Tập đọc
Tuần 33 –tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC
VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM (TRÍCH)
I/ Mục tiêu:
- Biết cách đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật.
- Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Trả lời được các câu hỏi SGK)
II/ Các hoạt động dạy học:
A-Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài
B- Dạy bài mới:
1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
TUẦN 33 ( TỪ NGÀY 16 /4-> 20/4/2012 ) Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2012 Chào cờ Tập đọc Tuần 33 –tiết 65: LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM (TRÍCH) I/ Mục tiêu: - Biết cách đọc bài văn rõ ràng, rành mạch và phù hợp với giọng đọc một văn bản luật. - Hiểu nội dung 4 điều của Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trả lời được các câu hỏi SGK) II/ Các hoạt động dạy học: A-Kiểm tra bài cũ: HS đọc thuộc lòng bài Những cánh buồm và trả lời các câu hỏi về bài B- Dạy bài mới: 1- Giới thiệu bài: Ghi đầu bài 2-Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: a) Luyện đọc: -Mời 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn. -Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó. -Cho HS đọc theo cặp -Mời 1-2 HS đọc toàn bài. -GV đọc diễn cảm toàn bài. b)Tìm hiểu bài: -Cho HS đọc lướt 3 điều 15,16,17: + Những điều luật nào trong bài nêu lên quyền của trẻ em Việt Nam? +Đặt tên cho mỗi điều luật nói trên? +)Rút ý 1: -Cho HS đọc điều 21: +Điều luật nào nói về bổn phận của trẻ em? +Nêu những bổn phận của trẻ em được quy định trong điều luật? +Các em đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện? +)Rút ý 2: -Nội dung chính của bài là gì? -GV chốt ý đúng, ghi bảng. -Cho 1-2 HS đọc lại. c) Hướng dẫn đọc diễn cảm: -Mời HS nối tiếp đọc bài. -Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn. -Cho HS luyện đọc diễn cảm bổn phận 1, 2, 3 trong điều 21 trong nhóm 2. -Thi đọc diễn cảm. -Cả lớp và GV nhận xét. 1 HS giỏi đọc. Chia đoạn. gồm 4 đoạn -Mỗi điều luật là một đoạn. HS đọc nối tiếp đoạn HS đọc theo cặp 1-2 HS đọc toàn bài. + Điều 15,16,17. +VD: Điều 16 : Quyền học tập của trẻ em. +) Quyền của trẻ em. +Điều 21. +HS nêu 5 bổn phận của trẻ em được quy định trong điều 21. +HS đối chiếu với điều 21 xem đã thực hiện được những bổn phận gì, còn những bổn phận gì cần tiếp tục cố gắng thực hiện. +) Bổn phận của trẻ em. -HS nêu. -HS đọc. -HS tìm giọng đọc DC cho mỗi đoạn. -HS luyện đọc diễn cảm. -HS thi đọc. 3-Củng cố, dặn dò: -GV nhận xét giờ học. -Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau. ------------------------------------- Toán Tuần 33- Tiết 161 ÔN TẬP VỀ TÍNH DIỆN TÍCH, THỂ TÍCH MỘT SỐ HÌNH I/ Mục tiêu: - Thuộc công thức tính diện tích, thể tích một số hình đã học. - Vận dụng tính diện tích, thể tích một số hình trong thực tế. - Cả lớp làm bài 2; 3. HSKG làm thêm bài 1. II/Các hoạt động dạy học chủ yếu: A-Kiểm tra bài cũ: Cho HS nêu quy tắc và