thiếu nhi 
I. Mục tiêu
- HS hiểu vai trò ý nghĩa của trại thiếu nhi .
- HS biết cách trang trí và trang trí được cổng , lều trại theo ý thích 
- HS yêu thích các hoạt động tập thể 
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
- Hình gợi ý cách vẽ 
- ảnh chụp cổng , lều trại 
- HS :SGK, vở ghi, giấy vẽ ,vở thực hành
III. Phương pháp
Quan sát, thực hành luyện tập
IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Nội dung - TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.Giới thiệu bài
Gt trực tiếp - ghi bảng
Hs quan sát, lắng nghe
2. Nội dung
* Hoạt động 1: quan sát nhận xét
- GV giới thiệu một số hình ảnh về cổng , lều trại . yêu cầu HS nhận xét các tranh ..
+ GV cùng HS bày mẫu gợi ý để các em nhận xét 
+ hội trại thường tổ choc vào dịp nào ở đâu 
+ trại gồm những phần chính nào 
+ những vật liệu cần thiết để dung trại 
- GV yêu cầu HS quan sát rồi nêu nhận xét của mình 
Hs quan sát
* Hoạt động 2: cách trang trí trại
- GV giới thiệu trang trí cổng trại 
+ vẽ hình cổng hàng rào , hình trang trí theo ý thích 
+ trang trí lều trại : vẽ hình lều trại cân đối với hình giấy , trang trí lều trại theo ý thích 
+ vẽ mầu theo ý thích 
+ cách vẽ mầu 	
Cho HS quan sát một số bức tranh của lớp trước để các em tự tin làm bàI 
HS quan sát lắng nghe
- HS thực hiện theo hớng dẫn của GV không nên kẻ to, bé quá so với khổ giấy
* Hoạt động 3: Thực hành
+ Tập vẽ cá nhân : vẽ vào vở hoặc giấy 
H/s thực hiện 
* Hoạt động 4:
Nhận xét đánh giá
+ Vẽ theo nhóm: các nhóm trao đổi tìm nội dung và hình ảnh phân công vẽ mầu , vẽ hình 
- GV quan sát , khuyến khích các nhóm chọn nội dung và tìm cách thể hiện khác nhau , thi đua xem nhóm nào thực hiện nhanh hơn , đẹp hơn 
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến XD bài và có bài đẹp. Nhắc một số em cha hoàn thành về nhà thực hiện tiếp
+suu tầm tranh ảnh về một đề tàI mà em yêu thích 
Sinh hoạt lớp tuần 33
*Nội dung sinh hoạt
1. Lớp trương nhận xét mọi hoạt động của lớp
2. Giáo viên nhận xét chung
a, Ưu điểm 
 - Trong tuần 33 vừa qua nhìn chung các em đều ngoan ngoãn đi học tương đối đầy đủ
Một số em có ý thức tự giác học bài ở nhà cũng như ở lớp. Trong lớp hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài Dương, Páo, Tồng, Ban, Tăm
Vệ sinh trường lớp sạch sẽ, có ý thức bảo vệ của công
Không có hiện tượng đánh cãi chửi nhau gây mất đoàn kết
- Tham gia thể dục giữa giờ đều đặn
b, Nhược điểm 
 Bên cạnh những ưu điểm còn tồn tại một số nhược điểm sau:
 - Nghỉ học tự do : Hòng 
 - Chưa học bài cũ: Dế, Sồng Páo, Chay
 - Vệ sinh cá nhân bẩn : Hềnh, Giấy, 
 - Nói chuyện riêng: Tăm, Tình, Phai, 
3. Phương hướng tuần 34
 - Tiếp tục duy trì mọi nề nếp học tập
 - Ôn tập và kiểm tra học kỳ II
 - Khắc phục nhược điểm tuần 33
 - Chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ
 - Vệ sinh cá nhân và trường lớp sạch sẽ
 - Có ý thức chắm sóc và bảo vệ cây xanh
Bài giải
Ô tô đi được 75 km thì tiêu thụ hết số lít xăng là:
12 : 100 x 75 = 9 (lít)
 Đáp số: 9 lít

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an L5 tuan 33.doc