Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học thứ 1

Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học thứ 1

TOÁN

ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết đọc ,viết phân số;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 và một số tự nhiên dưới dạng phân số.

2. Kĩ năng:

- Đọc, viết phân số thành thạo.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa

- Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK

 

doc 44 trang Người đăng hang30 Lượt xem 302Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế giáo án môn học khối 5 - Tuần học thứ 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1:
Thứ hai, ngày 22 tháng 8 năm 2011 
Tiết 1: sinh hoạt đầu tuần
Tiết 2: Đạo đức
Tiết 3
TOÁN
ÔN TẬP: KHÁI NIỆM PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Biết đọc ,viết phân số;biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên khác 0 và một số tự nhiên dưới dạng phân số.
2. Kĩ năng: 
- 	 Đọc, viết phân số thành thạo.
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận, chính xác
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Chuẩn bị 4 tấm bìa 
- 	Học sinh: Các tấm bìa như hình vẽ trong SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
1 - OnÅ định lớp
- Ổn định lớp và kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
2 - Bài mới : GTB
HĐ 1: Ôn tập cách đọc viết phân số
- Giới thiệu phiếu học tập.
Viết phân số biểu thị phần tô đậm. Nêu cách đọc.
Viết .
Đọc: 
- Nêu ý nghĩa của mẫu số, tử số.
Viết 
Đọc .
Nêu ý nghĩa của mẫu số, tử số .
-Gọi một vài học sinh đọc lại các phân số vừa nêu.
-GV nhắc lại: là các phân số.
Viết lên bảng các chú ý.
HĐ 2: Ôn tập mối liên hệ giữa phân số với phép chia hai số tự nhiên và giữa phân số với số tự nhiên.
1. Viết kết quả phép chia hai số tự nhiên dưới dạng phân số.
1 : 3 =  4 : 10 = 
9: 2 =  
H : Trong những trường hợp trên ta dùng phân số để làm gì ?
-Phân số đó cũng được gọi là thương của phép chia hai số tự nhiên đã cho.
2. Viết các số tự nhiên sau dưới dạng phân số theo mẫu.
3 = 3: 1 = ; 12 = 
128 = ; 2001 = 
- Số tự nhiên có thể viết dưới dạng phân số là.
3. Số 1 có thể viết thành phân số nào?
H : Em có nhận xét gì về những phân số bằng 1 ?.
4. Số 0 có thể viết thành những phân số nào?
- Em có nhận xét gì về những phân số bằng 0?
HĐ 3: Thực hành.
Bài 1: Tính
Đọc các phân số và nêu tử số, mẫu số.
Bài 2:Viết các thương dưới dạng phân số.
3 : 5=  ; 75 : 100 =  ; 9: 17=
-Cho học sinh làm vào vở.
-Nhận xét chữa bài.
* Tương tự hướng dẫn bài 3,4 .
- Yêu cầu HS tự làm bài.
-Nhận xét sửa bài.
-Nhận xét chốt ý.
3 - Củng cố- dặn dò
-Nhận xét tiết học.
-Nhắc HS làm bài và chuẩn bị bài sau .
-Nhắc lại tên bài học.
-HS thực hiện phiếu học tập và phát biểu.
 +Băng giấy được chia làm 3 phần bằng nhau, tô màu 2 phần tức là tô màu hai phần 3 băng giấy, ta có phân số: đọc là hai phần ba.
+Băng giấy được chia làm 10 phần bằng nhau, tô màu 5 phần tức là tô màu 5 phần 10 băng giấy. Ta có phân số đọc là năm phần mười.
-Thực hiện.
Đọc theo yêu cầu.
-Nghe.
-HS chú ý.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 
+ Ghi kết quả của một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0.
, ..
- Phân số có tử số là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- HS có thể viết , , 
- Phân số có tử số và mẫu số bằng nhau.
- Tử số bằng 0 và mẫu số khác 0.
- Nối tiếp nêu.
-Nhận xét sửa sai cho bạn.
, .
- HS viết bảng con.
1 HS lên bảng viết.
-Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
-HS tự làm vào vở tương tự cách làm như bài 1.