công thức tính diện tích và chu vi các hình đã học. B-Bài mới: 1-Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học. 2-Kiến thức: Ôn tập về tính diện tích , thể tích các hình: -GV cho HS lần lượt nêu các quy tắc và công thức tính diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương. -GV ghi bảng. -HS nêu -HS ghi vào vở. 2.3-Luyện tập: *Bài tập 1 (168): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -Mời 1 HS giỏi nêu cách làm. -Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 2 (168): -Mời 1 HS đọc yêu cầu. -GV hướng dẫn HS làm bài. -Cho HS làm bài vào vỏ , một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài tập 3 (168): -Mời 1 HS nêu yêu cầu. -Mời HS nêu cách làm. -Cho HS làm vào vở. -Mời 1 HS lên bảng chữa bài. -Cả lớp và GV nhận xét. *Bài giải: Diện tích xung quanh phòng học là: (6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2) Diện tích trần nhà là: 6 x 4,5 = 27 (m2) Diện tích cần quét vôi là: 84 + 27 – 8,5 = 102,5 (m2) Đáp số: 102,5 m2. *Bài giải: a) Thể tích cái hộp hình lập phương là: 10 x 10 x 10 = 1000 (cm2) b) Diện tích giấy màu cần dùng chính là diện tích toàn phần HLP. Diện tích giấy màu cần dùng là: 10 x 10 x 6 = 600 (cm2). Đáp số: a) 1000 cm2 b) 600 cm2. *Bài giải: Thể tích bể là: 2 x 1,5 x 1 = 3 (m3) Thời gian để vòi nước chảy đầy bể là: 3 : 0,5 = 6 (giờ) Đáp số: 6 giờ. 3-Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập. ______________________________ Đạo đức Tuần 33 – Tiết 33: EM TÌM HIỂU VỀ THUẾ (TIẾT 1) I - Mục tiêu : Học xong bài này HS biết được : -Thuế là gì ? Ai phải nộp thuế ? Nộp thuế để làm gì ? -Thực hiện nộp thuế đúng hạn là hành vi đạo đức của mỗi người, mỗi tập thể khi tham gia sản xuất , kinh doanh, sử dụng đất, có thu nhập cao và các hoạt động khác phải nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế . II Tài liệu và phương tiện dạy học Tranh ảnh về thu, nộp thuế . Bảng phụ Tranh ảnh công trình ,nhà máy, trường học.. III- Các hoạt động dạy học chủ yếu Kiểm tra bài cũ Dạy bài mới 1 Hoạt động 1 Tìm hiểu truyện “Hai xứ sở ” a- Mục tiêu : HS hiểu được thuế là gì ? Ai phải nộp thuế và tác dụng của việc nộp thuế . b- cách tiến hành GV đọc truyện “Hai xứ sở ” Cho HS thảo luận nhóm theo các nội dung sau : 1 )Tại sao bố Long và chú Ba lại bực dọc khi gặp cán bộ đội thuế ? 2)Lúc đầu Long có hiểu thế nào là tiền thuế không ? 3)Long có thích theo rùa vàng xuống thuỷ cung không ? Đi chơi với rùa vàng dưới thuỷ cung Long có còn thích thuỷ cung “xứ sở không có thuế” nữa không ? Vì sao? Tại sao dưới thuỷ cung lại không có công viên , cung thiếu nhi, trường học , bệnh viện ? Cuối cùng em thấy bạn Long thích xứ sở nào ? 