-1HS lên bảng làm.
-Nhận xét sửa bài.
- Tự làm bài, đổi vở kiểm tra chéo.
Tiết 4 : LỊCH SỬ
BÌNH TÂY ĐẠI NGUYÊN SOÁI TRƯƠNG ĐỊNH
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
-Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược ,Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì.Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định:không tuân theo lệnh vua,cùng nhân dân chống Pháp.
2. Kĩ năng
_Biết các đường phố ,trường học,ở địa phương mang tên Trương Định.
3. Thái độ: 
- 	Giáo dục học sinh biết cảm phục và học tập tinh thần xả thân vì nước của Trương Định. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam - Hình ảnh SGK/4 
- 	Học sinh: SGK và tư liệu về Trương Định 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK + ĐDHT 
3. Giới thiệu bài mới: 
“Bình Tây Đại Nguyên Soái” Trương Định. 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
Hoàn cảnh dẫn đến phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định 
- Hoạt động lớp 
- GV treo bản đồ + trình bày nội dung. 
- HS quan sát bản đồ 
- Sáng 1/9/ 1858 , thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta. Tại đây, quân Pháp đã vấp phải sự chống trả quyết liệt nên chúng không thực hiện được kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
- Năm sau, thực dân Pháp phải chuyển hướng, đánh vào GĐ. Nhân dân Nam Kì khắp nơi đứng lên chống Pháp, đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến dưới sự chỉ huy của Trương Định. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
- Hoạt động lớp, nhóm, cá nhân 
- Thực dân Pháp xâm lược nước ta vào thời gian nào? 
- Ngày 1/9/1858 
- Năm 1862 xảy ra sự kiện gì? 
- Triều đình kí hòa ước cắt 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho thực dân Pháp, lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng kháng chiến của nhân dân và đi An Giang nhậm chức lãnh binh. 
-> GV nhận xét + giới thiệu thêm về Trương Định 
- GV chuyển ý, chia lớp thành 3 nhóm tìm hiểu nội dung sau: 
- Mỗi nhóm bốc thăm và giải quyết 1 yêu cầu. 
+ Điều gì khiến Trương Định lại băn khoăn, lo nghĩ? 
- Trương Định băn khoăn là ông làm quan mà không tuân lệnh vua là mắc tội phản nghịch, bị trừng trị thảm khốc. Nhưng nhân dân thì không muốn giải tán lực lượng và 1 dạ tiếp tục kháng chiến. 
+ Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã làm gì? 
- Trước những băn khoăn đó, nghĩa quân và dân chúng đã suy tôn ông làm “Bình Tây Đại Nguyên Soái”.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân? 
- Để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân, Trương Định không tuân lệnh vua, ở lại cùng nhân dân chống giặc Pháp. 
-> Các nhóm thảo luận trong 2 phút 
- Các nhóm thảo luận -> Nhómtrưởng đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -> HS nhận xét. 
-> GV nhận xét + chốt từng yêu cầu. 
-> GV giáo dục học sinh: 
- Em học tập được điều gì ở Trương Định? 
- HS nêu 
-> Rút ra ghi nhớ. 
- HS đọc ghi nhớ SGK/4 
* Hoạt động 3: Củng cố 
- Hoạt động lớp, cá nhân
- Em có suy nghĩ như thế nào trước việc TĐ quyết tâm ở lại cùng nhân dân? 
- HS trả lời 
5. Tổng kết - dặn dò: 
- Học ghi nhớ 
- Chuẩn bị: “Nguyễn Trường Tộ mong muốn đổi mới đất nước”
- Nhận xét tiết học 
Tiết 5: THỂ DỤC
 GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH LƠP 5 
cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học, Cách xin phép ra vào lớp-TRÒ CHƠI “KẾT BẠN”
I. MỤC TIÊU :
- Biết được những nội dung cơ bản của chương trình và một số quy định, yêu cầu trong các giờ học thể dục.
- Thực hiện được tập hợp hàng dọc, dĩng hàng, cách chào, báo cáo , vách xin phép ra vào lớp.