4) Nghe Long nói bố Long đã nghĩ gì và làm điều gì ? Theo em ai là người phải nộp thuế? Nộp thuế để làm gì ?Thuế là gì? GV kết luận :Thuế là khoản tiền mà người dân hoặc các tổ chức phải nộp cho Nhà nước theo quy định để nhà nước có tiền chi cho các hoạt động xã hội . b)Hoạt động 2 :Làm bài tập1 GV cho HS trao đổi ý kiến sau đó kết luận ý đúng ( a,c,d) c-Hoạt động 3: Tự liên hệ bản thân Cho Hs trao đổi theo nhóm d -Hoạt động nối tiếp Về nhà chuẩn bị tranh ảnh , mẩu chuyện ,bài hát ,bài thơ nói về thực hiện nộp thuế và các công trình xây dựng từ tiền thuế . HS thảo luận theo nhóm 4 Đại diện nhóm trình bày , cả lớp trao đổi bổ xung HS trả lời 1-2 HS đọc lại ghi nhớ Hs trao đổi theo nhóm HS trình bày trước lớp ___________________________________ Buổi chiều Toán Tuần 33 - Tiết 91: LUYỆN TẬP CÁC PHÉP TÍNH VỚI SỐ ĐO THỜI GIAN I.Mục tiêu. - Củng cố cho HS về các phép tính cộng ,trừ, nhân,chia số đo thời gian - Rèn kĩ năng trình bày bài. - Giúp HS có ý thức học tốt. II. Đồ dùng: - Hệ thống bài tập. III.Các hoạt động dạy học. Hoạt động dạy Hoạt động học A.Ôn định: B. Kiểm tra: CBài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài. - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên chữa bài - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập1: Tính a)12giờ16 phút : 4 + 5 giờ 12 phút 16 giờ 15 phút – 3 giờ 45 phút x 3 b) Khoảng thời gian từ 7 giờ 20 phút đến 8 giờ kém 10 phút là bao nhiêu phút ? Bài tập 2: a) Tìm trung bình cộng của: ; ; b) Tìm x: x + 6,75 = 43,56 – 8,72 Bài tập3: Một người đi trên quãng đường từ A đến B. Lúc đầu đi được quãng đường, nghỉ 10 phút rồi đi tiếp quãng đường. Tính ra, người đó đã đi được 36 km. Hỏi quãng đường AB dài bao nhiêu km? Bài tập số 4 Một ca nô đi xuôi dòng từ A đến B hết 1 giờ 15 phút và ngược dòng từ B về A hết 2 giờ 30 phút quãng đường AB dài 35 km a) Tính vận tốc của ca nô khi xuôi dòng b)Tính vận tốc của ca nô khi ngược dòng Bài tập4: (HSKG) Hai ô tô xuất phát từ A đến B cùng một lúc và đi ngược chiều nhau. Sau 2 giờ chúng gặp nhau, quãng đường AB dài 162km. a) Tính vận tốc của mỗi ô tô, biết vận tốc của ô tô đi từ A bằng vận tốc của ô tô đi từ B. b) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A bao nhiêu km? 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên chữa bài Đáp án: a)12giờ16 phút : 4 + 5 giờ 12 phút = 3 giờ 4 phút + 5 giờ 12 phút = 8 giờ 16 phút 16 giờ 15 phút – 3 giờ 45 phút x 3 =16giờ 15 phút -9 giờ 135 phút =5 giờ b) 30 phút Lời giải : a) + + : 3 = + + : 3 = : 3 = b) x + 6,75 = 43,56 – 8,72 x + 6,75 = 34,74 x = 34,74 – 6,75 x = 27,99 Lời giải: Phân số chỉ quãng đường đi 2 lần là: + = (quãng đường) Quãng đường AB dài là: 36 : 9 20 = 80 (km) Đáp số: 80 km Bài giải Đổi 1giờ 45 phút = 1, 75 giờ 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ a) Vận tốc của ca nô khi xuôi dòng là 35 : 1,75 = 20 (km/giờ ) b)vận tốc của ca nô khi ngược dòng là: 35 : 2,5 = 14 (km/giờ ) Đáp số: a) 20 km/giờ b) 14 km/giờ Lời giải: Tổng vận tốc của 2 xe là: 162 : 2 = 81 (km) Ta có sơ đồ: 81 km V xe A V xe B Vận tốc của xe A là: 81 : (4 + 5) 4 = 36 (km/giờ) Vận tốc của xe B là: 81 – 36 = 45 (km/giờ) Chỗ 2 xe gặp nhau cách A số km là: 36 2 = 72 (km) Đáp số: a) 36 km/giờ ; 45 km/giờ b) 72 km - HS chuẩn bị bài sau. __________________________________ Buổi chiều Thứ ba, ngày 17 tháng 4 năm 2012 Tiếng việt Tuần 33 - Tiết 62 LUYỆN TẬP VỀ DẤU CÂU ( Dấu hai chấm ) I.Mục tiêu : - Củng cố cho HS những kiến thức về dấu câu. - Rèn cho học sinh có kĩ năng lập dàn bài tốt. - Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn. II.Chuẩn bị : Nội dung ôn tập. III.Hoạt động dạy học : Hoạt động dạy Hoạt động học A.