- Biết cách chơi và tham gia được các trị chơi.
 II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN 
 - Sân trường, còi.
 III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:
 Nội dung 
Định lượng 
Sớ lần 
 Phương pháp.
Phần mở đầu:
- ổn định tổ chức, phổ biến nội dung, y/c tiết học.
- Khởi động: đứng vỗ tay , hát.
 2. Phần cơ bản:
a, Giới thiệu tĩm tắt chương trình thể dục L5.
b, Phổ biến nội quy, y/c tập luyện.
c, Biên chế tổ tập luyện: Theo tổ.
d, Chọn cán sự thể dục lớp:
e, Ơn đội hình, đội ngũ: Cách chào, báo cáo khi bắt đầu và kết thúc giờ học. Cách xin phép ra vào lớp.
g, Trị chơi Kết bạn:
- GV nêu tên trị chơi, cùng HS nĩi lại cách chơi.
- 1 nhĩm chơi thử- chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV cùng HS hệ thống bài.
- Nhận xét tiết học , dặn dị.
7’
22’
6’
2’
2-3lần
2-3lần
1-2lần
- 4 hàng ngang cự li hẹp;chuyển sang cự li rộng.
- Tập trung phổ biến.
- GV dự kiến, để lớp quyết định .
- GV làm mẫu, sau đĩ chỉ dẫn cho cán sự và cả lớp cùng tập.
- Chia nhĩm, chơi trị chơi.
GV điều khiển, HS làm theo hiệu lệnh của GV
Thứ ba, ngày 23 tháng 8 năm 2011
Tiết 1 TẬP ĐỌC
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU: 
- Đọc rành mạch, lưu lốt. Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bức thư: Bác Hồ khuyên học sinh chăm học, biết nghe lời thầy yêu bạn. Học thuộc đoạn: Sau 80 năm cơng học tập của các em.(Trả lời được các câu hỏi(CH) 1,2,3)
- Đọc thể hiện được tình cảm thân ái, trìu mến, tin tưởng. 
II. CHUẨN BỊ: 
- Giáo viên: Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn câu văn cần rèn đọc 
- Học sinh: SGK 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: Kiểm tra SGK 
- Giới thiệu chủ điểm trong tháng 
- Học sinh lắng nghe 
3. Giới thiệu bài mới: 
- Giáo viên giới thiệu chủ điểm mở đầu sách 
- Học sinh xem các ảnh minh họa chủ điểm 
- “Thư gửi các học sinh” của Bác Hồ là bức thư Bác gửi học sinh cả nước nhân ngày khai giảng đầu tiên, khi nước ta giành được độc lập sau 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Thư của Bác nói gì về trách nhiệm của học sinh Việt Nam với đất nước, thể hiện niềm hi vọng của Bác vào những chủ nhân tương lai của đất nước như thế nào? Đọc thư các em sẽ hiểu rõ điều ấy. 
- Học sinh lắng nghe 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Luyện đọc 
- Hoạt động lớp 
- Gọi 1HS đọc bài.
- Cả lớp đọc thầm theo
- Yêu cầu học sinh tiếp nối nhau đọc trơn từng đoạn. 
- Học sinh nói tiếp nhau đọc.
- Học sinh đọc từ khó. 
- Lần lượt học sinh đọc từ câu 
- Yêêu cầu HS luyện đọc theo cặp
- Gọi 1HS đọc tồn bài.
- 2 HS ngồi cùng bàn ngồi đọc
- Cả lớp đọc theo
Ÿ Giáo viên đọc toàn bài, nêu xuất xứ. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hoạt động nhóm, lớp, cá nhân 
- Yêu cầu học sinh đọc đoạn 1
- 1 học sinh đọc đoạn 1: “Từ đầu... vậy các em nghĩ sao?”
- Giáo viên hỏi: 
+ Ngày khai trường 9/1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- Đó là ngày khai trường đầu tiên của nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên sau kh ... NG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Học sinh nhắc lại các kiến thức cần ghi nhớ 
Ÿ Giáo viên nhận xét 
- 1 học sinh lại cấu tạo bài “Nắng trưa”
3. Giới thiệu bài mới: 
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: 
- Hoạt động nhóm, lớp 
- Hướng dẫn học sinh làm bài tập
- Học sinh đọc - Cả lớp đọc thầm yêu cầu của bài văn 
- Thảo luận nhóm
Ÿ Bài 1: 
HS đọc lại yêu cầu đề 
HS đọc thầm đoạn văn “Buổi sớm trên cánh đồng “
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
- Tả cánh đồng buổi sớm :vòm trời, những giọt mưa, những gánh rau , 
+ Tác giả quan sát cảnh vật bằng những giác quan nào ?
- Bằng cảm giác của làn da( xúc giác), mắt ( thị giác )
+ Tìm 1 chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ? Tại sao em thích chi tiết đó ?
- HS tìm chi tiết bất kì 
Ÿ Giáo viên chốt lại
* Hoạt động 2: Luyện tập
- Hoạt động cá nhân
Ÿ Bài 2:
- Một học sinh đọc yêu cầu đề bài 
- Học sinh giới thiệu những tranh vẽ về cảnh vườn cây, công viên, nương rẫy 
- Học sinh ghi chép lại kết quả quan sát (ý) 
_GV chấm điểm những dàn ý tốt
- Học sinh nối tiếp nhau trình bày
- Lớp đánh giá và tự sửa lại dàn ý của mình
* Hoạt động 3: Củng cố
5. Tổng kết - dặn dò 
- Hoàn chỉnh kết quả quan sát, viết vào vở 
- Lập dàn ý tả cảnh em đã chọn
- Chuẩn bị: Luyện tập tả cảnh
- Nhận xét tiết học
Tiết:3 : PHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
Biết đọc,viết phân số thập phân,Biết rằng có một số phân số có thể viết thành phân số thập phân và biết cách chuyển các phân số đó thành phân số thập phân.
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Phấn màu, bìa, băng giấy.
-	Học sinh: , SGK, bảng con, băng giấy. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Giáo viên
Học sinh
1 – Bài cũ : 
Gọi HS lên bảng làm bài tập 4.
- Chấm một số vở HS.
-Nhận xét chung.
2 – Bài mới :GTB
HĐ 1:Giới thiệu phân số thập phân.
- Nêu và viết lên bảng các phân số:, ..
H : Em hãy nêu đặc điểm của phân số này?
-Chốt: Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000,  gọi là phân số thập phân.
HĐ 2: Viết phân số thành phân số thập phân.
- GV nêu và viết trên bảng phân số: 
H : Hãy tìm phân số thập phân bằng ?
-Yêu cầu HS thực hiện tương tự với: 
-Thực hành nhóm đôi
- Một bạn đưa ra một phân số, một bạn tìm phân số thập phân. Có phải mỗi phân số điều viết được dưới dạng phân số thập phân?
- Em hãy nêu cách chuyển một phân số thành phân số thập phân.
- Kết luận:như SGK.
HĐ 3: Thực hành.
Bài 1: Đọc các phân số phập phân 
- Cho HS viết cách đọc phân số thập phân theo mẫu và đọc lại phân số đó.
-Nhận xét chung.
Bài 2: Viết các phân số phập phân
-Cho học sinh viết để được các phân số thập phân.
Bài 3: Phân số nào dưới đây là phân số thập phân ?
H : Bài tập yêu cầu làm gì ?
- Cho HS nhắc lại cách nhận biết PSTP.
- Cho HS thảo luận nhóm bàn .
-Nhận xét chữa bài.
Bài 4 : Viết số thích hợp vào ô trống .
H : Để điền số thích hợp vào ô trống ta làm ntn ? 
-Yêu cầu HS làm vào vở (câu a,c). Dành cho hs khá-giỏi(câu b,d).
Chẳng hạn : 
-Gọi HS đọc lại kết quả.
3- Củng cố- dặn dò:
-Nhận xét chung.
-Nhận xét chốt ý chốt 3 điểm chính.
-Nhắc HS về nhà làm bài và chuẩn bị bàisau.
-2 HS lên bảng làm bài và giải thích.
-Nghe.
- Phân số có mẫu số là 10, 100, 1000, 
- Vài học sinh nhắc lại.
-Thực hiện 
- HS thực hiện và nhận ra rằng chỉ có một phân số có thể viết thành phân số thập nhân.
-Tìm một số sao cho khi nhân với mẫu số để có 10, 100, 1000,  rồi nhân cả tử và mẫu với số đó để được phân số thập phân.
-Thực hiện viết phân số và đọc lại phân số nối tiếp.
-Chín phần mười.
-Thực hiện viết bảng con.
2HS lên bảng viết.
-Nhận xét bài viết của bạn trên bảng.
-HS làm bài 3.
-HS nêu .
- 2 -3 HS nhắc lại .
 - HS thảo luận nhóm bàn .
- Đại diện các nhóm đọc kết quả – Nhóm khác nhận xét .
-HS thảo luận , trả lời .
- HS làm bài vào vở .
- 2 – 4 HS lên bảng chữa bài .
- Nhận xét bài của bạn – chữa bài . 
Đổi chéo vở kiểm tra cho nhau.
-Một số HS đọc lại kết quả của bài 4.
-Nhận xét.
-Nghe và nhắc lại 3 ý chính của bài.
Tiết 4 	 KHOA HỌC 
NAM HAY NỮ ? (T1)
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- 	Nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm của xã hội về vai trò của nam nữ.
2. Kĩ năng: 
- 	Học sinh nhận ra sự cần thiết phải thay đổi một số quan niệm xã hội về nam và nữ .
3. Thái độ: 
- 	Có ý thức tôn trọng các bạn cùng giới và khác giới, không phân biệt bạn nam, bạn nữ. 
II. CHUẨN BỊ: 
- 	Giáo viên: Hình vẽ trong sách giáo khoa, các tấm phiếu trắng (để học sinh sẽ viết vào đó) có kích thước bằng khổ giấy A4 
- 	Học sinh: Sách giáo khoa 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Khởi động: 
Hát 
2. Bài cũ: 
- Nêu ý nghĩa về sự sinh sản ở người ?
- Học sinh trả lời: Nhờ có khả năng sinh sản mà các thế hệ trong mỗi gia đình, dòng họ được duy trì kế tiếp nhau .
- Giáo viên treo ảnh và yêu cầu học sinh nêu đặc điểm giống nhau giữa đứa trẻ với bố mẹ. Em rút ra được gì ?
- Học sinh nêu điểm giống nhau
- Tất cả mọi trẻ em đều do bố mẹ sinh ra và đều có những đặc điểm giống với bố mẹ mình
Ÿ Giáo viện cho học sinh nhận xét, Giáo viên cho điểm, nhận xét 
- Học sinh lắng nghe
3. Giới thiệu bài mới: 
- Nam hay nữ ?
4. Phát triển các hoạt động: 
* Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bước 1: Làm việc theo cặp
- Giáo viên yêu cầu 2 học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và trả lời các câu hỏi 1,2,3
- 2 học sinh cạnh nhau cùng quan sát các hình ở trang 6 SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi 
- Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa bạn trai và bạn gái ?
- Khi một em bé mới sinh dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái ?
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Đại diện hóm lên trình bày
Ÿ Giáo viên chốt: Ngoài những đặc điểm chung, giữa nam và nữ có sự khác biệt, trong đó có sự khác nhau cơ bản về cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục. Khi còn nhỏ, bé trai, bé gái chưa có sự khác biệt rõ rệt về ngoại hình ngoài cấu tạo của cơ quan sinh dục 
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng”
- Hoạt động nhóm, lớp 
Ÿ Bứơc 1:
- Giáo viên phát cho mỗi các tấm phiếu ( S 8) và hướng dẫn cách chơi 
- Học sinh nhận phiếu
Ÿ Liệt kê về các đặc điểm: cấu tạo cơ thể, tính cách, nghề nghiệp của nữ và nam (mỗi đặc điểm ghi vào một phiếu) theo cách hiểu của bạn
- Học sinh làm việc theo nhóm
Những đặc điểm chỉ nữ có
Đặc điểm hoặc nghề nghiệp có cả ở nam và nữ
Những đặc điểm chỉ nam có
- Mang thai 
- Kiên nhẫn 
- Thư kí 
- Giám đốc
- Chăm sóc con 
- Mạnh mẽ 
- Đá bóng
- Có râu 
- Cơ quan sinh dục tạo ra tinh trùng
- Cơ quan sinh dục tạo ra trứng
- Cho con bú
- Tự tin 
- Dịu dàng
- Trụ cột gia đình
- Làm bếp giỏi
Ÿ Gắn các tấm phiếu đó vào bảng được kẻ theo mẫu (theo nhóm)
- Học sinh gắn vào bảng được kẻ sẵn (theo từng nhóm)
Ÿ Bước 2: Hoạt động cả lớp 
- Giáo viên yêu cầu đại diện nhóm báo cáo, trình bày kết quả
_Lần lượt từng nhóm giải thích cách sắp xếp
_Cả lớp cùng chất vấn và đánh giá
_GV đánh , kết luận và tuyên dương nhóm thắng cuộc .
4.Tổng kết_dặn dò.
_Cho học sinh nhắc lại mục bạn cần biết.
_Dặn học sinh về nhà học bài.
_Chuẩn bị tiết sau:”nam hay nữ”tt
Nhận xét tiết học.
Tiết 5 GDNGLL 
VÌ SAO TRẺ EM PHẢI ĐẾN TRƯỜNG
I.MỤC ĐÍCH.
Giúp cho học sinh hiểu:
-Vì sao mình phải đến trường?
-Đến trường có đem lại điều gì cho cuộc sống và tương lai sau này của trẻ.
-Giáo dục đến trường chăm chỉ học tập có ý thức,đạo đức tốt .
II.CHUẨN BỊ.
GV:Hệ thống các câu hỏi,tranh ảnh(nếu có).
Hs :Thông tin,tranh ảnh liên quan tới bài học.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG LÊN LỚP.
1.Oån định .
2.Kiểm tra bài cũ.
Gv kiểm tra sự chuẩn bị của hs.
3.Giới thiệu bài.
4.Tìm hiểu bài.
Hoạt động 1:
Gv đưa ra hệ thống các câu hỏi ,hs trao đổi ,thảo luận:
-Vì sao trẻ em chúng ta phải đến trường?
-Từ khi đến trường mình đã học những điều gì?
-Bản thân đã thay đôûi như thế nào khi được đến trường.
Hoạt động 2:
Gv gọi lần lượt hs trình bày các câu hỏi.
Gv nhận xét .
*Kết luận:Cha mẹ là người sinh chúng ta và nuôi chúng ta khôn lớn.Nhà trường là nơi dạy dỗ về đạo đức,tri thức giúp chúng ta trở thành con người hoàn thiện hơn.Có đến trường các em biết đọc,biết viết ,hiểu những gì sảy ra xung quanh chúng ta ,biết được những điều hay,lẽ phải ở đời.Mỗi chúng ta cần chăm chỉ học tập,trao rồi đạo đức để sau này dùng kiến thức đó giúp ích cho bản thân và đất nước.
Hoạt động 3:
Gv cho hs vẽ tranh chủ đề:Vì sao trẻ em đến trường”trưng bày theo tổ.
Gv nhận xét.
5.Củng cố dặn dò
-Về nhà học bài.
-Chuẩn bị tiết sau ghi các mốc thời gian em đẫ thực hiện hàng ngày.
Hát.
Hs trao đổi theo nhóm các câu hỏi gv đưa ra.
Gv gọi hs các nhóm lên trình bày.
Lớp nhận xét.
-Hs thi vẽ tranh
Ký duyệt
 TỞ TRƯỞNG
BAN GIÁM HIỆU
Số lượng:.
Chất lượng:..
.
Hình thức trình bày:
.....
.........
Kiến nghị:...
.........................
.............
 Ngày .tháng..năm 2011
Số lượng:.
Chất lượng:..
.
Hình thức trình bày:
.............
Kiến nghị
.................................................
 Ngày .tháng..năm 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 1.doc