Ôn định: B. Kiểm tra: C.Bài mới: 1 -Giới thiệu - Ghi đầu bài. 2 - Hướng dẫn HS luyện tập - GV cho HS đọc kĩ đề bài. - Cho HS làm bài tập. - Gọi HS lần lượt lên trình bày - GV giúp đỡ HS chậm. - GV chấm một số bài và nhận xét. Bài tập 1: Tìm dấu hai chấm dùng sai trong đoạn văn sau và ghi lại cho đúng: Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn: mảnh dẻ, nước da: trắng hồng, môi đỏ như môi con gái. Mái tóc: hơi quăn, mềm mại xõa xuống vầng trán rộng. Đôi mắt đen sáng ánh lên vẻ thông minh, trung thực. Tính tình Tuấn: khiêm tốn, nhã nhặn rất dễ mến. Bạn ấy học giỏi đều các môn. Bài tập 2: Đặt câu: a) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là nói trực tiếp của người khác được dẫn lại? b) Câu có dấu hai chấm báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết trình? Bài tập 3: Viết một đoạn văn ngắn theo chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng dấu hai chấm? - GV cho HS viết vào vở. - GV gợi ý cho HS chậm viết bài. - Cho HS trình bày miệng nối tiếp. - Cả lớp nhận xét và đánh giá 4. Củng cố dặn dò. - GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau. - HS trình bày. - HS đọc kĩ đề bài. - HS làm bài tập. - HS lần lượt lên trình bày Đáp án: Bỏ tất cả các dấu hai chấm đó đi. Tuấn năm nay 11 tuổi. Vóc dáng Tuấn mảnh dẻ, nước da trắng hồng, môi đỏ như môi con gái. Mái tóc hơi quăn, mềm mại xõa xuống vầng trán rộng. Đô ... ải đáp ‘ B. Kể , thong báo , nhận định , miêu tả về sự vật , một sự việc Câu 12 : Câu nào dưới đây dung dấu hỏi chưa đúng ? A. Hãy giữ trật tự ? B. Nhà bạn ở đâu ? C. Vì sao hôm qua bạn nghỉ học ? D. Một tháng có bao nhiêu ngày hả chị ? Câu 13 : Câu nào dưới đây dung dấu phẩy chưa đúng ? A. Mùa thu , tiết trời mát mẻ . B. Hoa huệ hoa lan , tỏa hương thơm ngát . C. Từng đàn kiến đen , kiến vàng hành quân đầy đường . D. Nam thích đá cầu , cờ vua . Câu 14 : Trạng ngữ trong câu sau “ Nhờ siêng năng , Nam đã vượt lên đứng đầu lớp “ bổ sung cho câu ý nghĩa gì ? A.chỉ thời gian . B. Chỉ nguyên nhân . C. Chỉ kết quả . D. Chỉ mục đích . Câu 15 : Trong các câu sau , câu nào là câu ghép ? A. Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran . B. Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng , xua tan dần hơi lạnh mùa đông . C. Mỗi lần dời nhà đi , bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to . D. Mưa rào rào trên nền gạch , mưa đồm độp trên phên nứa . Câu 16 :Thành ngữ , tục ngữ nào sau đây ca ngợi đạo lí thủy chung, luôn biết ơn những người có công với nước với dân ? A. Muôn người như một . B. Chịu thương , chịu khó . C. Dám nghĩ , dám làm . D. Uống nước nhớ nguồn . Câu 17 : Câu ghép nào biểu thị quan hệ tương phản trong các câu sau đây ? A. Nếu trời trở rét thì con phải mặc áo ấm . B. Tuy Hoàng không được khỏe nhưng Hoàng vẫn đi học . C. Do được dạy dỗ nên em bé rất ngoan . D. Chúng em chăm học nên cô giáo rất mực thương yêu . Câu 18 : trong các câu kể sau , câu nào thuộc câu kể Ai làm gì ? A.Công chúa ốm nặng . B. Chú hề đến gặp bác thợ kim hoàng . C. Nhà vua lo lắng . D. Hoàng hậu suy tư . Câu 19 : Từ “ thưa thớt “ thuộc loại từ nào ? A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Đại từ Câu 20 : Từ “ trong “ ở cụm từ “ phấp phới trong gió “ và từ “ trong “ có quan hệ với nhau như thế nào ? A. Đó là một từ nhiều nghĩa . B. Đó là hai từ đồng nghĩa . C. Đó là hai từ đống âm . D. Đó là hai từ trái nghĩa . Câu 21 :Cặp từ trái nghĩa dưới đây được dung để tả trạng thái ? A.vạm vỡ - gầy gò . B.Thật thà – gian xảo . C. hèn nhát – dũng cảm . D. sung sướng – đau khổ . Câu 22 : Trong câu “ Dòng suối róc rách trong suốt như pha lê , hát lên những bản nhạc dịu dàng “ , tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào ? A. So sánh B. Nhân hóa C. So sánh và nhân hóa D. Điệp từ Câu 23 : “ Thơm thoang thoảng “ có nghĩa là gì ? A. Mùi thơm ngaqo2 ngạt lan xa . B. Mùi thơm phảng phất , nhẹ nhàng . C. Mùi thơm bốc lên mạnh mẽ . D. Mùi thơm lan tòa đậm đà . Câu 24 : Trong các trường hợp dưới đây , trường hợp nào viết đúng chính tả ? A. Lép Tôn-xtôi B. Lép tôn-xtôi C. Lép tôn xtôi D. Lép Tôn- Xtôi ĐÁP ÁN Câu 1: a/ - Xuân : Mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của năm hoặc chỉ một mùa trong năm. - Xuân: diễn tả sự tươi đẹp, tràn đầy sức sống. b/ Học sinh xác định đúng các quan hệ từ ghi 1 điểm: của, và, ở, nhưng. Câu 2: Xác định đúng thành phần 1 câu ghi 0,5 điểm a/ Từ trên một bụi tre cuối nẻo của làng, vọng lại /tiếng mấy con chim cu gáy. TN VN CN b/ Ở phía Tây bờ sông Hồng,/ những cây bàng xanh biếc/ xoè tán rộng, soi bóng mặt nước. TN CN VN Câu 3: Học sinh xếp đúng các từ thành 2 nhóm như sau, ghi 1 điểm: - Từ ghép: xem xét, mệt mỏi, mềm mỏng, giặt giũ, mong muốn. - Từ láy: chật chội, miệt mài, lung linh, lỏng lẻo, thong thả. Câu 4 : Những từ láy có trong đoạn văn trên là: tom tóp, loáng thoáng, tũng toẵng, xôn xao Câu 5: Ghép được các từ ghép sau : giá lạnh, lạnh giá, rét buốt, buốt giá, giá rét, giá buốt, buốt lạnh, giá lạnh. Câu 6 : 1. Xác định trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ a, Khi một ngày mới bắt đầu, tất cả trẻ em thế giới đều cắp sách tới trường. Trạng ngữ Chủ ngữ vị ngữ b, ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho vài cái bánh rợm. Trạng ngữ Trạng ngữ Chủ ngữ vị ngữ c, Do học hành chăm chỉ, chị tôi luôn đứng đầu lớp suốt cả năm học. Trạng ngữ Chủ ngữ vị ngữ d, Một hôm, ông bố vừa chợp mắt, một cánh rừng đầy lim, sến, táu cứng như sắt Trạng ngữ CN vị ngữ Chủ ngữ đã hiện ra. Vị ngữ 2. Trong các câu trên câu d là câu ghép . Các vế câu trong câu ghép đó được nối trực tiếp với nhau . ( nối với nhau bằng dấu phẩy ) . Trắc nghiệm : 7. B 8..C 9.B 10.C 11.B 12.A 13.B 14.B 15.D 16.D 17.B 18.B 19.B 20.C 21.D 22.C 23.B 24.A ---------------------------------------- ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5 HỌC KÌ II CÂU 1 : Nghỉa của từ truyền nào dưới đây mang ý nghĩa là trao lại cho người khác . A. Truyền tụng B. truyền hình C. truyền bá CÂU 2 : Chọn cặp từ hô ứng thích hợp điền vào chổ trống của câu ghép . Trời .. hừng sáng , nông dân . ra đồng . CÂU 3 : Khoanh tròn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ và gạch một gạch dưới bộ phận chủ ngữ , gạch 2 gạch dưới bộ phận vị ngữ trong từng vế câu . Chẳng những Hồng chăm học mà bạn ấy còn rất chăm làm . CÂU 4 : Đặt một câu ghép có quan hệ từ chỉ nguyên nhân – kết quả . Vì nên .. CÂU 5 : Các vế trong câu ghép : “ Những chậu mai chiếu thủy có một tuổi thơ tới 200 năm , cây đa Tân Trào do chính cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mang từ miền Bắc vào , cây bồ đề được tỉa xén công phu do Tổng thống Ấn Độ trồng lưu niệm trong chuyến thăm nước ta năm 1991 “ . Được nối nhau bằng cách : A. Dùng một quan hệ từ . B. Dùng một cặp quan hệ từ . C.Dùng một cặp từ hô ứng . D . Nối trực tiếp ( không dung từ nối ) CÂU 6 : Dòng nào chỉ chứa những từ láy ? A. Bôn ba , bền bĩ , thiêng liêng . B. Bền bĩ , thiêng liêng , lưu lại . C. Bền bĩ , bôn ba , cây cỏ . D. Thiêng liêng , lưu lại , mọi miền . CÂU 7 : Từ đồng nghĩa với công dân là : A. Nông dân B. công nhân C. nhân dân D. cả A, B , C đều đúng . CÂU 8 : Từ nào sau đây từ truyền có nghĩa là lan rộng ? A. Truyền thụ B. truyền bá C. gia truyền D. truyền nhiễm . B. CÂU 9 : Hai câu : “ Ngày 5/6/1911 , với cái tên Văn Ba , người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xuống tàu tại Bến Nhà Rồng xin làm chân đầu bếp để có điều kiện ra nước ngoài . Từ bến cảng này , anh Ba đã sang Châu Âu và bôn ba khắp thế giới tìm đường cứu nước “ . Được lien kết bằng cách nào ? Bằng Cách : .. CÂU 10 : Từ Người trong câu : “ Họ đến đây để tìm hiểu về thời thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm viếng nơi Người bắt đầu cuộc hành trình đi tìm con đường giải phóng dân tộc Việt Nam “ . Ngoài ý nghĩa thể hiện sự tôn kính còn có tác dụng ? Trả lời : .. ĐÁP ÁN : CÂU 1 . A CÂU 2 : Trời chưa hừng sang , nông dân đã ra đồng . CÂU 3 : Chẳng những Hồng chăm học mà QHT CN VN QHT bạn ấy còn rất chăm làm . CN QHT VN CÂU 4 : Vì Lan thức dậy muộn nên bạn ấy đi học trễ . CÂU 5 : D CÂU 6 : A CÂU 7 : C CÂU 8 : B CÂU 9 : Tránh lặp từ ( dung từ thay thế ) CÂU 10 : Dùng từ Người để thay thế từ Chủ tịch Hồ Chí Minh . CÂU 11 : Tìm trạng ngữ , chủ ngữ , vị ngữ của câu văn sau : Lúc chơi trò chạy đuổi , những chú bé tinh ranh có thể chui vào đống rơm , lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại. Trạng ngữ : . Chủ ngữ : . Vị ngữ : CÂU 12 : Trong các cụm từ : ruột cây rơm , chân cây rơm , tay mẹ : từ nào là nghĩa chuyển ? A) Chỉ có từ ruột mang nghĩa chuyển . B) Có hai từ ruột , chân mang nghĩa chuyển . C) Cả ba từ ruột , chân , tay mang nghĩa chuyển . CÂU 13 : Từ dâng trong câu : “ Cây rơm dâng dần thịt mình cho lửa đỏ hồng căn bếp , cho bữa ăn rét mướt của trâu bò “ . A. Danh từ B. động từ C. tính từ . CÂU 14 : Kết hợp nào không phải là một từ ? A. Nước uống B. xe hơi C. xe cộ D. ăn cơm CÂU 15 : Từ nào không phải từ ghép ? A. San sẻ B. phương hướng C. xa lạ D. mong mỏi CÂU 16 : Từ nào là danh từ ? A. Cái đẹp B. tươi đẹp C. đáng yêu D. than thương . CÂU 17 : Tiếng “ đi “ nào được dung theo nghĩa gốc ? A. Vừa đi vừa chạy B. đi ô tô C. đi nghỉ mát D. đi con mã CÂU 18 : Cặp quan hệ từ trong câu ghép “ Nếu gió thổi mạnh thì cây đổ “ biểu thị quan hệ nào ? A. Nguyên nhân – kết quả B. Điều kiện , giả thiết – kết quả C. Đối chiếu , so sánh , tương phản D. Tăng tiến CÂU 19 :Từ nào viết sai chính tả ? A. sơ xác B. xứ sở C. xuất xứ D. sơ đồ CÂU 20 : Từ nào không phải là danh từ ? A. cuộc sống B. tình thương C. đấu tranh D. nỗi nhớ ĐÁP ÁN : Câu 11 : Trạng ngữ : Lúc chơi trò chạy đuổi Chủ ngữ : những chú bé tinh ranh Vị ngữ : có thể chui vào đống rơm , lấy rơm che cho mình như đóng cánh cửa lại . CÂU 12 : B CÂU 13 : B CÂU 14 : D CÂU 15 : A CÂU 16 : A CÂU 17 : A CÂU 18 : A CÂU 19 : A CÂU 20 : C CÂU 21 : Từ nào khác nghĩa với từ còn lại ? A. tổ tiên B. tổ quốc C. đất nước D. giang san CÂU 22 : Tiếng xuân nào được dung theo nghĩa gốc ? A. mùa xuân B. tuổi xuân C. sức xuân D. 70 xuân CÂU 23 : Trong các câu sau , câu nào là câu ghép ? A. Cây dừa gắn bó với cả tuổi thơ của em , gắn bó với những kỉ niệm về quê hương . B. Từng chum quả dừa lúc lỉu trên cây như đàn lợn con của mẹ , như hũ rượu của bố . C. Gió xào xạc thoáng qua , hoa dừa rơi xuống đầy vườn . CÂU 24 : Từ nào dưới đây gợi tả hình ảnh ? A. Xào xạc B. lúc lỉu C. thầm thì CÂU 25 : Hai câu “ Vườn nhà em ở quê có một cây dừa . Cây dừa này bà em đã trồng hơn chục năm rồi “ . Được lien kết bằng cách náo ? A. Lặp từ ngữ B. thay thế từ ngữ C. dung từ nối CÂU 26 : Câu vế của câu ghép :” Dáng cây thẳng đứng còn rễ của nó bò trên mặt đất trông như những con rắn nhỏ hiền lành “ . Được nối với nhau bằng cách nào ? A. Dùng một quan hệ từ . B. Dùng cặp quan hệ từ . C. Nối trực tiếp ( không bằng quan hệ tử ) CÂU 27 : Bộ phận vị ngữ trong câu : “ Em áp tai vào than cây xù xì , nhắm mắt lại để nghe tiếng gió lùa vào lá như đang dạo nhạc “ . Là : . CÂU 28 : Từ thoăn thoắt là từ : A. Từ láy âm đầu B. Từ láy vần C. Từ láy tiếng CÂU 29 : Chữ truyền nào dưới đây có nghĩa là lan rộng , làm lan rông ra cho nhiều người biết . A. Truyền thống B. truyền máu C. truyền hình ĐÁP ÁN : CÂU 21 : A CÂU 22 : A CÂU 23 : C CÂU 24 : B CÂU 25 : A CÂU 26 : A CÂU 27 : áp tai vào than cây xù xì , nhắm mắt lại để nghe tiếng gió lùa vào lá như đang dạo nhạc . CÂU 28 : A CÂU 29 : C Nguồn trích dẫn (0) Top of Form 0 Bình luận Bottom of Form
Tài liệu đính kèm: